Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần lễ 11

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần lễ 11

Tập đọc

ƠNG TRẠNG THẢ DIỀU

 Trinh Đường

I. Mục tiu :

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm ri; bước đầu biết đọc diễm cảm đoạn văn.

- Hiểu ND: Ca ngợi ch b Nguyễn Hiền thơng minh, cĩ ý chí vượt khó nên đ trạng nguyn khi mới 13 tuổi. (trả lời được CH trong SGK).

- Học tập ý chí vươn lên của Nguyễn Hiền

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ . Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

 

docx 36 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần lễ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9 /11/ 2011 Tuần 11
Ngày dạy: ...............................
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
Tập đọc
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
 Trinh Đường
I. Mục tiêu :
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễm cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (trả lời được CH trong SGK).
- Học tập ý chí vươn lên của Nguyễn Hiền
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ . Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định :......................................
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài 2p’
+ GV giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên, 
tranh minh hoạ chủ điểm
 + Ông Trạng thả diều – là câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền – thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, vị Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta.
b.Luyện đọc 12p’
- Gọi 1 HS cả bài
Gv chia đoạn : 4 đoạn 
Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
Lượt 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích ở cuối bài đọc và giải thích thêm các từ:
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài
- GV đọc diễn cảm cả bài
c. Tìm hiểu bài 13p’
F GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2
Nguyễn Hiền sinh ra trong một gia đình như thế nào ? 
Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
Đoạn 1, 2 nói về điều gì ?
F GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 , 4
Vì sao Nguyễn Hiền phải bỏ học?
Nguyễn Hiền ham học hỏi và chịu khó như thế nào?
Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”?
Đoạn 2, 3 nói lên điều gì ?
GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 4
Yêu cầu HS đọc thầm cả bài và nêu nội dung bài 
d. Đọc diễn cảm 10p’
GV gọi HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Thầy phải kinh ngạc . . . vỏ trứng thả đom đóm vào trong) 
GV đọc mẫu 
GV sửa lỗi cho HS
HS quan sát tranh chủ điểm: Một chú bé chăn trâu, đứng ngoài lớp nghe lỏm thầy giảng bài; những em bé đội mưa gió đi học; những cậu bé chăm chỉ, miệt mài học tập, nghiên cứu 
HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc 
- 1 HS đọc
- Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
- HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
- HS đọc thầm đoạn 1 , 2
- Gia đình nghèo 
Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó, trí nhớ lạ thường: có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
Giới thiệu Nguyễn Hiền và sự thông minh của ông
HS đọc thầm đoạn 3 , 4
- Vì nhà nghèo quá Hiền phải bỏ học 
Ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ; đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. 
Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một cậu bé ham thích chơi diều
Nguyễn Hiền đã trở thành Trạng Nguyên nhờ ý chí và nghị lực vượt khó .
- HS trao đổi cặp đôi
Câu tục ngữ “Có chí thì nên” nói đúng nhất ý nghĩa của truyện. 
* Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã trạng nguyên khi mới 13 tuổi
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS lắng nghe tìm giọng đọc cho phù hợp 
HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
3. Củng cố – dặn dò:3p’
Truyện này giúp em hiểu ra điều gì? 
GV nhận xét tiết học 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn . Chuẩn bị bài: Có chí thì nên 
VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
NHAÂN VÔÙI 10, 100, 1000 , . . .
CHIA CHO 10, 100, 1000 , . . .
I. Muïc tieâu :
- Bieát caùch thöïc hieän pheùp nhaân 1 soá töï nhieân vôùi 10, 100, 1000, vaø chia soá troøn chuïc, troøn traêm, troøn nghìn, cho 10, 100, 1000,.
- Thöïc hieän pheùp nhaân 1 soá töï nhieân vôùi 10, 100, 1000, vaø chia soá troøn chuïc, troøn traêm, troøn nghìn, cho 10, 100, 1000,.
* BTC : Baøi 1) coät 1,2 , 1b)coät 1,2 ; baøi 2 (3doøng ñaàu)
- Yeâu moân hoïc, caån thaän, chính xaùc.
 II.Caùc hoaït ñoäng daïy hoïc 
 1. Ổn định: .....................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p’
Nêu tính chất giao hoán của phép nhân
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài: 2p’
b. Hướng dẫn cách thực hiện phép nhân, một số tự nhiên với 10 , 100, 1000 10p’
- GV viết lên bảng phép tính 35 x 10 
- Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho cô biết 350 x 10 bằng gì?
-10 còn gọi là mấy chục ? 
- 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu ? 
- 35 chục là bao nhiêu ? 
- Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350 
- Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết qủa của phép nhân 35 x 10 ? 
-Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết qủa của phép tính như thế nào ? 
* Chia số tròn chục cho 10
-GV viết lên bảng phép tính 350 : 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính . 
- Ta có 35 x 10 = 350 , vậy khi lấy tích chia cho một thừa thì kết qủa sẽ là gì ? 
-Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu ? 
-Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35 
-Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết kết qủa của phép chia như thế nào?
 Hướng dẫn nhân một số số tự nhiên với 100, 1000 ., chia một số tròn trăm , nghìn .cho 100, 1000 
-GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10 , chia một số tròn trăm , nghìn ., cho 100, 1000
- Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,.. ta có thể viết ngay kết qủa của phép nhân như thế nào ? 
- Khi chia một số tròn chục, trăm , nghìn . cho 10, 100, 1000  ta có thể viết ngay kết qủa của phép chia như thế nào ?
c. Luyện tập: 20p’
 Bài 1a,b(cột 1,2)/59 :
- GV yêu cầu HS tự viết kết qủa của các phép tính trong bài ,sau đó nối tiếp nhau đọc kết qủa trước lớp . 
* Y/cầu hs khá,giỏi làm thêm BT1 cột 3
Bài 2(3dòng đầu)/59:
-GV viết lên bảng 300 kg = . Tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi . 
-GV yêu cầu HS nêu cách làmcủa mình ,sau đó lần lượt hướng dẫn HS lại các bước đổi như SGK: 
+100 kg bằng bao nhiêu tạ ? 
+Muốn đổi 300 : 100 = 3 tạ . Vậy 300 kg = 3 tạ
-GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài 
* Y/cầu hs khá, giỏi làm thêm các dòng còn lại 
- HS đọc phép tính 
- HS nếu : 35 x 10 = 10 x 35
- Là 1 chục . 
- Bằng 35 chục 
-Là 350 
-Kết qủa của phép nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ 0 vào bên phải 
-Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó .
-HS suy nghĩ 
-Lấy chia cho một thừa số thì được kết qủa là thừa số còn lại.
-HS nêu : 350 : 10 =35 
-Thương chính là số bị chia xoá đi một chữ số 0 
-Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó 
-Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100,1000 , ta chỉ việc viết thêm một , hai , ba .chữ số 0 vào bên phải số đó . 
-Khi chia một số tròn chục, trăm , nghìn .cho 100, 1000 ta chỉ việc xoá bớt một , hai , ba .chữ số 0 vào bên phải số đó.
-HS cả lớp làm vào VBT sau đó mỗi HS nêu kết qủa của một phép tính ,đọc từ đầu cho đến hết . 
- HS khá,giỏi làm thêm BT1 cột 3
-HS nêu 300 kg = 3 tạ 
-100 kg = 1 tạ
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào VBT .
4. Củng cố - dặn dò: 3p’
-Nêu cách nhân nhẩm một so ávới 10,100,1000 -HS nêu
-Nêu cách chia nhẩm một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìncho 10,100,1000
 Xem bài tính chất kết hợp của phép nhân
VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Lịch sử
NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I.Mục tiêu:
- Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa lư ra Đại La: Vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập Vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên Kinh Đô là Thăng Long.
- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc: có một kinh đô lâu đời – kinh đô Thăng Long – nay là Hà Nội.
II.Chuẩn bị:
 - Chiếu dời đô + một số bài báo nói về sự kiện năm 2010, Hà Nội chuẩn bị kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.
Tranh ảnh sưu tầm
III.Các hoạt động dạy học 
1. Ổn định: .....................................................
2. Kiểm tra : 5p’
-Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
-Gọi HS nhắc lại ghi nhớ của tiết trước
- Nh.xét, điểm
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài:2p’ GV treo tranh tượng Lý Công Uẩn
 - Đây là ai ?
 - Ông đã có công gì với đất nước ta tìm hiểu qua bài hôm nay.
b. Nội dung:
HĐ 1: Cá nhân 15p’
MT: Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý.
- Yêu cầu HS đọc SGK Từ đầu đến nhà Lý bắt đầu từ nay.
- Sau khi Lê Đại Hành mất tình hình đất nước như thế nào?
- Vì sao các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?
- Treo tượng Lý Công Uẩn: Ông sinh năm 974 và mất năm 1028 là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang.
Vương triều nhà Lý bắt đầu từ thời gian nào?
HĐ 2: Nhóm 5p’
MT: Nắm được Lý do mà Lý Công Uẩn dời đô ra Đại La và đổi thành Đại La thành Thăng Long.
-Treo bản đồ hành chính miền Bắc VN và Y/C HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long )
-Y/c HS dựa vào SGK, đoạn : “Mùa xuân năm 1010.màu mỡ này” 
 - Lý Thái Tổ suy nghĩ thế nào mà dời đô từ Hoa Lư ... ậy 1 m2 = 10 000 cm2
c. Luyện tập 20p’
Bài 1/65:
Điền số hoặc chữ vào chỗ chấm
- GV nhận xét
Bài 2/65: Điền số.
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS nêu cách đổi của bài tập mình
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 3/65:Yêu cầu HS đọc yêu cầu 
? Người ta đã dùng hết bao nhiêu viên gạch để lát phòng?
? Vậy diện tích của phòng chính là diện tích của bao nhiêu viên gạch?
? Mỗi viên gạch có diện tích là bao nhiêu?
? Vây diện tích của căn phòng là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS nêu hướng giải toán.
- Nhắc lại cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật?
Bài 4/65: Dành cho HS khá giỏi làm thêm
- HS quan sát
- Có cạnh dài 1 m
- Có cạnh dài 1 dm
- Gấp 10 lần
- Là 1 dm2
- 100 hình vuông nhỏ
- 100 dm2
- Diện tích hình vuông có cạnh dài 1 m bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ (cạnh dài 1 dm)
- HS tự nêu
Diện tích hình vuông: 10x 10 =100dm2
- HS đọc nhiều lần.
- HS nghe yêu cầu
- HS nêu miệng các chữ, còn số làm vào bảng con
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
- HS đọc yêu cầu
- 2 HS làm bàiở bảng. Lớp làm vào vở
1m2 = 100 dm2 100dm2 = 1 m2 
1 m2 = 10000 cm2 10000cm2 = 1m2 
Dành cho HS khá giỏi làm thêm
400 dm2 = 4 m2
2110 m2 = 211000 dm2
15 m2 = 150000 cm2
10 dm2 2 cm2 =1002 cm2
1 HS đọc yêu cầu
- 200 viên gạch
- 200 viên gạch
- Diện tích mỗi viên gạch :
 30 x30 = 900 cm2
- Là diện tích của 200 viên gạch
- HS lần lượt nêu hướng giải
Bài giải
Diện tích viên gạch hình vuông:
30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích căn phòng:
900 x 200 = 180 000(cm2) = 18m2
Đáp số: 18m2
4.Củng cố - dặn dò:3p’
- Yêu cầu HS tự tổng kết lại các đơn vị đo độ dài và đo diện tích đã học. 
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo. 
- Chuẩn bị bài: Nhân một số với một tổng
VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ và câu
TÍNH TỪ
I.Mục tiêu :
- Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật , hoạt động , trạng thái,(ND Ghi nhớ ).
- Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn ( đoạn a hoặc đoạn b,BT1,mụcIII), đặt được câu có dùng tính từ (BT2).
- Yêu môn học sử dụng thành thạo T.Việt
II Đồ dùng : 
- Bảng phụBT1,2,3; BT III1
III .Hoạt động dạy học : 
1. Ổn định: .....................................................
2.Bài cũ: 5p’ Luyện tập về động từ 
GV yêu cầu 3 HS đặt câu với 3 mức độ thời gian khác nhau
GV nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:2p’
b. Nội dung: 10p’
Hình thành khái niệm
+ Hướng dẫn phần nhận xét
- Yêu cầu HS đọc nội dung BT1
Khi đọc cần chú ý đến những từ ngữ miêu tả tính tình, tư chất của câu bé Lu-I, những từ miêu tả màu sắc của sự vật
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 2
Ghi các từ theo phiếu bài tập
GV nhận xét
GV mời HS làm bài trên phiếu có lời giải đúng, dán bài làm trên bảng lớp để chốt lại lời giải đúng
[ Kết luận: những từ miêu tả đặc điểm, tính chất như trên được gọi là tính từ. 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 3
GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời HS lên bảng khoanh tròn vào từ mà nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa 
+ Ghi nhớ 
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hướng dẫn luyện tập 20p’
Bài 1/111: HS đọc yêu cầu bài tập 
GV dán 2 tờ phiếu lên bảng, mời HS lên bảng tìm các tính từ có trong mỗi đoạn văn
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2/112: HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhắc HS: 
+ Đặt nhanh 1 câu theo yêu cầu a hoặc b.
+ Với yêu cầu a, em cần đặt câu với những tính từ chỉ đặc điểm tính tình (ngoan, hư, hiền dịu, chăm chỉ, lười biếng ), tư chất (thông minh, giỏi giang, khôn ngoan ), vẻ mặt (xinh đẹp, tươi tỉnh, ủ rũ  ), hình dáng (cao, gầy, to, béo, lùn, thấp  ). 
+ Với yêu cầu b, em cần đặt câu với những tính từ miêu tả về màu sắc, hình dáng, kích thước, các đặc điểm khác của sự vật. 
GV nhận xét
HS đọc yêu cầu bài
HS đọc thầm truyện Cậu học sinh ở Ác-boa
- HS đọc yêu cầu bài
HS làm bài trên phiếu dán bài làm trên bảng.
a.Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i: chăm chỉ, giỏi.
b.Màu sắc của sự vật:
+ Những chiếc cầu : trắng phau 
+ Mái tóc của thầy Rơ-nê: xám.
c.Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật: 
+ Thị trấn: nhỏ
+ Vườn nho : con con
+ Những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính
 + Dòng sông: hiền hoà
+ Da của thầy Rơ-nê :nhăn nheo.
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ
3 HS lên bảng khoanh tròn vào từ đi lại 
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
- Nêu ví dụ minh hoạ cho ghi nhớ
2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài tập
HS làm việc cá nhân vào VBT
a. Các tính từ: gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng 
b. Các tính từ: quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, dài, thanh mảnh. 
HS đọc yêu cầu của bài tập
Từng HS lần lượt đọc câu mình đặt. 
HS làm bài vào VBT
VD:
+ Bạn Quỳnh Như lớp em học giỏi lại vẽ đẹp.
+ Cây bút máy của em có màu xanh lá mạ.
4. Củng cố - dặn dò: 3p’
- Yêu cầu 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. - 2 HS nhắc lại
- GV nhận xét tiết học
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài
- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực.
VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 12 /11/ 2011 
Ngày dạy: ...............................
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011
Tập làm văn
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I.Mục tiêu :
- Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học ( BT1, BT2, mục III) ; bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (BT3, mục III).
- Yêu môn học sử dụng thành thạo T.Việt
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ của bài học kèm ví dụ minh hoạ cho mỗi cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định 5p’
GV kiểm tra 2 HS thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. 
GV nhận xét ghi điểm 
3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:2p’
b.Nội dung: 10p
* Hướng dẫn phần nhận xét 
Bài 1,2/112,113: Gọi HS đọc nội dung
Yêu cầu HS tìm đoạn mở bài trong truyện. 
GV chốt câu đúng. yêu cầu HS đọc lại mở bài trên
Bài 3/113:- Gọi HS đọc nội dung
? Hãy so sánh 2 cách mở bài?
GV : đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp
* Ghi nhớ 
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
*c. Hướng dẫn luyện tập 20p’
Bài 1/113,114:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV mời 2 HS 
GV nhận xét
Bài 2/114:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
Truyện mở bài theo cách trực tiếp – kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện
 GV nhận xét
Bài 3/114:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhắc HS có thể mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp bằng lời người kể chuyện hoặc theo lời của bác Lê. 
GV nhận xét, chấm điểm cho đoạn viết tốt. 
2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1, 2
Cả lớp theo dõi bạn đọc, tìm đoạn mở bài trong truyện
Đoạn mở bài trong truyện là: “Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy”.
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, so sánh 2 cách mở bài, phát biểu: 
+ Cách mở bài trước kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện. 
+ Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
4 HS tiếp nối nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ. 
Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến:
+ Cách a: Mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện)
+ Cách b, c , d: Mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể).
1 HS kể phần mở đầu câu chuyện Rùa và Thỏ theo cách mở bài trực tiếp.
1 HS kể phần mở đầu câu chuyện Rùa và Thỏ theo cách mở bài gián tiếp.
HS đọc thầm bài Hai bàn tay và tìm đoạn mở bài
- Đoạn mở bài: Hồi ấy, Ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên Lê 
HS đọc yêu cầu bài tập 3
HS làm bài vào VBT – viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp. 
HS tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình. 
Ví dụ:
Mở bài gián tiếp bằng lời người kể chuyện:Bác Hồ là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam ta và là danh nhân của thế giới. Sự nghiệp của Bác thật là vĩ đại. Nhưng sự nghiệp vĩ đại ấy lại bắt đầu từ một suy nghĩ rất giản dị, một quyết định rất táo bạo từ thời thanh niên của Bác. Câu chuyện thế này:
Mở bài gián tiếp bằng lời của bác Lê:Từ hai bàn tay, một người yêu nước và dũng cảm có thể làm nên tất cả. Điều đó tôi rất thấm thía mỗi khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa tôi và Bác Hồ ngày chúng tôi ở Sài Gòn năm ấy. Câu chuyện thế này: 
4. Củng cố - dặn dò: 3p’
- Có mấy cách mở bài trong bài văn kể chuện. Đó là những cách nào?
- GV nhận xét tiết học
-Hoàn chỉnh lời mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay, viết lại vào vở. Chuẩn bị bài: - Kết bài trong bài văn kể chuyện
VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxLOP 4 TUAN 11.docx