THỂ DỤC
ÔN 5 ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC”
I-MUC TIÊU:
-Ôn và kiểm tra thử 5 động tác cỷa bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác.
-Tiếp tục trò chơi”Nhảy ô tiếp sức”.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011 THỂ DỤC ÔN 5 ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC” I-MUC TIÊU: -Ôn và kiểm tra thử 5 động tác cỷa bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác. -Tiếp tục trò chơi”Nhảy ô tiếp sức”. II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: -Địa điểm: sân trường sạch sẽ. -Phương tiện: còi. III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH 1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. Khởi động các khớp. Trò chơi: Chơi trò chơi do GV chọn. 2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. a. Bài thể dục phát triển chung. Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục: 5-7 phút. Tập theo đội hình hàng ngang. Lần 1: GV hô nhịp cho cả lớp tập, mỗi động tác tập 2x8 nhịp. Lần 2: Cán sự làm mẫu vàhô nhịp cho cả lớp tập. GV nhận xét 2 lần tập. GV chia tổ tập luyện. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. Kiểm tra thử 5-6 động tác. HS ngồi theo đội hình hàng ngang, GV gọi lần lượt 3-5 em lên kiểm tra thử và công bố kết quả kiểm tra ngay. b. Trò chơi vận động Trò chơi:Nhảy ô tiếp sức. GV cho HS tập hợp , giải thích luật chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS 3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. GV chạy nhẹ nhàng cùng HS trong sân trường. Chơi trò chơi thả lỏng. GV củng cố, hệ thống bài. GV nhận xét, đánh giá tiết học. HS tập hợp thành 4 hàng. HS chơi trò chơi. HS thực hành Nhóm trưởng điều khiển. HS chơi. HS thực hiện. Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011 ÂM NHẠC ÔN BÀI HÁT: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM - TĐN số 3 I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ - Biết đọc bài TĐN số3 II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ thường dùng III. Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ 2.Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *HĐ1: Ôn bài hát GV đệm giai điệu bài hát cho HS nghe Hướng dẫn HS ôn luyện Hướng dẫn HS tập một vài động tác phụ hoạ Gọi HS lên bảng thực hiện GV nhận xét *HĐ2: Dạy TĐN số 3 GV giới thiệu bài TĐN Hướng dẫn HS luyện cao độ và tiết tấu của bài 2/4 Cho HS tìm hểu bài TĐN Cho HS đọc tên nốt và hình nốt trong bài Đánh giai điệu bài TĐN cho HS nghe Dạy HS đọc Hướng dẫn HS luyện,ghép lời ca Gọi HS lên bảng thể hiện Nghe và sửa sai cho HS HS nghe và nhẩm lời ca HS hát ôn theo HD HS thực hiện theo GV HS lên bảng thể hiện Lắng nghe HS lắng nghe HS luyện đọc theo HD của GV HS thực hiện HS đọc Lắng nghe HS ôn luyện theo HD của GV HS lên bảng thể hiện 3. Củng cố - dặn dò: Cho HS hát lại bài hát HS hát tập thể Đọc lại bài TĐN số 3 Nhận xét tiết học Về học thuộc bài Hướng dẫn học LUYỆN PHÁT ÂM VÀ VIẾT ĐÚNG HAI PHỤ ÂM ĐẦU : L/N (Tiết 3) I- Mục tiêu: -Đọc và viết đúng các từ ngữ có âm đầu l/n - Giúp HS rèn luyện 4 kĩ năng : Nghe , nói , đọc ,viết phân biệt hai phụ âm đầu l/n ở đoạn trích bài tập đọc “Cân voi ” và qua cách diễn đạt, đối thoại trực tiếp. - Biết làm một số BT điền l/n vào các chỗ trống cho đúng - Rèn kĩ năng nói đúng, viết đúng tiếng, tứ có phụ âm đầu l/n cho HS dưới hình thức trò chơi vui. II. Đồ dùng dạy học: -GV: Phấn màu -HS: Bảng con II- Các hoạt động dạy học chủ yếu : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Giới thiệu bài: B. Nội dung: 1- Luyện đọc : Cân voi Lương Thế Vinh là Trạng nguyên năm 1463. Ông nổi tiếng về tài văn chương, âm nhạc, lại tinh thông cả toán học, đo lường. Ông đã soạn cuốn sách giáo khoa phổ thông đầu tiên ở nước ta dạy các phép làm toán, lấy tên là “Đại thành toán pháp”. Sứ thần nhà Minh là Chu Hy sang nước ta có ý muốn thử tài ông. a. GV đọc mẫu : Gọi HS đọc lại bài YC HS lấy bút chì kẻ chân các từ có chứa phụ âm đầu l/n . - YC HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có âm đầu l GV chốt: Lương, là, lại, lường, làm, lấy. - Khi đọc những tiếng có âm đầu L/N ta phải đọc như thế nào? - HS luyện đọc tiếng có âm đầu L - YC HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có âm đầu N GV chốt: nói, năm, nổi, nước. - Khi đọc những tiếng có âm đầu L/N ta phải đọc như thế nào? - YC HS đọc những tiếng có âm đầu N b- Hướng dẫn HS luyện đọc từ, cụm từ, câu : - Cho HS luyện đọc cum từ: Lương Thế Vinh, Ông nổi tiếng về tài văn chương, lại tinh thông cả toán học, đo lường, nước ta, làm toán, lấy tên là Đại thành toán pháp. HD HS đọc nối tiếp câu GV nhận xét. *Luyện đọc cả bài. Gọi 1 HS đọc toàn bài Đoạn văn cho em biết điều gì? Để làm nổi rõ ND của đoạn văn ta cần lưu ý gì? GV chốt cách đọc: Đọc chậm, phân biệt giọng đọc của các nhân vật. -YC HS đọc cả bài. 2. Luyện viết: Bài tập: a - Điền : l hay n vào chỗ trống : Hôm qua còn lấm tấm Chen lẫn màu lá xanh Sángnay bừng lửa thẫm Rừng rực cháy trên cành . b - Điền chữ ( lời , nời , nồi, lồi, lay , nay . lịch , nịch) Thanh lịch, văn minh Ăn trông nồi , ngồi trông hướng Hoa lay ơn Lời đẹp , ý hay. Bài tập yêu cầu gì? Giáo viên tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức -Chữa bài – tổng kết trò chơi. * Đối vui: HD HS cách chơi Tổ chức cho HS chơi(Trong mỗi câu đố GV chốt và có phân biệt nghĩa, cách viết các từ) +Muốn viết đúng chúng ta phải hiểu nghĩa của từ. Ngoài ra còn phải phân biệt được qua cách phát âm. 3. Luyện nghe nói: GV HD HS nói câu: - Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch - Luyện nói cá nhân; nhóm 2 - Luyện nói trước lớp GV nhận xét. - Tương tự câu: Cái lọ lục bình nó lăn lông lốc. * Đố vui:HD tương tự như trên - HS đọc HS lấy bút chì kẻ chân các từ có chứa phụ âm đầu l/n . -HS nêu - Lưỡi cong lên chạm lợi , hơi đi ra phía hai bên rìa lưỡi , xát nhẹ. - HS đọc cá nhân, nhóm, tổ - HS nêu: nói, năn nỉ. - Đầu lưỡi chạm lợi , hơi thoát qua cả miệng lẫn mũi . - HS đọc cá nhân, nhóm, tổ -HS đọc cá nhân nối tiếp, nhóm, tổ -HS đọc nối tiếp -1 HS đọc toàn bài HS nêu HS nêu -HS đọc cả bài. - HS nêu - HS làm bài tập -HS chơi trò chơi tiếp sức -HS lắng nghe - HS tham gia chơi - HS nghe gv nói - HS luyện nói cá nhân; nhóm 2 - HS luyện nói trước lớp -HS thực hiện C. Củng cố - dặn dò: -Nhắc lại nội dung. - Về nhà luyện nói, viết đúng những tiếng có phụ âm đầu l/n Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2011 MĨ THUẬT Bài 11 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: XEM TRANH CỦA HOẠ SĨ I-MỤC TIÊU -Học sinh bước đầu hiểu được nội dung của các bức tranh giới thiệu trong bài thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc -HS làm quen với chất liệu và kĩ thuật làm tranh -HS yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Sưu tầm tranh phiên bản . Sưu tầm tranh của hoạ sĩ về các đề tài Học sinh: Sưu tầm tranh phiên bản của hoạ sĩ về các đề tài ở sách báo ..... III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập 3. Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét -Giáo viên yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 28 SGK -Bức tranh vẽ đề tài gì ? -Của hoạ sĩ nào ? -Trong bức tranh có những hình ảnh nào ? -Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ -Em đã biết thế nào là tranh lụa ? *Giáo viên kết luận : Về nông thôn sản xuất là bức tranh đẹp +HS quan sát bước tranh thứ 2 -Bức tranh vẽ đề tài gì ? -Của hoạ sĩ nào ? -Trong bức tranh có những hình ảnh nào ? -Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ -Màu sắc trong tranh được thể hiện ntn? -Em có biết chất liệu để vẽ bức tranh này không Hoạt động 2 : Đánh giá - nhận xét Giáo viên nhận xét chung tiết học và khen gợi những HS tích cực phát biểu tìm hiểu nội dung tranh -Về nông thôn sản xuất -Hoạ sĩ Ngô Minh Cầu -Hình ảnh chính ở giữa là vợ chồng người nông dân đang ra đồng .... -Hình ảnh bò mẹ đi trước, bê con chạy theo làm cho bước tranh sinh động thêm . Phía sau là nhà tranh, nhà ngói cho thấy cảnh nông thôn yên ấm .... -Tình bạn -Phan Ngọc Sĩ -Hình ảnh các cô gái là hình ảnh chính chiếm gần hết mặt tranh .... -Ngoài hình ảnh chí còn có hình ảnh cáI chậu thau, cáI ghế tre khóm hồng làm cho bố cục thêm chặt chẽvà thơ mộng -Tranh sơn mài .. 3-Củng cố dặn dò HS quan sát những sinh hoạt hàng ngày . Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011 HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT Luyện tập về tính từ I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh cách tính từ trong văn cảnh - Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu - Sử dụng vào giao tiếp II Caùc hoạt ñoäng dạy học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài 2. Bài mới Bài 1: Tìm tính từ trong đoạn văn, thơ sau: Em vẽ làng xóm Tre xanh, lúa xanh Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát Trời mây bát ngát Xanh ngắt mùa thu Xanh màu ước mơ. . .(Định Hải) - Gv chớt ư Bài 2: Tìm tính từ thích hợp để điền vào chỗ trống: a. Mẹ em nói năng rất . . . . . . . . . . . b. Bạn Hà xứng đáng là con . . . . trò . . . c. Trên đường phố, xe cộ qua lại . . . Bài 3: Gạch duới từ không phải tính từ) trong mỗi dãy từ duới đây: a. tốt, xấu, khen, thông minh, thẳng thắng. b. đỏ tươi, xanh thắm, vàn óng, hiểu biết, tím biếc. c. tròn xoe, méo mó, lo lắng, dài ngoẵng, nhẹ tênh. - HS dùng bút gạch chân dưới tính từ: Em vẽ làng xóm Tre xanh, lúa xanh Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát Trời mây bát ngát Xanh ngắt mùa thu Xanh màu ước mơ. . .(Định Hải) Nḥn xét bài của bạn - HS điền vào vở a. Mẹ em nói năng rất nhẹ nhàng (dịu dàng, từ tốn, . . .) b. Bạn Hà xứng đáng là con ngoan trò giỏi c. Trên đường phố, xe cộ qua lại tấp nập(nhộn nhịp) - HS trao đổi cặp đôi và nêu kết quả a. tốt, xấu, khen, thông minh, thẳng thắng. b. đỏ tươi, xanh thắm, vàn óng, hiểu biết, tím biếc. c. tròn xoe, méo mó, lo lắng, dài ngoẵng, nhẹ tênh. 3. Củng cố dặn dò - Nhắc nhở học sinh hoàn thành xong bài tập - Chuẩn bị cho bài sau - Tự nhận xét.
Tài liệu đính kèm: