Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy 31 (chuẩn)

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy 31 (chuẩn)

Thứ hai ngày 08 tháng 4 năm 2013

TẬP ĐỌC

Tiết 61: ĂNG – CO VÁT

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Căm-pu-chia (trả lời được các câu hỏi SGK).

II. ĐỒ DÙNG:

 -Ảnh khu đền Ăng-co Vát trong SGK.

III.Hoạt động trên lớp:

 

doc 28 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy 31 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Từ ngày 08/04đến ngày 12/ 04/2013 )
Thứ/ngày
Tiết
PP
CT
Môn
Tên bài
Ghi chú
Thứ hai
08-04 2013
1
CC
2
61
TĐ
Ăng co vát
3
151
T
Thực hành (TT)
4
61
TD
Môn thể thao tự chọn-nhảy dây tập thể.
5
31
Lịch sử
Nhà Nguyễn thành lập
Thứ ba
09 – 04 2013
1
31
Đ.Đ 
Bão vệ môi trường
KNS
2
31
CT 
Nghe – viết: Nghe lời chim nói
MT
3
31
AN
Ôn tập hai bài: TĐN số 7 & số 8
4
152
T
Ôn tập số tự nhiên
5
61
KH
Trao đổi chất ở thực vật
Thứ tư
10- 04 2013
1
61
LT-C
Thêm trạng ngữ cho câu
2
31
KC 
Kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia
KNS
3
153
T
Ôn tập số tự nhiên
4
31
ĐL 
Biển, đảo và quần đảo
BĐ
5
62
TD
Môn thể thao tự chọn-nhảy dây tập thể.
Thứ năm
11 – 04 2013
1
62
TĐ
Con chuồn chuồn nước
2
61
TLV
Luyện tập miêu tả các bộ phận con vật
3
31
KT
Lắp ô tô tải
4
154
T
Ôn tập số tự nhiên
5
62
KH 
Động vật cần gì để sống?
KNS
Thứ sáu
12 – 04 2013
1
T.Anh
GV bộ môn
2
31
MT 
Vẽ theo mẫu: mẫu dạng hình trụ và hình cầu.
3
155
T
Ôn tập các phép tính với số tự nhiên
4
62
LT-C
Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
5
62
TLV 
Luyện tập đoạn văn miêu tả con vật
SH
(GDNGLL)
Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 30/4
Thứ hai ngày 08 tháng 4 năm 2013
TẬP ĐỌC
Tiết 61: ĂNG – CO VÁT
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Căm-pu-chia (trả lời được các câu hỏi SGK).
II. ĐỒ DÙNG:
 -Ảnh khu đền Ăng-co Vát trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: GV gọi 2 HS.
 * Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu” ?
 * Em thích hình ảnh nào trong bài ? Vì 
sao ?
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
 a) Luyện đọc:
 -GV chia đoạn: 3 đoạn.
 +Đoạn 1: Từ đầu đến thế kỉ XII.
 +Đoạn 2: Tiếp theo đến gạch vữa.
 +Đoạn 3: Còn lại.
 - Tổ chức HS đọc tiếp nối đoạn
 -Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó: Ăng-co Vát, Cam-pu-chia, tuyệt diệu, kín khít, xòa tán 
 - Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
 - GV đọc diễn cảm cả bài một lần.
 +Cần đọc với giọng chậm rãi, thể hiện tình cảm ngưỡng mộ.
 +Cần nhấn giọng ở các từ ngữ: tuyệt diệu, gồm 1.500 mét, 398 gian phòng, kì thú, nhẵn bóng, lấn khít 
 b) Tìm hiểu bài:
 +Đoạn 1:
 * Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu, từ bao giờ.
 +Đoạn 2:
 * Khu đền chính đồ sộ như thế nào ? với những ngọn tháp lớn.
 * Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ?
+Đoạn 3:
 * Phong Cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
*GDMT:Ăng-coVát là một công trình kiến trúc tuyệt diệu của đất nước Cam-pu- chia, chúng ta cần có ý thức bảo vệ các danh lam thắng cảnh.
 c) Đọc diễn cảm:
 -Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 3.
 -Cho HS thi đọc.
 -GV nhận xét và khen những HS nào đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 * Bài văn nói về điều gì ?
-GV nhận xét tiết học.
-2 HS Đọc thuộc lòng bài Dòng sông mặc áo và trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc tiếp nối đoạn( 2 lần), phát hiện từ khó, giải nghĩa từ.
-1 HS đọc cả bài một lượt.
- HS nghe
-HS đọc thầm đoạn 1.
* Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ mười hai.
-HS đọc thầm đoạn 2.
-Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọc tháp lớn, ba tầng hành lang đơn gần 1.500 mét, có 398 phòng.
* Những cây tháp lớn được xây dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
-HS đọc thầm đoạn 3.
-Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng  từ các ngách.
- HS nghe.
-3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
-Cả lớp luyện đọc đoạn.
-Một số HS thi đọc diễn cảm.
-Lớp nhận xét.
* Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
- HS nghe
TOÁN
Tiết 151: THỰC HÀNH (TIẾP)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.
- Bài tập 1
- Rèn kĩ năng thực hiện bài toán ứng dụng tỉ lệ của bản đồ.
- Giáo dục tính chính xác.
II. ĐỒ DÙNG:
- Chuẩn bị giấy vẽ, thước thẳng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
 a) Hướng dẫn Vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ 
 -Nêu ví dụ trong SGK: Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20 m. Hãy vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 
1 : 400.
 -Hỏi: Để vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định gì ?
 -Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn thẳng AB thu nhỏ.
 -Yêu cầu: Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
 -Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400 dài bao nhiêu cm.
 -Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm.
 -Yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 20 m trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400.
 b) Thực hành 
 Bài 1 
 -Yêu cầu HS nêu chiều dài bảng lớp đã đo ở tiết thực hành trước.
 -Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng lớp trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 50 (GV có thể chọn tỉ lệ khác cho phù hợp với chiều dài thật của bảng lớp mình).
3.Củng cố- Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
 -Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 -GV nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe. 
-HS nghe yêu cầu của ví dụ.
-Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
-Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ của bản đồ.
-Tính và báo cáo kết quả trước lớp:
20 m = 2000 cm
Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là:
2000 : 400 = 5 (cm)
-Dài 5 cm.
-1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS nêu (có thể là 3 m)
-Tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị chiều dài bảng lớp và vẽ.
Ví dụ:
+Chiều dài bảng là 3 m.
+Tỉ lệ bản đồ 1 : 50
 3 m = 300 cm
Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 50 là:
300 : 50 = 6 (cm)
- HS nghe
Thể dục
Tiết 61: MÔN TỰ CHỌN - NHẢY DÂY TẬP THỂ.
1. Mục tiêu: 
- Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, Chuyền cầu theo nhóm hai người.
- Thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích – ném bóng (không có bóng và có bóng)
- Bước đầu biết cách nhảy dây tập thể, biết phối hợp với bạn để nhảy dây.
- Trò chơi “Kiệu người”. Biết cách chơi và tham gia chơi được.
2. Sân tập,dụng cụ: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, dây nhảy tập thể.
3. Tiến trình thực hiện:(Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)
NỘI DUNG
Đ.Lượng
P2 & hình thức tổ chức
I.Chuẩn bị:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
 1p
 1p
 250m
 10 lần
2lx8nh 
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
II.Cơ bản:
- Đá cầu.
+ Ôn chuyền cầu theo nhóm hai người.
+ Thi tâng cầu bàng đùi.
- Ném bóng.
Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng vào đích.
- Nhảy dây tập thể.
GV cùng HS nhắc lại cách nhảy, sau đó chia tổ để HS tự điều khiển tập luyện.
GV giúp đỡ và nhắc HS tuân thủ kỉ luật để bảo đẩm an toàn.
- Trò chơi"Kiệu người".
GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, rồi HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.GV chú ý nhắc nhở đảm bảo tính kỉ luật, an toàn. 
 9-11p
 4-5p
 4-5p
 7-9p
 7-9p
4-6p
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
 X X 
 X X
 X O O X
 X X
 X X
 r 
III.Kết thúc:
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu.
- Trò chơi"Chim bay cò bay".
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết qả gời học, về nhà ôn đá cầu cá nhân.
 1-2p
 1p
 1-2p
 1p
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
LỊCH SỬ
TIẾT 31: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I. Mục tiêu 
 - Nắm được đôi nét về sự thành lập của nhà Nguyễn:
 + Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế)
 - Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để cũng cố sự thống trị:
 + Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước
 + Tăng cường lực lượng quân đội (với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc,)
 + Ban hành Bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối
II. Chuẩn bị
 - Một số điều luật Gia Long 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
 -Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế,văn hóa, GD của vua Quang Trung ?
 -Vì sao vua Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa ?
 GV nhận xét, ghi điểm .
2.Bài mới : Giới thiệu bài
 *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
 GV phát PHT cho HS và cho HS thảo luận theo câu hỏi có ghi trong PHT :
 -Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV kết luận.
 - GV hỏi: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Anh lấy niên hiệu là gì ? Đặt kinh đô ở đâu ?Từ năm 1802-1858 triều Nguyễn trải qua các đời vua nào ?
*Hoạt động3: Thảo luận nhóm
 -GV yêu cầu các nhóm đọc SGK và cung cấp cho các em một số điểm trong Bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét: nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua ?
 - GV cho các nhóm báo cáo kết quả
 -GV kết luận 
3.Củng cố- Dặn dò:
- GV cho HS đọc phần bài học .
-Về nhà học bài và xem trước bài:“Kinh thành Huế”
-Nhận xét tiết học.
-2 HS.
-HS khác nhận xét. 
-HS nghe.
-HS thảo luận và trả lời .
-HS khác nhận xét .
- Nguyễn Anh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Từ năm 1802 đến 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long Minh Mạng,Thiệu Trị ,Tự Đức 
-HS đọc SGK và thảo luận.
-HS cử người báo cáo kết quả .
-Cả lớp theo dõi và bổ sung.
-2 HS đọc bài.
-HS cả lớp nghe.
Thứ ba ngày 09 tháng 4 năm 2013
ĐẠO ĐỨC
Bi 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (T2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia BVMT.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
- Tham gia BVMT ở nhà và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* HS khá giỏi:
+ Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiệm môi trường và biết nhắc bạn bề, người thân cù ... và hình cầu.
	- Biết cách vẽ hình trụ và hình cầu
	- Vẽ được hình gần với mẫu.
	* Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. CHUẨN BỊ 
- SGV, SGK. 
- Chuẩn bị hai mẫu vẽ khác nhau (hình dáng, màu sắc)
- Hình gôïi yù caùch veõ.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước
- Buùt chì, goâm, maøu veõ, vôû taäp vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC
1. OÅn ñònh lôùp.
- Cho hoïc sinh haùt.
- Kieåm tra sæ soá.
2. Kieåm tra duïng cuï hoïc taäp cuûa hoïc sinh.
3. Giôùi thieäu baøi môùi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
- Gv giới thiệu mẫu vẽ có hai vật mẫu (cái ca, quả ổi) đã chuẩn bị và yêu cầu hs lên sắp xếp chọn ra cách bày mẫu hợp lí nhất.
+ Khung hình chung của hai vật mẫu?
+ Khung hình riêng của hai vật mẫu?
+ Hai vật mẫu có dạng hình gì?
+ Cái ca gồm có những bộ phận nào?
+ Chiều cao của quả so với ca?
+ Độ đậm nhạt của hai vật mẫu?
+ Vật nào nằm trước, vật nào nằm sau?
- Gv hướng dẫn hs quan sát, nhận xét mẫu ở 3 hướng khác nhau (chính diện, bên phải, bên trái) để các em nhận thấy:
+ Ở mỗi hướng nhìn, mẫu sẽ khác nhau về:
* Khoảng cách hoặc phần che khuất của các vật mẫu.
* Hình dáng và các chi tiết của mẫu
ðCần nhìn mẫu, vẽ theo hướng nhìn của mỗi người.
- Hs sắp xếp mẫu và quan sát
- Khung hình chữ nhật đứng
- Cái ca hình chữ nhật đứng, quả ổi hình vuông
- Cái ca hình trụ, quả ổi hình cầu
- Miệng, thân, đáy, quai
- Quả thấp hơn ca, bằng 1/2 chiều cao ca
- Quả đậm hơn ca
- Ở trước, ở sau, che khuất nhau,
- Hs quan sát vật mẫu theo góc độ của mình để vẽ.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ
- Gv dán lên bảng các bước vẽ không theo trình tự và yêu cầu hs lên sắp xếp lại. Hs khác nhận xét.
- Hỏi hs: Nêu các bước vẽ theo mẫu?
- Gv bổ sung kết hợp chỉ các bước vẽ đã dán trên bảng
- Gv có thể chỉ cho hs cách sắp xếp bố cục bài vẽ trên một tờ giấy.
- Để vẽ được hình cân đối có bố cục đẹp cần so sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu và sắp xếp bố cục cân xứng.
- Gv giới thiệu một số bài vẽ trong sgk.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập 
- Gv cùng hs chọn một số bài đã hoàn thành và gợi ý hs nhận xét, xếp loại về:
+ Bố cục (cân đối với tờ giấy)
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm, tỉ lệ sát với mẫu)
+ Các độ đậm nhạt (đậm, đậm vừa, nhạt)
- Nhận xét chung tiết học, khen ngợi hs có bài vẽ tốt, nhắc nhở và động viên những hs chưa hoàn thành được bài vẽ để các em cố gắng hơn những bài học sau.
*Daën doø:
- Quan sát và nhận xét một số đồ vật trong gia đình về hình dáng, cấu trúc của chúng (cái ấm, cái phích,)
- Quan sát chậu cảnh (hình dáng và cách trang trí)
- hs làm theo yêu cầu của gv
- Có 4 bước vẽ:
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung và khung hình riêng của hai vật mẫu
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ nét chính bằng các nét thẳng
+ Vẽ chi tiết, chỉnh hình cho giống mẫu.
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
- Hs xem tham khảo
- HS làm bài thực hành, vẽ theo cảm nhận riêng.
- Học sinh trưng bày sản phẩm lên bảng.
- HS quan sát nhận xét. tham gia đánh giá sản phẩm.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 62: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu đước tác dúng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi Ở đâu?) nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
 - Gọi HS đọc đoạn văn ngắn kể về một lần đi chơi xa, trong đó ít nhất có một câu dùng trạng ngữ.
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
 a) Phần nhận xét:
* Bài tập 1:
 -GV giao việc: Trước hết các em tìm CN và VN trong câu, sau đó tìm thành phần trạng ngữ.
 -Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã chép câu a, b lên.
 -GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng
 * Bài tập 2:
 -Cách tiến hành tương tự như BT1.
 b) Ghi nhớ:
 -GV nhắc lại 1 lần và dặn HS về nhà học thuộc nội dung ghi nhớ.
 c) Phần luyện tập:
 * Bài tập 1:
 -Cách tiến hành như ở BT trên.
 -Lời giải đúng: Các trạng ngữ trong câu:
 +Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.
 +Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.
 +Dưới các mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi.
 * Bài tập 2:
 -GV giao việc: Các em thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu không thêm các loại trạng ngữ khác.
 -Cho HS làm bài. 3 HS lên làm trên bảng.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
 * Bài tập 3:
 -GV giao việc: Các em thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu không thêm các loại trạng ngữ khác.
 -Cho HS làm bài. GV dán 4 băng giấy lên bảng lớp cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại những bài làm đúng. 
3. Củng cố, dặn dò:
 -Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ, đặt thêm 2 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn và viết vào vở. 
-GV nhận xét tiết học
-2 HS
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trên bảng phụ.
-HS còn lại làm bài vào giấy nháp.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
-3 HS lần lượt đọc nội dung ghi nhớ.
- HS làm bài
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-3 HS làm bài trên bảng.
-HS trình bày kết quả bài làm
-Lớp nhận xét.
-1 hS đọc, lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài cá nhân.
-4 HS lên làm trên băng giấy.
-Một số em đọc câu vừa hoàn chỉnh.
-4 em trình bày bài làm của mình.
-Lớp nhận xét.
- HS nghe.
TOÁN
Tiết 155: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I - MỤC TIÊU :
- Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.
- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.
- Giải các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ.
- Các bài tập cần làm : 1(dòng 1, 2) ; 2 ; 3; 4(dòng 1) ; 5. 
II CHUẨN BỊ:
Phấn màu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
 -Gọi HS làm BT4,5 tiết 154.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
 Bài 1 dòng 1,2 
 -Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS nhận xét về cách đặt tính, kết quả tính của bạn. 
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình. 
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 4 dòng 1
 -Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
 -Nhắc HS áp dụng tính chất đã học của phép cộng các số tự nhiên để thực hiện tính theo cách thuận tiện.
 -GV chữa bài, khi chữa yêu cầu HS nói rõ em đã áp dụng tính chất nào để tính.
 Bài 5
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đưa ra kết luận về bài làm đúng.
3.Củng cố -Dặn dò:
 -Dặn HS về nhà làm các bài 1,3,4 và chuẩn bị bài sau. 
-GV tổng kết giờ học.
-2 HS 
-HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-Đặt tính rồi tính.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con.
a). Nêu cách tìm số hạng chưa biết của tổng để giải thích.
b). Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết của hiệu để tính.
-Tính bằng cách thuận tiện nhất.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Lần lượt trả lời câu hỏi. Ví dụ:
a). 1268 + 99 +501
 = 1268 + (99 + 501)
 = 1268 + 600 = 1868
Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng.
-1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:
1475 – 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được số vở là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển
-Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- HS nghe.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 62: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I - MỤC TIÊU 
Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn miêu tả con chuồn chuồn nước (BT1) ; biết sắp xếp các câu cho trước thành 1 đoạn văn (BT2) ; bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh họa, phiếu, SGK, vở ,bút,nháp 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
 -Gọi HS đọc những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích..
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
 * Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu BT1.
-GV giao việc: Các em có hai nhiệm vụ. Đó là tìm xem bài văn có mấy đoạn ? Ý chính của mỗi đoạn ?
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
 * Bài tập 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
 -Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã viết 3 câu văn của BT2.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: a - b - c.
 * Bài tập 3:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
 -Cho HS làm bài. GV dán lên bảng tranh, ảnh gà trống cho HS quan sát.
 -Cho HS trình bày bài làm.
 -GV nhận xét và khen những HS viết đúng yêu cầu, viết hay.
3. Củng cố, dặn dò:
 -Yêu cầu HS về nhà sửa lại đoạn văn và viết vào vở.
 -Dặn HS về nhà quan sát ngoại hình và hành động của con vật mà mình yêu thích chuẩn bị cho tiết TLV tuần sau.
-GV nhận xét tiết học.
-2 HS 
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS đọc bài Con chuồn chuồn nước (trang 127) + tìm đoạn văn +tìm ý chính của mỗi đoạn.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân.
-Một HS lên bảng làm bài.
-Lớp nhận xét. GV đọc đoạn văn sau khi đã sắp xếp đúng.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe..
-HS viết đoạn văn với câu mở đạon cho trước dựa trên gợi ý trong SGK.
-Một số HS lần lượt đọc đoạn văn.
-Lớp nhận xét.
- HS nghe, thực hiện.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I. Nhận xét tuần qua :
Thực hiện nội quy
Vệ sinh phòng lớp , sân trường 
Chăm sóc cây
Chuyên cần
II. Kế hoạch tuần tới :
Phân công làm vệ sinh
Chăm sóc cây
Thực hiện nội quy.
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜI LÊN LỚP
- Giúp cho hs hiểu được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước.
- Có lòng tự hào dân tộc và biết ơn cha anh đã huy sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
 * HS chuẩn bị biểu diễn hát, múa, kể chuyện, đọc thơ.
 * GV giới thiệu một số bài hát, múa, bài thơ có liên quan đến nội dung hoạt động.
VD: Em như chim câu trắng, trẻ em hôm nay-thế giới ngày mai...
KT của tổ trưởng
Duyệt của BGH
Ngày tháng 04 năm 2013
Tổ trưởng
Ngày tháng 04 năm 2013
P. Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGA4 T31 CKTKNTich hopGT.doc