Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 15

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 15

Đạo đức

Tiết 15: BIẾT ƠN THẦY GIÁO , CÔ GIÁO. (tt)(SGK/20)

A. MỤC TIÊU:

-Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.

-Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.

-Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

* KNS CƠ BẢN CẦN GD:

- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.

- Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn vời thầy cô.

B. CHUẨN BỊ:

 GV : - Các băng chữ để sử dụng cho HĐ3 , tiết 1 .

 HS : - Kéo , giấy màu , bút màu , hồ dán để sử dụng cho HĐ2 , tiết 2 .

C. LÊN LỚP:

a. Khởi động: (1) - Hát bài Bụi phấn của Phạm Trọng Cầu .

b. Bài cũ : (3) Biết ơn thầy giáo , cô giáo .

c. Bài mới

 

doc 19 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 892Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15: 	Thứ hai, ngày 03 tháng 12 năm 2012
Đạo đức 
Tiết 15: 	BIẾT ƠN THẦY GIÁO , CÔ GIÁO. (tt)(SGK/20)
A. MỤC TIÊU:
-Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
-Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
-Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
* KNS CƠ BẢN CẦN GD:
- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.
- Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn vời thầy cô.
B. CHUẨN BỊ:
	GV : - Các băng chữ để sử dụng cho HĐ3 , tiết 1 .
	HS : - Kéo , giấy màu , bút màu , hồ dán để sử dụng cho HĐ2 , tiết 2 .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: (1’) - Hát bài Bụi phấn của Phạm Trọng Cầu .
b. Bài cũ : (3’) Biết ơn thầy giáo , cô giáo .
c. Bài mới
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.(tt)
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được .
- Yêu cầu trình bày những việc đã thực hiện theo yêu cầu tiết trước.
- Nhận xét .
Tiểu kết: HS trình bày được các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được .
Hoạt động 2 : Làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ .
- Nêu yêu cầu .
- Nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm .
- Kết luận : 
+ Cần phải kính trọng , biết ơn các thầy cô giáo 
+ Chăm ngoan , học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn .
Tiểu kết HS làm được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ của mình .
Hoạt động lớp , cá nhân .
-Theo dõi.
- Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được.
- Lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn của mình qua tranh ảnh.
Hoạt động lớp .
- Mỗi nhóm nhận một giấy A4 làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ .
- Từng nhóm thảo luận và ghi những lời chúc vào các bưu thiếp.
- Từng nhóm lên dán sản phẩm ở bảng .
- Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung .
4. Củng cố : (3’) - Vài em đọc lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS biết bày tỏ sự kính trọng , biết ơn các thầy cô giáo .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
-Nhận xét lớp. 
-Sưu tầm các bài hát , bài thơ , ca dao , tục ngữ  ca ngợi công lao các thầy giáo , cô giáo 
 -Chuẩn bị : 
..
Tập đọc 
Tiết 29 : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ.(SGK/146)
A. MỤC TIÊU:
	-Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
	-Hiểu ND: niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹpmà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi thơ.(trả lời được CH trong SGK).
B. CHUẨN BỊ:
GV : 	- Tranh minh họa bài đọc SGK .
	- Bảng phụ viết câu , đoạn hướng dẫn HS đọc .
HS : SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b. Bài cũ : Chú Đất Nung .
- Kiểm tra 2 em tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất Nung ( phần 2 ) , trả lời câu hỏi 3 , 4 SGK
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài Cánh diều tuổi thơ
- Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. 
- Hướng dẫn phân đoạn : Có thể chia bài thành 2 đoạn :
 + Đoạn 1 : Bốn dòng đầu .
 + Đoạn 2 : Phần còn lại .
- Chỉ định HS đọc nối tiếp .
- Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm .
- Gọi HS đọc phần chú thích
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm cả bài .
Tiểu kết: - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS đọc đoạn, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
- Ý chính đoạn 1 : Vẽ đẹp cánh diều.
+ Cánh diều được tả từ khái quát đến cụ thể : Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan:
 *Mắt nhìn – cánh diều mềm mại như cánh bướm.
* Tai nghe – tiếng sáo vi vu , trầm bổng.
- Ý chính đoạn 2: Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp. 
- Yêu cầu đọc câu mở bài , câu kết bài.
- Yêu cầu nêu nội dung chính cả bài. 
- Ghi nội dung chính 
Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa của bài .
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. 
* Giọng đọc êm ả, tha thiết. Chú ý đọc liền mạch các cụm từ trong câu : suốt một thời, chờ đợi , tha thiết cầu xin : “ Bay đi , Bay đi !”
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Tiểu kết: Biết đọc bài với giọng trang trọng , cảm hứng ca ngợi , khâm phục .
-Theo dõi
Hoạt động cả lớp
-1 HS đọc cả bài. 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn. (3 lượt) .
* Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- 1 HS đọc chú thích. Cả lớp đọc thầm phần chú thích .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động nhóm .
- 2 HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm
- Đọc thầm các câu hỏi, làm việc theo từng nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi 
- Đọc đoạn 1 , trả lời câu hỏi: 
* Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? 
- Đọc đoạn 2 , trả lời câu hỏi: 
* Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào ?
* Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào ?
- Đọc câu mở bài , câu kết bài., trả lời câu hỏi: 
* Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ?
- Nêu nội dung chính cả bài. 
Hoạt động cá nhân
- 2 em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài. Tìm giọng đọc.
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
4. Củng cố : (3’) - Nêu nội dung của bài ? 
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Dặn HS về nhà đọc lại bài .
	-Chuẩn bị: Tuổi Ngựa.
 Toán 
Tiết 71: 	CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0.
	 SGK/80
A. MỤC TIÊU:
	Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
B. CHUẨN BỊ:	 
GV - Phấn màu .
HS - SGK, V3
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b. Bài cũ : HS ôn tập 1 số nội dung:
* Chia nhẩm cho 10,100,1000,.. .
* Quy tắc chia 1 số cho 1 tích.
c. Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Trường hợp SBC và SC đều có 1 chữ số 0 ở tận cùng.
- Cho HS tính : 320 : 40 = ?
* Tiến hành theo cách chia 1 số cho 1 tích.
Lưu ý : cho HS nhận xét : 320 : 40 = 32 : 4 
* Đặt vấn đề cho việc đặt tính
* Yêu cầu thực hành đặt tính .
Tiểu kết : HS nắm cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
Hoạt động 2 : Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia .
- Ghi bảng : 32 000 : 400 = ?
* Tiến hành theo cách chia một số cho một tích
Lưu ý : cho HS nhận xét : 32000 : 400 = 320 : 4 
* Đặt vấn đề cho việc đặt tính
* Yêu cầu thực hành đặt tính .
- Lưu ý : Khi đặt phép tính theo hàng ngang , ta ghi : 32 000 : 400 = 80
- Nêu kết luận như SGK , lưu ý :
+ Xóa bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xóa bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia .
+ Sau đó thực hiện phép chia như thường. 
