Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 28

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 28

Tập đọc:

Tiết 55: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2

 I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).

-** HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.

 

doc 9 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28:
Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
Tiết 55: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
	I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
-** HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
	II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 – 27 .
	- Kẻ sẵn bẳng ở bài 2 , trang 100 SGK.
	III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra:
- Nêu các chủ điểm đã học ở kì II?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
- GV nêu nội dung mục đích tiết học và cách gắp thăm bài đọc.
2. Kiểm tra tập đọc:
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- GV yêu cầu h/s đọc bài gắp thăm được và trả lời từ 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng h/s.
C.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ Hỏi : Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS lên bảng trình bày; GV và cả lớp nhận xét .
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt theo thứ tự .
+ Câu đơn.
+ Câu ghép không dùng từ nối
+Câu ghép dùng quan hệ từ.
+ Câu ghép dùng cặp từ hô ứng.
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc , đọc chưa đặt về nhà luyện đọc .
- Dặn h/s về nhà ôn lại nội dung chính của từng bài tập đọc .
- Lần luợt từng học sinh gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị, gv cho 1 hs giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có một bạn kiểm tra xong thì gọi bạn khác lên bốc thăm bài đọc.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS dọc thành tiếng trước lớp.
- Trả lời: Bài tập yêu cầu tìm VD minh hoạ cho từng kiểu câu cụ thể.
- HS làm bài.
- HS trình bày kết quả, cả lớp nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
	______________________________
Toán:
Tiết 136: LUYỆN TẬP CHUNG 
	I. Mục tiêu:
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian. Bài 1, bài 2(tr144)
	II. Đồ dùng dạy học:
	GV : Đồ dùng dạy học
	HS : Đồ dùng học tập
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Gọi HS nêu công thức tính vận tốc, tính quãng đường và thời gian?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
- GV giới thiệu nội dung yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- GV gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn để HS nhận ra: Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ôtô và xe máy.
- GV cho HS làm bài vào vở, gọi HS đọc bài giải, cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét Cùng quãng đường đi, nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ôtô thì vận tốc của ôtô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy.
Vận tốc của ôtô là :
 135 : 3 = 45 (km/h)
Vận tốc của xe máy là:
 45: 1,5 = 30 (km/ h)
Bài 2:
- GV yêu cầu HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút .
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả , GV cùng HS nhận xét .
Bài 3 : ( Nếu còn thời gian )
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán.
HD h/s đổi đơn vị đo.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV gọi HS nêu bài giải, Gv và cả lớp nhận xét sửa sai.
Bài 4 : ( Nếu còn thời gian )
- GV gọi hS nêu yêu cầu của bài toán .
- Cho HS đổi đơn vị:
 72km/h = 72000 m/h .
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, và nêu kết quả bài làm.
- GV và HS cả lớp nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Muốn tính vận tốc? Quãng đường? Thời gian ta làm như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS nêu.
- HS nghe.
- 2 HS thực hiện.
- HS nghe.
- HS làm bài tập và nêu kết quả.
Bài giải.
 Đổi :4giờ 30 phút = 4,5 giờ.
Mỗi giờ ôtô đi được là:
 135 : 3 = 45 (km).
Mỗi giờ xe máy đi được là:
 135 : 4,5 = 30 (km).
Mỗi giờ ôtô đi được nhiều hơn xe máy là:
45 – 30 = 15 (km).
 Đáp số : 15km.
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
Bài giải:
1250 : 2 = 625(m/phút) ;
1 giờ = 60 phút.
Một giờ xe máy đi được là:
625 60 = 37500(m)
37500m = 37,5 km
Vận tốc của xe máy là: 37,5 km/h
- HS đọc yêu cầu.
- Nêu hướng giải. 
Bài giải.
 15,75km = 15 750 m .
 1giờ 45 phút = 105 phút .
Vận tốc của xe ngựa là:
 15750 : 105 = 150 (m/phút.)
 Đáp số: 150 m/phút.
- Đọc bài.
- Làm bài.
 Bài giải:
 72km/h = 72000m /h.
Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
 2400 : 72000 = (giờ)
 giờ= 60 phút = 2 phút
 Đáp số: 2phút.
____________________________________
Đạo đức:
Tiết 28: Em tìm hiểu về Liên hợp quốc“ Giảm tải- không dạy”
 Thay bằng: Vệ sinh an toàn thực phẩm 
I. Mục tiêu:
- Cung cấp cho hs những thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm và biết giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Biết giữ gìn vệ sinh an tàn thực phẩm.
II. Chuẩn bị:
- HS chuẩn bị theo nhóm các nguồn thực phẩm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Em cần làm gì để góp phần bảo vệ nền hoà bình?
- Gv nhận xét ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:- ghi đầu bài:
2. Quan sát và nhận xét.
- Tổ chức hs hoạt động theo nhóm:
- 2 hs nêu
- HS hoạt động theo nhóm. Các nhóm ghi vào phiếu những thực phẩm sạch, an toàn.
- Cho h/s ghi lại những thực phẩm sạch, an toàn:
- Gọi các nhóm trình bày kết quả.
- Lần lượt các nhóm nêu, nhóm khác nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
3. Kết luận:
- HS trao đổi và nêu miệng.
- Gọi h/s trình bày:
- GV nhận xét chốt ý đúng.
- Thực phẩm sạch, an toàn không ôi thiu, không thối rửa còn tươi và sạch,...
- Cần bảo quản thực phẩm như thế nào? 
4. Củng cố dặn dò:
- Gọi h/s nêu lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học. HD h/s vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống để sử dụng thực phẩm an toàn.
- Nơi thoáng mát, trong tủ lạnh và không để lâu...
- 2 hs nêu.
- hs viết bài vào vở.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Liên soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 137: LUYỆN TẬP CHUNG 
	I. Mục tiêu:
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. Bài 1, bài 2(tr144).
 II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu cách tính thời gian, vận tốc, quãng đường?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
a. GV gọi HS đọc bài tập 1a ). GV HD h/s tìm hiểu có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán . Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau ?
* GV vẽ sơ đồ :
 ôtô xe máy
 * * *
 Gặp nhau
GV giải thích: Khi ôtô gặp xe máy thì cả ôtô và xe máy đi hết quãng đường 180km từ hai chiều ngược nhau.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Theo dõi gợi ý.
Bài 3**:
- Gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán.
- Lưu ý HS phải đổi đơn vị đo quãng đường theo mét hoặc đổi đơn vị đo vận tốc theo m/phút.
Bài 4**: ( Nếu còn thời gian )
 Gọi HS nêu yêu cầu và cách giải bài toán.
 Cho HS làm vào vở và yêu cầu HS đọc kết quả bài toán.
C. Củng cố dăn dò:
-Ta vừa làm quen với loại toán chuyển động nào?
- GV nhận xét giờ học 
- Dặn HS về nhà học bài và làm bài chuẩn bị bài sau.
- HS nghe.
1 HS đọc bài tập.
- HS theo dõi GV h/d và làm bài tập.
Bài giải:
Sau mỗi giờ cả ôtô và xe máy đi được quãng đường là:
54 + 36 = 90(km).
Thời gian đi để ôtô và xe máy gặp nhau là.
180 : 90 = 2 (giờ).
b. Sau mỗi giờ 2 ôtô đi được quãng đường là:
50 + 42 =92(km).
Thời gian để hai ôtô gặp nhau là.
276 : 92 = 3 (giờ).
Đáp số : a. 2giờ ; b. 3 giờ :
- Nêu yêu cầu.
- Nêu ý kiến.
- Thực hiện làm bài.
Bài giải:
Thời gian đi của ca nô là:
11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút
 = 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ
Quãng đường đi được của ca nô là:
12 3,75 = 45 (km)
 Đáp số: 45 km
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
Bài giải.
Cách 1. 
 15km = 15000m.
Vận tốc chạy của ngựa là:
 15000 : 20 = 750 (m/phút).
Cách 2.
Vận tốc chạy của ngựa là :
 15 : 20 = (0,75 km/ phút)
 = 750 m/phút .
 Bài giải.
 2giờ 30phút = 2, 5 giờ.
Quãng đường xe máy đã đi được trong 2giờ 30 phút là:
 42 x 2,5 = 105 (km)
Sau 2 giờ30 phút xe máy còn cách B là:
 135 – 105 = 30(km).
 Đáp số : 30 km.
 ___________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 55: 	 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 (Tiết 2)
	I. Mục tiêu:
	- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn 
 cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội 
 dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2.
	II. Đồ dùng dạy học .
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 – 27 .
	- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 , trang 100 SGK .
	III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
2. Kiểm tra đọc:
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- GV yêu cầu h/s đọc bài gắp thăm được và trả lời từ 1 – 2 câu hỏi.về nội dung bài đọc.
- Ghi điểm trực tiếp từng h/s.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét kết luận bài làm của HS 
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt có vế câu viết thêm khác của bạn
- GV nhận xét khen gợi h/s .
C. Củng cố dặn dò:
- Thế nào là câu ghép ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng để kiểm tra lấy điểm.
- Hát .
- HS nghe.
- Lần luợt từng học sinh gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị, gv cho 1 hs giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có một bạn kiểm tra song thì gọi bạn khác lên bốc thăm bài đọc.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1 HS làm bài vào bảng phụ, dưới lớp làm vào vở bài tập.
- HS nêu kết quả và nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai sửa lại cho đúng.
- HS nối tiếp nhau đặt câu.
VD: Câu ghép hoàn chỉnh:
a. Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy / chúng rất quan trọng / đồng hồ sẽ không chạy nếu không có chúng.
b. Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm việc theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng / chiếc đồng hồ sẽ chạy không chính xác / chiếc đồng hồ sẽ không hoạt động.
c. Câu truyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “ Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”
	____________________________
Chính tả:
Tiết 28: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2.( Tiết 5)
	I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng CT bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút.
- Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già; biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
	II. Đồ dùng dạy học:
	- Giấy khổ to , bút dạ .
	III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học .
2. Viết chính tả:
- GV đọc bài văn: Bà cụ bán hàng nước chè.
- Hỏi: Nội dung chính của bài văn là gì? 
- GV yêu cầu HS tìm từ khó dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- GV đọc cho h/s viết chính tả.
- Đọc phân tích từ khó cho h/s soát lỗi, chấm bài.
3. Viết đoạn văn:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2.
+ Đoạn văn bà cụ bán hàng nước chè tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ?
+ Tác giả tả đặc điểm nào của ngoại hình?
+ Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn trong bài làm của mình, cả lớp và GV nhận xét bổ sung và cho điểm.
4. Củng cố dặn dò:
- Để tả được ngoại hình của một người em cần phải làm gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc để kiểm tra lấy điểm và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc cho cả lớp nghe.
- Bài văn tả gốc bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc cây bàng.
- HS nêu và viết các từ khó ; VD;
Tuổi giời, bạc trắng, tuồng chèo.
1HS đọc bài trước lớp.
+ Tả ngoại hình.
+ Tả tuổi của bà cụ.
+ Tả bằng cách so sánh với cây bàng già , đặc tả mái tóc bặc trắng.
- HS làm bài và trình bày bài làm trước lớp , HS nhận xét.
- 3-5 HS đọc đoạn văn.
_____________________________________
	 Khoa học
 	 Tiết 55: SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
	I. Mục tiêu:
	Sau bài học HS biết:
 	+ Trình bầy khái quát về sự sinh sản của động vật: Vai trò của cơ quan sinh sản 
 sự thụ tinh và sự phát triển của hợp tử.
	 + Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
	II. Đồ dùng dạy học:
 	Hình trong SGK .
	 Sưu tầm tranh ảnh một số động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Cây con mọc lên từ bộ phận nào của cây mẹ?
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV Nêu nội dung yêu cầu bài học và ghi đầu bài lên bảng .
2. Họat động 1:Thảo luận.
* Mục tiêu: Giúp HS trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh sự phát triển của hợp tử.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết.
- GV nêu câu hỏi để HS thảo luận:
+ Đa số động vật được chia thành mấy giống?
+ Đó là những giống nào ?
+ Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào ? Cơ quan đó thuộc giống nào?
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
+ Nêu kết quả của sự thụ tinh, hợp tử phát triển thành gì?
- GV gọi HS trả lời và nhận xét bổ sung kết luận.
3. Hoạt động 2:
* Mục tiêu: HS biết được các cách sinh sản khác nhau của động vật.
* Tiến hành:
Cho HS quan sát hình trong SGK 112, và chỉ vào từng hình và nói với nhau con nào được nở ra từ trứng?
Con nào vừa đẻ ra đã thành con?
- GV gọi HS trình bầy.
* GV kết luận: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau: Có loài đẻ trứng , có loài đẻ con 
4. Hoạt động 3: Tổ chức cho HS :Thi nói tên những con vật đẻ trứng những con vật đẻ con.
* Mục tiêu: HS kể được tên một số động vật đẻ trứng và động vật để con.
* Tiến hành:
GV chia lớp thành 2 đội và mỗi đội cử 7 HS lên xếp thành 2 hàng dọc, lần lượt các HS của hai đội lên viết vào 2 cột cùng một thời gian, đội nào viết được nhiều tên các con vật và viết đúng cột là thắng cuộc, các HS khác cổ vũ cho các bạn.
 Tên các động vật đẻ trứng.
VD.
Cá vàng.
Bướm
...
- Nhận xét đánh giá.
C. Củng cố dặn dò:
- Động vật sinh sản để làm gì ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS nêu.
- HS nghe.
- HS làm việc cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Đa số động vật được chia thành hai giống ; 
+Giống đực và giống cái . 
+Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng, Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp trứng tạo tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh 
+ Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới , mang những đặc tính của bố và mẹ.
- HS nghe.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Các con vật được nở ra từ trứng như: Sâu, Thạch Thùng, nòng nọc,
+ Các con vật được đẻ ra đã thành con: Voi, chó , lợn , mèo ...
- HS nghe.
HS theo dõi và tham gia cuộc chơi.
 Tên các động vật đẻ con .
VD.
Chuột.
Lợn .
...
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28 LOP 5.doc