Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy học 14

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy học 14

(T27) Tập đọc

CHÚ ĐẤT NUNG

I. MỤC TIÊU :

- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông hòn Rấm, chú bé Đất)

-Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đo (trả lời được các câu hỏi SGK).

-Giáo dục đức tính gan dạ, lòng dũng cảm .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh mịnh họa bài đọc trong SGK

 

doc 24 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy học 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU BÁO GIẢNG
TUẦN: 14
Từ ngày 23/11/2009 đến ngày 27/11/2009
Thứ
ngày
Tiết
TT
Tiết
PPCT
Môn
Tên bài dạy
Hai
23/11
01
02
03
04
05
14
27
27
66
14
SHTT
Tập đọc
Khoa học
Toán 
Đạo đức
Chú Đất Nung
Một số cách làm nước sạch
Chia một tổng cho một số
Biết ơn thầy giáo, cô giáo (T1)
Ba
24
01
02
03
04
05
14
25
14
67
14
Lịch sử
LT&C
Chính tả
Toán
Kỹ thuật 
Nhà Trần thành lập
Luyện tập về câu hỏi 
(Ngh-v) Chiếc áo búp bê
Chia cho số có một chữ số
Thêu móc xích
Tư
25
01
02
03
04
05
27
28
15
68
13
Thể dục
Tập đọc
Kể chuyện
Toán
Aám nhạc 
Ôn bài thể dục phát triển chung
Chú Đất Nung (tt)
Búp bê của ai
Luyện tập
Ôn tập 3 bài hát : Khăn hoàng đỏ thắm vai em, 
Năm
26
01
02
03
04
05
28
27
69
14
14
Thể dục
TLV
Toán
Mỹ thuật
Địa lý
Ôn bài thể dục phát triển chung
Thế nào là miêu tả 
Chia một số cho một tích 
Vẽ theo mẫu : Mẫu có hai đồ vật
Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB 
Sáu
27 
01
02
03
04
05
28
70
28
28
14
Khoa học
Toán
TLV
LT&C
SHL-GDNGLL
Bảo vệ nguồn nước
Chia một tích cho một số 
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
Dùng câu hỏi vào mục đích khác
Tôn sư trọng đạo
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
(T27) Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU :
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông hòn Rấm, chú bé Đất) 
-Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đo û(trả lời được các câu hỏi SGK).
-Giáo dục đức tính gan dạ, lòng dũng cảm .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh mịnh họa bài đọc trong SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định 
2. KT bài cũ : Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Văn hay chữ tốt, và TLCH trong SGK.
- GV nhận xét , cho điểm .
3. Bài mới 	
a. Giới thiệu bài: Chú đất nung 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài .
* Luyện đọc 
- 1 HS đọc cả bài 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài. (2, 3 lượt). Kết hợp sửa lỗiø phát âm và cách đọc cho HS .
- Cho HS luyện đọc một số câu khó .
- Gọi 1 HS đọc chú giải .
- GV đọc mẫu .
* Tìm hiểu bài 
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và TLCH :
 + Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại, trả lời các câu hỏi sau : 
 . Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
 . Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
 . Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
- 1 HS đọc cá bài , lớp tìm NDC của bài ?
* Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc toàn truyện theo cách phân vai.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn cuối theo cách phân vai.
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc .
 + GV đọc mẫu .
 + Yêu cầu HS luyện đọc và tìm ra cách đọc .
- Gọi HS đọc phân vai.
- Nhận xét cho điểm .
4. Củng cố , dặn dò 
- Nêu ND chính của bài ? Qua bài này em học được gì ở chú Đất Nung ?
- Về đọc kĩ bài, chuẩn bị bài sau Chú Đất Nung (tt).
- Nhận xét tiết học 
- HS hát.
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhắc lại tên bài
- Lớp đọc thầm 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự 
Đoạn 1 : 4 dòng đầu
Đoạn 2 : 6 dòng tiếp theo
Đoạn 3: Phần còn lại
- HS chú ý nghe 
+ Cu chắt có đồ chơi là 1chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất.