Tiểu kết : HS nắm cách chia trường hợp chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia.
Hoạt động 3: 
- Bài 1 :Tính
+ Yêu cầu HS tính trên phiếu.
+ Gọi 6 HS lên bảng chữa bài.
- Bài 2 a: Đố vui toán học.
+ Đưa ra đề bài .
+ Yêu cầu HS tính và nêu đáp án.
+ Yêu cầu HS nhận xét . Tuyên dương.
- Bài 3a: Giải toán
+ Phân tích đề và yêu cầu HS nêu cách giải.
+ Yêu cầu HS làm trên nháp.
+ Yêu cầu 1 HS chữa bài. 
* Nhấn mạnh phần : nhẩm theo cách xóa đều chữ số 0 ở SBC và SC, rồi tính chia trong bảng.
Tiểu kết : Vận dụng tính chất để tính toán .
Hoạt động lớp .
- 1 em tính ở bảng : 
320 : 40 = 320 : ( 10 x 4 )
 = 320 : 10 : 4 
 = 32 : 4
 = 8
- HS nhận xét : 320 : 40 = 32 : 4 
- Thực hành đặt tính: Có thể cùng xoá 1 chữ số 0 ở tận cùng của SBC và SC , rồi chia như thường.
- Một số HS đặt tính 
Hoạt động lớp . 
- 1 em tính ở bảng : 
32000 : 400 = 32000 : ( 100 x 4 )
 = 32000 : 100 : 4 
 = 320 : 4
 = 80
- HS nhận xét : 32000 : 400 = 320 : 4 . 
- Thực hành đặt tính: Xoá 2 chữ số 0 ở tận cùng của SBC và SC , rồi chia như thường.
- Một số HS đặt tính 
Hoạt động lớp . 
- Tự làm bài trên bảng, chữa bài .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
+ Chữa bài.
a) x = 640 b) x = 420
- Nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết .
- 1 em đọc đề bài .
- Các nhóm trao đổi để tóm tắt rồi tự tìm cách giải và chữa bài .
Đáp số : 90 toa và 60 toa
 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh các biểu thức ở bảng .
	- Nêu lại cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: (1’)
- Nhận xét lớp. 
	- Làm lại bài tập để củng cố kĩ năng. 
- Chuẩn bị : Chia cho số có hai chữ số.
 	Thứ ba, ngày 04 tháng 12 năm 2012
Chính tả 
Tiết 15: 	CÁNH DIỀU TUỔI THƠ.(SGK/147)
A. MỤC TIÊU:
	-Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.
	-Làm đúng BT2a, b hoặc BTCT do GV chọn.
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 2b , BT3 .
HS : - SGK, V2
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b- Bài cũ : Chiếc áo búp bê - 2 HS lên bảng, lớp viết vào nháp 3 từ có vần s/x.
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài Cánh diều tuổi thơ.
2. Các ...  hiện .
Tiểu kết : HS làm thành thạo các phép tính , thực hiện đúng thứ tự các phép tính .
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán .
- Bài 3 : Giải toán. HS khá giỏi.
* Yêu cầu bài .
* Yêu cầu HS thực hiện theo nhómtìm cách giải.
* Yêu cầu HS lên bảng chữa bài, chọn cách giải hay.
Tiểu kết : HS giải đúng bài toán lời văn .
Hoạt động lớp .
- Đặt tính rồi tính . 
- Nói cách làm.
- Lên bảng chữa bài. 
- Nêu lại quy tắc tính giá trị biểu thức rồi thực hiện .
- Lên bảng chữa bài. 
Hoạt động lớp .
+Thảo luận nhóm bốn.
- 1 em đọc đề bài .
- Các nhóm trao đổi để tóm tắt rồi tự tìm cách giải và chữa bài .
Vậy : Lắp được nhiều nhất 37 xe đạp và còn thừa 4 nan hoa .
Đáp số : 73 xe đạp , còn thừa 4 nan hoa
4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua thực hiện các phép tính ở bảng . 
 - Nêu lại cách chia cho số có hai chữ số .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét lớp.	
- Làm lại bài tập 2 / 78
	-Chuẩn bị: Chia cho số có hai chữ số ( TT)
.
Thứ sáu, ngày 07 tháng 12 năm 2012
Luyện từ và câu 
Tiết 30: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI.(SGK/151)
A. MỤC TIÊU:
	-Nắm được phép lịch sự hi hỏi chuyện người khác: biết thưa giử, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND Ghi nhớ).
	-Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III).
	* KNS CƠ BẢN CẦN GD:
	- Giao tiếp, thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp.
	- Lắng nghe tích cực.
B. CHUẨN BỊ:
GV - Bảng phụ kẻ các cột theo nội dung BT1,2( phần Luyện tập ) .
HS : - Từ điển, SGK, V4
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ: MRVT : Đồ chơi – Trò chơi - 2 em làm lại BT1 , 2 của tiết trước .
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
1.Giới thiệu bài: Giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác.
2. Các hoạt động:	
Hoạt động 1 : Nhận xét . 
- Bài 1 : Tìm câu hỏi trong khổ thơ. Tìm từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép.
- Bài 2 : Đặt câu hỏi giao tiếp phù hợp.
+ Giúp các em phân tích từng câu hỏi , nhận xét câu hỏi đã phù hợp chưa:
Câu hỏi với cô hoặc thầy giáo.
Câu hỏi với bạn
- Bài 3 : Nêu các câu hỏi không phù hợp khi giao tiếp. 
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Tiểu kết: HS hiểu tác dụng của câu hỏi vào mục đích khác .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
- Nhắc HS học thuộc .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
- Bài 1 : Tìm hiểu quan hệ và tính cách nhân vật trong hỏi đáp.
+ Dán 4 băng giấy ở bảng , phát bút dạ mời 4 em xung phong lên bảng thi làm bài – viết mục đích của mỗi câu hỏi bên cạnh từng câu .
+ Chốt lại lời giải đúng .
- Bài 2 : So sán và nhận xét câu hỏi của các bạn nhỏ hỏi cụ già.
+ Gọi HS đọc các câu hỏi trong đoạn trích.
+ Giải thích thêm về yêu cầu bài: trong đoạn có 3 câu hỏi các bạn hỏi nhau, 1 câu các bạn hỏi cụ già. Các em cần so sánh để thấy các bạn hỏi cụ già đã đúng chưa.
Tiểu kết: Vận dụng kiến thức làm bài tập 
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét, chốt bài đúng:
* Câu hỏi: Mẹ ơi con tuổi gì ?
* Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: Lời gọi _Mẹ ơi
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ, viết vào vở.
- Tiếp nối nhau đọc câu hỏi vừa đặt.
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ, trả lời câu hỏi 
Hoạt động lớp .
- 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK .
- Vài em nêu ví dụ nội dung cần ghi nhớ .
Hoạt động lớp , nhóm .
- 2 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT .
- Đọc thầm từng đoạn , suy nghĩ , trao đổi với bạn, viết vắn tắt ý trả lơì.
- Phát biểu:
a)Quan hệ thầy – trò:
* Thầy ân cần , trìu mến .
* Trò trả lời lễ phép.
b) Quan hệ thù địch:
* Tên sĩ quan hách dịch, xấc xược.
* Cậu bé trả lời trống không, căm ghét và khinh bỉ tên giặc 
- Cả lớp nhận xét , bổ sung .
- 1em đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm lại , 2 HS tìm đọc các câu hỏi trong đoạn trích.
- Đọc thầm từng đoạn , suy nghĩ , trao đổi với bạn, trả lơì. Phát biểu.
- Cả lớp nhận xét .
4. Củng cố : (3’) - Đọc lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu hỏi vào mục đích mình chọn .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học .
- Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ đồ chơi – trò chơi.
Tập làm văn 
 Tiết 30: 	QUAN SÁT ĐỒ VẬT.(SGK/153)
A. MỤC TIÊU:
	-Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặt điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND Ghi nhớ).
	-Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III).
B. CHUẨN BỊ:
GV 	- Tranh minh họa 1 số đồ chơi .
- Bảng phụ viết dàn ý tả 1 đồ chơi.
HS : - Giấy , bút làm bài KT .
C. LÊN LỚP:
1. Khởi động : Hát “Bạn ơi lắng nghe”
2. Bài cũ : Luyện tập miêu tả đồ vật.
- Thế nào là miêu tả ? Nêu lại dàn ý tả chiếc áo.
3- Bài mới : 
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài: Quan sát đồ vật 
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Nhận xét .
- Bài 1 : Quan sát và ghi lại những điều em quan sát.
+ Cho HS đọc yêu cầu bài và các gợi ý. 
+ Cho HS giới thiệu các đồ chơi mình mang đến lớp .
+ Quan sát đồ chơi mình chọn, ghi kết quả quan sát vào phiếu.
+ Tổ chức trình bày kết quả quan sát.
+ Cùng HS nhận xét .
- Chốt theo tiêu chí:
* Trình tự quan sát hợp lý.
* Giác quan sử dụng khi quan sát.
* Khả năng phát hiện những đặc điểm riêng.
- Bài 2 : Khi quan sát cần chú ý những gì?
+Nêu câu hỏi.
+ Tổ chức phát biểu.
+ Chốt lại : Khi quan sát một đồ vật , ta cần 
* Theo một trình tự hợp lí:
 Từ bao quát đến bộ phận. 
* Quan sát bằng nhiều giác quan.
* Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với đồ vật khác.
Tiểu kết : HS xác định đúng cách quan sát .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
Tiểu kết : HS rút ra được ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập Lập dàn ý.
- Viết đề bài.
- Gạch chân từ ngữ yêu cầu bài.
- Yêu cầu lập dàn ý vào vở 5.
- Chọn dàn ý hay nhất . Cho xem một ví dụ .
Tiểu kết : HS lập dàn ý tả đồ chơi .
Hoạt động lớp .
- 3 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT và các gợi ý .
- Giới thiệu các đồ chơi mình mang đến lớp.
- Đọc thầm lại yêu cầu bài và các gợi ý, quan sát đồ chơi em đã chọn, viết kết quả quan sát vào phiếu.
- Tiếp nối nhau trình bày kết quả quan sát.
- Lớp nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu BT.
- Dựa vào BT 1 suy nghĩ , trả lời câu hỏi.
- Phát biểu.
- Lớp bổ sung thống nhất ý kiến .
Hoạt động lớp .
- Vài em đọc ghi nhớ SGK .
Hoạt động nhóm đôi .
- Cả lớp đọc thầm đề bài.
- Làm vào vở .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn dàn ý đã làm .
- Lớp nhận xét .
4. Củng cố : (3’) - Nêu cách thức quan sát đồ vật.
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại , viết vào vở .
	- Chuẩn bị : Luyện tập giới thiệu địa phương.
Toán 
Tiết 75: 	CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tt).(SGK/83)
A. MỤC TIÊU:
	Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
B. CHUẨN BỊ:
GV - Phấn màu .
HS : - SGK.bảng con, V3
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b. Bài cũ : Luyện tập .
	- HS bắt thăm thực hiện một trong hai phép tính sau: 4647 :82 ; 4935 : 44
	- Nhận xét, cho điểm.
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài: Chia cho số có hai chữ số (tt) .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách chia .
a) Trường hợp chia hết : 
- Ghi phép chia ở bảng : 10105 : 43 = ?
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng:
 Tính từ trái sang phải .
* Có 3 lượt chia
* Ước lượng tìm thương trong mỗi lượt chia.
* Rồi tính theo 3 bước : chia , nhân , trừ nhẩm .
- Hướng dẫn thử lại. 128 x 43 = 10105 
- Chốt lại 
b) Trường hợp chia có dư :
- Ghi phép chia ở bảng : 26345 : 35 = ?
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng .
- Hướng dẫn thử lại. 752 x 35 + 25 = 26345
- Chốt lại.
Tiểu kết : HS nắm cách chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số với 2 trường hợp.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- Bài 1 :Đặt tính rồi tính
+ Yêu cầu HS tính trên bảng con
+ Lần lượt gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- Bài 2 : Giải toán. HS khá, giỏi.
+ Đưa ra đề bài .
+ Yêu cầu HS trao đổi theo cặp tính và nêu đáp án.
+ Yêu cầu HS nhận xét . 
+ Chữa bài. 
Hoạt động lớp .
- HS lên bảng, lớp làm vào phiếu.
 10105 43
 150 128
 215
 00
 10105 : 43 = 128 
- HS đọc lại cách đặt tính.
- Tiếp tục theo dõi . Một em lên bảng :
 26345 35
 184 752
 095
 25
26345 : 35 = 752 ( dư 25)
- HS đọc lại cách đặt tính.
Hoạt động lớp .
- Đặt tính rồi tính . 
- Lên bảng chữa bài - Nói cách làm.
- 1 em đọc đề bài . 
- Các nhóm trao đổi để tóm tắt rồi tự tìm cách giải.
- 2 cặp trình bày bài làm .
- Chọn cách giải tiện nhất.
4. Củng cố : (3’)	
- Nêu lại cách chia cho số có hai chữ số .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
-Nhận xét lớp. 
-Về làm lại bài 1 / 84
	-Chuẩn bị: Thương có chữ số 0.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an chuan 2013(4).doc