Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 27

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 27

TUẦN 27:

Thứ năm ngày 7 tháng 3 năm 2013

BUỔI 1:

Toán:

Tiết 134: DIỆN TÍCH HÌNH THOI

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

- Biết cách tính diện tích hình thoi.( Bài 1, bài 2) (tr142)

- Tính được diện tích hình thoi.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có dạng như hình vẽ trong SGK.

 - HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27:
Thứ năm ngày 7 tháng 3 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 134: DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết cách tính diện tích hình thoi.( Bài 1, bài 2) (tr142)
- Tính được diện tích hình thoi.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV:	 Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có dạng như hình vẽ trong SGK.
 - HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra :
- Nêu đặc điểm của hình thoi?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hình thành công thức tính diện tích hình thoi:
* GV gắn hình thoi ABCD lên bảng lớp.
- Tính diện tích hình thoi ABCD đã cho.
- Yêu cầu HS thực hành gấp hình thoi.
- Yêu cầu nêu mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình?
+ Nêu cách tính diện tích hình thoi?
- GV giới thiệu công thức tính diện tích hình thoi: S = 
( S là diện tích của hình thoi; m, n là độ dài của hai đường chéo).
3. Thực hành:
Bài 1: 
- Nêu cách tính diện tích hình thoi?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Yêu cầu h/s làm bài cá nhân.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3**: 
- GV phân tích yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS giải thích.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách tính diện tích hình thoi?
- Nhận xét tiết học, dặn học thuộc quy tắc.
- 1 HS nêu.
- HS gấp hình thoi dọc theo hai đường chéo; sau đó cắt hình thoi thành 4 hình tam giác vuông và ghép lại để được hình chữ nhật ACNM.
- HS nêu ý kiến.
* Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2( cùng một đơn vị đo)
- Vài HS nhắc lại công thức.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
Bài giải:
a, Diện tích của hình thoi ABCD là:
 = 6 (m2)
b, Diện tích của hình thoi MNPQ là: 
 = 14 (m2)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
KQ: a) = 50 (dm2)
b)= 300 (dm2)
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát hình trong SGK.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
( ý a sai, ý b đúng).
_________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 54: CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I. Mục tiêu:
- Nắm được cách đặt câu khiến (ND Ghi nhớ).
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3).
-** HS khá, giỏi nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4).
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Đặt 1 câu khiến?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét:
- GV hướng dẫn HS biết cách chuyển câu kể Nhà vua hoàn lại gươm lại cho Long Vương thành câu khiến theo 4 cách đã nêu trong SGK.
- GV mời 3 HS lên bảng.
- GV chốt lại lời giải đúng.
3. Ghi nhớ: (SGK Tr. 93)
- Nêu cách đặt câu khiến?
4. Phần luyện tập:
Bài 1: 
- GV phân tích yêu cầu.
- Yêu cầu 4 HS lên bảng làm bài .
* GV chốt lại lời giải đúng:
Câu kể: Nam đi học.
Câu khiến : Nam đi học đi! ...
Bài 2: 
- GV phát 3 tờ giấy khổ rộng- mỗi tờ viết 1 tình huống( a,b) để 3 HS làm bài
- Gọi h/s đọc câu.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 3+4**: 
-Yêu cầu h/s làm bài vào vở.
- GV theo dõi gợi ý các h/s còn lúng túng.
- GV thu một số vở chấm bài.
- Chốt lại lời giải đúng
C. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, dặn h/s học thuộc ghi nhớ chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân.
- 3 HS lên bảng làm .
- HS nhận xét. 
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc nội dung BT1.
- HS thảo luận nhóm
- 4 HS làm bài trên bảng.
- Đại diện vài nhóm trình bày miệng.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HD đọc câu:
VD: Bạn cho tớ mượn bút được không nào!
Xin bác cho cháu gặp ban An được không ạ !...
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 3 HS làm trên bảng.
- HS làm vào vở.
- HS tiếp nối trình bày bài làm.
- Lớp nhận xét.
_________________________________
Tập làm văn:
Tiết 54: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
-** HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. GV nhận xét chung kết quả bài viết của cả lớp:
- GV chép đề bài đã kiểm tra lên bảng lên bảng.
* Nhận xét về kết quả làm bài.
+ Những ưu điểm chính: ( nêu tên vài em)
+ Những thiếu sót, hạn chế: ( nêu vài ví dụ không nêu tên HS)
- Thông báo điểm cụ thể: Điểm yếu: ...; điểm TB: ..; điểm khá.... giỏi: ....
2. Hướng dẫn HS chữa bài:
- Hướng dẫn từng HS chữa lỗi.
- Trả bài cho h/s chữa lỗi.
- GV hướng dẫn chữa lỗi chung
* Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số em trong lớp.
- Đọc bài văn mẫu.
- Hướng dẫn HS thảo luận.
C. Củng cố dặn dò:
- Thực hành tốt bảo vệ cây xanh.
- Dặn h/s ôn tập giữa học kì II.
- HS đọc lại đề bài.
- HS chữa lỗi bài viết.
- Nêu ý kiến chữa lỗi chung.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi. 
________________________________
Khoa học:
Tiết 54: NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu:
HS biết: Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Dặn HS sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Em có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày?
- Nhận xét c ho điểm.
B. Dạy bài:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng.
* Mục tiêu: Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
* Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Cử 3-5 HS làm ban giám khảo.
Bước 2: Phổ biến luật chơi. 
Bước 3: Chuẩn bị.
- Hội ý ban giám khảo, hướng dẫn cách đánh giá, ghi chép
Bước 4: Tiến hành.
- GV lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi.
Bước 5: Đánh giá, tổng kết.
- Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố điểm với các đội.
- HS nêu ý kiến.
- HS nhận nhóm .
- Các nhóm chú ý.
- Các nhóm thực hiện.
HS nêu ( Sự tạo thành gió, vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, sự hình thành mưa, tuyết, băng.
- GV nêu đáp án.
* Kết luận: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật. Mỗi loài động vật, thực vật đều có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp
3. Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò về nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
* Mục tiêu: Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
* Cách tiến hành:
- Điều gì sẽ xảy ra nếu trên Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
* Kết luận: ( mục bạn cần biết tr. 109)
C. Củng cố dặn dò:
- Nhiệt có vai trò gì đối với sự sống trên Trái Đất? 
GV giới thiệu: Biết được nhu cầu về nhiệt của động vật và thực vật có lợi gì trong việc chăn nuôi động vật, trồng thực vật.
 - Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
+ Gió ngừng thổi; 
+ Nước ngừng chảy và đóng băng, không có mưa.
+ Trái Đất không có sự sống.
- Đọc mục bạn cần biết.
Nội dung câu hỏi.
- Kể tên 3 cây và 3 con vật có thẻ sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà bạn biết?
- Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào? ( Sa mạc, nhiệt đới, ôn đới, hàn đới) 
- Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu nào? ( Sa mạc, nhiệt đới, ôn đới, hàn đới)
- Vùng có nhiều loài động vật sinh sống là vùng có khí hậu nào?
- Vùng có ít loài động vật sinh sống là vùng có khí hậu nào?
- Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào? ( Trên 0oC; ; Dới 0oC)
- Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho cây trồng?
- Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho vật nuôi?
- Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho con ngời?
__________________________________________________________________ 
TUẦN 27:
Thứ sáu ngày 8 tháng 3 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 135: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
- Tính được diện tích hình thoi.( Bài 1, bài 2, bài 4) (tr143)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu quy tắc tính diện tích hình thoi? - Nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
- Muốn tính diện tích hình thoi ta thực hiện thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài vào vở. GV theo dõi gợi ý h/s yếu.
- Nhận xet chữa bài.
Bài 2:
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Tính diện tích miếng bìa thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV nhận xét
Bài 3**: 
a. Nêu cách xếp bốn hình tam giác thành hình thoi- xác định độ dài hai đường chéo của hình thoi.
b. Yêu cầu HS làm bài vào nháp.
Bài 4: 
- Nêu các đặc điểm của hình thoi?
- Nhận xét đánh giá.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách tính diện tích hình thoi?
- Nhận xét tiết học, dặn h/s ôn lại bài.
- 1 HS nêu.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
a) Diện tích hình thoi có đường chéo 19cm và 12 cm là: 
 = 114 (cm2)
b) 7dm = 70 cm
 ( cm2)
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
Diện tích miếng bìa là:
14 10 : 2 = 70 (cm2)
 Đáp số: 70 cm2
- HS đọc thầm nội dung bài tập, quan sát các hình vẽ.
- HS phát biểu.
- HS làm bài vào nháp.
 Diện tích hình thoi là:
 = 12 ( cm2)
 Đáp số: 12 cm2 
- HS xem các hình vẽ trong SGK - thực hành trên giấy.
+ Bốn cạnh bằng nhau.
+ Hai đường chéo vuông góc với nhau.
+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
____________________________________
Chính tả:
Tiết 27: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng bài CT; biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Tìm hai từ bắt đầu bằng l/n?
- Nhận xét đánh giá.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh nhớ viết:
- Yêu cầu h/s đọc bài viết.
- Nội dung đoạn thơ?
- Cần trình bày bài thơ thế nào?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh viết từ khó.
- Nhận xét chỉnh sửa.
- Tổ chức cho h/s viết bài.
- Theo dõi nhắc nhở h/s trình bày.
- Giáo viên chấm chữa bài ( 6-7 bài).
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 
Bài 2(a):
- Giáo viên phát bảng phụ đã kẻ bảng nội dung để các nhóm làm bài.(Hoặc chia bảng lớp cho các nhóm)
- Giáo viên chốt lại lời giải.
Bài 3(a)
- Giáo viên tổ chức trò chơi.
- Nêu cách chơi- luật chơi.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng phân định thắng thua.
C. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn h/s luyện viết thêm ở nhà. Chuẩn bị bài sau.
- 1 học sinh lên bảng.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài, đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm lại để ghi nhớ 3 khổ thơ.
- Học sinh viết từ khó bảng lớp vở nháp.
- Học sinh gấp SGK, nhớ lại 3 khổ thơ- tự viết bài.
- Tự chữa lỗi.
- 1 học sinh đọc đầu bài .
- Các nhóm làm bài.
- Học sinh nhận xét kết quả cácc nhóm.
+ Chỉ viết với s: sàn, sản, sạn, sang sảnh, sánh, sau, sáu, sặc, sẵn, sỏi, sóng, sờn, sởn, sụa, sườn, sượng, sướt, sứt, sưu, sửu....
+ Chỉ viết với x: xiêm, xin, xỉn, xoay, xoáy, xoắn, xồm, xổm, xốn, xộn, xúm, xuôi, xuống, xuyến, xứng, xước, xược,...
- Nêu yêu cầu.
- 2 tổ chơi thi.
- Lớp nhận xét bài 2 tổ.
KQ: a) sa, xen.
- Học sinh nhận xét
_____________________________________ 
Âm nhạc:
(Cô Trang soạn giảng)
_______________________________________
Sinh hoạt lớp:
SƠ KẾT TUẦN 27
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết nhận ra những  ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 27.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - Vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động:
1. Sinh hoạt lớp: 
- Các tổ trưởng tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học27. 
- Lớp trưởng nhận xét chung trong tuần.
- Lớp nêu ý kiến về phương hướng phấn đấu tuần học 28.
* GV nhận xét rút kinh nghiệm các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần 27.
* GV bổ sung cho phương hướng tuần 28: 
- Phát huy ưu điểm ở tuần 27 đã đạt được, khắc phục tồn tại cố gắng học tập tốt ở tuần 28. Ôn tập 2 môn Toán và Tiếng Việt chuẩn bị kiểm tra. 
2. Hoạt động tập thể:
- Tổng kế kết quả thi đua chào mừng 8/3.
- Phát động thi đua chào mừng Ngày thành lập đoàn 26/03.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27 LOP 4.doc