. Chú bé Đất nhớ quê, ra cánh đồnggặp trời đổ mưa. Chú bị ngấm nước , rét run.
. Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê là nhát.
( phải rèn luyện trong thử thách con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích/ Vượt qua thử thách, khó khăn con người mói mạnh mẽ, cứng cỏi.
( NDC : Mục tiêu )
- 4 HS đọc bài.
- HS chú ý nghe 
- HS luyện đọc phân vai
(T27)Khoa học
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC 
I . MỤC TIÊU :
- Nêu được một số cách làm sạch nước : lọc, khử trùng, đun sôi 
- Biết đun sôi nước trước khi uống .
- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bõ các chất độïc còn tồn tại trong nước.
- Biết vận dụng vào cuộc sống .
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu học tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KT bài cũ : 
-Nêu các nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ? Nguồn nước bị ô nhiễm gây tác hại gì đối với sức khoẻ con người ? 
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Một số cách làm sạch nước 
HĐ1: Tìm hiểu 1 số cách làm sạch nước 
- Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng ?
- Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế nào ?
* Gvkết luận: thông thường có 3 cách làm sạch nước : Lọc , khử trùng nước đun sôi 
HĐ2:Thực hành lọc nước
- GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thực hành và thảo luận theo các bước ở SGK 
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm nước đã lọc và thảo luận 
*Kết luận : Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản : Than củi có mùi lạ và màu trong nước 
- Cát sỏi có tác dụng lọc lọ những chất không hòa tan . Kết quả trở thành nước đục trở thành nước trong nhưng phương pháp này không làm chết vi khuẩn gây bệnh có trong nước . Vì vậy sau khi lọc nước chưa dùng để uống ngay được ..
 HĐ 3 : Tìm hiểu qui trình sản xuất nước sạch 
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK / 57 trả lời vào phiếu học tập 
- GV chia lớp thành các nhóm và phát phiếu học tập như SGV 
- Gọi 1 số học sinh lên trình bày 
- GV chữa bài 
- Kết luận . Qui trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước :
a) Lấy nước từ nguồn nước bằng máy bơm 
b) Loại chất sắt và những chất không hòa tan trong nước bằng dàn khử sắt và bể lặng 
c) Tiếp tục loại các chất không tan trong nước bằng bể lọc 
d) Khử trùng bằng gia_ ven 
e) Phân phối nước cho người tiêu dùng bằng máy bơm 
HĐ 4: Thảo luận sự cần thiết phải đun sôi nước uống 
- Nước đã làm sạch bằng cách trên đã uống ngay được chưa ? Tại sao ?
- Muốn có nước sạch phải làm gì ? 
3. Củng cố dặn dò :
- Nêu một số cách làm sạch nước ? Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ?
- Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau Bảo vệ nguồn nước .
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS nhắc lại tên bài 
-Nhiều HS phát biểu 
- Làm cho nước trắng hơn loại bỏ được 1 số vi khuẩn gây bệnh cho con người
- GV thực hành cho hs quan sát 
- HS đọc thông tin và trình bày trên phiếu .
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Nhận xét bổ sung 
-Chưa, vì chúng ta cần đun sôi nước trước khi uống để diệt hết vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất độc hại 
(T66) Toán
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU : 
 - Biết chia một tổng cho một số.
 - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
- BT cần làm BT1, BT2 ( không yêu cầu hs phải thuộc các tính chất này)
 - Giáo dục tính cẩn thận , chính xác .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. KT bài cũ : 
* Tính :
456 kg + 789 kg = 879g – 478 g =
45m x 25m = 101 kg x 25 =
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: Chia một tổng cho 1 số 
b. So sánh giá trị biểu thức
- GV viết lên bảng hai biểu thức :
- Yêu cầu HS tính
 . Giá trị hai biêu thức này như thế nào?
 - GV nêu : Vậy ta có thể viết
 (35 + 21) : 7 =ø 35 : 7 + 21 : 7 
 Vì (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 
nên ta nói : Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
c. Luyện tập thực hành
Bài 1a: Tính bằng hai cách 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV viết lên bảng biểu thức (15 + 35 ) : 5 
 - Yêu cầu HS nêu cách tính
 - Yêu cầu HS làm bài
 Bài 1b :Tính bằng hai cách (theo mẫu): 
 - GV làm mẫu
 - Yêu cầu HS tự làm tiếp
Bài 2 : Tính bằng hai cách (theo mẫu): - GV làm mẫu bài (35 – 21 ) : 7
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét: Khi chia một hiệu cho 1 só ta có thể làm như thế nào?
 - GV nhận xét
3. Củng cố , dặn dò:
-Khi chia một tổng cho 1 số ta có thể làm như thế nào ?
- Nhận xét tiết học , chuẩn bị bài sau Chia cho số có 1 chữ số .
-4 HS lên bảng làm , lớp làm vào nháp.
- HS nhắc lại tên bài
(35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8
36 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
. Bằng nhau
- HS đọc.
- HS nêu yêu cầu BT
- HS làm vào vở 2 HS lên bảng tính
(15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10; (15 + 35) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5
	 = 3 + 7 = 10.
(80 + 4 ) : 4 = 84 : 4 = 21; 80 + 4 ) : 4 = 80 : 4 + 4 : 4
 = 20 + 1 = 21
- HS quan sát mẫu, HS làm vào vở, bảng lớp .
18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7; 18 : 6 + 24 : 6 = (18 + 24) : 6
 = 42 : 6 = 7
60 : 3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23; 60 : 3 + 9 : 3 = (60 + 9) : 3
 = 69 : 3 = 23. -HS nêu yêu cầu, 2hs lên bảng tính 
a. (27 – 18) : 3 = 9 : 3 = 3; (27 – 18) : 3 = 27 : 3 –18 : 3
 = 9 – 6 = 3.
b. (64 – 32) : 8 = 32 : 8 =4; (64 – 32) : 8 = 64 : 8 –32 : 8
 = 8 - 4 = 4.
(T14) Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO CÔ GIÁO (T2)
I.MUC TIÊu :
 -Biết được công lao của các thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo .
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo .
- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối vói thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình .
IICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ... bằng cách thuận tiện nhất 
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách thuận tiện
 -Cho Hs làm bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày
3.Củng cố –dặn dò 
-Muốn chia một tích cho 1 số ta làm như thế nào ?
- Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau Chia hai số có tận cùng là chữ số 0
- 3 HS lên bảng làm , lớp làm vào nháp.
- HS nhắc lại tên bài.
 (9 x 15 ) : 3; 9 x (15 : 3) ; (9 : 3) x 15
= 135 : 3 = 45 = 9 x 5 = 45 = 3 x 15 = 45
- 3 giá trị biểu thức đó bằng nhau
(9 x 15) = 9 x (15 : 3)
 = (9 : 3) x 15
 (7 x 15) : 3 7 x (15 :3)
 = 105 : 3 = 35 = 7 x 5 = 35
- Hai giá trị bằng nhau
- Vì 7 không chia hết cho 3
- 2 HS đọc
- HS nêu yêu cầu .
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng trình bày 
Cách 1: 
(8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46
(15 x 24 ) : 6 = 360 : 6 = 60
Cách 2 :
 (8 x 23) : 4 = (8 : 4) x 23
 = 2 x 23 = 46
 (15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6) 
 = 15 x 4 = 60
- HS nêu yêu cầu BT
- 1HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào vở.
 (25 x 36) : 9 = 25 x (36 : 9)
 = 25 x 4 = 100
(T28)Tập làm văn
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU :
 - Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (ND ghi nhớ).
 - Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường ( mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa cái cối xay tronng SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. KT bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng viết câu văn miêu tả sự vật mà mình quan sát được.
- GV nhận xét .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
b. Nhận xét :
 Bài 1: Đọc bài văn sau và trử lời các câu hỏi
-Yêu cầu HS đọc bài văn 
- Yêu cầu HS đọc chú giải
- Yêu cầu HS quan sát tranh và giới thiệu cho HS hiểu.
+ Bài văn tả cái gì ?
+Tìm mở bài, kêt bài. Mỗi phần ấy nói điều gì ?
+Phần thân bài tả cây cối theo trình tự như thế nào ?
Bài 2:Theo em khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì ? 
- Gọi HS trình bày 
- Nhận xét
c. Ghi nhớ
 - Gọi HS đọc
d. Luyện tập :
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
 - Yêu cầu HS tìm và TL từng câu:
+ Tìm câu văn tả bao quát cái trống ?
+ Nêu tên những bôï phận cái trống được miêu tả ?
+Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh cái trống
- Yêu cầu HS viết thêm mở bài, kết bài cho toàn bài trên.
3. Củng cố , dặn dò .
-Bài văn miêu tả đồ vật có cấu tạo như thế nào ?
-Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau .
- 2 HS lên bảng viết
- HS nhắc lại tên bài
-1 HS dọc bài văn , lớp đọc thầm 
- 1 HS đọc chú giải, lớp theo dõi SGK
a. Tả cái cối xây gạo bằng tre
b. Mở bài : “Cái cối .nhà trống”
Kết bài : Cái cốianh đi
. Mở bài giới thiệu cái cối
. Kết bài nói tình cảm của bạn nhỏ với các đồ dùng trong nhà.
. Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện .
+ Phần thân bài tả cái cối theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong.
- HS nêu yêu cầu BT, suy nghĩ và trả lời.
+Tả từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình với đồ vật ấy.
- 2 HS đọc
- Cả lớp theo dõi trong SGK .
a. Anh chàng ..bảo vệ
b. Bộ phận : mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
c. Hình dáng: tròn như cái chum, mình được ghép bằng những mãnh gỗ đều, nở ở giữa, khum lại ở hai đầu 
Aâm thanh : Tiếng trống ồm ồm giục giã “Tùng ! Tùng ! Tùng ! – Giục trẻ em rảo bước tới trường ! “ trống cầm, càng” theo nhịp “ Cắc, tùng ! Cắc, tùng” để học sinh tập thể dục. Trống “sả hơi” một hồi dài lúc HS được nghỉ .
VD 
d.Mở bài:Những ngày đầu cấp sách tới trường có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất đó là cái trống trường .
Kết luận : Tạm biệt anh trống, đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về . 
(T28)Luyện từ và câu
DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
I. MỤC TIÊU :
 - Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND ghi nhớ).
 - Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng câu hỏi để thê hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định, hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2 mục III). Học sinh khá giỏi nêu được một vài tình huống có thể dùng câu hỏi vào mục đích khác (BT3 mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ viết nội dung bài tập 1
Các tình huống viết vào tờ giấy nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.KT bài cũ: Gọi 2HS lên bảng lên bảng viết mỗi HS viết 1 câu hỏi, 1 câu dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi.
- GV nhận xét .
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:Dùng câu hỏi vào mục đích khác b. Nhận xét
Bài 1: Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đát Nung
-Gọi 1 HS đọc đoạn văn và tìm câu hỏi
Bài 2:Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về diều chưa biết không/ Nếu không, chúng được dùng đê làm gì ?
 Bài 3 :Gọi HS đọc bài
- Yêu cầu HS trao đổi và TLCH :
- Gọi HS phát biểu
c. Ghi nhớ :
 - Gọi HS đọc
 - Yêu cầu HS lấy VD.
 - Nhận xét – tuyên dương
* Luyện tập :
 Bài 1:Các câu hỏi sau được dùng làm gì ?
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
 - Yêu cầu HS tự làm bài
 - Gọi HS phát biểu , nhận xét, bổ sung
Bài 2: Đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây :
-GV chia nhóm. Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
 - Gọi HS đại diện nhóm phát biểu
 - GV kết luận câu hỏi đúng
Bài 3: Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để : 
- Yêu cầu tự làm bài
 - Gọi HS phát biểu ý kiến
+ Tỏ thái độ khen, chê:
+ Khẳng định, phủ định:
+ Thể hiện yêu cầu, mong muốn :
 - Nhận xét – tuyên dương
 3. Củng cố – dặn dò :
-Câu hỏi được dùng vào những mục đích nào ?
- Nhận xét tiết học. Về làm các BT vào vở, chuẩn bị bài sau :Mở rộng vốn từ Trò chơi, đồ chơi .
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS nhắc lại tên bài 
- HS nêu yêu cầu BT
- 1 HS đọc- Lớp theo dõi SGK
- 1 HS đọc cả lớp dùng bút chì gạch chân câu hỏi vào VBT.
- Sao chú mày nhát thế? Chứ sao?
- Cả 2 câu hỏi đều không phải để hỏi điều chưa biết. Chúng dùng để nói ý chí của Đất.
- HS nêu yêu cầu BT , suy nghĩ và trử lời câu hỏi
- Câu này không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu nói nhỏ hơn.
- 2 HS đọc , cả lớp đọc thầm.
- HS nêu yêu cầu BT và ND các câu hỏi :
- HS làm bài và trả lời 
a. Yêu cầu con nín khóc
b. Hỏi để có ý chê trách
c. Hỏi để chê em vẽ ngựa ý không giống.
d. Hỏi của bà cụ dùng để thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy giúp đỡ.
- HS nêu yêu cầu BT và 4 tình huống .
- HS làm bài theo nhóm – Các nhóm trình bày
a. Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?
b. Sao nhà bạn sạch sẽ ngăn nắp thế?
c. Bài toán không khó nhưng mình lam phép nhân sai. Sao mình lú lẫn thế nhỉ.
d. Chơi diều cũng thích chứ?
- 1 HS nêu yêu cầu BT và các tình huống 
a. Con mèo em hay ăn vụn. Em mắng nó : “Sao mày hư thế”
b. Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi : Tiếng anh thì hay gì?
c.Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em đang chăm chú học bài, Em bảo : “Em ra ngoài cho chị học bài được không ?”
GDNGLL
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I. MỤC TIÊU
- Nâng cao nhận thức ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11.
- Biết thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HĐ CỦA GV 
HĐ CỦA HS
HĐ1: Ý nghĩa sâu sắc về ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Bước 1 : Thảo luận cả lớp 
- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 có ý nghĩa như thế nào?
- Các em đã thể hiện những tình cảm của mình như thế nào nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 ?
* Kết luận: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 được xem là một ngày lễ trọng đại trong nước, được tổ chức hàng năm nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp trong sự nghiệp trăm năm tròng người của những người làm công việc dạy học. Để tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của thầy cô giáo đối với các em nhân ngày này các em đến thăm hỏi, chúc mừng các thầy cô giáo cũ
Bước 2 :Tổ chức hoạt động :
-Chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11.
HĐ2: Thể hiện lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo.
- Để tỏ lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo các em cần phải làm gì ?
* Kết luận : Để tỏ lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo các em cần phải ra sức học tập thật tốt, phấn đấu rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ .
HDD3: Kết thúc 
- HS suy nghĩ 
- HS trình bày 
- HS nhận xét, bổ xung
- Từng học sinh đứng lên chúc mừng thầy, cô giáo, nêu lên lòng biết ơn của mình
- HS trình bày trước lớp 
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
 I/ ĐÁNH GIÁ TINH HÌNH:
Duy trì được sĩ số , nề nếp.
Có một số em nghĩ buổi không lý do
Thực hiện tốt an toàn giao thông .
Thực hiện đúng giờ giấc.
Đảm bảo tốt vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.
Còn nhièu học sinh đọc viết yếu chậm tiến bộ.
Môït số em ý thức hộc tập chưa cao.
Chưa có hiện tượng nhiễm Cúm A H1N1
 II/ PHƯƠNG HƯỚNG 
Tiếp tục duy trí sĩ số.
Duy trì việc phụ đạo hs đọc ,viết yếu.
Giáo dục an toan giao thông.
- Dạy bù lắp chương trình 
 - Tuyên truyền phòng chống Cúm A H1N1, Bệnh sốt xuất huyết.
 III/ BIỆN PHÁP THỰC HIÊN:
Tận dụng thời gian đầu giờ, giờ chơi, cuối buổi để phụ đạo hs yếu
- Gập gớ gia đình HS vắng nhiều buổi .

Tài liệu đính kèm:

  • docT14.doc