Tập đọc:
Tiết 15: KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả. Đọc diễn cảm toàn bài với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng .
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: lúp xúp, ấm tích, tân kì, vượn bạc má, khốp, con mang
- Hiểu nội dung bài: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).
II. Đồ dùng dạy học
TUẦN 8: Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012 BUỔI 1: Chào cờ: TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG __________________________________ Tập đọc: Tiết 15: KÌ DIỆU RỪNG XANH I. Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả. Đọc diễn cảm toàn bài với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng . - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: lúp xúp, ấm tích, tân kì, vượn bạc má, khốp, con mang - Hiểu nội dung bài: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4). II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ SGK. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Gọi HS đọc và nêu ý nghĩa bài: Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà. - Nhận xét- ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. HD luyện đọc: - Chia đoạn: + Đ1: Loanh quanh trong rừnglúp xúp dưới chân. + Đ2: Nắng trưa đẫ rọithế giới thần bí. + Đ3: Còn lại. - Yêu cầu HS luyện đọc tiếp nối . - Gọi h/s đọc chú giải. - Y/c HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc toàn bài. 3. Tìm hiểu bài: - Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng? - Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? - Những liên tưởng về cây nấm của tác giả làm cho rừng thêm đẹp hơn như thế nào? - Những muông thú có trong rừng được miêu tả như thế nào? - Sự có mặt của các loài muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng? -** Vì sao rừng khộp lại được gọi là giang sơn vàng rợi? - Hãy nói lên cảm nghĩ của em khi đọc bài văn này? - Nội dung bài nói lên điều gì? 3. Đoc diễn cảm: - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm cảc bài. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1. - GV đọc mẫu. - YC HS luyện đọc theo cặp. - YC HS thi đọc diễn cảm cá nhân. - Nhận xét- ghi điểm. C. Củng cố dặn dò: - Tác giả đã dùng giác quan nào để miêu tả vẻ đẹp của rừng ? - Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau: Trước cổng trời. - HS đọc bài. - HS đọc tiếp nối nhau theo đoạn (kết hợp luyện từ khó và giải nghĩa từ) - 1 HS đọc chú giải . - HS luyện đọc theo cặp . -1-2 HS đọc cả bài - HS nghe. - Những sự vật của rừng được tác giả miêu tả là: nấm rừng , cây rừng, nắng trong rừng, các con thú, màu sắc của rừng, âm thanh của rừng. - Tác giả đã liên tưởng đây như một thành phố nấm. Mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến kiến trúc tân kì, tác giả có cảm giác như mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân. - Những liên tưởng của tác giả làm cho cảnh vật trong rừng thêm đẹp, thêm sinh động, lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích. + Ý 1:Vẻ đẹp của những cây nấm . - Con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn, sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm lên thảm cỏ vàng. - Sự có mặt của những loài muông thú, chúng thoắt ẩn, thoắt hiện làm cho cánh rừng trở lên sống động, đầy những điều bất ngờ. - Vì có rất nhiều màu vàng: lá vàng, con mang vàng, nắng vàng. - HS tự nêu. +Ý 2 : Cảnh rừng đẹp sống động ,đầy bất ngờ thú vị . - Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì thú của rừng. - 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi sau đó nêu cách đọc. - HS nghe. - 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe. - 3 HS thi nhau đọc cá nhân. ___________________________________ Toán: Tiết36: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU I. Mục tiêu: Biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi. Bài 1, bài 2(tr40) II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. - Nhận xét- sửa sai. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Dạy bài mới. - GV hướng dẫn HS tự chuyển đổi các đơn vị đo độ dài trong các ví dụ( SGK). - Qua ví dụ trên em rút ra nhận xét gì? - Gọi h/s nêu ví dụ? - Tương tự nếu 1 chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi , ta được 1 số thập phân bằng nó. - Y/c vài HS nhắc lại bài học trong SGK 3. Luyện tập: Bài 1: - Bỏ chữ số 0 ở bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn. HD làm bài a. 7,800 = 7,80, = 7,8 - Nhận xét- sửa sai. Bài 2: - HD mẫu. a. 5,612 = 5,612 - Yêu cầu h/s làm bài. - Nhận xét- ghi điểm. Bài 3: ( Nếu còn thời gian ) - Nhận xét- ghi điểm. C. Củng cố dặn dò: - Khi bỏ hoặc thêm các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân có thay đổi không ? - Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau: So sánh hai số thập phân - 2 HS lên bảng làm: = 2,167 ; = 0, 2020 - HS thực hành chuyển đổi các đơn vị đo trong các ví dụ. VD: 9 dm = 90 cm Mà: 9 dm = 0,9 m Nên: 0,9 m = 0,90 m Vậy: 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9 - Nếu ta viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của 1 số thập phân thì được 1 số thập phân bằng nó. VD : 0,9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000 8,75 = 8,7500 = 8,75000 12 = 12,0 = 12,00 = 12,000 VD : 0,9000 = 0,900 = 0,90= 0,9 8,75000 = 8,7500 = 8,750 12,000 = 12,00 = 12,0 = 12 - HS nhắc lại. - HS làm vở, 2HS lên bảng. 64,9000 = 64,900 = 64,90 = 64,9 3,0400 = 3.040 = 3,04 b. 2001,300 = 2001,30 = 2001,3 35,020 = 32,0 100, 0100 = 100,010 = 100,01 - Nêu yêu cầu bài. - HS theo dõi. HS làm. 17,2 = 17,200 480,59 = 480, 590 b. 24,5 = 24, 500 80,01 = 80,010 14,678 = 14,678 - HS làm miệng. Các bạn Lan và Mĩ viết đúng vì: 0,100 = = 0,100 = = và 0,100 = 0,1 = - giá trị không thay đổi ____________________________________ Đạo đức: Tiết 8: NHỚ ƠN TỔ TIÊN( TIẾT 2) I. Mục tiêu: - Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. - Biết làm những việc cụ thể tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Biết tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ. II. Chuẩn bị - Tranh minh hoạ trong SGK - Phiếu bài tập cho HS. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ : - GV nêu câu hỏi: Vì sao phải nhớ ơn tổ tiên? - GV nhận xét, đánh giá . B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài- Ghi đầu bài 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu ngày giỗ tổ Hùng Vương. * Mục tiêu: Giáo dục HS ý thức hướng về cội nguồn . *Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm. - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên giới thiệu các tranh ảnh, thông tin các em đã tìm hiểu được về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. + Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào? + Đền thờ Hùng Vương ở đâu? Các Hùng Vương đã có công lao gì với nước ta? - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân: + Sau khi xem tranh và nghe giới thiệu về các thông tin về ngày giỗ tổ Hùng Vương, em có những cảm nghĩ gì? + Việc nhân dân ta tiến hành giỗ tổ Hùng Vương hàng năm đã thể hiện điều gì? - GV nhận xét và kết luận: 3. Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. * Mục tiêu: Hs biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình, có ý thức giữ gìn phát huy truyền thống đó. *Cách tiến hành: - GV mời 1 số HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. - Nhận xét khen. - Liên hệ. + Em có tự hào về các truyền thống đó không? + Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó? + GV kết luận: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống đó. 4. Hoạt động 3: HS đọc câu ca dao, tục ngữ, thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên BT3. * Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài học * Cách tiến hành: - Cho hs thảo luận nhóm. + Gọi các nhóm lần lượt trình bày. + GV nhận xét tuyên dương. 5. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. - Tại sao phải biết ơn tổ tiên ? - Nhận xét tiết học,dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau . - 2 HS trả lời. - HS hoạt động nhóm. - HS treo tranh ảnh, các bài báo mình sưu tầm được lên bảng. - Đại diện nhóm lên trình bày. - HS tự nêu ý kiến. - Việc nhân dân ta tiến hành giỗ tổ Hùng Vương hàng năm đã thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lòng nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - HS nối nhau giới thiệu. - HS em phải học thật giỏi - HS tiến hành thảo luận nhóm. - Nhóm thảo luận, chọn chuyện kể. - HS tiến hành làm việc cả lớp. - Đại diện nhóm lên kể ________________________________________________ BUỔI 2: (Cô Hằng soạn giảng) ____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2012 BUỔI 1: Toán Tiết 37: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: Biết: - So sánh hai số thập phân. - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. Bài 1, bài 2(tr41) II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra: - Kiểm tra đọc viết số thập phân. - Nhận xét- sửa sai. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS tìm cách so sánh hai phân số thập phân có phần nguyên khác nhau: - GV hướng dẫn HS tự so sánh hai độ dài (như trong SGK ) - GV giúp HS tự nhận xét. - GV nêu VD cho HS làm. 3. Hướng dẫn HS tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, phần thập phân khác nhau. - Yêu cầu HS làm các ví dụ trong SGK. - Hướng dẫn HS tự nêu cách so sánh hai phân số thập phân và giúp HS thống nhất . - GV giúp HS tự nhận xét. - HS đọc ghi nhớ SGK(Tr 42 ) 4. Thực hành: Bài 1: So sánh hai số thập phân. - Nhận xét - sửa sai. Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. - Nhận xét- sửa sai. Bài 3**:( Nếu còn thời gian ) Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé. - Nhận xét- sửa sai. C. Củng cố dặn dò : - Muốn so sánh hai số thập phân ta làm như thế nào? - Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. VD1: so sánh: 8,1 và 7,9 Ta viết: 8,1m = 81 dm 7,9m = 79 dm Ta có: 81dm > 79 dm ( vì ở hàng chục có 8 > 7 ) Tức là: 8,1 > 7,9 ( vì phần nguyên có 8 > 7 ) - Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn. VD2: So sánh: 35,7 m và 35,698m - Ta thấy phần nguyên bằng nhau ( đều là 35m ) phần thập ph ... h phòng bệnh viêm gan A. - Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK và trả lời các câu hỏi sau. + Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A? + Theo em người bệnh viêm gan A cần làm gì? + Giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân có đề phòng được bệnh viêm gan A không? + Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A? - Gọi HS đọc mục bạn cần biết trong SGK 5. Củng cố- Dặn dò: - Em cần làm gì để phòng tránh bệnh viêm gan A? - Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau : Phòng bênh HIV/ AIDS. - HS lên bảng trình bày. - HS hoạt động theo nhóm. - HS thảo luận về bệnh viêm gan A. - Do vi rút viêm gan A. - Lây qua đường tiêu hoá. + Rất nguy hiểm. + Lây qua đường tiêu hoá. + Người bị viêm gan A có dấu hiệu gầy yếu, sốt nhẹ, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi. - Sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn. - Do vi rút viêm gan A. - Bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá vi rút viêm gan A có trong phân người bệnh. Phân có thể dính vào tay, chân, quần áo, nhiễm vào nước, bị các động vật dưới nước ăn có thể lây sang một số súc vật,từ nguồn đó có thể lây sang người khi uống nước lã, ăn thức ăn sống bị ô nhiễm , tay không sạch. - Ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. - Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý: Người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn chứa nhiều đạm, vi- ta- min, không ăn mỡ, không uống rượu. - HS tự trả lời - HS tự trình bày. - 3 HS đọc ____________________________________________________________________ Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2012 BUỔI 1: Toán: Tiết 39: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Biết: - Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân. - Tính bằng cách thuận tiện nhất. Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a) (tr43) II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi h/s nêu cách so sánh 2 số thập phân? - Gv nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài- ghi đầu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: - Bài tập yêu cầu gì? - Cho h/s nối tiếp nhau đọc. + Nhận xét, đánh giá. Bài 2: - Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. - Cho h/s làm vào bảng con. - Nhận xét, đánh giá. Bài 3: - Bài tập yêu cầu gì? - Để sắp xếp được theo thứ tự từ bé đến lớn các số thập phân ta làm như thế nào? - Cho hs tự làm bài. - Nhận xét, đánh giá. Bài 4(Giảm tải): GV gợi ý h/s khá giỏi tự làm. - Làm thế nào để tính được giá trị các biểu thức trên ? C. Củng cố dặn dò: - Nêu cách đọc, viết, so sánh số thập phân? - GV nhận xét giờ học. Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân. - 2 h/s trả lời. - 1 HS đọc YC bài tập. - Đọc các số thập phân/ - HS nối tiếp nhau đọc các số thập phân. a. 7,5: Bảy phẩy lăm 28,416: Hai mươi tám phẩy bốn trăm mười sáu. 201,05: Hai tăm linh một phẩy không lăm. 0,187: Không phẩy một trăm tám mươi bảy. b. 36,2: Ba mươi sáu phẩy hai...... - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS nêu cách làm. - HS làm vào bảng con Kết quả: a. 5,7 c. 0,01 b. 32,85 d. 0, 304 - HS đọc YC bài tập. - Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn. - Ta so sánh các số thập phân. - 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. Kết quả: 41,538; 41,835; 42,358; 42,538 - HS đọc bài tập. _____________________________ Luyện từ và câu: Tiết 16: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu: - Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1. - Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2); biết đặt câu phân biệt các ngh4a của 1 từ nhiều nghĩa (BT3). - HS khá, giỏi biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3. II. Chuẩn bị: - Phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Thế nào là từ đồng âm? - Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho VD? - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài- ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1:(Giam tải chỉ gợi ý) GV giới thiệu để h/s tham khảo: Chín 1: Hoa, quả phát triển đến mức thu hoạch được. Chín 3: Suy nghĩ kĩ càng. Chín 2: Số 9. Chín 1 và chín 3 là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín 2. Đường 1: Chất kết tinh vị ngọt. Đường 2: Vật nối liền hai đầu. Đường 3: Chỉ lối đi lại. Từ đường 2 và đường 3 là từ nhiều nghĩa, đồng âm với từ đường 1. Vạt 1: Mảnh đất trồng trọt. Vạt 2: Xiên, đẽo. Vạt 3: Thân áo. Từ vạt 1 và vạt 3 là từ nhiều nghĩa, đồng âm với từ vạt 2. Bài 2: - Cho h/s đánh dấu thứ tự các từ xuân. - Em hiểu nghĩa các từ xuân đó như thế nào? + Nhận xét, đánh giá. Bài 3: - Bài tập yêu cầu gì? - Cho h/s tự làm bài và chữa bài. - Gv chấm 1 số vở, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. C. Củng cố dặn dò: - Em có nhận xét gì về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau: MRVT: Thiên nhiên. - 2 h/s trả lời câu hỏi. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS theo dõi. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đánh dấu thứ tự các từ. - HS trao đổi nhóm 2. - Đại diện nhóm giải nghĩa. - câu a: Từ xuân thứ nhất chỉ mùa đầu tiên trong 4 mùa. - Từ xuân thứ hai có nghĩa tươi đẹp. Câu b: Từ xuân ở đây có nghĩa là tuổi. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở.( h/s khá giỏi đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở ) a - Anh trai em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp. - Em vào xem hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao. b-Tôi bế bé Hoa nặng trĩu tay. - Chị mà không chữa thì bệnh sẽ nặng lên. c- Loại sô-cô-la này rất ngọt. - Cu cậu chỉ ưa nói ngọt. - Tiếng đàn thật ngọt. - HS nhận xét. _________________________________ Tập làm văn: Tiết 16: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH ( DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI ) I. Mục tiêu: - Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1). - Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3). II. Chuẩn bị: - Giấy khổ to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: - Gọi h/s đọc đoạn văn tiết trước. - Gv nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài- ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: - Cho h/s thảo luận theo cặp. - Có mấy kiểu mở bài? Đó là những kiểu mở bài nào? - Cho HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét về cách mở bài. - Đoạn nào mở bài trực tiếp? Đoạn nào mở bài gián tiếp? - Kiểu mở bài nào tự nhiên hấp dẫn hơn? - Thế nào là mở bài trực tiếp, gián tiếp? Bài 2: - Có mấy kiểu kết bài? Đó là những kiểu kết bài nào? + GV phát bảng phụ cho HS và yêu cầu đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét về hai cách kết bài. + Gọi đại diện các nhóm trình bày. Bài 3: - Bài tập yêu cầu gì? - Cho h/s làm bài. - Theo dõi gợi ý. - Nhận xét đánh giá. C. Củng cố dặn dò: - Thế nào là mở bài gián tiếp? Thế nào là kết bài mở rộng? - Gv nận xét giờ. Dặn h/s về nhà những em viết chưa đạt viết lại cho hoàn chỉnh Và chuẩn bị tiết sau: Luyện tập thuyết trình, tranh luận. - 3 hs đọc. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận theo N2. - Có hai kiểu mở bài: * Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đối tượng được tả. * Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện( hoặc vào đối tượng) định kể ( hoặc tả ). - Đoạn a: Kiểu mở bài trực tiếp. - Đoạn b: Kiểu mở bài gián tiếp. - Mở bài gián tiếp sinh động hấp dẫn hơn. - 2 h/s trả lời. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Có hai kiểu kết bài: *Kết bài không mở rộng: Cho biết kết cục, không bình luận thêm. *Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm. - HS hoạt động nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Giống nhau: Đều nói về tình cảm yêu quí, gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường. - Khác nhau: * Kết bài không mở rộng: Khẳng định con đường rất thân thiết với bạn HS. *Kết bài mở rộng: Vừa nói về tình cảm yêu quí con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp. - HS đọc YC bài tập. - Viết một đoạn văn mở bài kiểu gián tiếp và một kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em. - HS viết mở bài, kết bài vào vở. - 1 số HS trình bày bài viết. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. ________________________________ Khoa học: Tiết 16: PHÒNG TRÁNH HIV / AIDS . I. Mục tiêu: Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS. - Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV/ AIDS. - Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/ AIDS. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Thông tin về HIV/ AIDS.Bộ phiếu hỏi đáp( Sgk/34) - HS: Thông tin về HIV/ AIDS.Bộ phiếu hỏi đáp( Sgk/34) III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A? Nêu cách phòng bệnh? B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”? * Mục tiêu: Giúp học sinh giải thích 1 cách đơn giản HIV là gì? AIDS là gì? Nêu được các đường lây truyền HIV. * Cách tiến hành: - Phát cho mỗi nhóm 1 bộ phiếu có nội dung như sách giáo khoa, giấy, băng kéo. - Cho học sinh làm việc nhóm 4. - Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 bạn vào ban giám khảo. Nhóm nào làm đúng nhanh và trình bày đẹp là thắng cuộc. - GV nhận xét. 3. Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh triển lãm. * Mục tiêu: Giúp học sinh nêu cách phòng tránh HIV/ AIDS. Có ý thức tuyên truyền vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/ AIDS. * Cách tiến hành: - Yêu cầu các nhóm sắp xếp, trình bày các thông tin tranh ảnh đã sưu tầm được và tập trình bày trong nhóm. - Tổ chức cho học sinh trưng bày, triển lãm sản phẩm. + Muốn phòng tránh HIV/ AIDS ta làm gì? - Làm thế nào để phát hiện ra người bị nhiễm HIV? * Chốt lại: C. Củng cố dặn dò: - Nêu cách phòng tránh HIV/AIDS. - Nhắc cách phòng tránh HIV/ AIDS. - Về học bài và chuẩn bị bài sau: Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS. - Các nhóm, nhận dụng cụ và phiếu học tập các nhóm tìm được câu trả lời đúng và nhanh nhất. - Các nhóm hoạt động nhóm nào xong thì dán sản phẩm của mình lên bảng. * Kết quả: - 1-c; 2-b; 3-d; 4-e; 5-a. - Nhóm trưởng điều khiển và phân công các bạn trong nhóm trình bày và trang trí để chuẩn bị triển lãm.( Có thể tự vẽ sẵn tranh để triển lãm) - Trưng bày sản phẩm. - Nghe và chọn nhóm làm bài tốt nhất. - Chỉ dùng bơm kim tiêm 1 lần rồi bỏ không tiêm chích ma tuý,... - Xét nghiệm máu. ________________________________________________ BUỔI 2: (Cô Hằng soạn giảng)
Tài liệu đính kèm: