Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 23

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 23

Tập đọc:

Tiết 45 : PHÂN XỬ TÀI TÌNH

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hư¬ởng của ph¬ương ngữ .

- Đọc lưu loát toàn bài văn , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài.

- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc diễn cảm.

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23:
Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2013
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
Tiết 45 : PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
- Đọc lưu loát toàn bài văn , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài.
- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ SGK.
	- Bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc diễn cảm.
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Yêu cầu HS đọc lại bài Cao Bằng.
- Trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc:
- Yêu cầu HS khá đọc bài.
+ Đoạn 1: từ đầu.lấy trộm
+ Đoạn 2: tiếp .cúi đầu nhận tội.
+ Đoạn 3: còn lại.
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp 2-3 lần, giúp HS đọc đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ khó, mới trong bài.
- Tổ chức cho HS đọc bài trong nhóm.
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc mẫu.
3. Tìm hiểu bài:
- Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân sử việc gì?
- Quan án đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
- Vì sao quan cho rằng người không khóc là người lấy cắp?
+ Nêu ý 1 ?
- Kể lại chuyện quan án tìm ra kẻ trộm tiền nhà chùa?
- Vì sao quan án lại dùng cách trên?
+ Nêu ý 2?
+ Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?
+ Nội dung bài nói lên điêu gì?
4. Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 3 HS khá luyện đọc tiếp nối 3 đoạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
+ GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét- cho điểm.
C. Củng cố dặn dò:
- Em có nhận xét gì về cách phá án của quan án?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2- 3 HS đọc bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
- HS đọc bài theo nhóm 2.
- 1-2 HS đọc toàn bài.
- HS chú ý nghe GV đọc bài.
- Người nọ tố cáo người kia lấy vải của mình và nhờ quan xét xử.
- Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
+ Cho đòi người làm chứng nhưng không có.
+ Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, thấy cũng có khung cửi, cũng đi chợ bán vải.
- Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một nửa, thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.
- Vì quan hiểu phải tự tay mình làm ra tấm vải, mang bán tấm vải để lấy tiền mới thấy đau xót, tiếc khi công sức lao động của mình bị phá bỏ nên bật khóc.
+ Ý 1: Quan án xử xiệc mất cắp vải.
- Quan án nói sư cụ biện lễ cúng phật , cho gọi hết sư vãi, kể ăn, người làm trong chùa ra giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước,lập tức cho bắt vì theo quan chỉ có kẻ có tật thì mới giật mình.
- Vì biết kẻ gian thường lo lắng sẽ lộ mặt.
+ Ý2: Quan án xử việc lấy trộm tiền nhà chùa.
+ Quan án phá được các vụ án nhờ sự Ca ngợi trí thông minh, tài sử kiện của vị quan án.
- 2 HS nêu ý kiến.
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn.
- HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả bài.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
_______________________________
Toán
Tiết 111: XĂNG-TI -MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI
	I. Mục tiêu:
	Giúp HS:
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Biết tên gọi, kí hiệu, "độ lớn" của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối. Bài 1, bài 2 (a) (tr116)
	II. Đồ dùng dạy học:
	Bộ đồ dùng toán lớp 5.
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hình thành biểu tượng xăng – ti – mét khối, đề – xi – mét khối:
- Cho HS quan sát các hình lập phương như trong sgk và nhận xét.
- Cho HS quan sát hình vẽ, nhận xét để rút ra được mối quan hệ giữa xăng – ti – mét khối, đề – xi – mét khối.
- GV kết luận:
+ Hai đơn vị đo thể tích liền kề nhau gấp hoặc kém nhau 1000 lần.
4. Thực hành:
Bài 1: Viết vào ô trống ( theo mẫu)
- HD làm bài.
- Yêu cầu HS làm miệng.
- Nhận xét – ghi điểm.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- Nhận xét – ghi điểm.
C. Củng cố dặn dò:
- Xăng –ti -mét khối là gì? Đề -xi -mét khối là gì?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về học bài,
chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát các hình lập phương như trong sgk và nhận xét.
+ Xăng – ti – mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. xăng – ti – mét khối viết tắt là cm3
+ Đề – xi – mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm. Đề – xi – mét khối viết tắt là dm3
- 1 dm3 = 1 000 cm3
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
Viết số
Đọc số
76 cm3
Bẩy mươi sáu xăng- ti- mét khối.
519 dm3
Năm trăm mười chín dm3
85,08 dm3
Tám mươi năm phẩy không tám dm3
 cm3
Bốn phần năm cm3
192 cm3
Một trăm chín mươi hai cm3
2001 dm3
Hai nghìn không trăm linh một dm3
 cm3
