Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần học số 5

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần học số 5

TIẾT 1: TOÁN

 Đ 21: LUYỆN TẬP

Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học. Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.

- Biết số ngày trong từng tháng. - Chuyển đổi được đơn vị đo.

 I. MỤC TIÊU:

 - Biết số ngày trong từng tháng trong năm. của năm nhuận và năm không nhuận. Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày,giờ, phút, giây.Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỷ nào.

- Vận dụng thành thạo vào bài tập.

- Yêu thích môn học.

 II. CHUẨN BỊ:

1.Đồ dùng dạy học.

- GV: Phiếu BT

- HS: Bảng con

2. Phương pháp dạy học: Quan sát, Thảo luận, đàm thoại,

 Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi.

 

doc 31 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần học số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	 Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
 Tiết 1: Toán 
 Đ 21: Luyện tập
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.
- Biết số ngày trong từng tháng..
- Chuyển đổi được đơn vị đo...
 I. Mục tiêu:
 - Biết số ngày trong từng tháng trong năm. của năm nhuận và năm không nhuận. Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày,giờ, phút, giây.Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỷ nào.
- Vận dụng thành thạo vào bài tập.
- Yêu thích môn học.
 II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng dạy học.
- GV: Phiếu BT
- HS: Bảng con
2. Phương pháp dạy học: Quan sát, Thảo luận, đàm thoại,
 Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi...
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ 1.Khởi động.
1 giờ = ? phút ; 	1 phút = ? giây.
1 thế kỷ = ? năm
* HĐ 2. Luyện tập
Bài số 1: 
a.- Kể tên những tháng có 30 ngày?
- Miệng
- Miệng
- Tháng 4; 6; 9 ; 11
- Những tháng có 31 ngày?
- Tháng có 28 hoặc 29 ngày?
- Cho HS dựa vào phần trên để tính số ngày trong năm nhuận.
- Tháng 1; 3; 5; 7; 8; 10; 12
- Tháng 2
- HS thực hiện
- Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
- Năm không nhuận (năm thường)?
366 ngày
365 ngày
 Bài 2: - HS làm vào vở,
- Chấm một số bài.
-Nêu mối quan hệ giữa đơn vị đo thời gian.
- Cùng hs nx, chữa bài.
- 3 hs lên bảng chữa.
3 ngày = 72 giờ.
ngày = 8 giờ
3 giờ 10 phút = 190 phút
 Bài 3: 
làm miệng
+ Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789 năm đó thuộc thế kỷ nào?
- Thuộc thế kỷ XIIX.
- Nguyễn Trãi sinh năm nào? thuộc thế kỷ nào?
1980 - 600 = 1380
 Thế kỷ XIV
*HĐ 3. Củng cố - dặn dò:
- NX giờ học. 
- Nghe
 Tiết 3: Tập đọc 
 Đ 9: Những hạt thóc giống
 A. mục tiêu:
- Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.(Trả lời câu hỏi 1,2,3)
 B. Đồ dùng dạy - học.
 GV:Tranh minh hoạ trong SGK.
 HS: sgk
 C. Các hoạt động dạy học CHủ YếU.
HĐ của GV
HĐ của HS
 I. ổn định tổ chức: 
 II. KT bài cũ:
	- Đọc thuộc lòng bài "Tre Việt Nam".
	- Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì? của ai?
 III. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài:
- GV chia đoạn:
- Hát
- 1 hs khá đọc.
- Yc học sinh:đọc đoạn lần 1 + luyện phát âm.
 đọc đoạn lần 2 + kết hợp giải từ:
- 4 học sinh đọc nối tiếp.
- 4 học sinh đọc 2 lần.
- HS đọc trong nhóm
- 1 - 2 học sinh đọc cả bài.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Nhà vua chọn người ntn để truyền ngôi?
- HS đọc thầm bài - trả lời :
- Vua muốn chọn 1 người trung thực để truyền ngôi.
- Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực?
- Phát cho mỗi người dân 1 thúng thóc giống đã luộc kỹ và hẹn ai thu được nhiều thóc sẽ truyền ngôi, ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
Nêu ý 1
* Nhà vua chọn người trung thực nối ngôi.
- Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? kết quả ra sao?
- Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm.
- Đến kỳ nộp thóc cho vua mọi người làm gì?
- Mọi người nô nức trở thóc về kinh nộp cho vua.
- Chôm làm gì?
- Chôm thành thật quỳ tâu vua.
- Hành động của chú bé chôm có gì khác mọi người?
- Chôm dũng cảm dám nói sự thật không sợ bị trừng phạt.
-Nêu ý 2
- Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nới thật của Chôm?
* Sự trung thực của chú bé Chôm:
- Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm.
- ý 3:
* Mọi người chứng kiến sự dũng cảm của chú bé Chôm.
- Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý?
* Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
- Vì bao giờ người trung thực cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối làm hỏng việc chung.
-Vì người trung thực thích nghe nói thật.
-ý 4:
-Vua bằng lòng với đức tính trung thực, dũng cảm của Chôm.
-ý nghĩa:Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói ra sự thật.
IV. Luyện tập.
- Đọc diễn cảm:
- Gọi học sinh đọc bài:
- 4 học sinh đọc nối tiếp
- Nhận xét cách thể hiện giọng đọc ở mỗi đoạn.
- 4 học sinh đọc lại.
- Hướng dẫn đọc 1 đoạn theo cách phân vai.
- GV đánh giá chung.
v. Củng cố - dặn dò:
- Câu chuyện này muốn nói với em điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- 3 em thực hiện theo từng vai.
- H xung phong đọc thi diễn cảm
- Lớp nhận xét - bổ sung
 __________________________________________________________ 
	 Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012
 Tiết 1: Toán
 Đ 22: Tìm số trung bình cộng
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.
- Bước đầu về số trung bình cộng của nhiều số....
 I. Mục tiêu:
- Bước đầu về số trung bình cộng của nhiều số. Biết cách tìm số trung bình cộng của 2,3,4 số.
- Vận dụng thành thạo vào bài tập.
- Yêu thích môn học.
 II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng dạy học.
- GV: Phiếu BT
- HS: Bảng con
2. Phương pháp dạy học: Quan sát, Thảo luận, đàm thoại,
 Kỹ thuật dạy học:
 III. Các hoạt động dạy học CHủ YếU:
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ 1.Khởi động.
-Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
*HĐ 2. Giới thiệu số trung bình cộng và tìm số trung bình cộng:
- GV ghi ví dụ1:
- BT cho biết gì?
- Miệng
- Đọc bài tập - lớp đọc thầm
Can T1: 6 l
Can T2: 4 l
Bài tập hỏi gì?
Rót đều: Mỗi can có ? lít dầu? 
- Muốn biết số dầu chia đều cho mỗi can được bao nhiêu ta làm ntn?
Giải
Tổng số lít dầu của 2 can là:
6 + 4 = 10 (l)
- Sau đó ta làm như thế nào?
Số lít dầu rót đều vào mỗi can là:
10 : 2 = 5 (l)
 Đ. Số: 5 lít dầu
-Vậy muốn tính số dầu chia đều vào 2 can ta làm ntn?
- Lấy tổng số lít dầu chia cho 2 được số lít dầu rót vào mỗi can.
(6 + 4) : 2 = 5 (l)
- Số 5 được gọi là gì?
- Ta nói can T1 có 6 lít, can T2 có 4 lít. TB mỗi can là 5 lít.
b. Ví dụ 2:
- Là số trung bình cộng của 2 số 6 và 4.
BT cho biết gì?
Yêu cầu tìm gì?
- Số học sinh lớp: 25; 27; 32
- TB mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
- Muốn tính TB số HS mỗi lớp ta cần tính gì?
Giải
Tổng số học sinh của 3 lớp:
25 + 27 + 32 = 84(HS)
- Biết tổng số học sinh ta làm thế nào?
Trung bình mỗi lớp có:
84 : 3 = 28 (HS)
 Đáp số: 28 học sinh
- Số 28 được gọi ntn?
- Ngoài ra còn có cách nào?
-Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm ntn?
- Gọi là số TB cộng của 3 số 25; 27; 32
(25 + 27 + 32) : 3 = 28 (HS)
* Học sinh nêu quy tắc.
*HĐ 3.Luyện tập:
a. Bài số 1a,b,c:
- GV cho HS làm đ chữa bài đ nhận xét
- GV đánh giá
- Làm bảng con
42 và 52
(42 + 52) : 2 = 47
(34 + 43 + 52 +39) : 4 = 42
- Cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
(36 + 42 + 57) : 3 = 45
b. Bài 2: 
BT cho biết gì?
- Làm vào vở.
- Mai, Hoa, Hưng, Thịnh nặng 36kg, 38kg, 40kg, 34kg. 
- Bài tập hỏi gì?
- Muốn tính trung bình cộng mỗi bạn nặng bao nhiêu kg ta làm như 
- TB mỗi em nặng? Kg
Giải 
Trung bình mỗi bạn cân nặng là:
thế nào?
(36 + 38 + 40 + 34) : 4 = 37 (kg)
*HĐ 4.Củng cố - dặn dò:
Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta làm TN?
 NX giờ học.
 Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
 Đ 5: Những hạt thóc giống
 A. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng và trình bày bài chính sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
- Làm đúng bài tập 2a 
 B. Đồ dùng dạy học:
 GV:Viết sẵn nội dung bài 2a.
 HS: Vở..
 C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
 I. ổn định tổ chức: 
II. KT bài cũ:
lên bảng viết các từ ngữ bắt đầu bằng d/gi/r.
 III. Bài mới:
1. GT bài.
2. HD viết chính tả.
- đọc mẫu.
- Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực?
* Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
- Hát
-2 đ 3học sinh
- HS nghe - đọc thầm.
- Phát cho người dân 1 thúng thóc giống đã luộc kỹ về gieo trồng và hẹn. Ai thu được nhiều thóc sẽ truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị chừng phạt.
- Tìm đọc tiếng khó cho HS luyện viết
- Lớp viết vào bảng con
VD: luộc kỹ, thóc giống, dốc công
 nộp, lo lắng, nô nức
HD và đọc cho học sinh viết bài:
Gv thu 1 số bài chấm, nx.
- HS viết chính tả.
- HS soát bài
IV. Luyện tập:
Bài 2 (a):
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS làm bài
- HS chữa bài đ lớp nhận xét
+ lời giải, nộp bài, lần này, làm em, lâu nay, lòng thanh thản, làm bài
Bài 3:
- GV cho HS thi giải câu đố
* Con nòng nọc
* Chim én
V. Củng cố - dặn dò:
 - NX qua bài chấm, giờ học.
 _______________________________________
 Tiết 3: Kể chuyện	
 Đ 5: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 a. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý sgk Biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
- Hiểu câu truyện và nêu được ND chính của chuyện 
 b. Đồ dùng dạy học:
 	GV: - Viết sẵn gợi ý 3 trong SGK.Tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
 HS: Sưu tầm truyện viết về tính trung thực.
 c. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
 I. ổn định tổ chức: 
 II. KT bài cũ:
- Kể lại 1-2 đoạn câu chuyện :Một nhà thơ chân chính.
 III. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
a. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
 Đề bài: Kể lại 1 câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay qua ai đó kể lại) hoặc được đọc về tính trung thực.
- Cho HS đọc gợi ý
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện của mình.
- Hát
- 1-2 hs
- 4 học sinh đọc nối tiếp.
- HS lần lượt giới thiệu.
b. Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV cho HS kể trong nhóm.
- HS kể theo cặp nhóm 2.
Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể trước lớp
* Em làm thế nào để mọi người cho em là trung thực?
- HS xung phong hoặc cử đại diện.
- HS kể xong phải nói ý nghĩa câu chuyện
- GV đưa tiêu chuẩn đề HS đánh giá.
- GV nhận xét chung
- Lớp nghe đặt câu hỏi cho bạn bình chọn
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học: 
 _____________________________________
 Tiết 4 : Khoa học
 Đ 9 : Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới cần được hình thành cho HS.
- Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật...
 I. Mục tiêu:	
- Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.Nêu lợi ích của muối I-ốt.( Giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ) tác hại của thói quen ăn mặn.( Dễ gây bệnh huyết áp cao)
- Vận dụng thành thạo vào bài tập.
- Yêu thích môn học.
 II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng dạy học.
- GV: Phiếu BT, Hình trang 20, 21 SGK.
- HS: Bảng con
2. Phương pháp dạy học: Quan sát, Thảo luận, đàm thoại,
 Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi...
 III. Các hoạt động dạy học CHủ ... H1, 2, 3
- Nêu thao tác vạch dấu
- Nêu cách khâu lược.
Khâu ghép 2 mép vải bằn khâu thường.
- H nêu - 1 H lên thực hiện
- H trình bày
- L ớp nhận xét- bổ sung
- Khi khâu phải lưu ý đặc điểm gì?
- Sau mỗi lần rút kim , kéo chỉ cần vuốt các mũi khâu thật phẳng rồi mới khâu tiếp.
- T cho H thực hiện lại
- 2đ3 H 
3/ Ghi nhớ:
- H thực hiện. Vài Hs nhắc lại
IV. Dặn dò:
- Về nhà tập khâu đ chuẩn bị vật liệu giờ sau thực hành.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 1: Âm nhạc
Tiết 5: ôn tập hát bài: Bạn ơi lắng nghe
I. Mục tiêu:
- Học sinh hát thuộc và từng nhóm trình diễn bài hát với 1 số động tác phụ hoạ trước lớp.
- Biết thể hiện một cách tự nhiên.
II. Chuẩn bị:
GV: Thanh phách, chép sẵn bài hát.
III. Các hoạt động dạy và học:
1/ Phần mở đầu.
- T bắt nhịp cho học sinh hát bài: Bạn ơi lắng nghe.
- T nghe và sửa cho học sinh.
- Bài: Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc nào?
- Học sinh vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp phách.
- Học sinh thực hiện theo thầy.
- Dân tộc Ba-na (Tây Nguyên)
- Đồng bào Tây Nguyên có loại nhạc cụ gì đặc biệt làm từ tre nứa?
- Đà tơ rưng, sáo.
2/ Phần hoạt động:
+ HĐ1: T hát kết hợp động tác phụ hoạ.
- H quan sát và thực hiện theo T
- Hướng dẫn riêng từng động tác.
- H thực hiện theo T
-T bắt nhịp cho H thực hiện
- H vừa hát vừa kết hợp động tác phụ hoạ.
- Cho H thi biểu diễn
- T đánh giá chung
- H xung phong biểu diễn trước lớp
Lớp nhận xét đánh giá.
3/ Phần kết thúc:
- Cho Lớp ôn lại bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.
 - Nhận xét giờ học.
- VN ôn lại bài hát.
Tiết 4: Lịch sử 
 Đ 5: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc
A. Mục tiêu:	
- Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta, từ năm 179 TCN đến năm 938.
- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc.( Một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp nhừng sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán....
B. Đồ dùng dạy học:
GV:- Kẻ sẵn nội dung: Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
C. Các hoạt động dạy – học CHủ YếU:
 I. ổn định tổ chức: Hát
 II. KT bài cũ:
- Nêu những thành tựu của người dân Âu Lạc?
- Sự ra đời của nước Âu Lạc?
 III. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Nội dung:
a. HĐ1: Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
* Mục tiêu: HS nắm được từ năm 179 TCN đến năm 938 các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc sách giáo khoa.
+ HS đọc thầm từ "Sau khi Triệu Đà thôn tính ... luật pháp của người Hán".
- Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào đối với nhân dân ta?
- Chúng chia nước ta thành nhiều quận huyện do chính quyền người Hán cai quản.
- Chúng bắt nhân dân chúng ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ, xuống biển mò ngọc trai...
- Đưa người Hán sang ở lẫn đbắt nhân dân ta theo phong tục người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của người Hán.
