Tập đọc:
T53: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này HS:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- KNS: Xác định giá trị, lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập hai, vở ghi.
TUẦN 27 (Từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 3năm 2013) THỨ NGÀY TIẾT MÔN HỌC TIẾT THỨ TÊN BÀI DẠY ĐIỀU CHỈNH 2 1 Chào cờ 2 Tập đọc 53 Dù sao Trái Đất vẫn quay 3 Đạo đức 4 Toán 131 Luyện tập chung 5 6 7 8 3 1 Đạo đức 2 Toán 132 Hình thoi 3 LTVC 53 Câu khiến 4 Địa lý 27 Dải đồng bằng duyên hải miền Trung 5 Toán ôn Hình thoi 6 Khoa học 53 Các nguồn nhiệt 7 PTTNTT TPT 4 1 Tập đọc Con sẻ 2 Toán 133 Diện tích hình thoi 3 Tin học 4 Khoa học 53 Các nguồn nhiệt 5 Khoa học 54 Nhiệt cần cho sự sống 6 Kể chuyện 27 Ôn kể chuyện đã nghe, đã đọc về lòng dũng cảm 7 Kĩ thuật 8 Viết chữ đẹp 27 Bài số 9 5 1 Toán 134 Luyện tập 2 Tiếng Anh 3 Tập làm văn 53 Miêu tả cây cối (Bài làm viết) 4 LTVC 54 Cách đặt câu khiến 5 6 7 6 1 2 3 4 TUẦN 27 Ngày soạn: 16 – 3 – 2013. Ngày giảng: 18 – 3 – 2013. Thứ 2 ngày 1 8 tháng 3 năm 2013. Sáng: LỚP 4D Tiết 1: Chào cờ: Tiết 2: Tập đọc: T53: DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY I. Mục tiêu: Ở tiết học này HS: - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm. - Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - KNS: Xác định giá trị, lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác. II. Đồ dùng dạy-học: - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập hai, vở ghi. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc truyện theo cách phân vai và nêu nội dung bài đọc tiết trước. - Nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trong chủ điểm Những người quả cảm, các em đã biết nhiều tấm gương dũng cảm: Những gương dũng cảm trong chiến đấu qua các bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ga-vơ-rốt ngoài chiến lũy; Những chú bé không chết; gương dũng cản trong đấu tranh chống thiên tai (Thắng biển); gương dũng cảm trong đấu tranh với bọn côn đồ hung hãn (khuất phục tên cướp biển). Bài đọc hôm nay sẽ cho các em thấy một biểu hiện khác của lòng dũng cảm-dũng cảm bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải. Đó là tấm gương của hai nhà khoa học vĩ đại: Cô-péc-ních và Ga-li-lê. 2. Hướng dẫn luyện đọc: - Gọi 1 HS khá, giỏi đọc cả bài. - Gợi ý HS chia đoạn. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1. - HDHS đọc đúng: Cô-péc-ních, Ga-li-lê, - Gọi HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1. - HDHS giải nghĩa từ: thiên văn học, tà thuyết, chân lí, - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: ? Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? ? Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông? ? Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? - Giảng bài: Cô-péc-ních và Ga-li-lê đã dũng cảm nói lên chân lí khoa học dù điều đó đã đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ và sẽ nguy hại đến tính mạnh. Vì khi đó Giáo hội là cơ quan có quyền sinh sát đối với mọi người dân. Ga-li-lê đã trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học. 4. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - GV đọc mẫu toàn bài. - Gọi HS đọc lại 3 đoạn của bài. - Yêu cầu HS lắng nghe, tìm giọng đọc toàn bài, những từ cần nhấn giọng. - HD HS đọc diễn cảm 1 đoạn. + GV đọc mẫu. + Gọi HS đọc. + Yêu cầu HS đọc diễn cảm trong nhóm đôi. + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. + Cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay. 4. Củng cố, dặn dò: ? Nội dung bài nói lên điều gì? - Về nhà đọc lại bài nhiều lần. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS hát. - 4 HS đọc theo cách phân vai. - Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Lắng nghe và đọc thầm theo. - 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu...chúa trời + Đoạn 2: Tiếp theo ...gần bảy chục tuổi + Đoạn 3: Phần còn lại - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1. - Luyện đọc cá nhân. - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1. - Lắng nghe, đọc chú giải SGK. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm theo. - HS đọc thầm đoạn, bài thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: + Thời đó, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại: chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. + Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-ních. + Toà án lúc ấy xử phạt Ga-li-lê vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời. + Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua những năm thánh cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe và đọc thầm theo. - 3 HS đọc lại 3 đoạn của bài. - Toàn bài đọc với giọng kể rõ ràng, chậm rãi. Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi dũng khí bảo vệ chân lí của 2 nhà khoa học: trung tâm, đứng yên, bác bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết... - Lắng nghe, đọc thầm theo. - 2 HS đọc to trước lớp. - Đọc diễn cảm trong nhóm đôi. - Vài HS thi đọc trước lớp. - Nhận xét, bình chọn. + Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học - Lắng nghe, thực hiện. Tiết 3: Đạo đức: (Giáo viên chuyên) Tiết 4: Toán: T131: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Ở tiết học này HS: - Rút gọn được phân số. - Nhận biết được phân số bằng nhau. - Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số. - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 bài 3. - KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác. II. Đồ dùng dạy-học: - Sách giáo khoa Toán 4, vở ghi. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc thực hiện bài tập ở nhà của HS. - Nhận xét, đánh giá chung. C. Luyện tập: 1. Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. 2. Luyện tập: * Bài 1: Cho các phân số: ; ; ; ; ; a) Rút gọn các phân số trên; b) Cho biết trong các phân số trên có những phân số nào bằng nhau. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS thực hiện từng yêu cầu của bài tập, sau đó báo cáo kết quả trước lớp. - Cùng HS nhận xét, đánh giá. * Bài 2: Lớp 4A có 32 học sinh được chia đều thành 4 tổ. Hỏi: a) 3 tổ chiếm mấy phần số học sinh của lớp ? b) 3 tổ có bao nhiêu học sinh ? - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm và gọi 1 HS lên bảng trình bày. - Cùng HS nhận xét, đánh giá. * Bài 3: Quãng đường từ nhà anh Hải đến thị xã dài 15km. Anh Hải đi từ nhà ra thị xã, khi đi được quãng đường thì dừng lại nghỉ một lúc. Hỏi anh Hải còn phải đi tiếp bao nhiêu ki-lô-mét nữa thì đến thị xã ? - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS thực hiện nhóm 4. - Gọi đại diện nhóm nêu kết quả. - Cùng HS nhận xét, đánh giá. DE. Củng cố, dặn dò: - Về nhà có thể làm thêm bài tập 4. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học - Hát tập thể. - Hợp tác cùng GV. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe và nhắc lại tiêu dề bài. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm vào vở - Lần lượt nêu ý kiến của mình. a. Rút gọn các phân số: b. Phân số bằng nhau là: - Cùng GV nhận xét, điều chỉnh. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Thực hiện theo nhóm đôi. 1 HS lên bảng giải: Giải: a. 3 tổ chiếm số phần số học sinh của lớp là: . b. Số HS của 3 tổ là: 32 x = 24 (bạn) Đáp số: ; 24 bạn. - Cùng GV nhận xét, điều chỉnh. - 1 HS đọc đề bài. - HS thực hiện theo nhóm 4. - 1 Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả: Giải Quãng đường anh Hải đã đi: ( km) Quãng đường anh Hải còn phải đi: 15 – 10 = 5 ( km) Đáp số: 5 km - Cùng GV nhận xét, điều chỉnh. - Lắng nghe và thực hiện. Ngày soạn: 17 – 3 – 2013. Ngày giảng: 19 – 3 – 2013. Thứ 3 ngày 19 tháng 3 năm 2013. Sáng: LỚP 4A Tiết 1: Đạo đức: (Giáo viên chuyên) Tiết 2: Toán: T132: HÌNH THOI I. Mục tiêu: Ở tiết học này HS: - Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó. - Bài tập cần làm bài 1a, bài 2. - KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác. II. Đồ dùng dạy-học: - Sách giáo khoa Toán 4, vở ghi. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS. - Nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ? Hãy kể tên các hình mà em đã được học? - Tiết toán hôm nay, các em làm quen với một hình mới, đó là hình thoi. 2. Hình thành biểu tượng về hình thoi: - Các em dùng các thanh nhựa để lắp ghép thành một hình vuông. - Dùng mô hình mình vừa lắp ghép, các em đặt lên giấy nháp và vẽ theo đường nét của mô hình để có được hình vuông trên giấy. - GV vẽ hình vuông lên bảng. - GV xô lệch hình vuông để được hình mới và vẽ hình này lên bảng (yêu cầu HS làm theo). - Giới thiệu: Hình vừa được tạo từ hình vuông là được gọi là hình thoi. - Yêu cầu HS đặt mô hình hình thoi vừa tạo lên giấy và vẽ. - GV vẽ trên bảng lớp. - 2 em ngồi cùng bàn hãy quan sát hình đường viền trong SGK và chỉ hình thoi có trong đường diềm. ? Đặt tên hình thoi trên bảng là ABCD và hỏi: Đây là hình gì? 3. Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi: - Yêu cầu HS quan sát hình thoi ABCD trên bảng. ? Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình thoi? ? Các em hãy dùng thước đo độ dài các cạnh của mô hình hình thoi và cho biết: độ dài của các cạnh hình thoi như thế nào so với nhau? ? Bạn nào có thể cho cả lớp biết hình thoi có những đặc điểm nào? - GV ghi bảng như SGK. - Gọi HS lên bảng chỉ vào hình và nói những đặc điểm của hình thoi. 4. Luyện tập-thực hành: * Bài 1a: - Treo bảng phụ có vẽ các hình như BT1 và hỏi: ? Hình nào là hình thoi? ? Hình nào là hình chữ nhật ? * Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Vẽ bảng hình như SGK. ? Các em hãy dùng ê ke kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không? ? Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có cắt nhau tại trung điểm của mỗi hình hay không? • Kết luận: Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường. D. Củng cố, dặn dò: ? Hì ... g nhóm đôi và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Vài HS thi kể, cả lớp lắng nghe và trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Lắng nghe, thực hiện. * HS nghe kể hỏi: + Vì sao bạn lại kể cho chúng tôi nghe câu chuyện này? + Điều gì làm bạn xúc động nhất khi đọc truyện này? + Nếu là nhân vật trong truyện bạn có làm như vậy không? Vì sao? + Tình tiết nào trong truyện để lại ấn tượng cho bạn nhất? + Bạn muốn nói với mọi người điều gì qua câu chuyện này? - Nhận xét, bình chọn. - HS kể. - Lắng nghe, thực hiện. Tiết 7: Kĩ thuật: (Giáo viên chuyên) Tiết 8: Viết chữ đẹp: T27: BÀI SỐ 9 I. Mục tiêu: - Viết đúng, đẹp câu tục ngữ, đoạn văn. - Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp. II. Đồ dùng dạy học: - Vở Thực hành viết đúng viết đẹp 4 tập hai. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh viết bài: - GV gọi học sinh đọc bài viết. ? Trong bài có những chữ nào được viết hoa ? ? Nội dung của đoạn trích nói về điều gì ? - GV nhận xét. - GV gọi học sinh nêu lên các chữ cái có độ cao 2,5 ôli, 2 ôli, 1,5 ôli, 1 ôli. ? Khoảng cách giữa các chữ cái cần viết ntn ? ? Cần trình bày đoạn trích ntn ? * GV nêu cấu tạo chữ mẫu: Gồm 4 nét cơ bản là sự phối hợp của móc ngược trái, thẳng đứng, thẳng xiên và móc ngược phải. * GV nêu cách viết: - GV hướng dẫn học sinh viết các chữ hoa khó: X, C, H, Y, M, D, T, S, V. - GV cho học sinh viết ra nháp các từ dễ nhầm lẫn: đãng trí, thí nghiệm, miệt mài, gà quay, thiu thiu, Niu-tơn, xương, - GV cho Học sinh viết bài. - Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh. - GV thu vở, chấm bài, nhận xét. C. Củng cố – Dặn dò: - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. - Học sinh hát. - Học sinh nghe. - 1 Học sinh đọc to, lớp đọc thầm. + X, C, H, Y, M, D, T, S, V. + Nói về những quy luật trong tự nhiên. - 1 Học sinh nêu. + Cách nhau 1 chữ o. + Viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn và viết lùi vào 1 ô vuông. - 2 học sinh lên bảng viết, lớp thực hành viết ra nháp. - Học sinh viết bài vào vở. - Học sinh nộp vở. - Học sinh nghe. Ngày soạn: 19 – 3 – 2013. Ngày giảng: 21 – 3 – 2013. Thứ 5 ngày 21 tháng 3 năm 2013. Sáng: LỚP 4B Tiết 1: Toán: T134: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó. - Tính được diện tích hình thoi. - Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 4. - KNS: Tư duy sáng tạo; tư duy logic; quản lý thời gian; hợp tác. II. Đồ dùng dạy-học: - Sách giáo khoa Toán 4, vở ghi. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: ? Muốn tính diện tích hình thoi ta làm sao? - Tính diện tích hình thoi biết: độ dài 2 đường chéo là 4cm và 7cm. - Nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. 2. Luyện tập: * Bài 1: Tính diện tích hình thoi, biết: a) Độ dài các đường chéo là 19cm và 12cm. b) Độ dài các đường chéo là 30cm và 7dm. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm trên bảng lớp, vở nháp. - Nhận xét, đánh giá. * Bài 2: Một miếng kính hình thoi có độ dài các đường chép là 14cm và 10cm. Tính diện tích miếng kính đó. - Gọi HS đọc đề bài. - Gọi HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Bài 4: Thực hành gấp giấy: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Các em thực hành gấp giấy như HD trong SGK. - Nhận xét, đánh giá. D. Củng cố, dặn dò: ? Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào? - Về nhà hoàn thiện bài tập. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS hát. - HS lên trả lời câu hỏi và thực hiện tính. - Lắng nghe, điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc to trước lớp. - Thực hiện trên bảng lớp, vở nháp: a. 19 x 12 : 2 = 114 (cm2). b. 7dm = 70cm 30 x 70 : 2 = 1050 (cm2) - Lắng nghe và điều chỉnh. - 1 HS đọc đề bài. - Tự làm bài. Diện tích miếng kính là: 14 x 10 : 2 = 70 (cm2) Đáp số: 70 cm2 - Nhận xét, điều chỉnh, bổ sung. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Thực hành gấp giấy tạo hình. - Lắng nghe và điều chỉnh. - 1 HS trả lời. - Lắng nghe và thực hiện. Tiết 2: Tiếng Anh: (Giáo viên chuyên) Tiết 3: Tập làm văn: T53: MIÊU TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: Ở tiết học này HS: - Viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK; bài viết đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý. II. Đồ dùng dạy-học: - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập hai, vở ghi. - Bảng lớp viết đề bài và dàn ý của bài văn tả cây cối: + Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây. + Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. + Kết bài: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. III. Các hoạt động dạy học: 1. Nêu yêu cầu tiết kiểm tra. 2. Nhắc nhở học sinh về: - Đọc kĩ đề bài. - Làm bài vào nháp (nếu cần). - Nghiêm túc khi làm bài, không quay cóp, ... - Cần tận dụng thời gian, không nên hấp tấp, vội vã. - Kiểm tra trước khi nộp bài. 3. Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra. - Nhắc chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Luyện từ và câu: T54: CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN I. Mục tiêu: Ở tiết học này HS: - Nắm được cách đặt câu khiến (ND Ghi nhớ). - Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); biết đầu đặt câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước ( hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3). - HS khá, giỏi nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT 4). - KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; giao tiếp; quản lý thời gian; hợp tác. II. Đồ dùng dạy-học: - Sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt 4 tập hai, vở ghi. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: ? Câu khiến dùng để làm gì? Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến? - Gọi 2 HS lên bảng, mỗi em đặt 2 câu khiến - Gọi HS ở lớp dưới đọc đoạn văn có sử dụng câu khiến. - Nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Bài học trước các em đã biết tác dụng của câu khiến. Bài học hôm nay giúp các em tạo ra câu khiến trong các tình huống khác nhau. 2. Tìm hiểu bài: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. ? Động từ trong câu: “Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương” là từ nào? ? Hãy thêm một từ thích hợp vào trước động từ để câu kể trên thành câu khiến? ? Hãy thêm một từ thích hợp vào cuối câu để câu trên thành câu khiến? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Dán 3 băng giấy, gọi HS lên bảng thực hiện, sau đó đọc câu khiến vừa chuyển với giọng, phù hợp. - Cùng HS nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Chú ý: Với những yêu cầu, đề nghị mạnh có dùng hãy, đứng, chớ ở đầu câu, cuối câu nên dùng dấu chấm than. Với những yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm. ? Có những cách nào để đặt câu khiến? * Kết luận: Ghi nhớ SGK/93. 3. Luyện tập: * Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Các em cần viết nhiều câu khiến từ câu kể đã cho; có thể dùng phối hợp các cách mà SGK đã gợi ý. Các em trao đổi cùng bạn bên cạnh để làm BT này. (phát cho 4 nhóm - mỗi nhóm 1 băng giấy viết 1 câu kể) - Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả. - Gọi 4 nhóm làm bài trên phiếu dán kết quả và trình bày. Câu kể Nam đi học. Thanh đi lao động. Ngân chăm chỉ học. Giang phấn đấu học giỏi. * Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT. - Các em chú ý đặt câu đúng với từng tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp. (phát phiếu cho 3 HS - mỗi HS 1 tình huống). - Gọi HS trình bày, sau đó mời 3 em làm bài trên phiếu dán kết quả và trình bày. a. Với bạn. b. Với bố của bạn. c. Với một chú. * Bài 3, 4: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT. - Các em hãy trao đổi, làm bài theo nhóm đôi. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm bài trước lớp (lần lượt từ yêu cầu, sau đó nhận xét). D. Củng cố, dặn dò: - Có những cách nào để đặt câu khiến? - Về nhà viết 5 câu khiến vào Vở bài tập, chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS hát. - HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu: + Câu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,... của người nói, người viết với người khác. Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm. - 2 HS lên bảng thực hiện. - Vài HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. + Là từ “hoàn”. + Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương! + Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi. - Tự làm bài. - Vài HS lên bảng làm bài. - Nhận xét: + Nhà vua (hãy, nên, phải) hoàn gươm lại cho Long Vương! + Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi (thôi, nào). + Xin (mong) nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. - Lắng nghe, ghi nhớ. + Thêm các từ: hãy, đừng chớ, nên, phải vào trước động từ. + Thêm các từ: lên, đi, nào,...vào cuối câu. + Thêm các từ đề nghị, xin, mong vào đầu câu. - Vài HS đọc lại. - 1 HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe, làm bài theo nhóm đôi. - Nối tiếp nhau đọc kết quả - Dán phiếu và trình bày. Câu khiến • Nam đi học đi! • Nam phải đi học! • Nam hãy đi học đi! • Nam đi học nào! + Thanh phải đi lao động! + Thanh nên đi lao động. + Thanh đi lao động thôi nào! + Xin Thanh hãy đi lao động! • Ngân phải chăm chỉ lên! • Ngân hãy chăm chỉ nào! • Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn. + Giang phải phấn đấu học giỏi! + Giang hãy phấn đấu học giỏi lên! + Giang cần phấn đấu học giỏi. + Mong Giang phấn đấu học giỏi. - 1 HS đọc to trước lớp. - Tự làm bài - Lần lượt trình bày: + Ngân cho tớ mượn bút của cậu với! + Ngân ơi, cho tớ mượn cái bút nào. + Tớ mượn cậu cái bút nhé! + Làm ơn cho mình mượn cái bút nhé! - Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ! - Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ! - Bác làm ơn cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ! - Nhờ bác chuyển máy cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ! + Nhờ chú chỉ dùm cháu nhà bạn Oanh ạ! + Xin chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ở đâu ạ! + Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ở đâu. - 1 HS đọc. - Trao đổi, làm bài theo nhóm đôi. - Lần lượt trình bày 3-5 HS theo cách a. sau khi nêu câu của mình thì nêu luôn trường hợp sử dụng. - 1 HS trả lời. - Lắng nghe, thực hiện.
Tài liệu đính kèm: