Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 20

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 20

Tập đọc:

 Tiết 39: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

 I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.

- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.

 

doc 9 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20:
Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2012
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
 Tiết 39: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
 I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS đọc và nêu nội dung bài: Người B. Bài mới:
1 . Giới thiệu bài .
- GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.
2. HD h/s luyện đọc:
- GV chia đoạn: 
Đoạn 1. Từ đầu cho đến ông mời tha cho 
Đoạn 2: Tiếp đến lụa thưởng cho.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối đoạn.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa một số từ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc. 
3. Tìm hiểu bài:
- Khi có người muốn xin chức câu đương Trần Thủ Độ đã làm gì ?
+ Nêu ý 1 ?
- Trước việc làm của người quân hiệu ông xử lí ra sao?
+ Nêu ý 2 ?
- Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
- Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
+ Nêu ý 3 ?
- Nêu nội dung bài học?
- GV nhận xét. 
4. Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 5 HS khá luyện đọc theo cách phân vai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
+ GV hướng dẫn đọc phân vai 1 đoạn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 5.
+ Tổ chức cho HS thi đọc phân vai.
- Nhận xét- ghi điểm.
C. Củng cố, dặn dò: 
 - Câu chuyện ca ngợi ai? ca ngợi về điều gì?
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc tiếp nối đoạn kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nghe.
- Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác.
 + Ý1: Cách cư xử của Trần Thủ Độ với người đến xin chức câu đương.
- Ông không trách móc mà còn thưởng cho vàng bạc.
+Ý2: Trần Thủ Độ thưởng vàng bạc cho người quân hiệu. 
- Ông nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
- Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh , không vì tình riêng , nghiêm khắc với bản thân,luôn đề cao kỉ cương phép nước.
+ Ý3:Trần Thủ Độ là người nghiêm khắc với bản thân. 
- Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư sử ngương mẫu , nghiêm minh không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
5 HS khá luyện đọc theo cách phân vai.
- HS dưới lớp nêu giọng đọc của các nhân vật. 
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm 5
- HS thi đọc phân vai trước lớp.
___________________________________
Toán:
Tiết 96: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.Bài 1 (b, c), bài 2, bài 3 (a) (tr99)
II. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Viết công thức tính chu vi hình tròn ?
- Kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu bài học.
2. HD học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
- Tính chu vi hình tròn có bán kính,
- Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào?
- GV HD h/s làm bài tập.
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 2:
- GV HD h/s luyện tập tính đường kính hoặc bán kính hình tròn khi biết chu vi của nó .
- GV nhận xét sửa sai .
Bài 3:
- GV HD HS làm bài bài tập .nhận xét và sửa sai.
Bài 4: ( Nếu còn thời gian )
- Y/c HS đọc đề
- Tóm tắt và giải.
C. Củng cố dặn dò:
- Muốn tính chu vi hình tròn ta làm như thế nào?
- GV nhận xét giờ học 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS viết.
- Nêu yêu cầu.
a. r = 9m 
C= 9 2 3,14 = 56,52( m)
b. r =4,4 m
 C = 4,4 2 3,14 = 27,632(m)
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
a. Tính đường kính hình tròn có chu vi .
C = 15,7 (m).
d = 15,7 : 3,14 = 5 ( m).
b. C = 18,84 m.
r = 18, 84 : 2 : 3,14 = 3 (m).
- Nêu đầu bài.
HS làm bài tập 3.
a. Chu vi của bánh xe đó là:
 0,65 3,14 = 2,041 ( m ).
b. Quãng đường xe đạp đó đi được khi bánh xe lăn trên đất 10 vòng là:
 2,041 10 = 20,41( m)
Quãng đường xe đạp đó đi được khi bánh xe lăn trên đất 100 vòng là:
 2,041 100= 204,1(m).
HS làm bài tập 4
Bài giải.
Chu vi hình tròn là:
6 3,14 = 18,84.(cm)
Nửa chu vi hình tròn là:
18,84 : 2 = 9,42(cm).
Chu vi hình H là.
9,42 + 6 = 15,42 (cm)
Khoanh vào D
____________________________________
Đạo đức:
Tiết 20: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS biết 
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
II. Chuẩn bị:
- GV: thẻ màu.
- HS: Tranh ảnh về quê hương.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs đọc thuộc lũng ghi nhớ tiết 1.
- Gv nhận xét đánh giá
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài.
GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hoạt động 1: Triển lãm nhỏ (bài tập 4, SGK)
*Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương.
*Cách tiến hành:
+ GV chia lớp thành 3 nhóm và hướng dẫn các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình đã sưu tầm được.
+ Các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
+ Cho cả lớp xem tranh và trao đổi, bình luận.
+ GV nhận xét về tranh, ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương.
3. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp đối với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành:
+ GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
+ GV lần lượt nêu từng ý kiến.
+ Mời một số HS giải thích lí do.
+ GV kết luận: 
+ Tán thành với các ý kiến: a, d
+ Không tán thành với các ý kiến: b, c
+ Mời HS đọc phần ghi nhớ.
4. Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 3, SGK)
* Mục tiêu: HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành: 
+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để xử lí các tình huống của bài tập 3.
+ Mời đại diện các nhóm HS trình bày. 
+ GV kết luận: SGV – Trang 44
5. Hoạt động 4: Trình bày kết quả sưu tầm.
* Mục tiêu: Củng cố bài
* Cách tiến hành: 
+ Cho HS trình bày kết quả sưu tầm được.
+ GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
6. Hoạt động tiết nối:
- Em cần làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- GV nhận xét giờ học, dặn h/s về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 hs đọc
- Các nhóm trưng bày sản phẩm theo tổ.
- HS xem tranh và trao đổi, bình luận.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- HS giải thích lí do.
- 2HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện N trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày.
- Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát,
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô An soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 97: DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được qui tắc , công thức tính diện tích hình tròn và biết vận 
dụng để tính diện tích hình tròn . Bài 1 (b, c), bài 2 (a, b), bài 3 (tr99)
 II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
- Nêu cách tính chu vi hình tròn?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu nội dung yêu cầu bài học.
2. Giới thiệu công thức tính diện tích diện tích hình tròn:
- GV giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn.
VD: Tính diện tích hình tròn có bán kính 2 dm.
+ Diện tích hình tròn là.
2 2 3,14 = 12,56 ( dm2).
- Qua VD trên GV cho HS nêu quy tắc tính diện tích hình tròn .
- GV nhắc lại.
3. HD h/s làm bài tập:
Bài 1:
- GV HD H/S vận dụng quy tắc để tính 
- Muốn tính diện tích hình tròn ta tính thế nào?
- Tổ chức cho h/s làm bài.
Bài 2: 
- GV HD H/S làm bài.
- Theo dõi gợi ý.
Gv nhận xét và sửa sai.
Bài 3:
- Bài cho biết gì, yêu cầu tìm gì?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
- GV nhận xét sửa sai.
C. Củng cố dặn dò:
- Muốn tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập.
- HS nêu ý kiến.
- HS nghe.
- HS theo dõi .
- 2HS nêu.
Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14 .
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài tập.
a. r = 5 cm .
Vậy S = 5 5 3,14 = 78,5(cm2)
b. r = 0,4 dm .
 S = 0,4 0,4 3,14 =0,5024( dm2)
c. r = m = 0,6 m.
 S = 0,6 0,6 3,14 = 1,1304.(m2)
- Nêu yêu cầu.
Tính diện tích hình tròn có đường kính là:
a. d = 12 cm vậy r =6 cm
Vậy S = 6 6 3,14=113,04( cm2)
b. d= 7,2 dm vậy r = 3,6 dm .
S = 3,6 3,6 ,3,14= 40,6944( dm2)
- Nêu đầu bài.
- Nêu ý kiến.
- HS làm bài. 
 Bài giải.
Diện tích mặt bàn hình tròn là :
45 x 45 x 3,14 = 6358,5(cm2)
 Đáp số : 6358,5 cm2
_____________________________ 
Luyện từ và câu:
 	Tiết 39: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
I. Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4). 
-**HS khá, giỏi làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Từ điển; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra :
- Thế nào là câu ghép? 
- Nhận xét -ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đọc đề bài, sau đó thảo luận theo cặp.( HS có thể tra từ điển)
GV HD h/s làm việc, trao đổi cùng bạn và phát biểu ý kiến.
- Gv và cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2:
 - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập.
GV HD HS tìm hiểu một số từ mà các em chưa rõ .
- GV cho HS làm việc cá nhân. GV theo dõi giúp đỡ HS.
- Gv mời các nhóm báo cáo két quả , GV và HS nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- GV nhận xét bổ sung cho nọi dung bài làm của HS.
Bài 3:
- GV h/d HS làm bài tập.
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 4: 
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập .
- GV chỉ bảng đã viết lời nhân vật Thành, Gv nhắc HS để trả lời đúng câu hỏi , cần thử thay thế từ công dân trong câu nói của nhân vật Thành lần lượt bằng từng từ đồng nghĩa với nó rồi đọc lại câu văn xem có phù hợp không.
- Gọi HS phát biểu ý kiến, GV chốt lại lời giải đúng.
C. Củng cố dặn dò:
- Em hiểu nghĩa của từ công dân là thế nào?
- GVnhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và làm bài.
- HS nêu ý kiến.
HS làm bài.
- HS nêu kết quả bài làm, HS khác nhận xét bổ sung.
+ Dòng b: “ Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước” Nêu đúng nghĩa của từ công dân.
- HS đọc yêu cầu của bài tập .
- HS làm việc và trình bày ý kiến .
- HS khác nhận xét và bổ sung
a. công cộng; công nghiệp; công dân, công chúng
b. công lí; công minh, công bằng, công tâm
c. công nhân, 
- HS làm bài tập 3. 
- Những từ đồng nghĩa với từ công dân: Nhân dân, dân chúng, dân.
- Từ không đồng nghĩa với từ công dân: đồng bào, dân tộc , nông dân,công chúng.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập , và phát biểu ý kiến
_________________________________
Chính tả:
 	Tiết 20: CÁNH CAM LẠC MẸ 
I. Mục tiêu:
- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Làm được BT (2) hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Giáo dục tình cảm yêu quí các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- GV đọc một số từ có r/gi/ d cho h/s viết.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc mẫu bài viết và HD h/s tìm hiểu bài viết.
- Nội dung bài thơ cho ta biết gì?
- Yêu cầu nêu và viết các từ khó.
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày bài thơ, những chữ các em dễ viết sai chính tả .
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc chậm lại cho HS soát lỗi .
- GV thu và chấm 1/3 bài tại lớp .
3. HD học sinh làm bài tập chính tả:
Bài 2:
GV cho HS làm bài tập và báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và bổ sung
- GV nói: Anh chàng ích kỉ không hiểu ra rằng: Nếu thuyền chìm thì anh ta cũng xong đời.
- GV nhận xét sửa sai.
C. Củng cố dặn dò:
- Em có yêu quý các loài vật không ? Em cần làm gì để bảo vệ chúng?
- Củng cố lại bài, nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS viết bảng con.
- HS theo dõi.
- 1 h/s đọc bài.
- Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự giúp đỡ, che chở yêu thương của bạn bè.
- HS viết từ khó: lũ ve; giã gạo; ...
- HS nghe GV đọc và viết bài.
- HS soát bài.
- HS làm bài và trình bày kết quả.
+ a. sau khi điền vào ta sẽ có các tiếng :
( ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra , giấu, giận rồi.
b. Sau khi điền o/ô và dấu thanh vào chỗ trống sẽ có các tiếng:
đông, khô, hốc, gõ ,ló, trong hồi, tròn,
một
________________________________
Khoa học:
Tiết 39: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC( tiếp)
I. Mục tiêu:
Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong SGK.
- Phiếu học tập cho HS.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS trình bầy kết quả thí nhiệm ở nhà
B. Bài mới.
1.Giới thiệu bài 
- GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
2. Hoạt động 3: 
* Mục tiêu:
HS thực hiện trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học. 
* Tiến hành:
- GV HD H/S chơi trò chơi trong SGK 
- GV theo dõi và giúp đỡ HS thực hiện.
- Mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả .
- GV nhận xét kết luận.
3. Hoạt động 4: Thực hành xử lí thông tin trong SGK .
* Mục tiêu:
- HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học. 
* Tiến hành:
- GV cho HS đọc thông tin quan sát các hình trong SGK và trả lời câu hỏi ở mục thực hành.
- GV cho các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả 
- Gv nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: 
Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác động của ánh sáng.
C. Củng cố dặn dò:
- Thế nào gọi là sự biến đổi hóa học ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu giờ .
- HS tiến hành trò chơi theo HD của GV và HD trong SGK.
- Từng nhóm giới thiệu bức thư của nhóm mình.
- HS thảo luận trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20 LOP 5.doc