- Cho HS thảo luận: Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hoá trước năm 179 TCN đnăm 938
- GV đánh giá
* Kết luận: GV chốt lại nội dung HĐ1.
- HS thảo luận nhóm 6
- Đại diện nhóm trình bày
các nhóm khác nhận xét - bổ sung.
2/HĐ2: Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ phong kiến phương Bắc.
* Mục tiêu: Học sinh nêu được thời gian và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
* Cách tiến hành: 
- H làm việc cá nhân.
- Cho HS đọc sách giáo khoa và thực hiện:
+ Nêu các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
VD: 
- Năm 40: Khởi nghĩa 2 Bà Trưng
- Năm 248: Khởi nghĩa Bà Triệu
- Năm 542: Khởi nghĩa Lí Bí.
- Năm 550: Khởi nghĩa Triệu Quang Phục
- Năm 722: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- Năm 766: Phùng Hưng
- Năm 905: Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
- Năm 931: Khởi nghĩa Dương ĐìnhNghệ
- Năm 938: Chiến thắng Bạch Đằng
- Từ năm 179 TCN đến năm 938 có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn?
- Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn.
- Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào?
- Khởi nghĩa 2 Bà Trưng
- Kết thúc 1 nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc là cuộc khởi nghĩa nào?
- Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng.
- Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì?
- Nhân dân ta có 1 lòng yêu nước nồng nàn quyết tâm, bền chí đánh giặc, giữ nước.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ ( Nội dung bằng chiến thắng  bỏ)
- NX giờ học.
VN ôn bài + Cbị bài sau.
	__________________________________________
 Tiết 5 Kĩ thuật	
 Đ 4: Khâu thƯờng
A. Mục tiêu:
- HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đờng khâu thờng.
- Biết cách khâu thờng theo đuờng vạch dấu.
- Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
B. Đồ dùng dạy học:
GV: - Mẫu khâu thờng. Tranh quy trình khâu thờng. Vật liệu và vật dụng cần thiết.
C. Các hoạt động dạy – học CHủ YếU.
 I. ổn định tổ chức: Hát
 II. KT bài cũ:
- Nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.
 III. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Bài mới
a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- Cho HS quan sát vật mẫu.
- HS quan sát mặt phải và mặt trái mẫu
- Nêu những đặc điểm của mũi khâu thờng.
- Đờng khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau.
- Mũi khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
đThế nào là khâu thường
- Là cách khâu để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở 2 mặt vải, khi khâu mũi thờng có thể khâu liền nhiều mũi mới rút chỉ 1 lần.
- Cho HS nhắc lại.
b. HĐ2: Hớng dẫn thao tác kỹ thuật.
* Hớng dẫn một số thao tác khâu thêu cơ bản.
- Gv cho HS quan sát H.1
- Nêu cách cầm vải.
- HS quan sát H.1 (T.11)
 - Tay trái cầm vải, ngón cái và ngón trỏ cầm vào đờng vạch dấu cách vị trí khâu 1cm, tay phải cầm kim. 
- Cho HS quan sát H.2a, 2b
nêu cách lên kim, xuống kim
- HS nêu và lên làm thử.
* Hướng dẫn thao tác kỹ thuật khâu thờng.
- GV treo tranh quy trình.
- Cho HS nêu các bớc.
- GV làm mẫu lần 1 kết hợp giải thích.
- HS quan sát H.4
- Vạch dấu đờng khâu:
 + Vạch bằng thớc.
 + Kim gẩy 1 sợi vải.
- Lần 2 làm lại các thao tác.
- Khâu đến cuối đờng vạch dấu ta phải làm gì?
- Cho HS đọc ghi nhớ cuối SGK.
- HS quan sát Gv làm mẫu.
- Khâu lại mũi để kết thúc đờng khâu.
- Lớp đọc thầm.
3/ Hoạt động nối tiếp: 
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị vật liệu giờ sau thực hành.
	_______________________________________________
 Tiết 5 : Kĩ thuật
 Tiết 8 : Khâu đột thưa
A. Mục tiêu:
- H biết đợc cách khâu đột tha và ứng dụng của khâu đột tha.
- Khâu đợc các mũi khâu đột tha theo đờng vạch dấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
B. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh ảnh quy trình.
 - Mẫu đường khâu đột thưa.
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
HS : đồ dùng học tập
c. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
 I. ổn định tổ chức: Hát
 II. KT bài cũ:
- Nêu các bớc khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thờng.
 III. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Quan sát - nhận xét.
- T giới thiệu mẫu đờng khâu đột mũi tha.
- Nx các đờng khâu.
- H quan sát mũi khâu mặt phải và mặt trái hình 1 SGK
- Đặc điểm của mũi khâu đột tha và so sánh mũi khâu ở mặt phải với mũi khâu thờng.
+ Đặc điểm: ở mặt phải các mũi khâu cách đều nhau giống nh mũi thờng. Mặt trái mũi sau lấn lên 1/3 mũi khâu trớc.
- Sau mỗi mũi khâu phải rút chỉ 1 lần khác với khâu thờng.
- Khâu đột tha là gì?
* H nêu ghi nhớ
3/ Thao tác kỹ thuật
- T treo tranh quy trình.
- Cho H nêu các bớc theo quy trình
- H đọc nội dung + qs 3a, b, c (SGK)
- T làm mẫu + phân tích
- Nêu cách kết thúc đờng khâu.
- Ktra đồ dùng
- T HD
- H tập khâu trên giấy.
IV. Dặn dò: Nhận xét giờ học. Chuẩn bị vật liều giờ sau thực hành.
 Tiết 5: Đạo đức 
 Đ 3: biết bày tỏ ý kiến
A. Mục tiêu:	
KT : Giúp HS hiểu:
- Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân. Lắng nghe ý kiến của người khác.
B. Đồ dùng dạy học:
- Giấy màu xanh - đỏ - vàng cho mỗi học sinh.
 - Chép sẵn tình huống HĐ1
C. Các hoạt động dạy – học CHủ YếU.
 I. ổn định tổ chức: Hát
 II. KT bài cũ:
- Thế nào là vượt khó trong học tập?
- Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
 III. Bài mới:
GT bài.
HD làm bài.
1/ HĐ1: Nhận xét tình huống.
- GV dán 4 tình huống đã chuẩn bị lên bảng.
+ GV cho HS thảo luận.
- Nhà bạn Tâm đang rất khó khăn. Bố Tâm nghiện rượu, mẹ Tâm phải đi làm xa nhà. Hôm qua bố Tâm bắt em phải nghỉ học mà không cho em được nói bất cứ điều gì. Theo em bố Tâm làm đúng hay sai?
- 2 học sinh đọc 4 tình huống
+ Học sinh thảo luận nhóm 4
- Như thế là sai vì việc học tập của Tâm, bạn phải được biết và tham gia ý kiến.
- Sai vì đi học là quyền của Tâm.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em?
- HS trả lời
- Lớp nhận xét - bổ sung
- Đối với những việc có liên quan đến mình các em có quyền gì?
- Có quyền bày tỏ quan điểm - ý kiến
* Kết luận: - GV chốt ý
2/ Hoạt động 2: Em sẽ làm gì
* Mục tiêu: Học sinh hiểu tất cả những việc diễn ra xung quanh môi trường và tất cả mọi hoạt động các em có quyền được nêu ý kiến của mình, chia sẻ các mong muốn.
* Cách tiến hành
- HS thảo luận N4
- GV cho mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi.
- GV yêu cầu học sinh giải thích vì sao nhóm em chọn cách đó?
* KL: Vậy trong những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gì?
- Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét - bổ sung.
- Em có quyền được nêu ý kiến của mình.
3/ Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
- GV phát cho các nhóm 3 miếng bìa màu xanh, đỏ, vàng
- Đồng ý giơ thẻ đỏ.
- Không đồng ý thẻ vàng. Lưỡng lự thẻ xanh
- GV cho HS lên bảng đọc từng câu.
KL: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan về trẻ em.
Em đã bao giờ bày tỏ ý kiến của mình trước mọi người chưa? đó là viẹc gì?
4/ Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến trẻ em. Và bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó
Nhận xét giờ học. VN chuẩn bị bài sau.
	__________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc