Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 5 năm 2010

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 5 năm 2010

TUẦN 5

Ngày soạn: 23.9.2010

Ngày dạy: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010

Tập đọc:

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG.

I. Mục tiêu:

1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: gieo trồng, chăm sóc, nô nức, lo lắng, sững sờ, luộc kĩ, dõng dạc,

- Đọc trôi chảy được toàn bàI. ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bàI. thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

2. Đọc – hiểu.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.

- Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc sgk.

- Bảng viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 20 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 5 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn: 23.9.2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Tập đọc:
Những hạt thóc giống.
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: gieo trồng, chăm sóc, nô nức, lo lắng, sững sờ, luộc kĩ, dõng dạc,
- Đọc trôi chảy được toàn bàI. ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bàI. thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
2. Đọc – hiểu.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc sgk.
- Bảng viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(2) Hát.
2. Kiểm tra bài cũ( 3 )
- Đọc thuộc lòng bài thơ Tre Việt Nam.
- Bài thơ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp nào của ai?
3. Bài mới(30)
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Chia đoạn: 4 đoạn.
-Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp
- GV chú ý sửa phát âm, ngắt giọng cho HS.
- GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
Đoạn 1:- Nhà vua làm cách nào để tìm người trung thực?
- Những hạt thóc giống của vua có nảy mầm được không? Vì sao?
- Tại sao vua lại giao cho mọi người mang thóc đó đi gieo? Vua có mưu kế gì trong việc này?
Đoạn 2:
- Theo lệnh vua. chú bé Chôm đã làm gì?
Kết quả ra sao?
- Đến kì nộp thóc cho vua chuyện gì đã xảy ra?
- Hành động của cậu bé Chôm có gì khác mọi người?
Đoạn 3:
- Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói?
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
Đoạn 4:
- Nhà vua đã nói như thế nào?
- Vua khen cậu bé Chôm những gì?
- Cậu bé Chôm được hưởng những gì nhờ tính thật thà dũng cảm của cậu?
- Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý.
- Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
c, Đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện muốn nói với ta điều gì?
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nên bảng.
- HS nêu.
- Chia đoan.
- HS nối tiếp đọc đoạn trước lớp 2 -3 lượt.
- HS đọc đoạn theo nhóm 4.
- Một vài nhóm đọc trước lớp.
- HS chú ý nghe GV đọc mẫu.
- Nhà vua chọn người trung thực để truyền ngôi.
- Phát cho mỗi người một thong thóc đã luộc kĩ và truyền cho mọi người đem về gieo, hết mùa ai không có thóc sẽ bị phạt.
- Những hạt thóc đó không nảy mầm được vì đã chín rồi.
- Vì vua muốn tìm người trung thực.
- HS đọc đoạn 2.
- Chôm gieo trồng, em dốc công chăm sóc mà thóc vẫn không nảy mầm
- Mọi người nô nưc đem thóc về kinh đô còn Chôm không có thóc, em lo lắng thành thật tâu vua.
- HS đọc đoạn 3.
- Mọi người sững sờ, ngạc nhiên vì lời thú tội của Chôm. Mọi người lo lắng vì nghĩ có lẽ Chôm sẽ nhận được sự trừng phạt.
 - HS đọc đoạn 4.
- Vua nói sự thật là thóc dã luộc chín rồi.
- Vua khen Chôm trung trhực, dũng cảm.
- Chôm được vua truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
- HS nêu.
- Nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm.
----------------------------------------------------- 
Toán:
Luyện tập.
I. Mục tiêu
- Củng cố về số ngày trong các tháng của năm.
- Biết: năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày.
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
- Củng cố bài toán tìm một phần mấy của một số.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức(2) Hát
2. Bài mới(30)
3.1. Giới thiệu bài:
3.2.Hướng dẫn luyện tập:
Mục tiêu: Củng cố về đơn vị đo thời gian.
Bài 1: 
- Những tháng có 30, 31. 28 hoặc 29 ngày là những tháng nào?
- Năm nhuận tháng 2 có 29 ngày.
- Năm thường tháng 2 có 28 ngày.
- Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Chữa bàI. nhận xét.
Bài 3:
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bàI. nhận xét.
Bài 4: 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Chữa bàI. nhận xét.
Bài 5: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bàI. nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò(5)
- Hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Tháng có 30 ngày: 4,6,9,11.
- Tháng có 31 ngày: 1.3.5,7,8,10,12.
- Tháng có 28 hoặc 29 ngày: 2.
- Năm nhuận có 366 ngày.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
3 ngày = 72 giờ.
4 giờ = 240 phút.
8 phút = 480 giây.
ngày = 480 phút.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
a.Quang Trung đại phá quân thanh vào năm 1789 vào thế kỉ 18.
b.Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi vào năm 1980, như vậy Nguyễn Trãi sinh năm 1386 và thuộc thế kỉ 14.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS xác định yêu cầu của bài.
- HS tóm tắt va giải bài toán.
- HS xác định yêu cầu của bài.
Tóm tắt:
Bình chạy: phút
Nam chạy: phút
Hỏi ai chạy nhanh hơn?
Bài giải:
Đổi phút = 30 giây.
 phút= 25 giây
Vậy Nam chạy nhanh hơn Bình là.
 30 – 25 = 5 ( giây )
 Đáp số : 5 giây.
- HS xác định câu trả lời đúng
---------------------------------------------------- 
Chính tả: (Nghe – viết )
Những hạt thóc giống.
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng, đẹp đoạn văn từ: “ Lúc ấyHiền minh” trong bài Những hạt thóc giống.
- Làm đuúng bài tập chính tả phân biệt tiêngc có âm đầu l/n hoặc en/eng.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- GV đọc một số từ để HS viết.- Nhận xét.
3. Bài mới (30)
3.1. Giới thiệu bài:
3.2.Hướng dẫn nghe – viết chính tả:
- Đọc đoạn viết.
- Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
- Vì sao người trung thực là người đáng quý?
- Hướng dẫn HS viết các từ khó.
- GV lưu ý HS cách trình bày bài viết.
- GV đọc chấm, rõ từng câu, cụm từ để cho HS nghe – viết .
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- GV thu một số bài để chấm, chữa lỗi.
3.3., Luyện tập:
Bài 2: Tìm những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng l hoặc n điền vào đoạn văn.
- Chữa bàI. nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò (5)
- Hướng dẫn luyện viết thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nghe đoạn viết.
- HS đọc lại đoạn viết.
- Chọn người trung thực để truyền ngôi.
- HS nêu.
- HS luyện viết một số từ khó viết.
- HS chú ý nghe GV đọc để viết chính tả.
- HS soát lỗi.
- HS chữa lỗi.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tìm các chữ: lờI. nộp, lần, làm, lâu, lòng, làm.
------------------------------------------------ 
Chiều
Toán:
Luyện tập.
I. Mục tiêu
- Củng cố về số ngày trong các tháng của năm.
- Biết: năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày.
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
- Củng cố bài toán tìm một phần mấy của một số.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức(2) Hát
2 luyện tập:
Mục tiêu: Củng cố về đơn vị đo thời gian.
Bài 1: 
- Những tháng có 30, 31. 28 hoặc 29 ngày là những tháng nào?
- Năm nhuận tháng 2 có 29 ngày.
- Năm thường tháng 2 có 28 ngày.
- Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Chữa bàI. nhận xét.
Bài 3:
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bàI. nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò(5)
- Hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Tháng có 30 ngày: 4,6,9,11.
- Tháng có 31 ngày: 1.3.5,7,8,10,12.
- Tháng có 28 hoặc 29 ngày: 2.
- Năm nhuận có 366 ngày.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
3 ngày = 72 giờ.
4 giờ = 240 phút.
8 phút = 480 giây.
ngày = 480 phút.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
a.Quang Trung đại phá quân thanh vào năm 1789 vào thế kỉ 18.
b.Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãivào năm 1980, như vậy Nguyễn Trãi sinh năm 1386 và thuộc thế kỉ 14.
----------------------------------------------------- 
Tập đọc:
Luyện đọc: Những hạt thóc giống.
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: gieo trồng, chăm sóc, nô nức, lo lắng, sững sờ, luộc kĩ, dõng dạc,
- Đọc trôi chảy được toàn bàI. ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bàI. thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
2. Đọc – hiểu.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(2) 
2. Bài mới(30)
a. Luyện đọc:
- Chia đoạn: 4 đoạn.
-Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp
- GV sửa phát âm, ngắt giọng cho HS.
- GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
c, Đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện muốn nói với ta điều gì?
- Chuẩn bị bài sau.
- Nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm.
----------------------------------------------------- 
Lịch sử
Nước ta dưới ách đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc.
I. Mục tiêu:
- HS biết từ năm 179 TCN đến năm 938 nước ta bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ.
- Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương bắc đối với nhân dân ta.
- Nhân dân ta không cam chụi làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:- Phiếu học tập của học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(2) Hát
2. Kiểm tra bài cũ(3)
- Nêu hiểu biết của em về nhà nước Âu Lạc?
3. Bài mới(30)
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:
- GV phát phiếu cho HS
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nêu
- HS đọc yêu cầu .
- HS làm việc cà nhân hoàn thành phiếu.
 Thời gian
Các mặt 
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179 TCN đến năm 938.
Chủ quyền
Kinh tế
Văn hoá.
Là một nước độc lập.
Độc lập và tự chủ.
Có phong tục tập quán riêng.
Trở thành quận, huyện của phong kiến phương Bắc.
Phải theo phong tục người Hán, học chữ Hán, nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc.
2.3. Các cuộc khởi nghĩa:
- Tổ chức cho HS làm việc với phiếu học tập
- N ... i sao không nên ăn mặn?
4. Củng cố, dặn dò(5)
- Tại sao phải sử dụng hợp lí các chất béo và muối?- Chuẩn bị bài sau.
- 2HS
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS nêu các thức ăn chứa nhiều chất béo.
- HS phân loại .
- HS nêu lí do cần ăn phối hợp 
- HS lưu ý.
- HS nêu.
- Nên ăn muối có bổ sung iốt.
- HS nêu
----------------------------------------------------------
Đạo đức:
Biết bày tỏ ý kiến. (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nhận thức được: Các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, ở nhà trườ.
- Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
II. Tài liệu và phương tiện:- Bộ thẻ (xanh, đỏ, trắng)- Đồ dùng hoá trang để điễn tiểu phẩm.
III. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức(2)
2.Kiểm tra bài cũ(3)
- Nêu một số tấm gương vượt khó trong học tập?- Nhận xét.
3.Bài mới(30)
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Trò chơi “diễn tả”
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mỗi nhóm thảo luận về một bức tranh.
- ý kiến của cả nhóm có giống nhau không?
- GV Mỗi người có thể có ý kiến, nhận xét khác nhau về cùng sự vật.
3.3. Hoạt động thảo luận nhóm:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi sgk.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc liên quan đến bản thân em, đén lớp em,?
- GV kết luận: Nên bày tỏ ý kiến để mọi người xung quanh hiểu khả năng, mong muốn, nhu cầu, ý kiến của mình điều đó rất có lợi 
Mỗi ngườI. mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình.
3.4. Thảo luận nhóm bài tập 1 sgk.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Kết luận: Việc làm của Dung là đúng, còn việc làm của Hồng và Khánh là không đúng
3.5. Tổ chức cho HS bày tỏ ý kiến–Bài tập 2:
- hướng dẫn HS bày tỏ ý kiến thông qua màu sắc thẻ.
- Yêu cầu HS giải thích lí do lựa chọn.
- GS kết luận: ý kiến đúng: a.b.c,d.
* Ghi nhớ sgk.
4. Củng cố, dặn dò (5)
- Thực hiện yêu cầu bài tập 4.
- Tập tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa.- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu
- HS thảo luận nhóm.
- HS chơi trò chơi.
- HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sgk.
- HS nêu.
- HS chú ý nghe.
- HS thảo luận giải quyết bài tập.
- HS bày tỏ ý kiến ở mỗi tình huống.
- HS giải thích lí do lựa chọn.
-------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 27.9.2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
Toán
Biểu đồ
I. Mục tiêu:- Làm quen với biểu đồ tranh vẽ.- Bước đầu biết cách đọc biểu đồ tranh vẽ.
II. Đồ dùng dạy học.- Biểu đồ Các con của 5 gia đình.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Cách tìm số TBC của các số?
3.Bài mới (30)
3.1.Giới thiệu bài:
3.2.Tìm hiểu biểu đồ Các con của 5 gia đình
- GV giới thiệu biểu đồ.
- Biểu đồ gồm mấy cột, mỗi cột cho biết gì?
- Biểu đồ cho biết các con của của gia đình nào?
- Gia đình Cô Mai có mấy con, con trai hay gái? ( tương tự hỏi với các gia đình khác)
- Gia đình có một con gái là gia đình nào?
- Gia đình có một con trai là gia đình nào?
3.3. Luyện tập:
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc biểu đồ.
Bài 1: Biểu đồ Các môn thể thao khối lớp 4 tham gia.
- Hướng dãn HS nhìn vào biểu đồ trả lời các câu hỏi.
- Chữa bàI. nhận xét.
Bài 2: Biểu đồ Số thóc gia đình bác Hà đã thu hoạch được.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bàI. nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò (5)
- Hướng dẫn luyện tập thêm:đọc các biểu đồ khác .
- Chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát biểu đồ, nhận xét.
+ Biểu đồ có 2 cột
+ Cột bên trái: Tên các gia đình.
+ Cột bên phải: Số con, con của mỗi gia đình là trai hay gái.
- Biểu đồ cho biết các con của gia đình cô maI. cô lan, cô Hồng, cô Đào, cô Cúc.
- Gia đình cô Mai có 2 con, con gáI.
- Gia đình có một con gái là gia đình cô Đào, cô Hồng.
- Gia đình có một con trai là gia đình cô Lan, cô Hồng.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát biểu đồ.
- Những lớp được nêu trong biểu đồ là 4a. 4b.4c.
- Khối lớp 4 tham gia 4 môn thẻ thao: bơI. nhảy dây, cờ vua. đá cầu.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, HS lên bảng làm bài.
a. Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch được năm 2002 là:
 10 x 5 = 50 (tạ)
 đổi 50 tạ = 5 tấn.
b. Năm 2000 gia đình bác thu hoạch được:
 4 x 10 = 40 ( tạ )
 Năm 2002 gia đình bác thu hoạch hơn năm 2000 là: 50 – 40 = 10 ( tạ )
c, Năm 2001 gia đình bác thu hoạc được số thóc là: 3 x 10 = 30 ( tạ)
Cả 3 năm gia đình bác thu hoạch được là:
 50 + 40 + 30 = 120 ( tạ )
 Đáp số:
---------------------------------------------------- 
Tập làm văn:
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
I. Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
- Viết được những đoạn văn kể chuyện: lời lẽ hấp đãn, sinh động, phù hợp với cốt truyện và nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ hai mẹ con và bà tiên sgk trang 54.- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(2)
 2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Cốt truyện là gì?
- Cốt truyện gồm những phần nào?
3. Bài mới (30)
3.1.Giới thiêụ bài:
3.2. Phần nhận xét:
Bài 1: Nêu sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Mỗi sự việc chính được kể trong đoạn văn nào?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 2:
-Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn?
- ở đoạn 2. em có nhận xét gì về dấu hiệu này?
Bài 3: Nhận xét về:
- Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện?
- Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
- GV: Mỗi bài văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc được viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Khi hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
3.3. Ghi nhớ: sgk.
- Tìm một đoạn văn bất kì trong bài tập đọc, kể chuyện và chỉ ra sự việc được nêu trong đoạn văn.
3.4. Luyện tập:
- Viết tiếp phần còn thiếu vào đoạn 3 để cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên hoàn chỉnh.
- Câu chuyện kể lại chuyện gì?
- Đoạn nào hoàn chỉnh,đoạn nào còn thiếu?
- Đoạn 1 kể chuyện gì?
- Đoạn 2 kể sự việc gì?
- Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
- Theo em phân thân đoạn kể lại gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò (5)
- Viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống.
- HS thảo luận nhóm.
+ Sự việc1:
+ Sự việc 2:
+ Sự việc 3:
- Nêu yêu cầu.
- Mở đầu: đầu dòng lùi vào một chữ, chữ cái đầu dòng viết hoa.
Kết thúc: chấm xuống dòng.
