Tập đọc:
Tiết 32: ÚT VỊNH
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng hoặc từ khó do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn mạnh ở những từ ngữ thể hện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của chị út Vịnh.
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trang 136, SGK.
TUẦN 32: Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2013 BUỔI 1: Chào cờ: TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG __________________________________ Tập đọc: Tiết 32: ÚT VỊNH I. Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng hoặc từ khó do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn mạnh ở những từ ngữ thể hện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của chị út Vịnh. - Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn. - Hiểu các từ khó trong bài. - Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trang 136, SGK. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi và trả lời câu hỏi về nội dung bài. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc: - Yêu cầu đọc và chi a đoạn. - Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. - Gọi HS đọc phần chú giải. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài. 3. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đọc trao đổi và trả lời câu hỏi cuối bài. - Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? + Trường của út Vịnh phát động phong trào gì? Nội dung của phong trào là gì? - Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt? + Nêu ý 1? + Khi nghe thấy còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra dường sắt và thấy điều gì? - Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu 2 em nhỏ đang chơi trên dường tàu? - Em học tập được Út Vịnh điều gì? + Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào? 4. Đọc diễn cảm: - Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. - HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay. + GV đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét, cho điếm HS. C. Củng cố, dặn dò: - Em có nhận xét gì về bạn nhỏ Út Vịnh? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài Những cánh buồm. - 1 h/s đọc. - HS chia đoạn: + Đ1: Nhà út Vịnh ném đá lên tàu. + Đ 2: Tháng trước như vậy nữa. + Đ 3: Một buổi chiều tàu hoả đến. + Đ 4: Nghe tiếng la không nói lên lời. - Đọc nối tiếp. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn. - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Theo dõi. - Làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi. - Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, lắm khi trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua. + Trường Út Vịnh đã phát động phong trào em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. - Út Vịnh nhận việc thuyết phục Sơn-một bạn trai rất nghịch thường thả diều trên đường tàu. Thuyết phục mãi Son hiểu ra và hứa sẽ không chơi trên đường tàu nữa. + Ý1: Út Vịnh tham gia phong trào em yêu đường sắt quê em. + Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu. + Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới. Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xưống mép ruộng. - Em học được Út Vịnh ý thức tránh nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông và tinh thần dũng cảm. + Câu chuyện ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đướng sắt, dũng cảm cứu em nhỏ. - 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, cả lớp theo dõi. - 1 HS nêu ý kiến về giọng đọc HS cả lớp bổ sung và thống nhất giọng đọc. - HS theo dõi GV đọc mẫu. - 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe. - 3 HS thi đọc diễn cảm. ___________________________________ Toán: Tiết 156: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Biết: - Thực hành phép chia. - Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân. - Tìm tỉ số phần trăm của hai số. Bài 1 (a, b dòng 1), bài 2 (cột 1, 2), bài 3(tr164) II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các ví dụ về phân số? - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Luyện tập: Bài 1: tính. Hỏi: Muốn chia hai phân số ta làm như thế nào? - Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS làm bảng con. - Nhận xét – ghi điểm. Bài 2: Tính nhẩm: - Yêu cầu HS làm miệng. Hỏi: - Muốn chia một số thập phân cho 0,1 và 0,01 ta làm như thế nào? - Muốn chia một số cho 0,5 hoặc 0,25 ta làm như thế nào? - Nhận xét – ghi điểm. Bài 3: Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân ( theo mẫu) - HD mẫu. 7 : 5 = = 1,4 - Yêu cầu HS làm bảng con. - Nhận xet – cho điểm. Bài 4: (Nếu còn thời gian ) - Yêu cầu HS đọc đề. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Tóm tắt và giải. - Nhận xét đánh giá. C. Củng cố dặn dò: - Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào? - Nhắc lại nội dung bài,chuẩn bị bài sau. - Nêu yêu cầu. - Nêu ý kiến. - HS làm bài. a. : 6 = : = = 16 : = : = = b. 72 : 45 = 1,6 281,6 : 8 = 35,2 15 : 50 = 0,3 912,8 : 28 = 32,6 300,72 : 53,7 = 5,6 0,162 : 0,36 = 0,45 - Nêu ý kiến. - HS làm bài: a. 3,5 : 0,1 = 35 8,4 : 0,01 = 840 7,2 : 0,01 = 720 6,2 : 0,1 = 62 9,4 : 0,1 = 94 5,5 : 0,01 = 550 b. 12 : 0,5 = 24 20 : 0,25 = 80 11: 0,5 = 22 24 : 0,25 = 96 : 0,5 = 15 : 0,25 = 60 - Nêu yêu cầu. - Nêu cách thực hiện. - HS làm bài: 1 : 2 = = 0,5 7 : 4 = = 1,75 - Đọc bài. - Nêu ý kiến phân tích bài, cách làm bài. - HS làm bài: Bài giải: Số HS nam chiếm số phần trăm so với HS cả lớp là: 12 : ( 18 + 12 ) = 0,4= 40 % Vậy kết quả đúng là: D ____________________________________ Đạo đức: Tiết 32 : Dành cho địa phương EM TÌM HIỂU VỀ THUẾ (TIẾT 1) I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết được: - Thuế là gì? - Ai phải nộp thuế? - Nộp thuế để làm gì? - Thực hiện nộp thuế đúng hạn là hành vi đạo đức của mỗi người ,mỗi tập thể khi tham gia kinh doanh hoặc sản xuất. II. Chuẩn bị - Tài liệu pháp luật thuế. - Hình ảnh những công trình, nhà máy, công viên, đường xá nhờ có tiền thuế mà xây dựng được. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài. 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “ Hai xứ sở ” * Mục tiêu: Học sinh hiểu được thuế là gì? Đối tượng nộp thuế và tác dụng nộp thuế. * Cách tiến hành: - GV đọc truyện “ Hai xứ sở ” - Cho h/s thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau: + Tại sao bố Long và chú Ba lại bực bội khi gặp hai cán bộ đội thuế? + Lúc đầu Long có hiểu thế nào là tiền thuế không? + Long có thích theo rùa vàng xuống thuỷ cung không? + Đi chơi với rùa vàng dưới thuỷ cung, Long có còn thích thuỷ cung “xứ sở không có thuế” nữa không? Vì sao? + Tại sao dưới thuỷ cung lại không có công viên, cung thiếu nhi, trường học, bệnh viện? + Cuối truyện, em thấy bạn Long thích xứ sở nào? Nếu là em, em thích xứ sở nào? + Nghe Long nói, bố Long đã nghĩ gì và làm điều gì? - Cho cả lớp thảo luận: + Theo em, ai là người phải nộp thuế? Nộp thuế để làm gì? + Thuế là gì? Giáo viên kết luận: “Thuế là khoản tiền mà người dân và các tổ chức kinh doanh buộc phải nộp tiền cho Nhà nước theo mức quy định để nhà nước có tiền chi cho các hoạt động xã hội ”. - Gọi hs đọc ghi nhớ. 3. Hoạt động 2: Làm bài tập 1 * Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến nộp thuế cho nhà nước. *Cách tiến hành: + GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi cho biết ý kiến: Tán thành, phân vân hoặc không tán thành trước các ý kiến sau: a. Nộp thuế cho nhà nước đầy đủ, đúng hạn là người có trách nhiệm. b. Nộp thuế cho nhà nước không đầy đủ, không đúng hạn là người có trách nhiệm. c. Nộp thuế cho nhà nước đầy đủ, đúng hạn, nhà nước sẽ có tiền chi cho các hoạt động xã hội. d. Nộp thuế không đầy đủ, đúng hạn là vi phạm pháp luật. - Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước. +Thẻ đỏ: Tán thành. +Thẻ xanh: Không tán thành. +Thẻ vàng: Phân vân. + GV kết luận: Các ý kiến a, c, d là đúng ; ý kiến b là sai. 4. Hoạt động 3:Tự liên hệ bản thân . * Mục tiêu : HS kể được những việc làm của gia đình và những người xung quanh trong việc nộp thuế. * Cách tiến hành: - Cho HS trao đổi nhóm kể những việc làm của gia đình và những người xung quanh trong việc nộp thuế. - Cho h/s trình bày trước lớp. - GV nhận xét tuyên dương. 5. Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò. - Thuế là gì ? Nộp thuế để làm gì ? - Các nhóm chuẩn bị tranh ảnh, mẩu chuyện, bài hát, bài thơ nói về thực hiện việc nộp thuế và các công trình xây dựng từ tiền thuế. - GVnhận xét tiết học, dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau. - HS theo dõi. - HS thảo luận theo nhóm 4. - Đại diện nhóm lên trình bày, cả lớp trao đổi bổ sung. - HS trả lời. - 1- 2 h/s đọc - HS theo dõi các ý kiến. - HS giơ thẻ theo ý kiến của mình. - HS trao đổi theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. ________________________________________________ BUỔI 2: (Cô Liên soạn giảng) ____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2013 BUỔI 1: Toán: Tiết 157: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS ôn và củng cố: - Tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm. - Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm. Bài 1 (c, d), bài 2, bài 3(tr165) II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Muốn chia một số thập phân cho 0,1 ; 0,01 ;0,001;...ta làm như thế nào ? - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: - Hỏi: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét – ghi điểm. Bài 2: Tính. - HD làm bài 25 % + 10,34 % = 35, 34 % - Yêu cầu HS làm bảng con. - Nhận xét – ghi điểm. Bài 3: - Bài toán cho biết gì, hỏi gì? - Ta thực hiện thế nào? - Theo dõi gợi ý. - Nhận xét đánh giá. Bài 4( nếu còn thời gian ) - Yêu cầu HS đọc đề. - Phân tích đề. - Tóm tắt và giải. C. Củng cố dặn dò: - Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào? - Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài. Chuẩn bị bài sau. - HS phát biểu. - Nêu yêu cầu. - HS nêu ý kiến. - HS làm bài. 2 : 5 100 = 40 % 2 : 3 100 = 66, 66% 3,2 : 4 100 = 80 % 7,2 : 3,2 100 = 225 % - Nêu yêu cầu. - Làm mẫu theo gợi ý. - HS làm bài. b. 56,9 % + 34,25 % = 91,15 % c. 100 % - 23% - 47,5 % = 29,5 % - Đọc bài. - Nêu ý kiến về bài toán. - HS làm bài: a. Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là: 480 : 320 = 1,5 = 150 % b. Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là: 320 : 480 = 0,6666 = 66, 66 % Đáp số: a. 150 % ; b. 66,66 % - Đọc bài. - HS làm bài: Số cây lớp 5A trồng được là: 180 45 : 100 = 81 ( cây) Số cây lớp 5 A còn phải trồng theo dự định là: 180 – 81 = 99 ( cây) Đ/s: 99 cây _____________________________ Luyện từ và câu: Tiết 63: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY) I. Mục tiêu: - Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1). - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy (BT2). II. Các hoạt động dạy-học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS dưới lớp nêu tác dụng của dấu phẩy. - Nhận xét cho diểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của mẩu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy. - Hỏi: + Bức thư đầu là của ai? + Bức thư thứ hai là của ai? - Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS cách làm bài: + Đọc kĩ mẩu chuyện. + Điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp. + Viết hoa những chữ đầu câu. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Chi tiết nào chứng tỏ nhà văn Bớc-na Sô là một người hài hước? Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhắc HS các bước làm bài: + Viết đoạn văn. + Viết câu văn có sử dụng dấu phẩy và viết tác dụng của dấu phẩy. - Gọi HS trình bày bài làm của mình. - Nhận xét, ghi điểm HS làm bài tốt. C. Củng cố dặn dò: - Hãy nêu tác dụng của dấu phẩy ? - Nhận xét tiết học. - Dặn: HS về nhà hoàn thành đoạn văn, ghi nhớ các kiến thức về dấu phẩy, xem lại kiến thức về dấu hai chấm. - HS nêu ý kiến. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Trả lời: + Bức thư đầu là của anh chàng đang tập viết văn. + Bức thư thứ hai là thư trả lời của Bớc-na Sô. - 2 HS làm trên bảng, HS cả lớp làm vào vở bài tập. - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. + Chi tiết: Anh chàng nọ muốn trở thành nhà văn nhưng không biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy hoặc lười biếng đến lỗi không đánh dấu câu, nhờ nhà văn nổi tiếng làm hộ và đã nhận được từ Bớc-na Sô một bức thư trả lời có giáo dục mà lại mang tính chất hài hước. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - HS làm bài cá nhân. - 3 đến 5 HS trình bày kết quả làm việc của mình. _________________________________ Chính tả: Tiết 32: BẦM ƠI I. Mục tiêu: - Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát. - Làm được BT2, 3. * Luyện viết hoa tên các cơ quan đơn vị. II. Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ(hoặc bảng lớp) kẻ sẵn bảng bài tập 2. III. Các hoạt động dạy-học; A. Kiểm tra: - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng, HS cả lớp viết vào vở tên các danh hiệu giải thưởng và huy chương ở bài tập 3 trang 128, SGK. - Nhận xét bài làm của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết chính tả: - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. - Hỏi: + Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? + Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ? - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS luyện viết các từ đó. - Yêu cầu h/s viết chính tả. - Nhắc HS lưu ý cách trình bày. - Soát lỗi, chấm. bài 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Đọc, viết theo yêu cầu. - 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. + Cảnh chiều đông mưa phùn gió bấc làm cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ. + Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, tay mẹ run lên vì rét. - HS tìm và nêu các từ khó: rét, lâm thâm, lội dưới bùn, mạ non, ngàn khe, - Đọc viết các từ khó. - HS nhớ viết. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 1 HS làm trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở bài tập. - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. Tên cơ quan, đơn vị Bộ phận thứ nhất Bộ phận thứ hai Bộ phận trứ ba a, Trường Tiểu học Bế Văn Đàn Trường Tiểu học Bế Văn Đàn b, Trường THCS Đoàn Kết Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết c, Công ti Dầu khí Biển Đông Công ti Dầu khí Biển Đông - Hỏi: Em có nhận xét gì về cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị trên? - Nhận xét, kết luận về cách viết hoa các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, kết luận đáp án. C. Củng cố, dặn dò: - Khi viết hoa các tên cơ quan ,đơn vị, tổ chức phải viết như thế nào? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị và chuẩn bị bài sau. - Nối tiếp nhau trả lời: Tên các cơ quan, đơn vị viết hoa các chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Bộ phận thứ ba là các danh từ riêng nên viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người, tên dịa lí Việt Nam. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 3 HS làm trên bảng lớp, mỗi HS chỉ viết tên 1 cơ quan hoặc đơn vị. HS cả lớp làm vào vở bài tập. - Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. a, Nhà hát Tuổi trẻ. b, Nhà xuất bản Giáo dục. c, Trường mầm non Sao Mai. ________________________________ Khoa học: Tiết 64: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên. - Nêu được một số ví dụ tài nguyên thiên nhiên của nước ta. - Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh hoạ sgk.- Phiếu bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Môi trường là gì? Nêu một số thành phần của môi trường địa phương em đang sinh sống? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét. * Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên. * Cách tiến hành: Bước 1: - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và cho biết: Tài nguyên là gì? - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trong sgk và cho biết các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên thiên nhiên đó. Bước 2: - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. 3. Hoạt động 2: Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng. * Mục tiêu: - HS kể được tên một số tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng. * Cách tiến hành: Bước 1: - GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi. Bước 2: - HS chơi như hướng dẫn. - Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc. C. Củng cố dặn dò: - Tài nguyên thiên nhên là gì ? Hãy kể một số tài nguyên thiên nhiên mà em biết? - Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài. Chuẩn bị bài sau. - 3 HS nêu. - HS làm việc theo nhóm. - Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. con người khai thác và sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng. - Gió: sử dụng năng lượng gió để chạy cối xay, máy phát điện, chạy thuyền buồm - Nước: cung cấp cho hoat động sống của con người, thực vật, động vật. Năng lượng nước chảy được sử dụng trong các nhà máy phát điện . - Mặt trời: Cung cấp ánh sáng và nhiệt cho sự sống trên trái đất. Cung cấp năng lượng sạch cho các máy sử dụng năng lượng. - Thực vật và động vật: Tạo ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên , duy trì sự sống trên trái đất. Hình 3: Dầu mỏ ( ) Hình 4: Vàng ( ) Hình 5: Đất ( .. . ) Hình 6: Đá ( ) - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. - HS tham gia trò chơi. BUỔI 2: (Cô Hằng soạn giảng)
Tài liệu đính kèm: