Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 33

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 33

Tập đọc:

Tiết 65: LUẬT BẢO VỆ CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ EM

 I. Mục tiêu:

 - HS đọc đúng các từ khó trong bài, lưu loát toàn bài.

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới , hiểu nội dung từng điều luật .

 - Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, qui định quyền và bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài đọc.

 III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33:
Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2013
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
Tiết 65: LUẬT BẢO VỆ CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ EM 
	I. Mục tiêu: 
	- HS đọc đúng các từ khó trong bài, lưu loát toàn bài. 
	- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới , hiểu nội dung từng điều luật .
	- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, qui định quyền và bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh hoạ bài đọc. 
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ: Những cánh buồm.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Qua bài đọc luật tục xưa của người Ê- Đê các em đã biết tiết một số luật của nước ta. Hôm nay, các em sẽ học một số điều của luật Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em để biết trẻ em có quyền lợi gì; trẻ em có bổn phận như thế nào đối với gia đình và xã hội.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu ( Điều 15, 16 , 17) 
Gọi HS đọc tiếp nối điều 21, giọng đọc thông báo ràng mạch, rõ ràng; gắt giọng làm rõ từng đều luật từng khoản mục, nhấn giọng ở tên của đều luật ( Điều 15, Điều 16, Điều 17. Điều 21). 
- GV kết hợp uốn nắn cách đọc cho HS, giúp HS hiểu được nghĩa của từng từ khó.
Quyền, chăm sóc sức khỏe ban đầu, công lập, bản sắc.
- HS luyện đọc theo cặp.
3. Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?
 ( Yêu cầu HS đọc lướt từng điều luật ) 
+ Đều luật nào trong bài nói về bổn phận của trẻ em? 
+ Nêu những bổn phận của trẻ em được nêu ở trong bài?
+ Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần được tiếp tục cố gắng để thực hiện?
+ Qua 4 điều của luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em em hiểu được điều gì?
- Em hiểu luật chăm sóc giáo dục trẻ em dùng làm gì?
4. Thi đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc tiếp nói từng điểu luật. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm điều 21:
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét cho điểm HS.
C. Củng cố dặn dò:
- Qua 4 điều của“ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”, em hiểu được điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và luôn thực hiện theo đúng nội dung điều luật đã học.
- 2HS thực hiện.
- HS nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật ( 2-3 luợt).
- HS luyện đọc theo cặp.
- Hai HS đọc cả bài.
- HS tìm hiểu bài.
+ Điều 15, 16 ,17 
- HS đọc lướt từng điều luật.
+ Điều 21.
+ Trẻ em có các bổn phận sau.
*Phải có lòng nhân ái.
* Phải có ý thức nâng cao năng lực của bản thân.
* Phải có tinh thần lao động.
* Phải có đạo đức tác phong tốt.
* Phải có lòng yêu nước và yêu hoà bình.
- HS liên hệ bản thân để phát biểu.
+ Em hiểu mọi người trong xã hội đều phải sống và làm việc theo pháp luật, trẻ em cũng có quyền và bỏn phận của mình đối với gia đình và xã hội.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, HS cả lớp ghi vào vở.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài, cả lớp theo dõi nhận xét.
- 3-5 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
 _______________________________
 Toán:
Tiết 161: ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH - THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH 
I. Mục tiêu:
- Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế. Bài 2, bài 3(tr168) - 
	II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu nêu các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa chúng?
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. Ôn tập công thức tính diện tích và thể tích của hình lập phương, hình hộp chữ nhật:
- GV vẽ lên bảng 1 hình hộp chữ nhật, 1 hình lập phương yêu cầu của hS chỉ và nêu tên của từng hình.
- GV yêu cầu HS nêu các quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của từng hình.
- GV nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1**:
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV có thể vẽ lên bảng hình minh hoạ cho ngôi nhà, yêu cầu HS chỉ diện tích cần quét vôi để HS nhận thấy:
+ Nhà là hình hộp chữ nhật.
+ Diện tích quét vôi là diện tích xung quanh (phía trong phòng) cộng với diện tích trần nhà (một mặt đáy) trừ đi diện tích các cửa ra vào.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
Bài 2:
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ câu hỏi b và hỏi 
Bạn An muốn dán giấy mầu lên mấy mặt của hình lập phương?
- GV: Như vậy diện tích giấy mầu cần dùng chính là diện tích nào của hình lập phương?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bì bạn làm trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm từng HS.
Bài 3:
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
+ Thể tích của bể nước là bao nhiêu mét khối?
+ Biết 1 giờ vòi chảy được 0,5m3. Vậy để nước chảy đầy 3m3 thì cần bao nhiêu lâu?
0,5m3 : 1 giờ
3m3 : ...giờ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi
- GV mời HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
C. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tính Sxq ?Stp ? V ? của hình hộp chữ nhật và hình lập phương ta làm như thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm các bài tập còn lại.
2 HS thực hiện.
- HS nghe.
- 1HS lên bảng chỉ vào hình và đọc tên hình.
- 2 HS lần lượt nêu trước lớp.
- HS đọc đề bài.
1 HS tóm tắt trước lớp.
- HS quan sát hình, phân tích hình. 
- HS làm bài, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Diện tích xung quanh phòng học là.
 ( 6 +4,5) 2 4 = 84.(m2)
Diện tích trần nhà là.
 6 4,5 = 27 (m2)
Diện tích phần quét vôi là.
 84 + 27 – 8,5 = 102 , 5 (m2)
 Đáp số: 102,5 m2.
- 1HS đọc đề bài toán trước lớp.
- HS tóm tắt bài toán.
- Bạn An muốn dán giấy mầu lên tất cả các mặt của hình lập phương.
- HS: diện tích giấy màu cần dùng chính bằng diện tích toàn phần của hình lập phương.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Bài giải:
a.Thể tích của cái hộp hình lập phương là:
 10 10 10 = 1000 (cm3)
b) Vì bạn An muốn dán tất cả các mặt của hình lập phương nên diện tích giấy màu cần dùng bằng diện tích toàn phần của hình lập phương và bằng:
 10 10 6 = 600 (cm2)
 Đáp số: a, 1000 cm3
 b, 600 cm2
- HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Bài giải
Thể tích của bể nước là:
 2 1,5 1 =3 (m3)
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:
 3 : 0,5 = 6 (giờ)
 Đáp số: 6 giờ
____________________________________
Đạo đức:
Tiết 33 : Dành cho địa phương
BÀI: EM TÌM HIỂU VỀ THUẾ (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết được: 
- Thuế là gì ? Ai phải nộp thuế ? Nộp thuế để làm gì ?
- Thực hiện nộp thuế đúng hạn là hành vi đạo đức của mỗi người ,mỗi tập thể khi tham gia kinh doanh hoặc sản xuất . 
II. Chuẩn bị: 
- Tài liệu pháp luật thuế.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: : 
- Thuế là gì ?
- Nộp thuế để làm gì?
- Gv nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:- Ghi đầu bài 
2. Hoạt động 1: Triển lãm nhỏ. 
* Mục tiêu: HS hiểu về thuế và tác dụng của việc nộp thuế.
* cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn h/s trình bày giới thiệu tranh.
- Cả lớp xem tranh trao đổi thảo luận.
- GVnhận xét tranh của h/s.
3. Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
* Mục tiêu: HS biết xử lý tình huống liên quan đến việc nộp thuế.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu các nhóm hs thảo luận xử lý tình huống:
“Gia đình Nga có một cửa hàng bán vải ở chợ. Đến ngày nộp thuế, mẹ Nga không đi nộp thuế mà tổ chức đi du lịch. Nếu là Nga, em sẽ nói với mẹ thế nào?
- GV kết luận, tuyên dương nhóm trình bày tốt.
4. Hoạt động tiếp nối: Củng cố dặn dò. 
- Ai phải nộp thuế? Nộp thuế để làm gì?
- Gv nhận xét tiết học, dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau. 
- 3 hs trả lời
- HS trình bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
- Các nhóm h/s làm việc.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- 2 h/s trả lời
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Liên soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 16 tháng 4 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 162: LUYỆN TẬP 
	I. Mục tiêu.
	Giúp HS củng cố về:
Biết tính thể tích và diện tích trong các trường hợp đơn giản. Bài 1, bài 2(tr169)
	II. Đồ dùng dạy học :
	Bảng kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
	III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần HHCN? 
- GV nhận xét sửa sai.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- GV yêu cầu h/s nêu cách thực hiện?
- Yêu cầu làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS .
Hình lập phương
Cạnh
12cm
3,5cm
Sxung quanh
576cm2
49cm2
Stoàn phần
864cm2
73,5cm2
Thể tích
1728cm3
42,875cm3 
Bài 2:
GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV mời HS tóm tắt bài toán.
- GV hỏi: Để tính được chiều cao của bể hình hộp chữ nhật ta có thể làm như thế nào?
- Để giải bài toán này ta cần làm mấy bước, mỗi bước có nhiệm vụ là gì? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài của HS trên bảng lớp sau đó cho điểm HS.
Bài 3: ( Nếu còn thời gian )
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV hỏi : Để so sánh được diện tích toàn phần của hai khối hình lập phương với nhau chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài cho HS.
- GV hỏi: khi cạnh của khối lập phương này gấp đôi cạnh của khối lập phương kia thì diện tích toàn phần của chúng gấp (kém) nhau mấy lần?
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại cách tính Sxq, Stp, V của hình hộp chữ nhật và hình lập phương ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và làm bài trong các phần luyện tập. 
- HS nêu ý kiến.
- 1 HS đọc đề bài.
- Nêu cách thực hiện bài.
- HS làm bài tập.
Hình hộp chữ nhật
Chiều cao 
5cm
0,6m
Chiều dài
8cm
1,2m
Chiều rộng
6cm
0,5m
S xung quanh 
140cm2
2,04m2
S toàn phần
236cm2
3,24m2
Thể tích.
240cm3
0,36m3
- 1 HS đọc đề bài toán.
- 1 HS tóm tắt bài toán.
- HS: Ta có thể lấy thể tích đã biết chia cho diện tích đáy bể .
B1: Tính diện tích đáy bể.
B2: Tính chiều cao của bể.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài Giải :
Diện tích đáy bể là .
 1,5 0,8 = 1,2 ( m2 ).
Chiều cao của bể là.
 1,8 : 1,2 = 1,5 (m).
 Đáp số : 1,5m.
- 1HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu ý kiến.
- HS làm bài vào vở bài tập.
Bài giải:
Diện tích toàn phần toàn phần của khối lập phương nhựa là:
( 10 10 ) 6 = 600 (cm2)
Cạnh của khối lập phương gỗ là:
10 : 2 = 5 (cm)
Diện tích toàn phần của khối lập phương gỗ là:
( 5 x 5 ) x 6 = 150 ( cm2 )
Diện tích toàn phần của khối lập phương nhựa gấp diện tích toàn phần của khối gỗ số lần là:
600 : 150 = 4 (lần)
 Đáp số : 4 lần.
- HS dựa vào kết quả bài toán và rút ra kết luận.
Khi cạnh của khối lập phương này gấp đôi cạnh của khối lập phương kia thì diện tích toàn phần của chúng gấp (kém)nhau 4 lần.
_____________________________ 
Luyện từ và câu:
Tiết 65: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRẺ EM.
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1, Bt2).
- Hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu HS đặt câu có sử dụng dấu hai chấm.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Em hiểu nghĩa của từ Tre em như thế nào? Chon ý đúng nhất.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp. 
 - Gọi HS làm bài tập miệng trước lớp .
- GV yêu cầu HS nhận xét, sửa sai.
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm tìm từ đồng nghĩa với từ Trẻ em. 
- Gọi HS báo cáo kết quả làm việc.
- GV nhận xét sửa sai. Gọi HS đọc các từ đúng trên bảng.
- Gọi HS đặt câu với từ trên.
- GV nhận xét câu HS đặt.
- Yêu cầu HS viết các từ đồng nghĩa với từ trẻ em và đặt một câu với các từ đó.
Bài 3: (Giảm tải)
Bài 4.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- Gọi HS trình bày kết quả bài làm, nhận xét kết quả.
- GV nhận xét sửa sai.
Tre già măng mọc.
Tre non dễ uốn.
Trẻ người non dạ.
Trẻ lên ba, cả nhà học nói.
C. Củng cố dặn dò:
- Em có nhận xét gì về tâm hồn của trẻ em?
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ tục ngữ. 
- GV nhận xét giờ học.
HS đặt câu.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS cùng bàn thảo luận làm bài và trao đổi với nhau.
- HS làm miệng trước lớp, HS khác nhận xét và bổ sung 
* Đáp án C: trẻ em là người dưới 16 tuổi.
1 HS đọc bài trước lớp.
4 HS bàn trên bàn dưới cùng trao đổi, thảo luận cùng làm bài.
- 1 HS đại diện nhóm báo cáo kết quả, HS nhận xét bổ sung từ mà nhóm bạn chưa có.
+ HS đọc tiếng đồng nghĩa với từ trẻ em: 
trẻ con, con trẻ, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con; 
- HS đặt câu với các từ vừa tìm được:
VD: 
+Thiếu nhi Việt Nam rất yêu quý Bác Hồ
+ Trẻ em là tương lai của đất nước.
+ Trẻ thơ rất hồn nhiên.
+ Trẻ con ngày nay rất hiếu động.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi và làm bài, báo cáo kết quả trước lớp.
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS chữa bài vào vở.
_________________________________
Chính tả:
Tiết 33: TRONG LỜI MẸ HÁT
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng.
- Viết hoa đúng tên cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ. 
III. Các hoạt dộng dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp. HS cả lớp viết vào nháp.
- GV nhận xét sửa sai.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. HD viết chính tả:
- Yêu cầu HS đọc bài thơ.
+ Nội dung bài thơ nói lên điều gì ?
+ Lời ru của mẹ có ý nghĩa gì ?
- Yêu cầu HS tìm những từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc cho h/s viết chính tả.
- Theo dõi nhắc nhở.
- Đọc ho h/s soát lỗi.
- Chấm chữa lỗi.
3. HD làm bài tập chính tả:
 Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đoạn văn nói về điều gì?
+ Khi viết tên các cơ quan, tổ chức đơn vị ta viết như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gợi ý:
+ Đọc kĩ đoạn văn.
+ Viết lại tên các cơ quan, tổ chức.
+ Dùng dấu gạch chéo phân biệt từng bộ phận của tên đó.
- Gọi HS làm vào bảng nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bổ xung.
+ Em hãy giải thích cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức trên?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, lưu ý các từ về , của là quan hệ từ.
C. Củng cố dặn dò:
- Khi viết tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức được viết như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức và chuẩn bị bài sau.
 + Nhà hát Tuổi trẻ.
+ Nhà xuất bản Giáo dục.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng và trả lời.
+ Bài thơ ca ngợi lời hát lời du của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ .
+ Lời ru của mẹ làm cho con thấy cả cuộc đời, cho con ước mơ để bay xa.
- HS tìm và nêu các từ khó. 
- HS viết: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, còng, lời ru, lớn rồi...
- HS viết chính tả.
- Chữa lỗi bài viết.
- HS đọc công ước quốc tế về quyền và phần ghi chú.
+ Đoạn văn nói về văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em, là công ước quốc tế về quyền trẻ em, quá trình soạn thảo công ước và việc ra nhập công ước quốc tế của việt nam.
+ Viết hoa đầu mỗi chữ cái của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- 1 HS làm vào bảng nhóm cả lớp làm vào vở.
+ HS báo cáo, HS nhận xét.
Liên hợp quốc.
Uỷ ban, Nhân quyền, Liên hợp quốc, 
Tổ chức, Nhi đồng, Liên hợp quốc, 
Tổ chức,Lao động , Quốc tế, 
Tổ chức, Quốc tế, và bảo vệ trẻ em.
Liên minh, Quốc tế, cứu trợ trẻ em \.
Tổ chức, Ân xá , Quốc tế \.
Tổ chức \, Cứu trợ trẻ em \, của Thuỵ Điển.
Đại hội đồng , Liên hợp quốc.
+ Tên các cơ quan đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó . Bộ phận nào là tên nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa như tên riêng Việt Nam.
________________________________
Khoa học:
Tiết 65: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG
 	I. Mục tiêu:
	- Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.
 - Nêu tác hại của việc phá rừng.
 - Bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường rừng.
	II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 134, 135 SGK
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Môi trường cung cấp cho con người những gì?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
- Nguyên nhân nào khác khiến cho rừng bị tàn phá?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi các nhóm báo cáo.
* Kết luận:
Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy, lấy củi, đốt than, láy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng, phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường.
2. Hoạt động 2: Thảo luận.
* Mục tiêu:
 HS nêu được tác hại của việc phá rừng.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì? Liên hệ thực tế đến địa phương bạn?( khí hậu, thời tiết..)
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi các nhóm trình bày kết quả.
* Kết luận:
 Hậu quả của việc phá rừng:
- Khí hậu bị thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
C. Củng cố dặn dò:
- Môi trường rừng đã cung cấp cho con người những gì? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường và giảm bớt ô nhiễm môi trường?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc.
+ Hình 1: Con người đang phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả
+ Hình 2: Con người phá rừng làm chất đốt
+ Hình 3: Con người phá rừng lấy gỗ xây nhà và dùng vào các việc khác.
+ Hình 4: Cho thấy, ngoài nguyên nhân rừng bị phá do chính con người mà rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33 LOP 5.doc