Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 4

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 4

Tập đọc:

Tiết 7: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng các tên ng¬ười, tên địa lí n¬ứơc ngoài (Xa-xa-cô Xa - xa- ki, Hi -rô-si - ma, Na- ga- xa - ki

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- xa- cô, mơ uớc hoà bình của thiếu nhi.

- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa SGK

Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần h¬ướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4:
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
Tiết 7: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nứơc ngoài (Xa-xa-cô Xa - xa- ki, Hi -rô-si - ma, Na- ga- xa - ki 
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- xa- cô, mơ uớc hoà bình của thiếu nhi.
- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa SGK
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Yêu cầu Hai nhóm HS phân vai nhau đọc vở kịch: Lòng dân.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng đẫn HS luyện đọc: 
- GV Chia đoạn:
- GV chú ý sửa lỗi phát âm ngắt giọng cho từng HS 
- Gọi HS đọc phần chú giải SGK.
- Yêu cầu đọc nhóm.
- GV đọc mẫu . 
3. Tìm hiểu bài:
- Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào? 
- Em hiểu như thế nào là phóng xạ? ( Phóng xạ là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử, rất có hại cho sức khoẻ và 
môi trường.)
- Nêu ý 1?
- Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? 
- Nêu ý 2?
- Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa- cô? 
- Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô?
- Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình? 
- Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-xa-cô ?
- Nêu ý 3?
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 
4. Luyện đọc diễn cảm: 
- Hướng dẫn HS đọc bài. 
- Luyện đọc diễn cảm 1đoạn.
- Thi đọc diễn cảm. 
 C. Củng cố dặn dò:
- Câu chuyện muốn gửi tới các em điều gì?
- Cho HS nêu nội dung bài, dăn HS về luyện đọc chuẩn bị bài sau. 
- HS đọc bài.
- 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn ( 2 lần )
- Đọc phần chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp ( đọc 2 vòng )
-1-2 HS đọc cả bài.
- Từ khi Mĩ ném hai quả bom xuống Nhật Bản.
- HS nêu ý kiến.
- Ý1:Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra.
- Xa- xa –cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp sếu, vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
- Ý 2 : Khát vọng sống của Xa- xa - cô.
- Các bạn nhỏ trên thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho xa- xa- cô.
- Các bạn nhỏ đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho Xa- da- cô.
- Quyên góp tiền xây dựng đài tưởng niệm...
- HS tự nêu:
Chúng tôi căm ghét chiến tranh ...
- Ý 3:Khát vọng hoà bình của trẻ em .
+ Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói nên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. 
- 4HS nối tiếp nhau đọc bài.
- Nêu giọng đọc của từng đoạn.
- Luyện đọc theo cặp.
-3 -5 HS thi đọc diễn cảm . 
___________________________________
Toán:
Tiết16: ÔN TẬP VỀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu:
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số".( Bài 1-(tr18))
II. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra:
- Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng(hiệu ) và tỉ số của 2 số đó?
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ:
GV nêu ví dụ SGK để HS tìm quãng đường đi được trong 1 giờ, 2giờ, 3giờ, rồi ghi kết quả vào bảng. 
- Yêu cầu HS nhận xét. 
- Trung bình 2 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
- Trung bình 3giờ người đó đi được bao nhiêu km?
- Quan sát bảng vừa lập được em có nhận xét gì?
* Nhận xét chốt lại:
b. Giới thiệu bài toán và cách giải:
GV giới thiệu bài toán.
+ Trong 1giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
+ Trong 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
+ 4 giờ gấp mấy lần 2 giờ?
+ Quãng đường đi được sẽ gấp lên mấy lần?
Lưu ý: Khi giải bài toán dạng này, HS chỉ cần chọn 1 trong 2 cách thích hợp để trình bày.
3. Thực hành:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Phân tích đề bài.
- HD Tóm tắt và giải.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 2**: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài. 
- Phân tích đề bài.
- Yêu cầu làm bài.
Bài 3**: ( Nếu còn thời gian )
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Phân tích đề bài
Tóm tắt và giải
a)- Gợi ý: Giải theo cách “tìm tỉ số”
C. Củng cố dặn dò:
- Có mấy cách giải toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ ? 
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài. Chuẩn bị bài sau.
- HS nhắc lại kiến thức.
HS làm.
T G đi
 1 giờ
 2giờ
 3giờ
 QĐ đi được
 4km
 8km
 12km
- 8km.
- 12km
- Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- HS đọc bài toán và phân tích bài toán.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
 Cách 1: 
Tóm tắt: Bài giải:
2giờ: 90 km Trong 1giờ ô tô đi được là:
4 giờ: km 90 : 2 = 45 (km) *
 Trong 4 giờ ô tô đi đợc là:
 45 x 4 =180(km)
 Đáp số: 180 km
+) * Bước này là bước “ rút về đơn vị’’
- Cách 2:
 Bài giải: 4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
 4 :2 =2 (lần) **
 Trong 4 giờ ô tô đi được là:
 90 2 = 180(km)
 Đáp số: 180 km
**Bước này là bước “ tìm tỉ số’’
HS giải vào vở.
1HS lên bảng làm.
 Tóm tắt: 5m : 80 000 đồng
 7m : ..đồng ?
Bài giải:
1m vải mua hết số tiền là:
 80 000 : 5 = 16 000( đồng)
 7m vải mua hết số tiền là.:
 7 16 000 = 112 000( đồng)
 Đáp số: 112 000 đồng
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
Tóm tắt: 3 ngày: 1200 cây.
 12 ngày:cây?
Bài giải:
 Một ngày trồng được số cây là:
 1200 : 3 = 400( cây)
 12 ngày trồng được số cây là:
 400 12 =4800(cây).
 Đáp số: 4800 cây
HS làm.
Tóm tắt:
a. 1000 người: 21 người.
 4000người: .người?
b. 1000 người tăng: 15 người.
 4000 người tăng: người?
 Bài giải:
a. 4000 nghìn người gấp 1000 người
 số lần là : 
 4000 : 1000 = 4 (lần)
Sau một năm số dân xã đó tăng là :
 21 4 = 84 ( người)
 Đáp số: 84 người.
____________________________________
Đạo đức:
Tiết 4: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
I. Mục tiêu: 
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình. Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác, 
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Gọi h/s nêu ghi nhớ bài “ Có trách nhiệm về việc làm của mình''
- Gv nhận xét đánh giá
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài: 
2. Hoạt động 1: Xử lí tình huống
( bài tập3 SGK)
*Mục tiêu: HS biết lựa cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống
*Cách tiến hành:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu mỗi nhóm xử lí 1 tình huống:
N1 (a); N2 (b); N3 (c) ; N4 (d)
+ GV quan sát giúp đỡ các nhóm.
+ Mời đại diện các nhóm trình bày.
*GV kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết phù hợp.
3. Hoạt động 2: Tự liên hệ
*Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình và tự rút ra bài học.
*Cách tiến hành: 
- GV gợi ý để HS nhớ lại một việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.
- VD: chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?.
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
+ Qua những việc làm đó em rút ra bài học gì?
+ GV kết luận: Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản,... 
C. Củng cố dặn dò:
- Chúng ta cần phải làm gì về những việc làm của mình?
- GV nhận xét giờ học. Nhắc nhở HS thực hiện tốt và có trách nhiệm về việc làm của mình và chuẩn bị bài sau: Có chí thì nên.
- 2 hs nêu.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trao đổi với bạn.
- Vài HS trình bày trước lớp.
- HS trả lời.
- 2 HS nối nhau đọc ghi nhớ.
- 2 hs trả lời
- HS viết bài vào vở.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2012
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 19: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Nắm được cách giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số". Bài 1, bài 2(tr21).
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra:
- Gọi hs lên bảng chữa bài 2.
- Chấm vở 3 HS.
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài.
2. Luyện tập:
 Bài 1:
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt rồi giải bài toán theo cách “tìm tỉ số”.
- Nhận xét đánh giá.
 Bài 2:
- Bài toán cho biết gì ? hỏi gì?
- YC HS làm và chữa bài.
- Nhận xét đánh giá.
 Bài 3**:
- Biết mức đào của mỗi người như nhau, nếu số người gấp lên một số lần thì số mét mương đào thay đổi như thế nào?
+ YC HS tự tóm tắt rồi làm bài tập vào vở.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 4**: 
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Cho hs tự làm bài
- GV nhận xét sửa sai.
C. Củng cố dặn dò:
- Gọi h/s nêu lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS học bài chuẩn bị tiết sau: Luyện tập chung.
- 1 h/s lên bảng chữa bài
 Bài giải:
Một người ăn hết số gạo dự trữ đó trong thời gian là:
 20 120 = 2400(ngày)
150 người ăn hết số gạo dự trữ đó trong thời gian là:
 2400 : 150 = 16 (ngày)
 Đáp số : 16 ngày
- 1 HS đọc bài toán. 
 - Hsnêu ý kiến.
 - 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. 
Tóm tắt:
 3000 đồng: 25 quyển. 
 1500 đồng:  quyển?
Bài giải:
 3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là:
3000: 1500 = 2( lần)
 Nếu mua vở giá 1500 đồng một quyển thì mua được số quyển vở là: 
25 2= 50 (quyển)
 Đáp số: 50 quyển vở.
 - 1 HS đọc đề bài. 
 - HS trả lời.
 - 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. 
	Bài giải:
Với gia đình có 3 người thì tổng thu nhập của gia đình là:
800000 3 = 2400000 (đồng)
Với gia đình có 4 người mà tổng thu nhập không đổi thì bình quân thu nhập hằng tháng của gia đình là:
2400000 : 4 = 600000 (đồng)
Như vậy mức bình quân thu nhập hằng tháng của mỗi người giảm đi là:
800000 – 600000 = 200000 (đồng)
	 Đáp số:200000 đồng.
 - 1 HS đọc đề bài.
 - HS trả lời.
 Tóm tắt:
 10 người: 35 m.
 30 người:m?
 Bài giải
 30 người gấp 10 người lần là :
 30 : 10 = 3 (lần)
 30 người cùng đào trong 1ngày được số mét mương là:
 35 3 =105 (m)
 Đáp số: 105 (m). 
- 1 HS đọc.
 - HS nêu ý kiến. 
 - 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
 Tóm tắt 
 Mỗi bao 50kg: 300 bao 
 Mỗi bao 75 kg:  bao?
 Bài giải
 Khối lượng gạo xe tải có thể trở được:
 50 300 = 15000 (kg) 
Nếu mỗi bao 75 kg thì xe có thể trở được số bao là:
 15000: 75 = 200 (bao)
 Đáp số: 200 bao gạo.
_____________________________ 
Luyện từ và câu:
Tiết 8: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Tìm đuợc các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3.
- Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm đuợc ở BT4 (BT5).
-** HS khá, giỏi thuộc được 4 thành ngữ, tục ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT4. 
II. Chuẩn bị:
 	 - Phiếu học tập.
 	 - Chép bài 1, 2, 3 lên bảng.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 A. Kiểm tra: 
 - Thế nào là từ trái nghĩa?
 - Từ trái nghĩa có tác dụng gì?
 - GV nhận xét đánh giá.
 B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Thế nào là từ trái nghĩa?
- Cho h/s làm và chữa bài.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
-** Em hiểu nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào?
 Bài 2: 
- GV hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
 Bài 3: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống:
+ Hướng dẫn HS tương tự bài tập 2.
 Bài 4**: 
- GV gợi ý: Những từ trái nghĩa có cấu tạo giống nhau sẽ tạo ra những cặp đối ứng đẹp hơn.
- Chia nhóm phát bảng phụ.
- Cho các nhóm trình bày.
- GV nhận xét đánh giá.
 Bài 5:
- GVgiải thích có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa; Có thể đặt 2 câu mỗi câu chứa 1 từ.
- GV nhận xét .
C. Củng cố dặn dò:
- Thế nào là từ trái nghĩa?
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 1,3.
- Chuẩn bị tiết sau: Mở rộng vốn từ hòa bình.
- 2 h/s trả lời.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS trả lời.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở. 
a) Ít/ nhiều c) Trưa/ tối
b) Chìm/ nổi d) Trẻ/ già
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
a, Lớn c. Dưới
b. Già d. ống
- HS nhận xét.
- HS làm và chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HĐN 6.
- HS làm bài, nhóm trưởng điều khiển hoạt động của nhóm.
- Ví dụ: Cao/ thấp ;to/ bé; khóc/ cười; buồn/ vui;
- Các nhóm trình bày , cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tiếp nối trình bày câu của mình
- HS nhận xét.
_________________________________
Tập làm văn:
Tiết 8: TẢ CẢNH 
(Kiểm tra viết)
I.Mục tiêu: 
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II. Chuẩn bị:
- Vở viết bài.
- Bảng lớp viết đề bài.
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu gì? 
- GV gạch chân đề bài. 
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh? 
3. HS làm bài:
- Tổ chức cho h/s viết bài.
- Quan sát hướng dẫn HS còn lúng túng
- Thu bài.
C.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập làm báo cáo thống kê.
- 3 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS nêu ý kiến.
- Bài văn tả cảnh gồm 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
- HS làm bài
________________________________
Khoa học:
	Tiết 8: VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ.
I. Mục tiêu:
- Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì. 
- Có ý thức vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu đặc điểm của giai đoạn tuổi vị thành niên?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt đông 1: Động não.
* Mục tiêu: Nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
* Cách tiến hành :
- Chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh được mụn “trứng cá”?
- Nêu tác dụng của từng việc làm vừa nêu?
- Chúng ta cần sử dụng nguồn nước như thế nào để vệ sinh thân thể hành ngày?
- Vậy muốn có nguồn nước sạch để sử dụng hàng ngày chúng ta cần phải làm gì?
- Nhận xét, chốt lại.
* Tổ chức hs thảo luận nhóm.
- Chia lớp thành 2 nhóm:
+ Nhóm1: Học sinh nữ.
+ Nhóm2: Học sinh nam.
- Phát phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam” cho nam, phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ” cho nữ.
 Nhận xét, bổ sung, kết luận. 
3. Hoạt động 2: Quan sát tranh và thảo luận .
* Mục tiêu: Xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ và thể chất, tinh thần ở tuổi dậy thì.
* Cách tiến hành :
- Tổ chức làm việc nhóm 4.
- Chúng ta nên làm gì và không lên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
* Nhận xét chốt lại. 
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu tác dụng của việc vệ sinh tuổi dạy thì ?
- Giáo viên hệ thống lại nội dung chính của bài.
- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- Rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay quần áo,..
- Cơ thể luôn sạch sẽ...
- Cần sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh thân thể.
- Cần phải bảo vệ nguồn nước sạch không bị ô nhiềm.
- Thảo luận nhóm, báo cáo kết quả.
+ Nhóm1: Học sinh nữ: 
Kết quả : 1-b ; 2-a-b-d ; 3-a ; 4-a.
+ Nhóm 2: Học sinh nam: 
Kết quả : 1-b ; 2-a,b,d ; 3-b,d.
- Học sinh
 nhận xét, bổ sung. 
- Quan sát hình4,5,6,7(tr19).
- Nêu nội dung của từng hình.
- Ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao... không sử dụng các chất gây nghiện, bảo vệ nguồn nước, giữ môi trường trong sạch.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4 LOP 5.doc