- Đoạn 2: Khi viết hết lời thoại cũng xuống dòng, nhưng không phải là hết đoạn văn.
- HS nêu yêu cầu.
- Mỗi đoạn văn kể về một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt truyện.
- Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.
- HS nêu ghi nhớ sgk.
- HS tìm và nêu đoạn văn.
- HS nêu yêu cầu.
- Kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực thật thà.
- Đoạn 1.2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
- HS nêu
- HS viết hoàn chỉnh đoạn văn.
--------------------------------------------------------- 
Tập làm văn:
Luyện :Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
I. Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
- Viết được những đoạn văn kể chuyện: lời lẽ hấp đãn, sinh động, phù hợp với cốt truyện và nhân vật.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(2)
2. Luyện tập:
- Viết tiếp phần còn thiếu vào đoạn 3 để cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên hoàn chỉnh.
- Câu chuyện kể lại chuyện gì?
- Đoạn nào hoàn chỉnh,đoạn nào còn thiếu?
- Đoạn 1 kể chuyện gì?
- Đoạn 2 kể sự việc gì?
- Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
- Theo em phân thân đoạn kể lại gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (5)
- Viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu.
- Kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực thật thà.
- Đoạn 1.2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
- HS nêu
- HS viết hoàn chỉnh đoạn văn.
--------------------------------------------------------- 
Khoa học:
Ăn nhiều rau và quả chín. 
Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
I. Mục tiêu:
- HS có thể giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
- nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
- Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Đồ dùng dạy học:- Hình sgk trang 22. 23.- Sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối.
- HS chuẩn bị theo nhóm: một số rau, quả ( tươi và héo úa), một số đồ hộp hoặc vỏ hộp.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức(2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Tác dụng của chất béo và muối ăn đối với cơ thể?
- Tại sao phải sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn?
3.Bài mới (30)
3.1.Giới thiệu bài:
3.2. Tại sao phải ăn nhiều rau và quả chín?
- GV đưa ra tháp dinh dưỡng cân đối.
- Rau và quả chín được ăn với số lượng như thế nào?
- Kể một số rau và quả vẫn ăn hàng ngày?
- Nêu ích lợi của việc ăn rau và quả?
- Kết luận: Nên ăn phối hợp nhiều loại rau quả để có đủ vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Chất xơ trong rau, quả giúp chống táo bón.
3.3. Tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn:
- Hình vẽ sgk.
- yêu cầu đọc mục Bạn cần biết.
- Theo em thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
3.4. Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm về các cách lựa chọn thực phẩm.
4. Củng cố, dạn dò (5)
- Nêu tác dụng của việc ăn nhiểu rau, quả chín?
- Tại sao phải sử dụng thực phẩm sạch, an toàn?- Chuẩn bị bài sau.
_ 2 hs lên bảng
- HS quan sát tháp dinh dưỡng.
- ăn với số lượng nhiều.
- HS kể tên.
- HS quan sát hình vẽ sgk.
- HS đọc mục Bạn cần biết.
- Rau, quả sạch, an toàn là loại rau quả được nuôi trồng theo quy trình hợp vệ sinh.
- HS thảo luận nhóm:
+ Cách chọn thức ăn tươi sạch.
+ Cách nhận ra thực phẩm ôi thiu
+ Cách chọn thức ăn, đồ hộp và chọn những thức ăn được đóng gói.
+ Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn.
+ Sự cần thiết phải nấu thức ăn chín.
- HS nêu.
---------------------------------------------------- 
Sinh hoạt
Sơ kết tuần
1. Chuyên cần:
Nhìn chung các em đều có ý thức đi học chuyên cần, trong tuần không có trường hợp nào nghỉ học tự do hay đi học muộn
2. Học tập:
Đa số các em đều có ý thức học và chuẩn bị bài ở nhà, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Song bên cạnh đó vẫn còn một số em vẫn còn lười học, giờ truy bài còn mất trật tự.
3. Đạo đức: 
Ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết với bạn bè, lẽ phép với thầy cô.
4. Thể dục - vệ sinh:
Thường xuyên - sạch sẽ.
5. Các hoạt động khác:
Tham gia đầy đủ nhiệt tình.

Tài liệu đính kèm:

  • docT5.doc