Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 26 năm 2013

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 26 năm 2013

Tập đọc:

Tiết 51: NGHĨA THẦY TRÒ

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,

nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ,

cụ đồ, vỡ lòng.

- Hiểu ý chính: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 

doc 6 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 26 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26:
Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2013
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
Tiết 51: NGHĨA THẦY TRÒ
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, 
nhấn 	giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, 
cụ đồ, vỡ lòng...
- Hiểu ý chính: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh hoạ trang 79, SGK,(phóng to nếu có điều kiện)
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, ghi điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc: 
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Goi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài. 
3. Tìm hiểu bài:
- Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
+ Nêu ý 1?
- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dậy mình thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
- Những thành ngữ tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
-** Em hiểu nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ trên như thế nào?
+ Nêu ý 2 ?
4. Đọc diễn cảm bài văn:
- GV gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng bài văn. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay.
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn 1.
- GV đọc mẫu đoạn văn.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV nhận xét , cho điểm HS.
C. Củng cố dặn dò:
- Bài văn có ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sa “ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”. 
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời các câu theo SGK.
- HS đọc bài theo trình tự.
+ HS 1: Từ sáng sớm...mang ơn rất nặng 
+ HS 2 : Các môn sinh...tạ ơn thầy .
+ HS 3 : Cụ già tóc bặc...nghĩa thầy trò.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS cùng bàn luyện đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
+ Các môn sinh đến nhà cụ giáo mừng thọ thầy. Việc làm đó thể hiện lòng yêu quý kính trọng thầy.
+ Những chi tiết : Từ sáng sớm , các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy Chu để mừng thọ thày. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe cùng thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng, họ cùng nhau dạ ran và theo sau thầy.
+Ý 1: Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu mừng thọ.
+ Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. những chi tiết biểu hiện tình cảm đó: Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy măng ơn rất nặng. Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ: “ Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy” 
 + Các câu thành ngữ , tục ngữ.
a, Tiên học lễ hậu học văn.
b, Uống nước nhớ nguồn.
c, Tôn sư trọng đạo.
d, Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- HS nối tiếp nhau giải thích.
+Ý2: Tình cảm của cụ giáo Chu đối vơi người thầy cũ .
- 3 HS nối tiếp nhau đọc, 1 HS nêu cách đọc, cả lớp trao đổi và đi đến kết luận chọn giọng đọc đúng.
- HS nghe GV đọc mẫu, tìm chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 1 bài văn.
- Nhận xét.
_______________________________
 Toán
Tiết 126: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ.
I. Mục tiêu:
Biết:
- Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế. Bài 1(tr135)
II. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra:
- Khi cộng số đo thời gian cần thực hiện thế nào?
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
a. Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số .
- Cho HS đọc bài toán , nêu phép tính 
tương ứng .
1 giờ 10 phút 3 = ?
- GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính.
 Vậy 1 giờ 10 phút 3 = 3 giờ 30 phút.
 VD 2: GV gọi HS đọc bài toán .
Yêu cầu HS nêu phép tính tương ứng.
3 giờ 15 phút x 5 = ? 
GV cho HS tự đặt tính và tính.
- Cho HS trao đổi và nhận xét kết quả và nêu ý kiến: Cần đổi 75 phút ra giờ và phút.
 75 phút = 1 giờ 15 phút.
Vậy : 3 giờ 15 phút 5 =16 giờ 15 phút
- GV cho HS nêu nhận xét:
- GV nhận xét.
3. Luyện tập:
Bài 1: 
- Thực hiện thế nào?
- GV cho HS tự làm bài và chữa bài.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 2: ( Nếu còn thời gian )
 GV cho HS đọc đề bài và nêu cách gải sau đó tự giải .
- GV chữa bài .
C. Củng cố dặn dò:
- Khi nhân số đo thời gian với một số ta cần lưu ý điều gì ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài toán nêu phép tính rồi thực hiện .
 1 giờ 10 phút 
 3 
 3 giờ 30 phút
- HS nêu bài toán .
- HS nêu phép tính và thực hiện phép tính 
 3 giờ 15 phút.
 5
15 giờ 75 phút.
- HS nêu nhận xét.
Khi nhân số đo thời gian với một số ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo của đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn hàng liền kề.
- HS đọc đề bài và cùng làm bài tập.
a.3giờ 12 phút 3 = 9giờ 36 phút.
 4giờ 23 phút 4 = 17giờ 32 phút.
 12 phút 52giây 5 = 1giờ 2 phút 6 giây.
b. 4,1 giờ 6 = 24, 6 phút.
 3,4 phút 4 = 13,6 phút .
 9,5 giây 3 = 28,5 giây.
- Đọc đầu bài.
- HS làm bài.
 Bài giải:
Bé Lan ngồi trên đu quay hết số thời gian là:
 1 phút 25 giây 3 = 4 phút 15 giây.
 Đáp số : 4 phút 15 giây.
Đạo đức:
Tiết 26 : EM YÊU HOÀ BÌNH
I. Mục tiêu:
- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với kảh năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết được ý nghĩa của hoà bình.
- Biết trẻ em có quyền được sống trong hào bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
 II. Chuẩn bị :
- Tranh ảnh của những trẻ em nhân dân sống ở những vùng có chiến tranh.
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra bài học ở nhà của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. Hoạt động 1: Khởi động.
- GV cho HS hát bài ; Trái đất này là của chúng mình. Nhạc Trương Quang Lục, lời thơ Định Hải.
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Để trái đất mãi mãi tươi đẹp, yên bình, chúng ta cần phải làm gì?
- Gọi HS trả lời, GV nhận xét và giới thiệu.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin trang 37 SGK .
* Mục tiêu: HS hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, và sự tàn phá của chiến tranh và hỏi.
+ Em thấy những gì trong các tranh ảnh đó?
- Gọi HS đọc các thông tin trang 37, 38, và thảo luận theo nhóm các câu hỏi trong SGK.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày 1 câu hỏi, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
4. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ của bài tập 1.
* Mục tiêu: HS biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
* Cách tiến hành: 
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập 1 .
- Sau mỗi ý kiến GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- GV mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận.
5. Hoạt động 4: Làm bài tập 2.
* Mục tiêu: HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS trao đổi với bạn cùng bàn và trao đổi với bạn ngòi cùng bàn về kết quả bài làm .
- GV gọi một số HS trình bày kết quả bài làm.
6. Hoạt động 5: Làm bài tập 3:
* Mục tiêu: HS biết được những hoạt động cần làm để bảo vệ hoà bình.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm bài tập 3.
- Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận:
+ GV mời HS đọc ghi nhớ trong SGK.
7. Hoạt động tiếp nối: Củng cố dặn dò.
- Em cần làm gì để bảo vệ hoà bình?
- Gv nhận xét tiết học, dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- HS hát bài : Trái đất này là của chúng em.
+ Bài hát nói lên sự khao khát hoà bình của các em nhỏ trên toàn thế giới.
+ HS liên hệ trả lời.
- HS quan sát và trả lời.
- HS trả lời.
- 2 HS đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trong SGK.
- Các nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung.
- HS đọc bài tập và bày tỏ thái độ với các tình huống trong bài tập .
+ ý kiến (a) , ( d) là đúng ; ý kiến ( b) , (c) là sai.
- HS giải thích lí do.
+ Các ý kiến (a) , (d) là đúng ; các ý kiến (b), (c) là sai .Trẻ em có quyền sống trong hoà bình và có tránh nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
- HS làm bài tập và trình bày kết quả.
+ Hành động b, c là đúng thể hiện được lòng yêu hoà bình.
- HS thảo luận.
- HS trình bày:
+ (a), (b), (c), (d), (đ),(e), ( g) 
+ HS liên hệ bản thân trả lời cho phù hợp.
________________________________________________
BUỔI 2:
Anh văn:
(Cô Thương soạn giảng)
______________________________________ 
Kĩ thuật
Tiết 26: LẮP XE BEN( TIẾT 3)
I. Mục tiêu
HS cần phải :
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
* Đối với hs khá giỏi:
Lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng; thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
II. Chuẩn bị
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật 
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài.
2. Hoạt động3: HS thực hành lắp xe ben.
a. Chọn chi tiết:
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo hướng dẫn.
- Gọi 1-2 HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- GV nhận xét, bổ sung.
b. Lắp từng bộ phận:
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK nêu lại các bước lắp xe ben.
+ Lắp khung sàn xe và các giá đỡ.
+ Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ.
+ Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau.
+ Lắp trục bánh xe trước.
+ Lắp ca bin.
c. Lắp ráp xe ben:
- Cho HS lắp theo phần GV đã hướng dẫn.
- Theo dõi nhắc nhở.
3. Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét đánh giá kết quả của h/s.
- Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp vào hộp.
C. Củng cố dặn dò:
- Gọi h/s nêu lại ứng dụng xe ben?
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau “Lắp máy bay trực thăng ’’
- HS chọn các chi tiết theo sự hướng dẫn của GV
- HS lên bảng đọc ghi nhớ và nêu các bước lắp xe ben.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Trình bày sản phẩm.
- HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của bạn.
* Đối với h/s khá giỏi:
Lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng; thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
- 1 h/s nêu.
- Hs viết bài vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 26 lop 5b truc.doc