Giáo án tổng hợp môn lớp 4 (buổi 2) - Tuần 23, 24

Giáo án tổng hợp môn lớp 4 (buổi 2) - Tuần 23, 24

TIẾNG VIỆT *

ÔN: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kĩ năng: Biết cách tạo ra những câu ghép có quan hệ điều kiện, giả thiết kết quả và quan hệ tương phản bằng cách thay đổi vị trí các vế câu, điền thêm vế câu thích hợp.

2. Kiến thức: Củng cố lại câu ghép thể hiện điều kiện, giả thiết - kết quả hoặc quan hệ tương phản.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các QHT và cặp QHT trong câu ghép biểu hiện ĐK, GT - kết quả hoặc quan hệ tương phản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Gv : Cuốn bài tập trắc nghiệm, tiếng việt nâng cao.

 

doc 12 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 4 (buổi 2) - Tuần 23, 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
soạn 8 / 2 Tuần 23
Chiều thứ hai ngày 12 tháng 2 năm 2007
Tiếng việt *
Ôn: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Biết cách tạo ra những câu ghép có quan hệ điều kiện, giả thiết kết quả và quan hệ tương phản bằng cách thay đổi vị trí các vế câu, điền thêm vế câu thích hợp.
2. Kiến thức: Củng cố lại câu ghép thể hiện điều kiện, giả thiết - kết quả hoặc quan hệ tương phản.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các QHT và cặp QHT trong câu ghép biểu hiện ĐK, GT - kết quả hoặc quan hệ tương phản..
II. đồ dùng dạy học.
- Gv : Cuốn bài tập trắc nghiệm, tiếng việt nâng cao.
II. các hoạt động dạy-học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
Y/c HS chữa bài tập về nhà ở giờ trước.
2 Bài mới.
a ) giới thiệu bài.GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập1: Gạch dưới các quan hệ từ, căpk QHT biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết- kết quả trong các từ ngữ sau.
-a) vì, do, của, mà , nếu, hễ , và với, bởi, tại giá, thì hay hoặc.
b) vì...nên, tuy ...nhưng; nếu ....thì; không những...mà còn.
- GV củng cố các quan hệ từ và cặp QHT trong câu ghép biểu thị ĐK, GT – kết quả.
Bài tập 2 : Ghi dấu x vào trước câu ghép chỉ quan hệ giả thiết- kết quả trong các câu ghép dưới đây.
a) Vì người chủ quán không muốn cho đan- tê mượn cuốn sách nên ông phải đứng ngay tại quầy để đọc.
b) Mặc dù người ra kẻ vào ồn ào nhưng đan – tê vẫn đọc được hết cuốn sách.
c) ở đâu Mô - da cũng được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt nhưng Mô- da không hề tự mãn.
d) Nếu cuộc đời của thiên tài âm nhạc Mô- da kéo dài hơn thêm thì ông vẫn còn cống hiến được nhiều hơn nữa cho nhân loại.
- Y/c HS thảo luận theo cặp và làm vở.
 - GV và HS chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: Những câu ghép nào dùng chưa đúng quan hệ từ để nối các vế câu, em hãy sủa lại cho đúng.
a) Tuy em phải sống xa bố mẹ từ mhỏ nên em rất nhớ thương bố mẹ.
b) Mặc dù điểm tiếng việt của em thấp hơn điểm toán nhưng em vẫn thích học tiếng việt.
c) Vì gia đình nó khó khăn nhưng nó vẫn học giỏi.
- Yêu cầu HS giải thích lí do chọn từ đó.Gv chốt lại.
Bài 4: Viết vào vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản.
a) Tuy bà tôi tuổi đã cao ........
 b) Mặc dù tiếng trống trường tôi đã nghe quen ........
c) .........nhưng nó vẫn học giỏi.
- GV chấm chữa bài cho HS.
3. củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học,biểu dương những em học tập tốt
- Dặn HS ôn bài và làm bài tập.
