Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 1

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 1

Tập đọc:

 Tiết 1: TH¬Ư GỬI CÁC HỌC SINH

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ; Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

-** HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ viết đoạn thư cần luyện đọc diễn cảm.

 

doc 9 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1:
Thứ hai ngày 13 tháng 8 năm 2012
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
	Tiết 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ; Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm  công học tập của các em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
-** HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ viết đoạn thư cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng môn học.
B. Bài mới:
1. GV giới thiệu cách sử dụng SGK.
- Giới thiệu chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em & bài tập đọc: Thư gửi các học sinh.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc: 
- Có thể chia lá thư làm mấy đoạn?
- Sửa giọng đọc, cho h/s tìm và luyện đọc từ khó đọc.
- Giải nghĩa từ: giời, giở đi.
- GV đọc diễn cảm bài( Giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng).
3. Tìm hiểu bài:
- Ngày khai trường tháng 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Sau cách mạng tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- Bác Hồ khuyên hs điều gì?
4. Luyện đọc diễn cảm:
- Đọc diễn cảm mẫu. Hướng dẫn giọng đọc, gạch chân từ khó đọc.
- GV nhận xét.
*Hướng dẫn học sinh HTL:
- Yêu cầu HTLđoạn: Từ sau 80 năm.....công học tập của các em.
- GV nhận xét, đánh giá.
*Nêu nội dung của bài ?
C. Củng cố dặn dò:
- Em cần làm gì để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ?
- GV nhận xét giờ học, dặn học sinh HTL những câu đã chỉ định và chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm.
- 1 HS đọc cả bài.
- Chia lá thư làm 2 đoạn:
- 2 em đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 2 em khác đọc nối tiếp đoạn lần 2; giải nghĩa từ khó hiểu có trong đoạn.
- HS luyện đọc bài theo cặp.
- 1 nhóm đôi đọc nối tiếp cả bài.
- Là ngày khai trường đầu tiên ở nước VNDCCH, sau hơn 80 năm bị TD Pháp đô hộ.
+ HS đọc thầm đoạn 2.
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
- HS nêu ý kiến.
- Bác hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông.
- Theo dõi, phát hiện những từ cần nhấn giọng.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Cá nhân thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS tự nhẩm HTL.
- Cá nhân thi đọc thuộc lòng.
___________________________________
Toán:
Tiết 1: ÔN TẬP:KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Có ý thức tự giác trong học tập.( Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4)
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng môn học.
B.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
- GV lần lượt gắn các tấm bìa lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu tên gọi phân số.
- Gọi h/s lên bảng viết các phân số.
- Ôn tập cách viết thương hai STN, cách viết mỗi STN dưới dạng phân số. 
+ Yêu cầu viết thương sau dưới dạng phân số?
1 : 3 ; 4 : 10 ; 9 : 2 
+ STN khi viết thành phân số thì có mẫu số là bao nhiêu?
- Yêu cầu viết STN sau dưới dạng phân số 5 ; 12 ; 2001?
- Số 1 khi viết thành phân số thì có đặc điểm gì?
- Số 0 khi viết thành phân số thì có đặc điểm gì?
+ GV nhận xét, Kết luận.
3. Thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu h/s đọc các phân số
- Nêu TS & MS của các phân số trên?
Bài 2 :
-Yêu cầu h/s viết các thương sau dưới dạng phân số 3:5 ; 75:100 ; 9:17 ?
- GV nhận xét.
Bài 3:
- Gọi hs nêu yêu cầu .
- Gọi 2 em lên bảng, lớp viết vào vở.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4:
- Cho h/s thảo luận nhóm đôi; nêu kết quả.
- GV chữa bài.
C.Củng cố dặn dò:
- Thế nào là phân số?
- GVNhận xét giờ học.
- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Quan sát.
- HS lần lượt nêu tên gọi các phân số.
- Viết các phân số ra nháp, bảng con.
+ 2 h/s lên bảng, lớp viết nháp.
1 :3 = 4 :10 = 9 :2 = 
+STN khi viết thành phân số thì có mẫu số là 1.
- Cá nhân lên bảng, lớp viết nháp.
 5 = 12 = 2001 = 
+ Số 1 khi viết thành phân số thì có tử số bằng mẫu số và khác 0.
VD: 1 = 1 = ;...
VD: 0 = 
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc các phân số ; nêu TS & MS của từng phân số.
- HS nêu yêu cầu bài.
- 2 hs lên bảng, lớp viết vào vở.
 3 : 5 = 75 : 100 = 
 9 : 17 = 
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
32 = 105 = 1000 =.
- Nêu đầu bài.
- HS nêu miệng số cần điền.
1 =  ; o = .
____________________________________
Đạo đức:
 Tiết 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
I. Mục tiêu:
- Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện.
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5.
Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số bài hát về chủ đề: Trường em
III.Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận.
* Mục tiêu: HS thấy được vị thế của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5.
* Cách tiến hành: 
- Tranh vẽ gì?
- Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên?
- HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác?
- Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- GV kết luận. 
3.Hoạt động 2: Làm bài tập 1.
* Mục tiêu: HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5.
* Cách tiến hành: 
Gọi h/s đọc đầu bài.
- Tổ chức hs làm bài cá nhân.
- Cho hs nêu kết quả, chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận.
4. Hoạt động 3: Bài tập 2( Tự liên hệ)
* Mục tiêu: HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
* Cách tiến hành: 
- Em thấy mình đã có những điểm nào xứng đáng là HS lớp 5?
- GV kết luận. 
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài, nhận xét giờ học. 
- HS về nhà : Lập kế hoạch phấn đấu, sưu tầm thơ, bài hát nói về HS lớp 5.
- Lớp quan sát tranh(Tr.3,4).
- Thảo luận nhóm 2.
- Đại diện một số nhóm nêu ý kiến.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chăm chỉ học hành, nghe lời thầy cụ, cha mẹ, gương mẫu để cỏc em noi theo.
- HS nêu yêu cầu của bài tập 1.
- Thảo luận bài tập theo nhóm 2.
- Một vài nhóm nêu ý kiến.
+ Các điểm a, b, c, d, e là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện. 
- HS suy nghĩ, đối chiếu với bản thân.
- Cá nhân tự liên hệ trước lớp.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ năm ngày tháng năm 2012
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 3: ÔN TẬP SO SÁNH HAI PHÂN SỐ(TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:
-Giúp HS ôn tập,củng cố về: So sánh Phân số với đơn vị. So sánh hai phân số có từng tử số.
- Biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh hai phân số có cùng tử số.( Bài 1, bài 2, bài 3)
II. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra:
- Nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số:
- Nhận xét.
B. Thực hành:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1:
- Tổ chức h/s làm cá nhân.
- Nêu đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1?
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2:
- Tổ chức h/s thảo luận nhóm đôi:So sánh các phân số?
- Nêu cách so sánh hai p/số có cùng tử số?
- GV kết luận.
Bài 3:
- Tổ chức h/s làm bài CN: Phân số nào lớn hơn?
- Gọi 2 em lên bảng chữa bài.
Bài 4**: 
- Gọi hs đọc đầu bài.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Tổ chức h/s làm bài cá nhân; chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách so sánh phân số? 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Nêu yêu cầu.
- 4 HS lên bảng chữa.
+ P/số lớn hơn 1: có tử số lớn hơn mẫu số.
+ P/số bé hơn 1: có tử số bé hơn mẫu số.
+ P/số bằng 1: có tử số bằng mẫu số.
- HS nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm 2; nêu ý kiến.
- P/số nào có mẫu số bé hơn thì p/số đó bé hơn.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
a) 
c) 1 ; vậy ; 
 do đó : 
 Bài giải.
Mẹ cho chị số quả quýt, tức là chị được số quả quýt.
Mẹ cho em số quả quýt tức là em được số quả quýt.
 Mà : .
Vậy em được mẹ cho nhiều quýt hơn.
_____________________________ 
Luyện từ và câu:
Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.Mục tiêu:
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 (BT2).
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.
- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3).
-** HS khá, giỏi đặt câu được với 2, 3 từ tìm được ở BT1.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bút dạ, phiếu học tập 
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
- Nêu ví dụ về từ đồng nghĩa mà em biết?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hưống dẫn HS làm bài tập:	
Bài 1:
- GV phát bảng phụ học tập cho các nhóm. 
- GV tới các nhóm nhắc nhở.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:
- HD làm bài.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu câu mình đã đặt.
- GV nhận xét cho điểm. 
Bài 3:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài văn : Cá hồi vượt thác
Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc lại bài văn đã điền hoàn chỉnh.
 C. Củng cố dặn dò: 
- Thế nào là từ đồng nghĩa, nêu ví dụ? 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- HS nêu ý kiến.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm dán kết quả làm bài trên bảng lớp.
- Các nhóm nhận xét chéo nhau.
- Nêu yêu cầu.
- HS trình bày bài. 
VD:Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt.
Búp hoa lan trắng ngần.
.....
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào vở. 
- Trao đổi nhận xét. 
- Sửa lại bài theo lời giải đúng.
_________________________________
Tập làm văn:
Tiết 2: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1).
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
II. Đồ dùng dạy học: 
Bút dạ, giấy khổ to 
III. Các hoạt động day học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra ghi nhớ (2HS)
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài1:
Yêu cầu HS làm việc theo cặp 
- Cho HS trình bày ý kiến. 
- GV cùng HS nhận xét. 
- GV nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý vào vở, bảng phụ cho 2-3 HS khá giỏi.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau trình bầy bài của mình. 
- GV nhận xét cho điểm. 
Mời một HS đính dàn bài lên bảng lớp. 
- GV nhận xét bổ xung. 
- Yêu cầu HS tự sửa lại dàn ý của mình.
 C. Củng cố dặn dò:
- Củng cố lại bài. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc thầm bài văn "Buổi sớm "trên cánh đồng sau đó thảo luận theo cặp để trả lởi các câu hỏi trong SGK. 
- HS nối tiếp nhau trình bày ý kiến.
- Lớp trao đổi nhận xét.
- HS nêu ý kiến.
- HS lập dàn ý vào vở.
HS trình bầy bài của mình.
Lớp trao đổi nhận xét. 
________________________________
Khoa học:
	Tiết 2: NAM HAY NỮ ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
- HS nghiêm túc trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV :Các tấm phiếu có nội dung như SGK(Tr.8). 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
a. Giới thiệu bài. 
b. Hoạt động 1: Thảo luận 
* Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu lớp thảo luận nhóm 2.
- Lớp em có bao nhiêu bạn trai, gái?
- Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?
- GV giảng và giới thiệu qua hình 2, 3.
- Tổ chức h/s chọn câu trả lời đúng:
- Nhận xét, chốt lại: Điểm khác nhau cơ bản giữa nam và nữ về mặt sinh học là cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. 
c. Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
* Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
* Cách tiến hành: 
- GV hướng dẫn cách chơi.
+ Phát phiếu cho 3 tổ
+ Yêu cầu xếp các tấm phiếu vào bảng
- GV nhận xét, đánh giá. Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- HS về học bài và chuẩn bị bài sau. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- HS nêu ý kiến.
- HS đọc câu hỏi 1, 2, 3(Tr.6). Quan sát H.1.
- Thảo luận nhóm.
+Giống nhau: đều có chân, tay, mặt, mũi,
+ Khác nhau: Lớn lên nam có râu , nữ có kinh nguyệt 
- Ý (c) đúng.
- Lắng nghe.
- Thảo luận theo tổ.
- Các tổ dán bảng phiếu BT. Giới thiệu cách sắp xếp.
Nam
Nữ
Cả nam & nữ
..
..
..
- Lớp nhận xét, bổ xung.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1 LOP 5.doc