Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 34 năm 2012

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 34 năm 2012

Toán

ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TIẾP THEO )

I- Mục tiêu:

 Giúp HS ôn tập về:

 - Ôn tập về các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.

 - Rèn kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích.

 - Giải các bài toán về đơn vị đo diện tích.

II - Đồ dùng dạy – học:

 - Bảng nhóm.

III – Hoat động dạy – học:

 

doc 25 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 34 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 
Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2013
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TIẾP THEO )
I- Mục tiêu: 
 Giúp HS ôn tập về:
 - Ôn tập về các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. 
 - Rèn kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
 - Giải các bài toán về đơn vị đo diện tích.
II - Đồ dùng dạy – học:
 - Bảng nhóm.
III – Hoat động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
A – Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS chữa bài tập 2(172).
- Nhận xét cho điểm.
B – Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Ghi bảng .
2- HD HS ôn tập:
*Bài 1(172)
- GVyêu cầu HS nêu yêu cầu của bài 
- Cho HS làm bài, đọc bài trước lớp để chữa bài. 
- GV nhận xét cho điểm. 
 *Bài 2 (172)
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài 
- Cho HS tự làm bài.
- GV chữa bài yêu cầu HS giải thích cách đổi đơn vị của mình.
*Bài 3 (172)
- GV YC HS đọc đề nêu yêu cầu 
- GV nhắc HS chuyển đổi về cùng 1 đơn vị rồi mới so sánh. 
- GV chữa bài nhận xét.
*Bài 4 (172)
- Gọi HS đọc đề nêu cách làm.
- Cho HS làm bài.
- Chữa bài.
C – Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS học ở nhà và CB bài sau.
- HS chữa bài.
- HS nhận xét.
- HS làm vào vở bài tập.
- HS nối tiếp nhau đọc bài – Cả lớp theo dõi bài chữa của bạn để tự kiểm tra bài của mình.
HS làm bài thống nhất kết quả.
VD 15 m2 = 15 0000cm2
 103m2 = 10300 dm2
 2110 dm2 = 211000cm2 .....
- 2HS làm bảng ; HS lớp làm vở.
VD: 2m2 5dm2> 25dm2
 205 dm2
3dm2 5cm2 = 305 cm2
 305 cm2
- 1HS làm bảng ; HS lớp làm vở.
Giải : Diện tích của thửa ruộng là:
 64 x 25 = 1600(m2)
Số thóc thu được trên thửa ruộng là:
 1600 x 1 = 800 (kg) hay 8 tạ
 Đáp số : 8 tạ 
Tiết 4 Tập đọc
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I - Mục tiêu:
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó: người lớn, bốn trăm lần, não, nhà nước, sống lâu, chắc chắn
 - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.
 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: thống kê, thư giản, sảng khoái, điều trị
 - Hiểu nội dung bài: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Chúng ta cần phải luôn tạo ra xung quanh mình một cuộc sống vui vẻ, hài hước, tràn ngập tiếng cười.
II - Đồ dùng dạy – học:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A - Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài Con chim chiền chiện và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
B - Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài. GV giới thiệu như trong SGV.
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt), GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS1: Một nhà vănmỗi ngày cười 400 lần
+ HS2: Tiếng cười làlàm hẹp mạch máu.
HS3: Ở một số nướcsống lâu hơn.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và yêu cầu mô tả tranh.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải tìm hiểu nghĩa của các từ khó.
- 1 HS đọc phần chú giải thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài báo, trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK và tìm ý chính của mỗi đoạn.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong SGK.
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ Bài báo trên có mấy đoạn? Em hãy đánh dấu từng đoạn của bài báo?
+ Bài báo có 3 đoạn
+ Đoạn 1: Một nhà văncười 400 lần
+ Đoạn 2: Tiếng cười làhẹp mạch máu.
+ Đoạn 3: Ở một số nướcsống lâu hơn.
+ Nội dung chính của từng đoạn là gì?
- Nội dung từng đoạn:
+ Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài vật khác.
+ Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
+ Đoạn 3: Những người có tính hài hước chắc chắn sẽ sống lâu hơn.
- Nhận xét, kết luận ý chính của mỗi đoạn và ghi lên bảng.
+ Người ta đã thống kê được số lần cười ở người như thế nào?
+ Người ta đã thống kê được, một ngày trung bình người lớn cười 6 lần, mỗi lần kéo dài 6 giây, trẻ em mỗi ngày cười 400 lần.
+ Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
+ Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng dến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt thư giãn thoải mái, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn.
+ Nếu luôn cau có hoặc nổi giận sẽ có nguy cơ gì?
+ Nếu luôn cau có hoặc nổi giận sẽ có nguy cơ bị hẹp mạch máu.
+ Người ta tìm ra cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
+ Người ta tìm ra cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.
+ Em rút ra được điều gì từ bài báo này? Hãy chọn ý đúng nhất.
+ Cần biết sống một cách vui vẻ.
+ Tiếng cười có ý nghĩa như thế nào?
+ Tiếng cười làm cho con người khác động vật. Tiếng cười làm cho con người thoát khỏi một số bệnh tật, hạnh phúc, sống lâu.
- 2 HS nhắc lại ý chính.
c) Đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- 3 HS đọc thành tiếng. HS cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2.
+ Treo bảng phụ có đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Theo dõi GV đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cmả.
+ Gọi HS đọc diễn cảm.
+ 3 HS thi đọc.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
C - Củng cố - dặn dò:
- Bài báo khuyên mọi người điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại nội dung bài báo cho người thân nghe.
Tiết 5 Toán (Ôn )
LUYỆN TẬP DẠNG TOÁN TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG (HIỆU) 
VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu: 
 - Giúp HS củng cố kiến thức đã học về Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
 - Rèn kĩ năng thực hành vẽ sơ đồ, giải toán.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị: 
 - Sách tham khảo : 500 bài tập cơ bản và nâng cao 4.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
HĐ 1: GV nêu yêu cầu giờ học:
HĐ 2: Định hướng nội dung ôn tập:
- Nêu cách giải toán Tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số.
- Vận dụng thực hành.
HĐ 3: Hướng dẫn thực hành, chữa bài luyện tập:
- GV tổ chức cho HS thực hành theo đối tượng, cho HS chữa bài theo trình độ.
Bài 1: Tìm hai số biết tổng của chúng là 60 , tỉ số giữa hai số là .
GV cho HS vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán, giải toán, nêu các bước giải toán.
Bài 2: Hiệu số tuổi của hai mẹ con là 32. Cách đây 2 năm tỉ số tuổi của hai mẹ con là . Tính số tuổi hiện nay của mỗi người.
Bài 3: Chu vi của hình chữ nhật là 280 cm. Tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng là . Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 4: Bố 40 tuổi. Tèo 10 tuổi. Bao nhiêu năm nữa thì tuổi bố gấp hai lần tuổi Tèo? (Không bắt buộc với mọi đối tượng HS).
* Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống bài nhận xét tiết học.
Hoạt động học
- HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
- HS nêu các bước gải toán.
- HS KG nêu ví dụ minh hoạ.
- HS đọc, xác định yêu cầu đề, thực hành làm bài tập, chữa bài.
*Kết quả :
Bài 1 :
Tổng số phần bằng nhau là :
4 + 1 = 5 (phần)
Số thứ nhất là :
60 : 5 x 1 = 12
Số thứ hai là :
60 – 12 = 48
 ĐS: STN 12; Số thứ hai 48
Bài 2 : Hiệu số tuổi của hai mẹ con luôn là 32 tuổi.
Tính tuổi của mẹ (con) cách đây 2 năm. Tính tuổi hiện tại của mỗi người.
Bài 3 : Tính tổng của chiều dài và chiều rộng - giải toán tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số, tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 4 : Tính tuổi bố (con) khi bố gấp hai lần tuổi con., tính khoảng thời gian: Tuổi bố (con) trong tương lại trừ tuổi bố (con) hiện tại.
Tiết 8 Khoa học
ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT.
I- Mục tiêu:
 - HS được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS biết: 
 - Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật .
 - Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học. 
II- Đồ dùng dạy- học: 
 - GV: Hình minh hoạ trang 134, 135, 136, 137 Sgk.
 - HS: Giấy, bút vẽ.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
A- Kiểm tra bài cũ: không
B- Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích của bài học.
2. Nội dung bài dạy:
* Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn.
Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ ) mối quan hệ về thức ăn của một số nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã.
Cách tiến hành: 
 Bước 1: Làm việc cả lớp. 
- GV hướng dãn HS tìm hiểu các hình trang 134,135 Sgk thông qua câu hỏi:
+ Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật 
được bắt đầu bằng sinh vật nào? 
 Bước 2 : Làm việc theo nhóm.
 - GV chia nhóm 
 Bước 3 : 
 - GV đặt câu hỏi: 
 + So sánh sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của. 
một nhómvật nuôi,cây trồng và động vật 
sống hoang dã vơi sơ đồ về chuỗi thức ăn đã học ở các bài trước, em có nhận xét gì? - GV giảng : Trong sơ đồ mối quan hệ về 
thức ăn của một nhóm vật nuôi , cây trồng 
và động vật sống hoang dã ta thấy có nhiều mắt xích hơn.
 Cụ thể là: 
 + Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều 
loài vật khác nhau cùng là thức ăn của một 
số loài vật khác. 
 + Trên thực tế, trong tự nhiên mối quan hệ. 
- Về thức ăn giữa các sinh vật còn phức tạp hơn nhiều, tạo thành lưới thức ăn. 
- GV kết luận sơ đồ mối quan hệ thức ăn đúng. 
 3. Tổng kết dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Dặn CB cho giờ sau. 
- HS TL.
 - HS lấy giấy và bút vẽ.
 - HS làm việc theo nhóm, các em
 cùng tham gia vẽ sơ đồ mối quan 
 hệ về thức ăn của một nhóm vật 
 nuôi, cây trồng và động vật sống
 hoang dã bằng chữ. 
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn 
 lần lượt giải thích sơ đồ.
 Các nhóm treo sản phẩm và cử 
 đại diện trình bày trước lớp.
- HS TL .
-----------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2013
Tiết 1 Tập đọc
 ĂN MẦM ĐÁ
I- Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: tương truyền, lối nói, dân lành, món lạ, ninh, đói lả, lấy làm lạ, gió lớn 
- Đọc trôi chảy toàn bài. 
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui, hóm hỉnh. Phân biệt được lời của từng nhân vật trong truyện. 
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: tương truyền, thời vua Lê - chúa Trịnh, túc trực, dã vị.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa: No thì chẳng có  ...  HS ôn tập lại kiến thức Lịch sử của năm học để chuẩn bị thi.
 - Hệ thống quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến thế kỉ XIX.
 - Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. 
 - Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
 - Giáo dục học sinh có ý thức học tốt môn học.
II- Chuẩn bị: 
 - HS: Nội dung ôn
 - GV: Ôn lại kiến thức đã học.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A - Kiểm tra bài cũ: không
B - Bài mới:
a. Giới thiệu bài , ghi bảng.
b. Hướng dẫn HS ôn tập.
- GV chia mốc thời gian cho HS ôn tập
1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước:
 ( Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN).
- GV hướng dẫn:
2. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập: 
(Từ năm 179 TCN đến năm 983 ).
3. Buổi đầu độc lập:
(Từ năm 938 đến năm 1009).
4. Nước Đại Việt thời Lý:
( Từ năm 1009 đến 1226)
5. Nước Đại Việt thời Trần:
( Từ năm 1226 đến năm 1400)
6. Nước Đại Việt thời Hậu Lê: 
(Thế kỷ xv)
7. Nước Đại Việt thế kỷ XVI – XVIII:
8. Buổi đầu thời Nguyễn:
 ( Từ năm 1802 đến 1858).
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Bài: 1 Nước Văn Lang
 2 Nước Âu Lạc
- Học sinh ôn bài
 Từ bài 3 đến bài 6 
(Làm tương tự)
Từ bài 7 đến bài 8
( làm tương tự )
Từ bài 9 đến bài 11
( làm tương tự)
Từ bài 12 đến bài 15
( Làm tương tự)
Từ bài 16 đến bài 20
Từ bài 21 đến bài 26
Từ bài 26 đến bài 29
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- H/s chuẩn bị thi định kỳ.
---------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2013
Toán
ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ 
I- Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
 - Giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - Rèn kỹ năng chia cho HS.
 - HS có ý thức cẩn thận chính xác khi làm bài.
II - Đồ dùng dạy – học:
 - Bảng phụ, vở toán.
III - Hoat động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
A – Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS chữa bài tập 5 (175).
- Nhận xét cho điểm.
B – Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2- HD HS ôn tập:
*Bài 1(175):
- GVyêu cầu HS nêu yêu cầu của bài 
- Cho HS nêu cách tính tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó -Cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét cho điểm. 
 *Bài 2 (175):
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài. 
- Cho HS làm bài.
- GV chữa bài.
*Bài 3 (175):
- GV YC HS đọc đề nêu yêu cầu. 
- YC HS nêu cách làm và làm bài . . 
- GV chữa bài nhận xét.
*Bài 5 (175):
- Gọi HS đọc đề nêu cách làm.
- Cho HS làm bài.
- Chữa bài.
C – Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS học ở nhà và CB bài sau
BTVN 4 (175).
- HS chữa bài.
- HS nhận xét.
- HS nêu: Số bé = (Tổng – Hiệu ) : 2
 Số lớn = (Tổng + Hiệu ): 2
- 1HS làm bảng, HS lớp làm vở.
- 1HS làm bảng; HS lớp làm vở.
Giải :Đội thứ hai trồng được số cây là:
 (1375 – 285 ) : 2 = 545 ( cây )
Đội thứ nhất trồng được số cây là:
 1375 – 545 = 830 ( cây)
Đáp số: Đội 1 : 830 cây , Đội 2:545 cây
- HS làm bảng; HS lớp làm vở.
Giải: Nửa chu vi là : 530 : 2= 265 (m)
Chiều rộng của thửa ruộng là:
 (265 - 47 ) : 2 = 109 (m)
Chiều dài của thửa ruộng là:
 265 – 109 = 156 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
 156 x 109 = 17004 (m)
 Đáp số: 17004 m.
- HS làm vào vở.
(HS tìm tổng là 999 và hiệu là 99)
-------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
 ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I- Mục tiêu:
 - Hiểu nội dung và yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước.
 - Điền đúng nội dung trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước.
II- Đồ dùng dạy – học:
 - Điện chuyển tiền đi và Giấy đặt mua báo chí trong nước.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc lại thư chuyển tiền đã hoàn chỉnh.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS nhận xét.
- Nhận xét chung.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích bài học.
2- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Trong trường hợp bài tập nêu ra, ai là người gửi, ai là người nhận?
- Người gửi là mẹ em, người nhận là ông em.
- Hướng dẫn
- Lắng nghe và quan sát vào điện chuyển tiền để theo dõi cách viết.
- Yêu cầu 1 HS giỏi làm mẫu
- 1 HS đọc điện chuyển tiền đã hoàn thành.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Làm bài tập.
- Gọi HS đọc điện chuyển tiền đã hoàn thành.
- 3 đến 5 HS đọc bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài.
- Phát giấy đặt mua báo chí trong nước cho từng HS.
- 1 HS đọc thành tiếng Giấy đặt mua báo trong nước.
- Hướng dẫn HS cách điền.
Khi đặt mua báo chí các cần ghi rõ các mục sau:
- Lắng nghe và theo dõi vào phiếu cá nhân.
- Tên đọc giả:ghi rõ họ và tên của người đặt mua báo.
- Địa chỉ: Địa chỉ hiện ở của người đặt mua và thường xuyên nhận báo.
- Ghi theo chiều ngang của từng dòng: tên báo, thời gian từ tháng mấy đến tháng mấy trong năm (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng) số lượng 1 kì là một tờ hay mấy tờ, giá tiền một tháng và giá tiền tổng cộng trong các tháng đặt mua.
- Cộng số tiền các loại báo đã mua bằng số.
- Mục thành tiền viết tổng số tiền bằng chữ.
- Ghi rõ ngày, tháng, năm đặt mua.
- Phần cuối nếu là mua cho cá nhân thì chỉ ghi ở bên trái và ký tên. Nếu mua cho Công ty hay cơ quan Nhà nước thì phải thêm chữ ký của kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị và đóng dấu
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét bài làm của HS.
C- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách viết các loại giấy tờ in sẵn vì đó là những giấy giờ rất cần thiết cho cuộc sống.
-----------------------------------------------------------------
Đạo đức
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ
I. Mục tiêu:
 Học xong bài này, HS có khả năng:
 - Nêu được ích lợi của lao động, biết được ý nghĩa của lao động.
 - Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả 
năng của bản thân.
 - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
 - Giáo dục cho HS ý thức chăm lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ chép BT 5
- HS: Giấy vẽ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải yêu lao động?
- GV nhận xét đánh giá, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích của bài học.
2. Nội dung bài giảng
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi ( BT 5, Sgk).
- GV gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
* Hoạt động 2: HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ.
- GV nhận xét, khen những HS vẽ tranh đẹp.
* GV kết luận chung: 
- LĐ là vinh quang. Mọi người càn phải LĐ vì bản thân, gia đình và xã hội.
- Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Dặn HS thực hiện mục thực hành trong Sgk.
- 2 HS trả lời, các em khác nhận xét bổ sung.
- HS trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi.
- HS vẽ tranh về công việc mà các em yêu thích ( BT 3,4,6 ) Sgk Treo tranh vẽ và giới thiệu tranh của mình.
- Cả lớp nhận xét, thảo luận.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc lại ghi nhớ.
Toán ( Ôn )
GIẢI BÀI TẬP TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG - ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC.
I- Mục tiêu:
 - Ôn tập củng cố cho HS về tìm số trung bình cộng – cách tính diện tích một số hình đã học.
 - Rèn kĩ năng tính và trình bày cho HS.
 - HS có ý thức ôn bài.
II- Chuẩn bị:
 - Thầy: Nội dung ôn.
 - Trò: Ôn lại kiến thức đã học.
III- Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ:
- YC HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng.
- GV nhận xét cho điểm.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu: GV nêu mục đích của bài học.
2- Bài mới:
- GV YC HS đọc và làm bài tập 2; 3; 4; 5; 14; 15; 16; 19; 20 (của tuần 34 ) vở bài tập trắc nghiệm toán 4.
- GV nhận xét hướng dẫn, củng cố cho HS về tìm số trung bình cộng; giải các bài tập về hình học cố liên quan đến tìm số trung bình cộng.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống bài nhận xét tiết học.
- YC HS về nhà tiếp tục ôn.
- HS nêu, các em khác nhận xét bổ sung.
- HS đọc bài và làm bài.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- HS chữa bài.
Tiết 7 Tiếng Việt
ÔN CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I - Mục tiêu: 
 - HS nắm được ưu, khuyết điểm trong mỗi bài làm, biết sửa lỗi trong bài.
 - Rèn kĩ năng thực hành, nghe, phân tích và sửa lỗi.
 - Giáo dục ý thức thi đua, vươn lên trong học tập.
II - Chuẩn bị : 
 - Hệ thống kết quả bài làm của học sinh.
III - Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài : 
- GV cho HS nhắc lại nội dung đề bài KT tiết trước.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Nội dung chính :
Hoạt động học
- HS nhắc lại đề bài và yêu cầu khi làm bài.
- Các em khác nhận xét bổ sung.
a, Giáo viên nêu yêu cầu giờ trả bài.
b, GV trả bài cho HS, nhận xét chung kết quả bài làm :
c, GV tổ chức cho HS đọc bài, nêu lỗi viết trong bài, đề xuất cách sửa lỗi.
GV cùng HS sửa lỗi :
- Đọc lại bài làm, lời phê của cô giáo trong bài, đọc chỗ mắc lỗi.
- Nêu nội dung từng phần?
- Tham gia chữa lỗi chung.
- Tự chữa lỗi của bài làm.
- Đổi bài cho bạn để cùng chữa lỗi .
GV cho HS nói lại từng phần của bài văn miêu tả sau khi đã sửa lỗi. VD : 
** Lỗi ngữ pháp : VD : Vườn nhà bà em trồng rất nhiều loại cây. Cây na, cây ổi, cây xoài. Nhưng em thích nhất là cây ổi trồng cạnh bờ ao.
***Lỗi trình bày: Các đoạn văn liền mạch, không tách đoạn theo nội dung.
d, Giới thiệu bài văn tham khảo (Bài văn đạt điểm khá giỏi của lớp hoặc của HS năm trước).
C- Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét về tinh thần thái độ học tập.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học.
* Kết quả : Giỏi : Trung bình : 
 Khá :	 Yếu: 
- HS đọc lại bài, thực hiện yêu cầu của GV, chữa bài trong VBT, nêu lỗi viết trong bài, cách sửa lỗi, giúp bạn cùng sửa lỗi.
- Mở bài : Giới thiệu đối tượng miêu tả.
- Thân bài : Tả theo thời kì phát triển hoặc tả từng bộ phận.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ cây được miêu tả.....
VD : Vườn nhà bà em trồng rất nhiều loại cây : nào na, nào ổi, nào xoài. Nhưng em thích nhất là cây ổi trồng cạnh bờ ao.
Chia đoạn theo bố cục bài văn : Mở bài, thân bài, kết luận.
- HS đọc bài văn tham khảo.
- HS chọn một đoạn văn trong bài , viết lại cho hay hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an CKTKN Lop 4 Tuan 34.doc