Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 1 năm 2012

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 1 năm 2012

Đạo đức TCT : 1

 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 1)

I. Mục tiêu:

 - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

 - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tiến bộ, được mọi người yêu mến.

 - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.

 - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.

* Các KNS cơ bản được giáo dục.

 - Kn tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.

 - Kn bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.

 II. Đồ dùng dạy–học :

 - Tranh, ảnh phóng to tình huống trong SGK. Tấm gương về sự trung thực trong học tập.

III. Các hoạt động dạy học- chủ yếu: ( Thời lượng: 35 phút)

 

doc 18 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 1 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần 1 
( Từ ngày 20/ 08/ 2012 đến ngày 24/ 08/ 2012 ) 
Thứ/ ngày
Môn
TCT
Nội dung
Thứ hai
20/08/2012
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc 
Toán	
Tập đọc (ôn)
1
1
1
Trung thực trong học tập ( T1)
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Ôn tập các số đến 100 000
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Thứ ba
21/08/2012
Chính tả
Toán 
Luyện từ - câu
Tiếng đê 
1
2
1
Nghe– viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Ôn tập các số đến 100 000 ( tt)
Cấu tạo của tiếng
Thứ tư
22/08/2012
Thể dục
Kể chuyện
Toán 
Tập làm văn 
1
1
3
1
Giới thiệu nội dung chương trình, tổ chức...
Sự tích hồ Ba Bể
Ôn tập các số đến 100 000 (tt)
Thế nào là kể chuyện?
Thứ năm
23/08/2012
Thể dục
Tập đọc
Toán 
Luyện từ - câu
2
2
4
2
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số...
Mẹ ốm
Biểu thức có chứa một chữ
Luyện tập về cấu tạo tiếng
Thứ sáu
24/08/2012
Âm nhạc
Tập làm văn
Toán 
Tiếng đê
2
5
Nhân vật trong truyện
Luyện tập
Ngày soạn : 18/ 08/ 2012
Ngày dạy : Thứ hai 20/ 08/ 2012
Tiết 1 Chào cờ 
======= ––¯——=======
Tiết 2 Đạo đức TCT : 1
 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:	
	- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
	- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tiến bộ, được mọi người yêu mến.
 - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
 - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
* Các KNS cơ bản được giáo dục.
 - Kn tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.
 - Kn bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
 II. Đồ dùng dạy–học : 
 - Tranh, ảnh phóng to tình huống trong SGK. Tấm gương về sự trung thực trong học tập. 
III. Các hoạt động dạy học- chủ yếu: ( Thời lượng: 35 phút)	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Nêu tiêu của môn Đạo đức.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2 Giảng bài: 
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
-GV treo tranh tình huống như sgk lên bảng, tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- GV nêu tình huống.
-Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.
*Kết luận : Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
* Hoạt động 2: Sự cần thiết phải TT trong HT.
- GV cho HS làm việc cả lớp.
- Trong học tập vì sao phải trung thực ?
- Khi đi học, bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ ? Nếu chúng ta gian trá, chúng ta có tiến bộ được không?
*Kết luận: Học tập giúp ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả học tập là không thực chất, chúng ta sẽ không tiến bộ được.
3. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (bài tập 1 )
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Gv nêu từng ý trong bài.
- Gv kết luận: ý b , c là đúng.
3. Củng cố, liên hệ, nhận xét, dặn dò:
- Học sinh lắng nghe
- Quan sát tranh và hoạt động nhóm.
- Trả lời cá nhân.
- Lắng nghe. 
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Hoạt động cá nhân.
- 1 HS nêu 
+Tán thành
+Không tán thành
======= ––¯——=======
Tiết 3 TẬP ĐỌC TCT : 1
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật 
 ( Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghiã hiệp-bệnh vực người yếu.
- Phát hiện được những lời nói cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn, 
 bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* Các KNS cơ bản được giao tiếp : 
Thể hiện sự cảm thông; Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân.
 II. Đồ dùng dạy–học : -Tranh minh hoạ trong SGK.
 III. Các hoạt động dạy học- chủ yếu: ( Thời lượng: 35 phút)	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Mở đầu:
-GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình 5 chủ điểm của SGK TV 4 tập 1.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2 Giảng bài: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần 1
- Gv phân đoạn: Chia bài thành 4 đoạn.
- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn l1
 Rút từ cần luyện đọc:cỏ xước, gục đầu,...
 - Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn l2
 Rút từ cần giải nghĩa: ngắn chùn chùn, ...
- - Luyện đọc theo cặp.
 - Yêu cầu 1 hs đọc cả bài.
* Hoạt động 3: Tìm hiẻu bài 
 Yêu cầu hs đọc thầm đ1 và TLCH
- Câu 1: ( SGK )
- Câu 2: ( SGK )
- Câu 3: ( SGK )
- Câu 4: ( SGK )
*Nội dung bài: Ca ngợi dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.
* Hoạt động 3: HD HS đọc diễn cảm
- Đọc và tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn: “Năm trướcăn hiếp kẻ yếu”
-Luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
* GV theo dõi, nhận xét.
3. Củng cố, liên hệ, nhận xét, dặn dò:
-Lắng nghe.
-HS mở sách phần mục lục và đọc theo yêu cầu của GV.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Theo dõi
- Nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
- Đọc một số từ ngữ 
- Trả lời.
- Các cặp đọc
1 Hs đọc lại toàn bài.
*Đọc thầm và TLCH theo từng đoạn
-Thân hình chị bé nhỏ.
- chúng đã đánh và đe doạ vặt lụng vặt cánh, ăn thịt.
- "Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi"
- Dế Mèn xoè cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.
 - Lắng nghe, đọc nội dung.
- Đọc đoạn gv yêu cầu.
-Luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm. Lớp bình chọn.
Tiết 4 TOÁN TCT : 1
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Đọc, viết được các số đến 100 000.
 - Biết phân tích cấu tạo số
 - HS làm được các bài tập 1, 2, 3 ( a- viết được 2 số, b- dòng 1)
 - Hs khá, giỏi làm các bài 3 a viết được 4 số, b dòng 2. bài 4.
II. Đồ dùng dạy–học : 
 -Vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học- chủ yếu: ( Thời lượng: 35 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Giới thiệu bài mới:
Hỏi:Trong chương trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào ?
-Trong giờ học này các em sẽ được ôn tập về các số đến 100 000. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2 Giảng bài: 
Bài 1: Gv chép lên bảng( Viết số thích hợp vào tia số )
Bài 2:Viết theo mẫu.
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:Viết mỗi số sau thành tổng.
a.Gv hướng dẫn làm mẫu.
 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
(HS khá, giỏi làm)
b. 9000 + 200 + 30 + 2 = 923
Bài 4: (HS khá, giỏi làm)
Tính chu vi các hình sau.
- Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm.
- Gọi hs trình bày.
- Gv nhận xét.
3. Củng cố, liên hệ, nhận xét, dặn dò:
-Hệ thống nội dung chính của bài.
-Nhận xét tiết học. Về nhà học bài.
-HS tự nêu.
-Lắng nghe.
- Hs đọc đề bài.
- Nhận xét và tìm ra quy luật của dãy số.
- Hs làm bài vào vở, 1 hs lên bảng.
20 000 ; 40 000 ; 50 000 ; 60 000.
- Hs đọc đề bài.
- Hs phân tích mẫu.
- Làm bài vào vở, 2 hs lên bảng làm bài.
- 63 850 
- Chín mươi mốt nghìn chín trăm linh chín... 
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào vở, 3 hs lên bảng.
- Hs nêu miệng kết quả.
7351 ; 6230 ; HS K, G làm: 6203 ; 5002.
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài theo nhóm, trình bày kết quả.
Hình ABCD: CV = 6 + 4 + 4 + 3 =17(cm)
Hình MNPQ: CV = ( 4 + 8 ) x 2 = 24(cm)
Hình GHIK: CV = 5 x 4 = 20 ( cm )
======= ––¯——=======
Tiết 5 Tập đọc : ( ôn ) 
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật 
 ( Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghiã hiệp-bệnh vực người yếu.
- Phát hiện được những lời nói cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn, 
 bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* Các KNS cơ bản được giáo dục: 
Thể hiện sự cảm thông; Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân.
 II. Đồ dùng dạy–học : -Tranh minh hoạ trong SGK.
 III. Các hoạt động dạy học- chủ yếu: ( Thời lượng: 35 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2 Giảng bài: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần 1
- Gv phân đoạn: Chia bài thành 4 đoạn.
- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn l1
 Rút từ cần luyện đọc.
 - Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn l2
 Rút từ cần giải nghĩa.
- - Luyện đọc theo cặp.
 - Yêu cầu 1 hs đọc cả bài.
* Hoạt động 3: Tìm hiẻu bài 
 Yêu cầu hs đọc thầm đ1 và TLCH
- Câu 1: ( SGK )
- Câu 2: ( SGK )
- Câu 3: ( SGK )
- Câu 4: ( SGK )
* Nội dung bài: (như mục tiêu)
* Hoạt động 3: HD HS đọc diễn cảm
- Đọc và tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn: “Năm trướcăn hiếp kẻ yếu”
-Luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
* GV theo dõi, nhận xét.
3. Củng cố, liên hệ, nhận xét, dặn dò:
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Theo dõi
- Nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
- Đọc một số từ ngữ 
- Trả lời.
- Các cặp đọc
1 Hs đọc lại toàn bài.
*Đọc thầm và TLCH theo từng đoạn
-Thân hình chị bé nhỏ.
- chúng đã đánh và đe doạ vặt lụng vặt cánh, ăn thịt.
- "Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây"
 - Dế Mèn xoè cả hai càng ra,dắt Nhà Trò đi.
 - Lắng nghe, đọc nội dung.
- Đọc đoạn gv yêu cầu.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm. Lớp bình chọn.
======= ––¯——=======
 Ngày soạn : 18/ 08/ 2012
Ngày dạy : Thứ ba 21/ 08/ 2012
Tiết 1 CHÍNH TẢ: (Nghe – viết) TCT : 1
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU.
I. Mục tiêu:
 - Nghe – viết chính và trình bày đúng bài CT; không mắc quá năm lỗi trong bài
 - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ; Bt2a.
 - Hs khá, giỏi làm các bài 3 a, b. 
II. Đồ dùng dạy–học : Bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học- chủ yếu: ( Thời lượng: 35 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Giới thiệu :	
-Nêu mục đích – yêu cầu của bài
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2 Giảng bài: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe– viết .
*Trao đổi về nội dung đoạn trích.
- Đoạn trích cho em biết về điều gì ?
*Hướng dẫn viết từ khó.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
- Nhắc học sinh viết chính xác các từ khó và trình bày đúng theo quy định. 
- Cho học sinh viết 
- Đọc lại cho học sinh soát bài.
- Chấm chữa bài
- Nhận xét về nội dung bài viết, chữ viết cách trình bày.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Chốt lại lời giải đúng.
2 b( HS khá, giỏi làm)
Bài 3: ( HS khá, giỏi làm)
3. Củng cố, liên hệ, nhận xét, dặn dò: 
- Hệ thống nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
-Lắng nghe.
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
-1 HS đọc.
- Đoạn trích cho em biết hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò; Đoạn trích cho em biết hì ... ẵn.
III. Các hoạt động dạy học- chủ yếu: ( Thời lượng: 35 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu: 
Tập hợp phổ biến nội dung.
Trò chơi Tìm người chỉ huy.
Đứng vỗ tay và hát. 
2. Phần cơ bản: 
a. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
Lần 1, 2 – GV điều khiển, nhận xét sửa chữa cho HS . 
GV theo dõi HS thực hiện trong các lần sau.
b. Trò chơi: “ Chạy tiếp sức ”
Cho HS tập hợp theo hình thoi, giải thích cách chơi và luật chơi. 
Cho HS làm mẫu, sau đó cho HS cả lớp thi đua chơi 3 lần. 
Giáo viên quan sát nhận xét nhóm thắng cuộc. 
3. Phần kết thúc: 
HS tập hợp thành một vòng tròn lớn, vừa đi vừa thả lỏng.
Giáo viên hệ thống bài
Nhận xét tiết học. 
HS tập hợp thành 3 hàng
HS chia tổ thực hiện
HS thực hiện 3 – 4 lần. 
HS các nhóm chơi. 
======= ––¯——=======
Tiết 2 TẬP ĐỌC TCT : 2
MẸ ỐM.
I. Mục tiêu: - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- Hiểu nội dung của bài thơ : Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ.
- Thuộc ít nhất một khổ thơ - Hs khá, giỏi thuộc ít nhất 2 khổ thơ. 
* Các KNS cơ bản được giáo dục: Thể hiện sự cảm thông; Tự nhận thức về bản thân
II. Đồ dùng dạy–học : -Tranh minh họa. - Bảng phụ viết sẳn khổ thơ 4 và 5.
III. Các hoạt động dạy học- chủ yếu: ( Thời lượng: 35 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi của bài : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- GV Nhận xét và cho điểm.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2 Giảng bài: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần 1
- Gv phân đoạn: 7 đoạn.
- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn l1
 Rút từ cần luyện đọc: quản gì, diễn kịch...
 - Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn l2
 Rút từ cần giải nghĩa.
- - Luyện đọc theo cặp.
 - Yêu cầu 1 hs đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiẻu bài 
- Câu 1: ( SGK )
- Câu 2: ( SGK )
- Câu 3: ( SGK )
* Nội dung bài: ( MT)
* Hoạt động 3: HDHS đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- Gọi HS đọc bài thơ
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng 1 thơ.
3. Củng cố, liên hệ, nhận xét, dặn dò:
- Dặn hs khá, giỏi về thuộc ít nhất 2 khổ thơ. 
-3 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Theo dõi
- Nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
- Đọc một số từ ngữ 
- Trả lời.
- Các cặp đọc
1 Hs đọc lại toàn bài.
...mẹ bạn nhỏ bị ốm. Lá trầu khô giữa cơi trầu vì mẹ ốm không ăn được, Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc, ...
- Những câu thơ : Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm : Người cho trứng, người cho cam. Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
- Xót thương mẹ: Nắng mưa từ những ngày xưa, Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. ..
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ (mỗi em đọc 2 khổ thơ)
-HS thi đọc thuộc lòng
Tiết 3 Toán TCT : 4
BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I. Mục tiêu:
	- Bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ.
	- Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
- HS làm được các bài tập 1, 2 a, 3 (b).
- Dành cho hs khá, giỏi: Bài 2 b, 3 a.
II. Đồ dùng dạy–học : - Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học- chủ yếu: ( Thời lượng: 35 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
Ôn tập các số đến 100.000 (tiếp theo)
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính các phép tính sau: 4537 + 7346; 1841 : 4; 4366 x 4
- Giáo viên cho học sinh đọc các số sau và nêu giá trị của từng hàng: 44678; 7772; 6546
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2 Giảng bài: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ
a) Biểu thức chứa một chữ
b) Giá trị của biểu thứa có chứa một chữ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tính:
Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4...
Tương tự, cho HS làm việc với các trường hợp còn lại
* Hoạt động 2: Thực hành:
Bài tập 1: 
Bài tập 2: (câu a)
Dành cho hs khá, giỏi: (câu b)
Bài tập 3:Dành cho hs khá, giỏi: (câu a)
 (câu b)
3. Củng cố, liên hệ, nhận xét, dặn dò:
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp chú ý theo dõi
- HS đọc bài toán, xác định cách giải
- HS tự cho thêm các số khác nhau ở cột “thêm” rồi ghi biểu thức tính tương ứng ở cột “tất cả”
- HS tính: Giá trị của biểu thức 3 + a
Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4
- Học sinh thực hiện
Bài tập 1: 
a) 6 – b với b = 4
 Nếu b = 4 thì 6 – b = 6 – 4 = 2
b) 108 c) = 95
Bài tập 2: 
a) x = 30 thì 125 + x = 125 + 30 = 155
 x = 100 thì 125 + x = 125 + 100 = 225
b) y = 180
Bài tập 3:
a )Nếu m = 10 thì 250 + m = 250 + 10 = 260; 250; 330; 280
b) Đáp số: 863, 873, 803, 573
======= ––¯——=======
Tiết 4 Luyện từ và câu TCT : 2
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG 
I. Mục tiêu:
- Điền đúng cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu BT1.
- Nhận biết được các tiếng có âm vấn giống nhau ở BT2, BT3.
* Học sinh khá, giỏi nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (BT4); giải được câu đố ở bài tập 5.
II. Đồ dùng dạy–học : Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng .
Bộ xếp chữ, từ đó có thể ghép các con chữ thành các vần khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học- chủ yếu: ( Thời lượng: 35 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ; Cấu tạo của tiếng
- Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo của tiếng xuân, in, nghĩa
- Nhận xét tuyên dương, đánh giá.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2 Giảng bài: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1:- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm theo nhóm
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài tập 2: Hướng dẫn hs tìm.
- Mời học sinh trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài tập 3:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu cả lớp làm bài
- Mời học sinh trình bày kết quả 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
 Các cặp tiếng vần với nhau trong khổ thơ:
Bài tập 4:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu cả lớp làm bài
- Mời học sinh trình bày kết quả 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài tập 5: ( hs K, G )
3. củng cố, liên hệ, nhận xét, dặn dò:
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp chú ý theo dõi
Bài tập 1:- - Học sinh đọc toàn bộ yêu cầu.
- Học sinh làm theo nhóm: Phân tích cấu tạo của tiếng trong câu tục ngữ theo sơ đồ.
- Học sinh trình bày kết quả 
Bài tập 2:- Kết quả : ngoài – hoài (oai)
Bài tập 3: - Học sinh trình bày kết quả.
Các cặp tiếng vần với nhau trong khổ thơ:
+ choắt – thoắt
+ xinh xinh – nghênh nghênh
Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: 
+ xinh xinh – nghênh nghênh (inh – ênh)
+ Cặp có vần giống nhau hoàn toàn.
choắt – thoắt (oắt)
Bài tập 4: LGiải: Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có vần giống nhau( giống hoàn toàn hoặc không hoàn toàn)
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài tập 5: ( hs K, G )
Kết quả : - Học sinh đọc: Giải câu đố sau:
Dòng 1: chữ út ; dòng 2: chữ : ú
Dòng 3 , 4 : để nguyên : chữ bút.
======= ––¯——=======
 Ngày soạn : 22/ 08/ 2012
 Ngày dạy : Thứ sáu 24/ 08/ 2012
Tiết 1 Âm nhạc
======= ––¯——=======
Tiết 2 Tập làm văn TCT : 2
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I. Mục tiêu: - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (nội dung Ghi nhớ).
- Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (bài tập 1, mục III).
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (bài tập 2, mục III).
II. Đồ dùng dạy–học : Sách giáo khoa, Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học- chủ yếu: ( Thời lượng: 35 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là kể chuyện? 
- Nhận xét, tuyên dương
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2 Giảng bài: 
* Hoạt động 1: Phần nhận xét:
Bài 1: 
Bài 2: 
- Cho học sinh nêu tính cách của nhân vật
* Phần ghi nhớ:
Yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ.
* Hoạt động 2: luyện tập:
 Bài tập 1: 
- Nhận xét, chốt lại:
Bài tập 2: - Gợi ý. 
Nhận xét, bổ sung, tuyên dương
3. Củng cố, nhận xét, dặn dò:
- Học sinh nêu trước lớp
- Cả lớp chú ý theo dõi
Nhận xét, chốt lại:
- Nhân vật là vật (con vật, đồ vật, cây cối). Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện. 
- Nhân vật là người: Hai mẹ con bà nông dân. Bà cụ ăn xin, Những người dự lễ hội
- HS nêu tính cách của nhân vật
a)Nhân vật Dế Mèn khẳng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực những kẻ yếu. ...
b) Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu. Căn cứ vào chi tiết: cho bà cụ xin ăn, ngủ trong nhà, ...
- Học sinh đọc phần Ghi nhớ.
 Bài tập 1: Lời giải: + Nhân vật trong chuyện là ba anh em Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca và bà ngoại... 
Bài tập 2: Đọc tình huống, kể theo nhóm đôi
- Mời học sinh kể trước lớp 
Tiết 3 Toán TCT : 5
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	- Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
	- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
- HS làm được các bài tập 1, 2 ( 2 câu), 4 (a= 3 cm).
- Dành cho hs khá, giỏi: Bài 1( mỗi ý làm 1 trường hợp), 2 ( 4 câu), 3, 4.
II. Đồ dùng dạy–học : - Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học- chủ yếu: ( Thời lượng: 35 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS tính:90 – b với b = 45; b = 70
- Nhận xét, tuyên dương
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2 Giảng bài: 
* Hoạt động 1: Thực hành:
Bài tập 1: 
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự nhận xét bài mẫu rồi tự làm bài vào vở. 
- Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
Bài tập 2: (2 câu)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh là bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
(2 câu c, d dành cho HS khá, giỏi)
Bài tập 3: (dành cho HS khá, giỏi)
- HD HS làm.
Bài tập 4: (chọn 1 trong 3 trường hợp)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài
3. Củng cố, liên hệ, nhận xét, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nêu vài ví dụ về biểu thức có chứa một chữ
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Các số có sáu chữ số
- Học sinh thực hiện
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại. 
Đáp số: c) 106; 82; 156
 d ) 79; 60; 7
- HS đọc: Tính giá trị của biểu thức
a) Nếu n =7 thì 35+ 3 x n = 35 + 3 x 7 + 35 + 21= 56. b) Đs: 123
Đáp số: c ) 137, d ) 74
- Đáp số: 28, 167, 32.
Đáp số: Cạnh a= 3 cm là: 3x 4 = 12( cm)
Cạnh a= 5 dm là: 5x 4 = 20( dm)
Cạnh a= 8 m là: 8x 4 = 32( m)
======= ––¯——=======
Tiết 4 Tiếng Ê- Đê

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 1(2).doc