Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 21 năm 2013

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 21 năm 2013

TUẦN 21:

Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2013

BUỔI 1:

Toán:

Tiết 102: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Rút gọn được phân số.

- Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số. Bài 1, bài 2, bài 4 (a, b) (tr114)

II. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra:

- Rút gọn phân số sau: ;

- 2 h/s lên bảng làm, lớp làm vào nháp đổi chéo kiểm tra.

 

doc 6 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 21 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21:
Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 102: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số. Bài 1, bài 2, bài 4 (a, b) (tr114)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Rút gọn phân số sau: ; 
- 2 h/s lên bảng làm, lớp làm vào nháp đổi chéo kiểm tra.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: Rút gọn các phân số.
- HS đọc yêu cầu tự làm bào vào vở.
- Nêu cách rút gọn?
- Lớp trao đổi theo cặp.
- GV cùng h/s nhận xét chốt bài làm đúng và trao đổi cách làm.
( Không bắt buộc h/s làm như bên, kết quả đúng là được).
===;
KQ: ; ; .
Bài 2:
- Để biết phân số nào bằng phân số ta làm thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét đánh giá.
- HS đọc yêu cầu, tự làm và trao đổi cả lớp đưa ra kết quả đúng và cách làm: 
+ Rút gọn các phân số.
+ Viết phân số lần lượt thành P/s có 
mẫu là 30;9;12;3
+ Loại dần để có phân số: ; .
Bài 3**:
- HD h/s làm tương tự.
- Nhận xét cho điểm.
- HS làm bài nêu KQ:
Bài 4: 
GV hướng dẫn mẫu:	
- HS theo dõi.
- HS thực hiện.
- Tích ở trên và ở dưới gạch ngang đều có thừa số nào?
- Thừa số 3 và 5.
- Nêu cách tính?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV chấm một số bài.
- GV cùng h/s nhận xét chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Muốn rút gọn phân số ta làm thế nào? 
- Dặn h/s về nhà xem lại các bài tập.
- Cùng chia nhẩm tích ở trên và ở dưới gạch ngang cho 3 và 5. KQ nhận được là :
 = 
- HS làm bài b, c vào vở, 2 h/s lên bảng chữa bài, lớp trao đổi chéo bài.
b. Chia nhẩm tích ở trên và ở dưới gạch ngang cho 8; cho 7.
c. Chia nhẩm tích ở trên và ở dưới gạch ngang cho 19; cho 5.
__________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 41: CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).
- Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? (BT2).
-** HS khá, giỏi viết được đoạn văn có dùng 2, 3 câu kể theo BT2. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu viết từng câu đoạn văn Bài 1(NX), Bài 1 (LT).
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Làm miệng bài tập 2, 3 /19?
- Nhận xét cho điểm.
- 2 h/s nêu, lớp nhận xét, trao đổi bổ sung.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét:
Bài tập 1+2:
- Đọc yêu cầu. 
- Lớp đọc thầm đoạn văn.
- GV dán phiếu lên bảng(Bảng phụ).
- HS dùng bút chì(Phấn) gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn.
- Gọi h/s nêu miệng.
- Nhiều h/s nêu, lớp nhận xét, trao đổi, 2 h/s lên gạch trên bảng.
- GV nhận xét chung.
- Lưu ý câu 3,5,7 là câu kể Ai làm gì?
- Câu 1: Bên đường, cây cối xanh um.
- Câu 2: Nhà cửa thưa thớt dần.
- Câu 4: Chúng thật hiền lành.
- Câu 6: Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.
Bài 3:
- Yêu cầu suy nghĩ trả lời.
- HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ và đặt câu hỏi cho các từ vừa tìm được.
- Gọi h/s trình bày miệng.
- GV nhận xét chung.
- Nhiều học sinh nêu miệng. Lớp nhận xét bổ sung.
- Câu 1: Bên đường, cây cối thế nào?
- Câu 2: Nhà cửa thế nào?
- Câu 4: Chúng (đàn voi) thế nào?
- Câu 6: Anh (người quản tượng) thế nào?
Bài 4: Gọi h/s đọc và trao đổi yêu cầu bài tập.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi theo nhóm 2 yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu trình bày.
- GV nhận xét chốt bài đúng.
- Lần lượt nêu miệng bài trao đổi bổ sung.
Bài 5: Đặt câu.
- Yêu cầu đặt câu.
- Nhận xét đánh giá.
 Câu 1: Bên đường, cây cối xanh um.
 Câu 2: Nhà cửa thưa thớt dần.
 Câu 4: Chúng thật hiền lành.
 Câu 6: Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.
- HS làm bài.
 Bên đường, cái gì xanh um?
 Cái gì thưa thớt dần?
 Những con gì thật hiền lành?
 Ai trẻ và khoẻ mạnh?
3. Phần ghi nhớ:
- 2, 4 h/s đọc, lấy ví dụ minh hoạ.
4. Luyện tập:
Bài 1: 
 - 1 h/s đọc yêu cầu, nội dung bài.
- HS trao đổi theo cặp: tìm câu kể Ai thế nào, xác định CN và VN bằng chì.
- GV phát bảng phụ cho các nhóm.
- Các nhóm làm bài bảng phụ.
- Trình bày.
- GV nhận xét chốt bài đúng:
- HS phát biểu, đính bảng(dán phiếu), lớp nhận xét trao đổi.
Câu
CN
VN
Câu 1
Rồi những người con
cũng lớn lên và lần lượt lên đường.
Câu 2
Căn nhà
trống vắng.
Câu 4
Anh Khoa
hồn nhiên, xởi lởi.
Câu 5
Anh Đức
lầm lì, ít nói.
Câu 6
Còn anh Tịnh
thì đĩnh đạc chu đáo.
Bài 2:
- HD làm bài.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi h/s trình bày.
- Nêu miệng, lớp nhận xét trao đổi.
- GV nhận xét khen h/s có bài viết tốt.
C. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học, về hoàn thành bài vào vở bài tập.
 _________________________________
Kể chuyện:
Tiết 21: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) nói về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá; dàn ý cho 2 cách kể.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Kể chuyện đã nghe đã đọc về một người có tài?
- 1 h/s kể.
- Lớp nhận xét, trao đổi.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Tìm hiểu yêu cầu đề bài:
- GV chép đề bài lên bảng.
 Đề bài: Kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết.
- HS đọc, trả lời, để GV gạch chân những từ trọng tâm của đề bài.
- Yêu cầu đọc 3 gợi ý sgk?
- 3 h/s nối tiếp đọc.
- Nói nhân vật em chọn kể?
- HS nối tiếp nhau nêu nhân vật định kể.
- GV dán lên bảng 2 dàn ý (2 phương án kể). 
Dàn ý:
- HS suy nghĩ, lựa chọn 1 trong 2 phương án kể.
- Phương án 1:
- Kể một câu chuyện có đầu có cuối.
- Phương án 2: 
- Kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật 
( không kể thành chuyện).
3. Thực hành kể chuyện:
- Yêu cầu lập dàn ý tập kể theo cặp.
- GV theo dõi nhắc nhở.
- HS lập dàn ý kể.
- Từng cặp kể.
- Tổ chức thi kể chuện: GV dán tiêu chí kể: Nội dung; cách kể; cách dùng từ đặt câu, giọng kể.
- GV nhận xét khen học sinh kể tốt.
C. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn h/s tập kể lại cho người thân nghe. Xem trước tranh chuẩn bị câu chuyện Con vịt xấu xí.
- Lần lượt h/s kể. 
- Lớp nhận xét trao đổi bình chọn theo tiêu chí.
 ________________________________
Khoa học:
Tiết 41: ÂM THANH
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, h/s biết:
- Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra.
- Nêu được ví dụ hoắc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát âm ra âm thanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị: sỏi, ống, chai
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Em cần làm gì để chống ô nhiễm môi trường?
- 2 h/s trả lời.
- GV nhận xét ghi điểm.
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động1: Các âm thanh xung quanh.
+ Mục tiêu: Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
+ Cách tiến hành: 
- Nêu các âm thanh mà em biết?
- Những âm thanh nào do con người gây ra? Âm thanh nào nghe vào sáng sớm, ban ngày, buổi tối? 
+ Kết luận: GV tóm lại những ý kiến của h/s.
3. Hoạt động 2: Thực hành cách phát ra âm thanh.
+ Mục tiêu: HS biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.
+ Cách tiến hành: 
- Trao đổi nhóm 2, nêu trước lớp...
Xe chạy, nước chảy, gió thổi, gõ, gà gáy, chim kêu,...
- HS phân loại âm thanh.
- Yêu cầu thực hành trao đổi theo cặp.
- HS tạo ra âm thanh với các vật ở giống hình 2.
- Yêu cầu h/s trình bày? 
+ Kết luận: Cho sỏi vào ống để lắc; gõ thước vào ống; cọ 2 viên sỏi vào nhau...đều phát ra âm thanh.
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh.
+ Mục tiêu: HS nêu được VD hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh của một số vật.
+ Cách tiến hành: 
- Các nhóm cử đại diện lên thực hành.
- Lớp thảo luận về các cách làm phát ra âm thanh.
- Đọc mục thực hành sgk(T83).
- 1 h/s đọc, cả lớp thực hiện theo nhóm 4.
- Yêu cầu báo cáo kết quả.
- Các nhóm làm trước lớp, trao đổi câu hỏi sgk.
- GV gõ trống to.
- HS quan sát.
- Khi trống đang kêu, đang rung nếu đặt tay lên trống thì ...?
- Làm cho mặt trống không rung và vì thế trống không kêu.
- Yêu cầu h/s thảo luận theo cặp.
- Để tay vào yết hầu để phát hiện ra sự rung động của dây thanh quản khi nói.
+ Kết luận: Âm thanh do các vật rung động phát ra.
5. Hoạt động 4: Trò chơi tiếng gì, ở phía nào thế?
+ Mục tiêu: Phát triển thính giác.
+ Cách tiến hành: 
- Lần lượt từng nhóm h/s nêu kết quả thí nghiệm.
- Chia lớp thành 2 nhóm, cử trọng tài.
- Mỗi nhóm cử 4 em.
- HD cách chơi.
- Tổ chức cho h/s chơi. 
+ Kết luận: Phân biệt nhóm thắng, thua.
C. Củng cố dặn dò:
- Đọc mục bạn cần biết. 
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị theo nhóm cho tiết học sau: 2 ống bơ, giấy vụn, ni lông, dây chun, sợi dây mềm, trống, đồng hồ, chậu nước. 
- Một nhóm gây tiếng động, nhóm kia nghe xem tiếng động đó do vật nào gây ra viết vào giấy, làm 2 vòng xem nhóm nào đúng nhiều là thắng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 21 lop 4 thu 3.doc