Ba phần tám cm3
- Nêu đầu bài.
- HS làm bài.
a. 1 dm3 = 1 000 cm3
 5,8 dm3 = 5 800 cm3
 375 dm3 = 375 000 cm3
b. 2000 cm3 = 2 dm3
 490 000 cm3 = 490 dm3
 154 000 cm3 = 154 dm3
 5 100 cm3 = 5,1 dm3
____________________________________
Đạo đức:
Tiết 23 : EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
	I. Mục tiêu:
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn háo và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
II. Tài liệu và phương tiện:
	- Tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam và một số nước khác.
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các hoạt động ở Uỷ ban nhân dân xã mà em biết?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1:Tìm hiểu về tổ quốc Việt Nam:
* Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc phần thông tin trong sgk.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời một số câu hỏi sau:
+ Kể tên một số hiểu biết của em về diện tích, vị trí địa lí của nước ta?
+ Kể tên các danh lam thắng cảnh ?
+ Kể tên một số phong tục tập quán của người Việt Nam?
+ Kể tên một số truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta?
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu những địa danh và mốc thời gian quan trọng:
* Mục tiêu: HS có thêm hiêu biết và tự hào về đất nước Việt Nam.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 sgk
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm viẹc theo nhóm trao đổi để viết lời giới thiệu về các bức tranh đó. 
4. Hoạt động 3: Những khó khăn của đất nước ta.
- Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng sau:
Những khó khăn đất nước ta còn gặp phải.
Bạn có thể làm gì để góp phần khắc phục.
5. Hoạt động tiếp nối: Củng cố dặn dò.
- Em cần làm gì để bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước ?
- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về đất nước và con người Việt Nam? 
- Một số tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam.
- 3 HS nêu.
- HS đọc phần thông tin trong sgk.
- HS làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời một số câu hỏi.
+ Nước ta có diện tích đất liền là 33 triệu km 2, nằm ở bán đảo đông nam Á.
+ Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
+ Việt Nam có phong cách ăn mặc đa dạng, mỗi vùng có một sản vật, ăn uống riêng.
- HS làm bài tập 2 sgk
- Thảo luận theo cặp.
- Nêu kết quả.
- HS thảo luận và hoàn thành bảng sau:
Những khó khăn đất nước ta còn gặp phải.
Bạn có thể làm gì để góp phần khắc phục.
- Nghèo đói
- Lạc hậu
- Thiếu nhân tài
.
- Học tập tốt để thánh người tài,
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Liên soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 112: MÉT KHỐI
	I. Mục tiêu:
	Giúp HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu, "độ lớn" của đơn vị đo thể tích: mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. Bài 1, bài 2(tr117)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Thế nào là dề xi mét khối? Xăng ti mét khối?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa m3 , dm3 , cm3:
- Cho HS quan sát các hình lập phương như trong sgk và nhận xét về m3
- Cho HS quan sát hình vẽ, nhận xét để rút ra được mối quan hệ giữa mét khối, xăng – ti – mét khối, đề – xi – mét khối.
- GV kết luận:
+ Hai đơn vị đo thể tích liền kề nhau gấp hoặc kém nhau 1000 lần.
3. Luyện tập:
Bài 1:
a. Đọc các số đo sau:
- HD HS làm miệng.
b. Viết các số đo sau.
- GV đọc số đo, yêu cầu viết. 
Bài 2:
b. Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị đo là cm3
Bài 3: ( Nếu còn thời gian)
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Yêu cầu làm bài. 
C. Củng cố dặn dò:
- Mét khối là gì? Hai đơn vị đo thể tích liền kề gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần? 
- Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- HS quan sát các hình lập phương như trong sgk và nhận xét về m3
+ Mét khối là thể tích của của hình lập phương có cạnh dài 1m. mét khối viết tắt là: m3
+ Ta có 1 m3 = 1 000 dm3
 1 m3 = 1 000 000 cm3
m3
dm3
cm3
1m3 = 1000 dm3
1 dm3
= 1000 cm3
= m3
1 cm3
= dm3
- Nêu ysu cầu.
 HS làm bài.
a. 15 mét khối
-205 mét khối.
-25 phần một trăm mét khối.
-Không phẩy chín trăm mười một mét khối.
b. HS làm bảng con.
7200 m3 ; 400 m3 ; m3 ; 0,05 m3
- HS làm bài.
b. 1 dm3 = 1000 cm3
 1,969 dm3 = 1969 cm3
 m3 = 250 000 cm3 
 19,54 m3 = 19 540 000 cm3 
- Nêu yêu cầu.
- Nêu ý kiến.
- HS làm bài:
Mỗi lớp có số hình lập phương1dm3 là:
5 3 = 15 ( hình)
Số hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp là:
15 2 = 30 ( hình )
 Đáp số: 30 hình.
_______________________________
 	 Luyện từ và câu
 Tiết 45: ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
 Củng cố cho h/s:
- Câu đơn, xá định thành phần câu.
- Câu ghép xác địnht hành phần CV câu.
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Thế nào là câu đơn, ghép?
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD ôn tập:
Bài 1: Xác định các vế câu trong từng câu dưới đây:
a. Lan học giỏi Toán. 
b. Buổi chiều, chúng tôi đi thả trâu.
c. Bác nông dân đang cấy lúa.
- GV nhận xét chốt bài đúng.
Bài 2: Điền cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong từng câu dưới đây:
a. Cường ..không tiến bộ cậu ấy .mắc thêm nhiều khuyết điểm nữa.
b..nó hát hay ..nó vẽ cũng giỏi.
c.Hoa cúc đẹp .nó.là một vị thuốc đông y.
- GV nhận xét chốt bài đúng.
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn tả cacnhs đồng quê em. Trong đó có sử dụng câu ghép. Nêu chủ ngữ vị ngữ của các vế câu ghép đó.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi gợi ý h/s còn lúng túng.
- Gọi h/s đọc bài, xác định các thành phần câu.
- Nhận xét cho điểm.
C. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- 1 h/s đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở
a. chẳng những ..mà ..còn
b. không những. mà còn
c. Không chỉ  mà .còn
-1 h/s lên bản làm bài
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
- Đọc đoạn văn.
 Chính tả:( Nhớ - viết )
 Tiết 23: CAO BẰNG
	I. Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Nắm vững qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu bài tập dành cho HS.
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Yêu cầu HS viết một số tiếng khó, dễ lẫn: NhaTrang, Hải Phòng, Lê Thị Hồng Gấm.
- Nhận xét sửa sai.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn nghe, viết chính tả:
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thơ
+ Những từ ngữ, chi tiết nào nói lên địa thế của Cao Bằng?
+ Em có nhận xét gì về con người Cao Bằng?
- Quê em có nhiều cảnh đẹp không ? Em cần làm gì để bảo vệ những cảnh đẹp đó?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó và dễ lẫn và viết.
- Yêu cầu quan sát các trình bày bài.
- Yêu cầu HS nêu cách viết và viết bài.
- GV quan sát – uốn nắn.
- GV đọc lại bài cho HS soát bài.
- Chấm chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HD HS tự làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở.
- Nhận xét – sửa sai.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc và viết lại các tên riêng trong đoạn thơ.
- Cảnh vật ở Tùng Chinh đẹp như thế 
nào?
- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cửa gió Tùng Chinh, từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước.
C. Củng cố dặn dò:
- Em cần có thái độ như thế nào với những cảnh đẹp quê hương? 
- Nhận xét tiết học dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau.
- HS viết bảng con.
- 2 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài.
- Những từ ngữ, chi tiết: sau khi qua Đèo Gió, lại vượt Đèo Giang, lại vượt đèo Cao Bắc.
- Con người Cao Bằng rất đôn hậu và mến khách.
- HS liên hệ quê hương.
- HS tìm và nêu các từ: Đèo Giang, dịu dàng, suối trong, làm sao, sâu sắc
- HS nhắc lại cách viết hoa các tên địa lí , lùi vào hai ô rồi mới viết, giữa hai khổ thơ để cách một dòng.
- HS soát lại lỗi chính tả trong bài.
- HS đọc bài.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
a. Người nữ anh hùng trể tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu
b. Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn.
c. Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lí mưu sát Mắc Na- ma – ra là anh Nguyễn Văn Trỗi
- HS đọc yêu cầu và nội dung đoạn thơ bài “Cửa gió Tùng Chinh”
- HS viết các tên riêng.
Khoa học
 	 Tiết 45: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
	I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh hoạ sgk.
	- Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu tác dụng của năng lượng gió, nước chảy trong tự nhiên?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1: Thảo luận.
* Mục tiêu: HS nêu được: Một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
 Một số loại nguồn điện phổ biến.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận.
+ Kể tên một số đồ dùng sử dụng năng lượng điện mà em biết? 
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?
3. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận:
* Mục tiêu: HS kể được một số ứng dụng của dòng điện ( đốt nóng, thắp sáng, chạy máy) và tìm được ví dụ các máy móc, đồ dùng ứng với mỗi ứng dụng trên.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát và làm việc theo nhóm và:
- Kể tên chúng?
- Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng?
- Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó?
4. Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
* Mục tiêu: HS nêu được dẫn chứng về vai trò của điện trong mọi mặt của cuộc sống.
* Cách tiến hành.
- Yêu cầu HS tham gia chơi theo nhóm
- GV đưa ra chủ đề để HS tham gia chơi. 
- Nhận xét – khen thưởng.
C. Củng cố dặn dò:
- Điện có vai trò như thế nào trong cuộc sống con người?
- Ta phải sử dụng như thế nào để tiết kiệm được năng lượng điện ?
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS kể tên:
+ Ti vi, tủ lạnh, máy giặt, bàn là, nồi cơm điện, quạt, bóng đèn điện
+ Trong nhà máy điện , máy phát điện phát ra điện. Điện được tải qua các đường dây đưa đến các ổ điện của mỗi gia đình 
- HS quan sát và làm việc theo nhóm.
+ Điện đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. điện được sử dụng để chiếu sáng , sưởi ấm , làm lạnh, truyền tin
- HS tham gia chơi theo nhóm.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23 LOP 5.doc