- 2 em chữa bài, lớp nhận xét.
- HS đọc bài và tự làm bài, đại diện chữa bài.
-HS trao đổi với bạn rồi làm bài vào vở, 1 số em làm phiếu to chữa bài.
- HS trao đổi với bạn để hoàn thành bài tập số 2
- Một vài em đọc chữa bài trước lớp.
- HS đọc kĩ đề bài, xác định y/c rồi làm bài vào vở 
- HS xác định y/c của bài, tìm và điền thêm một vế thích hợp để thành câu ghép có biểu hiện tương phản.
Toán *
Ôn: Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Củng cố lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN- HLP.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức để tính SXQ và STP của HHCN, HLP.
3. Thái độ: Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức, tự giác làm bài, vận dụng tốt trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học.
Luyện giải toán,
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài về nhà.
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:GV nêu mục đích y/c của tiết học
b) Giảng bài.
 * Hướng dẫn HS làm bài tập sau:
Bài 1: Một cái thùng HLP có nắp đậy, cạnh 7 dm . Người ta sơn toàn bộ mặt ngoài của thùng . hỏi diện tích sơn là bao nhiêu dm2 ?
- Gv giúp đỡ những em còn lúng túng.
- Gv và HS cùng chữa bài, củng cố lại cách tính STP của HLP.
Bài 2: Một HLP có cạnh 2 dm thì có diện t ích xung
 quanh là bao nhiêu?
A. 8 dm2 B. 16 dm2 C. 20 dm2 D. 24 dm2.
- Củng cố lại cách tính SXQ của HLP..
Bài 3. Có một tấm bìa cứng HCN có chiều dài 59 cm , chiều rộng 46 cm. Người ta cắt ở mỗi góc của tấm bìa một hình vuông cạnh 17 cm để xếp thành một cái hộp không nắp. Tính SXQ và STP của cái hộp đó.
- Củng cố lại cách tính SXQ vadf STP của HHCN.
Bài 4: Một HLP có diện tích xung quanh bằng 256 cm2 . Hỏi Stp của HLp đó bằng bao nhiêu?
- Gợi ý để HS trung bình tìm S 1 mặt rồi tìm STP.
3. Củng cố dặn dò.
- Mời HS nêu lại các kiến thức vừa ôn về SXQ và STP của HHCN- HLP.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài
- 2 em lên bảng làm bài.
- HS đọc kĩ bài, xác định y/c của bài toán rồi vận dụng công thức để làm bài vào vở. 
- Đại diện chữa bài.
- HS đọc bài, phân tích bài và dựa vào các số liệu đã cho tự tìm kết quả 
- Đại diện phát biểu.
- HS đọc kĩ bài, phân tích y/c của bài rồi làm bài.
+ Chiều cao của hộp bằng cạnh của HV bị cắt và bằng 17cm.
- Chiều dài là : 59- 17x2 = 24 ( cm)
- chiều rộng của hộp: 46- 17x2 =12cm
- Sxq= ( 24 + 12 ) x2 x 17 =1224cm2
- Stp = 12x 24 + 1224 = 1512 ( cm 2 )
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài , dựa vào 
Các số liệu đã cho để tính.
- HS làm vào vở, đại diện chữa bài.
Tự học
I- Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Củng cố mở rộng kiến thức Toán, tập đọc.
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II .Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT Toán.
III- Các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng.
*Môn tập đọc: Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm, kết hợp học thuộc lòng bài Chú đi tuần.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương
-HS thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
*Môn Toán: Giúp HS nắm vững khái niệm mét khối, mối quan hệ giữ mét khối với các đơn vị cm3 và dm3..
- Rèn luyện kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo và hoàn thành bài 2 phần b.
- Vài HS nhắc lại.
 2. GV giúp HS hoàn thành vở bài tập .
*Môn Toán:
Bài 1( VBT- 32)
- GV Y/C HS tự làm bài vào VBT.
- Rèn luyện , củng cố kĩ năng đọc, viết số đo diện tích.
- HS làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng lớp.
Bài 2( VBT- 32)
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách chuyển đổi các đơn vị mét khối sang dm 3 
- Y/c HS nhắc lại mối quan hệ giữa hai đơn vị đo.
- HS làm VBT + 3 HS làm bảng.
Bài 3( VBT- 32 )
Y/c HS tự hoàn thành bài .
- GV củng cố lại cách đọc số đo thể tích.
- HS làm bài cá nhân. Đại diện 2 HS phát biểu ý kiến.
* Môn chính tả.Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập chính tả.
3.Củng cố, dặn dò
- Y/c HS nêu lại mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề.
- GV nhận xét chung tiết học..
- 2HS nhắc lại.
Soạn 4 / 2 Chiều thứ 5 ngày 22 tháng 2 năm 2007
Tiếng việt *
Ôn: Lập chương trình hoạt động.
Đề bài : Lập chương trình hoạt động sau của chi đội em.
Tổ chức và chăm sóc vườn cây của chi đội.
2. Tổ chức thu gom giấy vụn hưởng ứng phong trào " kế hoạch nhỏ " do liên đội phát động.
Tổ chức làm báo tường chào mừng ngày 8 – 3.
. Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: Củng cố lại kiến thức về câch lập chương trình hoạt động.
2. Kiến thức: Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có về cách lập chương trình hoạt động , em sẽ lập được một chương trình theo yêu cầu của bài.
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.
II. Đồ dùng dạy học.
 III. Các hoạt động dạy -học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS nhắc lại cấu trúc của một CTHĐ.
.2. Bài mới.
a).Giới thiệu bài-GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS lập CTHĐ.
HĐ1: Tìm hiểu y/c của đề.
- Y/c 2em đọc đề bài và gợi ý.
- Mời HS lựa chọn một trong 1 trong 3 hoạt động đã nêu.
GVgợi ý: đây là những hoạt động do ban chỉ huy liên đội của trường tổ chức. Khi lập CTHĐ, em cần tưởng 
Tượng mình là liên đội trưởng hoặc phó.
 + Nên chọn những chương trình mà mình đã được tham gia.
HĐ2: HS lập chương trình hoạt động.
- GV treo bảng phụ ghi vắn tắt cấu trúc của một CTHĐ.
- Y/c HS làm vào vở, 1 số em làm bảng phụ.
- GV chọn một số bài viết tốt làm mẫu cho HS.
- GV và HS cùng chữa bài .
3. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại cấu trúc của CTHĐ.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức làm bài tốt.
-Y/c các em về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài mới.
- 2, 3 em nhắc lại.
- 1 HS đọc to rõ đề và gợi ý, lớp theo dõi SGK.
- 1 vài em đại diện nêu hoạt động mà mình chọn.
- HS tự làm bài và đại diện làm phiếu chữa bài.
Tự học
I- Mục đích yêu cầu
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Củng cố mở rộng kiến thức Toán.LTVC.
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II - Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT Toán; 
III- Các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng.
*Môn Toán: HS làm tiếp bài 3 phần 115.
-Rèn luện kĩ năng sắp xếp để tạo ra HHCN.
- HS nháp +1HS làm bảng lớp.
 2.Giúp HS hoàn thành kiến thức bài học thông qua vở bài tập .
*Môn Toán:
Bài 1( VBT- 36 )
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Củng cố kĩ năng tính STP và thể tích của HLP
- HS tự làm bài, đại
- HS đại diện báo cáo kết quả.
Bài 2( VBT- 36)
- Y/c HS đọc kĩ đề bài, phân tích bài và làm bài.
- Củng cố kĩ năng so sánh thể tích của hai hình.
- HS tự làm bài vào VBT. 
- Đại diện HS lên bảng chữa bài.
Bài 3( VBT- 36 )
- GV giúp HS tính được thể tích của khối kim loại đó .
- Muốn biết khối kim loại đó nặng bao nhiêu ta làm thế nào?
