Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 15 năm 2009

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 15 năm 2009

(T 29 )Tập đọc

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I - Mục đích- Yêu cầu

- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài . Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên bước đầu biết đọc diễn cảm môt đoạn trong bài .

- Hiểu ND : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ .( Trả lời được các câu hỏi SGK)

- Có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy.

II - Chuẩn bị

- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.

 

doc 25 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 15 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU BÁO GIẢNG
TUẦN: 15
Từ ngày 30/11/2009 đến ngày 04/12/2009
Thứ
ngày
Tiết
TT
Tiết
PPCT
Môn
Tên bài dạy
Hai
30/11
01
02
03
04
05
15
29
29
71
15
SHTT
Tập đọc
Khoa học
Toán 
Đạo đức
Cánh diều tuổi thơ
Tiết kiệm nước 
Chia hai số có tâïn cùng là chữ số 0
Biết ơn thầy giáo, cô giáo (T1)
Ba
01/12
01
02
03
04
05
15
29
15
72
15
Lịch sử
LT&C
Chính tả
Toán
Kỹ thuật 
Nhà Trần và việc đắp đê
Mở rộng vốn từ : Đồ chơi- Trò chơi
(Ngh-v) Cánh diều tuổi thơ
Chia cho số có hai chữ số 
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn
Tư
02
01
02
03
04
05
29
30
15
73
15
Thể dục
Tập đọc
Kể chuyện
Toán
Aám nhạc 
Bài TD phát triển chung. TC “Thỏ nhảy”
Tuổi ngựa
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Chia cho số có hai chữ số (tt)
Học bài hát tự chọn.
Năm
03
01
02
03
04
05
30
29
74
15
15
Thể dục
TLV
Toán
Mỹ thuật
Địa lý
Bài TD phát triển chung. TC “Lò cò tiếp sức”
Luyện tập miêu tả đồ vật
Luyện tập
Vẽ tranh: Vẽ chân dung
HĐ sản xuất của người dân ở ĐBBB (tt)
Sáu
04
01
02
03
04
05
30
75
30
30
15
Khoa học
Toán
TLV
LT&C
SHL-GDNGLL
Làm thế nào để biết có không khí
Chia cho số có hai chữ số (tt)
Quan sát đồ vật
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Uống nước nhớ nguồn
Thứ hai ngày30 tháng 11 năm 2009
(T 29 )Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I - Mục đích- Yêu cầu
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài . Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên bước đầu biết đọc diễn cảm môït đoạn trong bài .
- Hiểu ND : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ .( Trả lời được các câu hỏi SGK) 
- Có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy.
II - Chuẩn bị
- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III - Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp 
2. KT bài cũ : Bài Chú Đất Nung
 - Yêu cầu HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi .
3. Bài mới:	
 -Giới thiệu : Giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc trong SGK và trò chơi thả diều.
- Hôm nay, các em sẽ đọc bài “ Cánh diều tuổi thơ”. Qua bài đọc này, các em sẽ thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho các bạn nhỏ.
- Hướng dẫn luyện đọc 
+ 1 HS đọc cả bài 
+ Chia đoạn : 2 Đoạn ( đoạn 1: 5 dòng đầu, đoạn 2: còn lại )
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn.
+ HS phát âm lại các từ vừa phát âm sai.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 .
- Cho HS đọc chú giải, GV giải nghĩa thêm từ khó .
- Cho HS luyện đọc một số câu khó.
- 1 HS đọc cả bài .
- GV đọc bài lần 1 .
*Tìm hiểu bài 
- Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào ?
-Trò chơi thả diều đem lại cho các em những ước mơ đẹp như thế nào ?
- Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ 
- 1HS đọc cả bài .
* Đọc diễn cảm 
- HD nối tiếp nhau đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn: Giọng đọc êm ả, tha thiết. Chú ý đọc liền mạch các cụm từ trong câu : Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : “ Bay đi diều ơi / Bay đi !”.
-Cho HS luyện đọc đoạn
4 - Củng cố – Dặn dò 
- Nêu NDC của bài : - Bài văn miêu tả niềm vui và những ước mơ đẹp của tuổi thơ qua trò chơi thả diều.
- Qua câu chuyện muốn nói điều gì ?
- Về đọc kĩ bài, chuẩn bị : Tuổi Ngựa.
-Nhận xét tiết học.
- 3 HS đọc bài- YLCH
- HS nhắc lại tên bài
+ Lớp đọc thầm
- HS đọc từng đoạn trước lớp – lớp đọc thầm.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Lớp đọc thầm.
- Lớp dọc thầm phần chú giải.
- HS luyện đọc câu khó.
- Lớp đọc thầm.
- HS chú ý nghe.
+ Cành diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo-sáo lông ngỗng, sáo đơn, sáo kép, sáo bè. Tiếng sáo vi vu , trầm bổng. 
+ cánh diều được tả từ khái quát đến cụ thể : Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan ( mắt nhìn - cành diều mềm mại như cánh bướm, tai nghe - tiếng sáo vi vu , trầm bổng )
- Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại khi nhìn lên bầu trời.
-Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm nhung khổng lồ , bạn nhỏ thấy lòng cháy lên , cháy mãi khát vọng. 
- Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ .
- Lớp đọc thầm, tìm nêu NDC của bài .
- Lớp đọc thầm, tìm cách đọc cho mỗi đoạn .
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS thi đọc trước lớp .
(T29)Khoa học
TIẾT KIỆM NƯỚC
I . MỤC TIÊU : 
 - Thực hiện tiết kiệm nước.
 - Biết vận dụng vào cuộc sống .
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Giấy và bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KT bài cũ : 
- Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ? Tại nhà các em bảo vệ nguồn nước như thế nào ?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài :Tiết kiệm nước 
HĐ1: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và TLCH trang 60, 61 trả lời
 . Nêu lí do để tiết kiệm nước?
 - Cho HS liên hệ thực tế về sử dụng nước
* Kết luận : Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền cua để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũg được dùng nước sạch. Mặt khác các nguồn nước trong thiên nhiên có thể có hạn 
. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm tiền cho bản thân, vừ để có nước cho người khác, vừa góp phần abro vệ tài nguyên nước.
HĐ2 : Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
 - Yêu cầu HS thảo luận 
 - GV kiểm tra và giúp đỡ
 - Gọi các nhóm trình bày sản phẩm
 - GV nhận xét và tuyên dương
3. Củng cố dặn dò :
-Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nguồn nước ? Tiết kiệm nguồn nước đem lại ích lợi gì ?
- Về thực hành tiết kiệm nguồn nước, chuẩn bị bài sau : Làm thế nào để biết có không khí
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS quay lại chỉ vào từng hình nêu những việc làm nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước 
.Là để dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng.
 - HS liên hệ và trình bày
- HS thảo luận tìm ý cho nội dung tranh.
- Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện tiết kiệm nước và nêu ý tưởng của bản thân.
- Các nhóm thực hành vẽ tranh.
(T71) TOÁN
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I. MỤC TIÊU : Gíup HS 
 - Thực hiện được chia hai số có tận cùng là chữ số 0.
- BT cần làm : BT1, BT2a, BT3a.
 - Giáo dục tính cẩn thận, chính các .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. KT bài cũ : * Tính bằng cách thuận tiện nhất
 (76 : 7) x 4 ( 372 x 15 ) x 9
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài : Chia hai số có tận cùng là chữ số 0
a. Giới thiệu trường hợp số bị chia đều có 1 chữ số 0 ở tận cùng.
- GV viết lên bảng 320 : 40
 - Yêu cầu HS áp dụng 1 số chia cho một tích để làm
 Nhận xét : 320 : 40 = 32 : 4
 . Khi thực hiện phép chia 320 : 40 ta có thể cùng xóa 1 chữ số 0 ở tận cùng của số chia, rồi chia như thường.
 c. Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia, rồi chia như thường.
 32 000 : 400 = ?
 - Yêu cầu HS thực hiện
- Nhận xét : 32 000 : 400
 = 320 : 4
 . Vậy khi thực hiện phép chia 32 000 : 400, ta có thể cùng xóa hai chữ số 0 tận cùng của số chia, rồi chia như thường.
 - GV nêu két luận như SGK
- GV lưu ý : Xóa bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của chữ số chia thì phải xóa bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia. Sau đó thực hiện phép chia như thường.
* Luyện tập thực hành
Bài 1 :Tính
-Yêu cầu HS tự làm bài
Bài 2a: Tìm x 
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét
Bài3a:Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS giải 
-Cho HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng giải.
- GV nhận xét
3. Củng cố , dặn dò:
-Khi chia hai số có tận cùng lá những số 0 thì ta thực hiện như thế nào ?
- Về làm các bài tập vào vở, chuẩn bị bài sau : Chia cho số có hai chữ số .
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS lên bảng làm , lớp làm vào nháp.
- HS nhắc lại tên bài
- HS nêu cách tính
320 : 40 = 320 : (10 x 4) 320 40
 = 320 : 10 : 4	0 8
 = 32 : 4
 = 8
Vậy 320 : 40 = 8
32 000 : 400 = 32 000 : (100 x 4) 32000 400
 = 32000 : 100 : 4 00 80
 = 320 : 4	 0
 = 80
- Vài HS nhắc lại
- HS nêu yêu cầu BT
- 4 HS lên bảng làm , lớp làm vào vở.
a. 420 : 60 = 7 4500 : 500 = 9
b. 85000 : 500 = 170 92000 : 400 = 230
- HS xác định yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a. X x 40 = 25 600 
 X = 25600 : 40 
 X = 640 
 - Lớp đọc thầm 
Bài giải
Nếu mỗi toa xe chở dược 20 tấn hàng thì cần là :
180 : 20 = 9 (toa)
 Đáp số : 9 toa
(T15)Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO CÔ GIÁO (tt)
I.MUC TIÊU
-Biết được công lao của các thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo .
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo .
- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối vói thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.KT bài cũ : Thầy c ...  nhân 4 bằng 20 thêm 1 bằng 21, 21 trừ 21 bằng 0, viết 0. 
26 345 35
 1 84 752
 095
 25
. 263 chia 35 được 7, viết 7.
 7 nhân 5 bằng 35, 43 trừ 35 bằng 8 , viết 8 nhớ 4.
 7 nhân 3 bằng 21, thêm 4 bằng 25 ; 26 trừ 25 bằng 1, viết 1.
Hạ 4 được 184 ;184 chia 35 được 5, viết 5.
5 nhân 5 bằng 25 ; 34 trừ 25 bằng 9, viết 9 nhớ 3.
5 nhân 3 bằng 15 ; thêm 3 bằng bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0, viết 0.
. Hạ 0 được 95 ; 95 chia 35 được 2 , viết 2.
2 nhân 5 bằng 10 ; 15 trừ 10 bằng 5 viết 5 nhớ 1.
2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7 bằng 2, viết 2.
Vậy 26 345 : 35 = 752 (dư 25)
- HS xác định yêu cầu 
- 4 HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con .
a. 855 45 579 36 
 405 19 219 16 
 0 3
b. 9009 33 9276 39 
 240 273 147 237
 099 306
 0 33
(T30)TẬP LÀM VĂN
QUAN SÁT ĐỒ VẬT .
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
-Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý, bằng nhiều cách khác nhau ; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND ghi nhớ).
 -Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III) .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG:
HĐ CỦA THẦY 
HĐ CỦA TRÒ
1.Ổn định lớp 
 2.KT bài cũ: Luyện tập tả đồ vật
-HS đọc dàn ý “Miêu tả chiếc áo em mắc đến lớp hôm nay”.
-Nhận xét, cho điểm . 
3.Bài mới:
-Giới thiệu bài, ghi tựa.
* Những điều cần lưu ý khi quan sát đồ vật
*Nhận xét:
Bài 1: Quan sát một đồ chơi em thích và ghi lại những điều em quan sát được.
-GV yêu cầu hs trình bày các đồ chơi đã mang theo lên bàn và quan sát chúng. 
-Gọi hs nêu cách mà các em vừa quan sát đồ chơi của mình.
-GV nhận xét và cho hs đọc gợi ý ở SGK. 
-Cho hs áp dụng quan sát lại đồ chơi của hs.
-Gọi hs trình bày những điều vừa quan sát đồ chơi của mình
 “Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?”
-Cả lớp, gv nhận xét và kết luận những điều cần lưu ý như ghi nhớ ở SGK. 
*Ghi nhớ:SGK
* Luyện tập
- Gọi HS nêu yêu cầu BT : Dựa theo kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý cho bài văn mieu tả đồ chơi mà em đã chọn.
-GV nêu yêu cầu và cho hs thảo luận theo nhóm “lập dàn ý tả đồ chơi mà em đã chọn”
-Gọi lần lượt từng nhóm trình bày
-Cả lớp, gv nhận xét và tuyên dương
 Dàn ý (gợi ý)
1) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi của em
 -Đó là đồ chơi gì? Có từ bao giờ? Do đâu mà có?
2) Thân bài: Tả
 a) Bao quát: Hình dáng: to(hay nhỏ) trông giống như, vật liệu
 b) Chi tiết: -Màu sắc: màu, đầu, mắt, mũi, mõm
 -Có điểm gì khác với đồ chơi khác
 -Cách chơi như thế nào?
3) Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với đồ chơi đó. 
3. Củng cố – Dặn dò: 
-Khi tả đồ vật ta cần miêu tả như thế nào? 
-Nhận xét chung tiết học 
-Về nhà lập dàn ý tả đồ chơi của em vào 
-2 HS đọc bài.
-HS nhắc lại tên bài Quan sát đồ vật
-HS nêu yêu cầu của bài 
-HS trình bày đồ chơi
-Vài hs nêu miệng
-4 hs đọc 4 gợi ý
-Cả lớp cùng quan sát
-Đại diện 2 hs nêu miệng
+ Cần chú ý những điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác.
-2 hs nhắc lại nội dung ghi nhớ
- HS đọc đề bài 
-Hs thảo luận theo nhóm (4 nhóm)
-Đại diện nhóm trình bày
-HS nêu ý kiến bổ sung
(T30)LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: Biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi ; tránh những câu hỏi tò mò hoặc phiền lòng người khác (ND ghi nhớ).
-Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III) .
- Biết giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác .
II- Các hoạt động dạy – học
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1 .KT Bài cũ : Mở rộng vốn từ : Trò chơi, đồ chơi.
- Ghi từ chỉ đồ chơi hoặc trò chơi ?
- Nhận xét, cho điểm .
2. Bài mới
- Giới thiệu: GV: biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác ; phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua cách hỏi – đáp giữa các nhân vật ; biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với người khác. 
a.Nhận xét
* Bài 1: Tìm các câu hỏi trong khổ thơ dưới đây . Những câu hỏi nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của con người ?
- GV chốt lại : 
+ Câu hỏi : “ Mẹ ơi, con tuổi gì ? “ . Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép : lời gọi “ mẹ ơi “
* Bài tập 2: Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí, hãy đặt câu hỏi thích hợp ?
a) Với cô giáo hoặc thầy giáo : 
- Thưa cô , cô có thích mặc áo dài không ạ ? 
- Thưa cô, cô thích mặc áo màu gì nhất ạ ?
- Thưa cô, cô thích ca sĩ Mỹ Linh không ạ ? 
- Thưa thầy, những lúc nhàn rỗi, thầy thích xem phim, đọc báo hay nghe ca nhạc ạ ?
b ) Với bạn em : 
- Bạn thích mặc quần áo đồng phục hay thường phục ?
- Bạn có thích trò chơi điện tử không ?
- Bạn có thích thả diều không ?
- Bạn thích xem phim hơn hay nghe ca nhạc hơn ? 
Bài 3 : Theo em để giữ lịch sự , cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào ?
- Để giữ lịch sự tránh những câu tò mò hoặc làm phiền lòng , phật ý người khác.
c .Phần ghi nhớ
d Luyện tập
* Bài tập 1: Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhận vật như thế nào ?
- GV chốt lại :
a) Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy –trò. Thầy Rơ-nê hỏi Lu-I rất ân cần, trìu mến cho thấy thầy rất yêu học trò. Lu-I Pa-xtơ trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu là một đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo.
b) Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch : tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước bị giặc bắt. Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hách dịch, xấc xược, hắn gọi cậu bé bằng thằng nhóc, mày. Cậu bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược. 
* Bài tập 2 : So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau . Em thấy các câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không? Vì sao ? 
- Trong đoạn văn có 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự hỏi nhau, 1 câu hỏi các bạn hỏi cụ già. Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu các bạn hỏi nhau không ? Vì sao ? 
+ Câu các bạn hỏi cụ già “ Thưa cụ, . . . không ạ ? “ là câu hỏi thích hợp nhất thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn. Nếu hỏi theo cách các bạn tự hỏi nhau thì hơi tò mò, chưa thật tế nhị.
3. Củng cố, dặn dò 
- Khi nói chuyện với người khác, cần giữ phép lịch sự như thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ : Trò chơi, đồ chơi ( tt ).
- 4 HS lên bảng ghi
- HS Nhắc lại tên bài : Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi .
- 1 HS nêu yêu cầu . Cả lớp đọc thầm.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm -viết nháp các câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
-HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo nhóm.
- Đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày.
- HS nêu yêu cầu BT 
- 2 HS đọc các câu hỏi trong đoạn văn :
+ 1 HS đọc 3 câu hỏi mà các bạn nhỏ tự đặt ra cho nhau ( - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ?- Chắc là cụ bị ốm ? - Hay là cụ đánh mất cái gì ? 
+ 1 HS đọc câu hỏi của các bạn nhỏ hỏi cụ già (Thưa cụ , chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ? )
- HS trả lời.
GD NGLL
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
I. MỤC TIÊU :
- Nhận thức được truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, của quân đội ta.
- Biết tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống đó .
- Kính trọng, biết ơn bộ đội cụ Hồ và các gia đình thương binh, liệt sĩ.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
HĐ 1 : Tìm hiểu về truyền thống vẽ vang của quân Đội ta 
- HS thảo luận theo câu hỏi : 
+ Các em hiểu gì về truyền thống của quan đội ta?
+ Ngày thành lập Quân Đội nhân dân Việt Nam là ngày nào ?
* GV kết luận : Quân Đội nhân dân Việt Nam cóp truyền thống “ Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng vượt qua, kẽ thù nào cũng đánh thắng”; Ngày thành lập quân Đội nhân dân Việt Nam là ngày 22/ 12/ 1941.
HĐ 2: Thái độ đối với truyền thống vẻ vang của Quân đội ta :
- HS từ liên hệ bản thân
- GV kết luận : Quân Đội ta có một truyền thống vẽ vang, một 
lịch sử hào hùng làm nên 2 cuộc cách mạng chấn động địa cầu, trong công cuộc xây dựng CNXH Quân đội ta tiếp tục phát huy truyền thống tốt đệp đó. Có được như ngày hôm nay chúng ta cần phải tự hào về Quân Đôïi nhân dân Việt Nam, một quân đội anh hùng .
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày .
- HS tự liên hệ và trình bày .
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
 I/ ĐÁNH GIÁ TINH HÌNH:
Duy trì được sĩ số, nề nếp.
Có một số em nghĩ buổi không lý do.
Thực hiện tốt an toàn giao thông .
Thực hiện đúng giờ giấc.
Đảm bảo tốt vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.
Còn nhiều học sinh đọc viết yếu chậm tiến bộ.
Môït số em ý thức hộc tập chưa cao.
 Không có HS bị nhiễm cúm A H1N1.
II/ PHƯƠNG HƯỚNG 
Tiếp tục duy trí sĩ số, nề nếp.
Duy trì việc phụ đạo hs đọc ,viết yếu.
Giáo dục an toan giao thông, phòng chống một số bệnh truyền nhiễm .
 - Rèn chữ viết	.
 - Về sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.
III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
 - Tận dụng thời gian trống ( ngoài thời gian học chính) dạy phụ đạo HS yếu.
 - Gập gỡ gia đình HS cá biệt .

Tài liệu đính kèm:

  • docL4 T15.doc