- 1HS đọc đề bài.
- HS phân tích y/c của bài rồi làm bài.
Môn: LTVC 
- Hướng dẫn HS hoàn thành bài trong vở Bài tập.
- Bổ sung thêm: 
1. Điền thêm vào chỗ trống cặp QHT vào mỗi chỗ trống để hoàn thành câu ghép.
a. Ngayd tết chúng em .........................được vui chơi thoả thích......................chúng em còn được thưởng thức những món ăn ngon.
b.Bạn hoà......................học giỏi môn toán ...........bạn ấy còn rất giỏi môn tiếng việt.
c.môn toán ..............rèn cho chúng em kĩ năng tính toán ...........môn học này còn giúp chúng em rèn đức tính cẩn thận.
 3.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc kĩ y/c của bài rồi tự hoàn thành bài, đại diện vài em nêu kết quả.
soạn 22 / 2 Tuần 24
Chiều thứ hai ngày 26 tháng 2 năm 2007
Tiếng việt *
Ôn: Mở rộng vốn từ Trật tự – an ninh.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Sử dụng thành thạo các từ ngữ trong chủ đề trật tự an ninh.
2. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh.
3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các từ ngữ trong chủ đề.
II. đồ dùng dạy học.
- Gv : Cuốn bài tập trắc nghiệm, tiếng việt nâng cao.
II. các hoạt động dạy-học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
Y/c HS chữa bài tập về nhà ở giờ trước.
2 Bài mới.
a ) giới thiệu bài.GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập1: Nối các từ ở bên trái với nghĩa của từ đó ở bên phải.
 a. Yên tĩnh
1. Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
 b. Trật tự
2. tình trạng không có tiếng ồn hoặc không bị xáo trộn.
 c. trình tự
3. sự sắp xếp lần lượt theo thứ tự trước sau.
Bài tập 2 : Ghi vào mỗi chỗ trống một việc làm thể hiện ý thức giữ gìn trật tự mà em biết.
Trong lớp học:
Trong rạp chiếu phim.
Trong bệnh viên.
Trong khu vui chơi giải trí.
Bài tập 3: Trong cụm từ giữ gìn trật tự an ninh , từ trật tự được sử dụng theo nghĩa nào trong các nghĩa dưới đay ? Ghi dấu x vào ô trống trước nghĩa đó.
a Sự sắp xếp theo một thứ tự , một quy tắc nhất định.
b. Tình trạng ổn định, có tổ chức , có kỉ luật.
Bài 4: Ghi nghĩa của các cụm từ sau vào chỗ trống.
a) An toàn giao thông:........................................................
b) An toàn lao động:...........................................................
c) An toàn khu:..........................................................
- GV chấm chữa bài cho HS.
3. củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học,biểu dương những em học tập tốt
- Dặn HS ôn bài và làm bài tập.
- 2 em chữa bài, lớp nhận xét.
- HS đọc bài và tự làm bài, đại diện chữa bài.
-HS trao đổi với bạn rồi làm bài vào vở, 1 số em làm phiếu to chữa bài.
- HS trao đổi với bạn để hoàn thành bài tập số 3
- Một vài em đọc chữa bài trước lớp.
- HS đọc kĩ đề bài, xác định y/c rồi làm bài vào vở 
Toán *
Ôn: Thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Củng cố lại cách tính thể tích của HHCN- HLP.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức để tính thể tích của HHCN, HLP.
3. Thái độ: Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức, tự giác làm bài, vận dụng tốt trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học.
Luyện giải toán,
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài về nhà.
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:GV nêu mục đích y/c của tiết học
b) Giảng bài.
 * Hướng dẫn HS làm bài tập sau:
Bài 1: Một bể chứa nước HHCN . Đo ở trong lòng bể : chiều dài 2,5 m . chiều rộng 2,3 m , chiều cao 1,6 m . Hỏi bể chứa đầy nwocs thì được bao nhiêu l? Biết 1 l = 1 dm3 .
Bài 2: Có 27 HLP cạnh 1 cm3 . Xếp 27 hình đó thành một HLP lớn . Tính thể tích của HLP mới tạo thành.
- Củng cố lại cách tính thể tích của HLP.
Bài 3. Một phiến đá HHCN có chiều dài 14 dm, chiều rộng 5 dm . chiều cao 2,3 dm , cân nặng 370,3 kg. Hỏi mỗi đề xi mét khối đá ấy nặng bao nhiêu kg?.
- GV và HS cùng nhận xét sửa chữa bài.
Bài 4: Một HHCN và 1 HLP có thể tích bằng nhau . Cạnh HLP bằng chều cao HHCN . Biết HHCN có chiều dài 12 cm , chiều rộng 3 cm, tính thể tích mỗi hình.
- Y/c HS đọc kĩ đè bài, GV hướng dẫn HS tính:
- Gọi cạnh HLP là a thì thể tích là bao nhiêu?.
- Thể tích của HHCN là bao nhiêu?
- Từ đó có a x a bằng bao nhiêu ?
- Y/c HS tìm thể tích của mỗi hình.
3. Củng cố dặn dò.
- Mời HS nêu lại các kiến thức vừa ôn về thể tích của HHCN- HLP.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài
- 2 em lên bảng làm bài.
- HS đọc kĩ bài, xác định y/c của bài toán rồi vận dụng công thức để tính thể tích sau đó tính lượng nước
- Đại diện chữa bài.
- HS đọc bài, phân tích bài và lập luận để tìm kết quả.
- Đại diện phát biểu.
- HS đọc kĩ bài, phân tích y/c của bài rồi làm bài.
+ Tìm thể tích của phiến đá.
 14 x 5 x2,3 = 161 dm3 
+ 1 dm3 của phiến đá cân nặng:
 370,3 : 161 = 2,3 kg.
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài , dựa vào 
Sự hướng dẫn của GV để làm :
- a x a x a
- 12 x 3 xa.
- a xa = 12 x3 hay a x a = 36
- Vậy cạnh của HLP là : 6.
- HS làm vào vở, đại diện chữa bài.
Tự học
I- Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Củng cố mở rộng kiến thức Toán, tập đọc, chính tả.
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II .Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT Toán.
III- Các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng.
*Môn tập đọc: Tổ chức cho HS đọc diễn cảm bài: Hộp thư mật.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương
-HS thi đọc diễn cảm .
*Môn Toán: Giúp HS nắm vững cách tính nhẩm số % của một số.
- Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm nhanh, chính xác.
- Vài HS nhắc lại.
 2. GV giúp HS hoàn thành vở bài tập .
*Môn Toán:
Bài 1( VBT- 39)
Y/c HS dựa vào cách tính mẫu của bạn Dung và vận dụng tính.
- Rèn luyện , củng cố kĩ năng tính nhẩm số %
- HS làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng lớp.
Bài 2( VBT- 32)
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính thể tích của HLP lớn so với thể tích của HLP bé
- Tỉ số giữa thể tích của HLP lớn so với bé là bao nhiêu?
- Thể tích của HLP lớn bằng bao nhiêu phần trăm thể tích của HLP bé.
- Nêu cách tính thể tích của HLP lớn.
- HS làm VBT + 3 HS làm bảng.
- 8/5 = 1,6
1,6 = 160 %
- 125 : 5/8 = 200 cm 3
Bài 3( VBT- 40 )
Y/c HS tự hoàn thành bài .
- GV củng cố lại cách đếm số khối LP và cách tính S sơn của các mặt.
- HS làm bài cá nhân. Đại diện 2 HS phát biểu ý kiến.
* Môn chính tả.Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập chính tả.
3.Củng cố, dặn dò
- Y/c HS nêu lạậtcchs tính tìm phân số của 1 số , cách tính nhẩm...
- GV nhận xét chung tiết học..
- 2HS nhắc lại.
Soạn 26 / 2 Chiều thứ 5 ngày 1 tháng 3 năm 2007
Tiếng việt *
Ôn: Văn tả đồ vật.
Đề bài : Tả một đồ vật mà em yêu thích.
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: HS biết cách lặp dàn bài và viết được một bài văn miêu tả đồ vật.
2. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về văn tả đồ vật.Cấu tạo của bài văn tả đồ vật, trình tự miêu tả, phép tu từ so sánh và nhân hoá khi miêu tả đồ vật.
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Tranh một số đồ vật quen thuộc.
 III. Các hoạt động dạy -học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả đồ vật.
.2. Bài mới.
a).Giới thiệu bài-GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS lập dàn bài.
HĐ1: Tìm hiểu y/c của đề.
- Y/c 2em đọc đề bài và gợi ý lập dàn bài..
- Mời HS lựa chọn đồ vật mà mình thích để tả.
HĐ2: Hướng dẫn lập dàn ý.
GVgợi ý: 
a) Mở bài:
- Đồ vật em định tả là gì?
- Em thấy nó hoặc có nó khi nào?
b) Thân bài:
- Tả bao quát hình dáng của đồ vật ( Nhìn từ xa, nhìn gần, có gì đặc biệt về kích thwocs, màu sắc....)
- Tả các bộ phận của đồ vật ( hình thù màu sắc kích thước của từng bộ phận, có thể tả từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên...)
- Nêu công dụng của đồ vật.
c) kết bài.Em có cảm nghĩ gì trước vẻ đẹp và công dụng của đồ vật.
HĐ3: yêu cầu HS viết bài vào vở.
- GV chọn một số bài viết tốt làm mẫu cho HS.
- GV và HS cùng chữa bài .
3. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức làm bài tốt.
-Y/c các em về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài mới.
- 2, 3 em nhắc lại.
- 1 HS đọc to rõ đề và gợi ý, lớp theo dõi SGK.
- 1 vài em đại diện nêu đồ vật mình chọn tả.
- HS tự làm dàn ý vào nháp và đại diện làm phiếu chữa bài.
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài vào vở.
Tự học
I- Mục đích yêu cầu
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Củng cố mở rộng kiến thức Toán.LTVC.
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II - Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT Toán; 
III- Các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng.
*Môn Toán: HS làm tiếp bài 3 ( trang 128)
- Y/c rút ra kết luận.
+ Khi cạnh gấp lên 3 lần thì STP gấp lên mấy lần? Thể tích gấp lên mấy lần?
- HS nháp +1HS làm bảng lớp.
- Vài em nêu lại.
 2.Giúp HS hoàn thành kiến thức bài học thông qua vở bài tập .
*Môn Toán:
Bài 1( VBT- 36 )
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Củng cố kĩ năng tính thể tích của HHCN.
- HS tự làm bài, đại
- HS đại diện báo cáo kết quả.
Bài 2( VBT- 36)
- Y/c HS đọc kĩ đề bài, phân tích bài và làm bài.
- Củng cố kĩ năng tính diện tích xung quanh, tính diện tích toàn phần và thể tích của HLP.
- HS tự làm bài vào VBT. 
- Đại diện HS lên bảng chữa bài.
Bài 3( VBT- 36 )
- GV giúp HS tính được thể tích HHCN.
- Y/c HS rút ra kết luận: khi chiều dài, chiều rộng và chiều cao gấp lên 2 lần thì thể tích của hình sẽ gấp lên 8 lần.
- 1HS đọc đề bài.
- HS phân tích y/c của bài rồi làm bài.
Môn: LTVC 
- Hướng dẫn HS hoàn thành bài trong vở Bài tập.
- Bổ sung: Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau:
+ Mưa càng lâu,...
+ Tôi chưa kịp nói gì,......
+ Nam vừa bước lên xe buýt,.......
 3.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc kĩ y/c của bài rồi tự hoàn thành bài, đại diện vài em nêu kết quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docB2 TUAN 23-24.doc