Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 17

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 17

ĐẠO ĐỨC

YÊU LAO ĐỘNG ( T2 )

I.Mục tiêu:

 -Học xong bài này, HS:

+ Nêu được ích lợi của lao động .

 -Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.

 -Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

 - Hs khá, giỏi biết được ý nghĩa của lao động.

 - Rèn thói quen làm việc cho học sinh.

 - Gd ý thức siêng năng lao động những công việc vừa sức.

+KNS: KN xác định được giá trị của lao động

 KN quản lí thời gian để tham gia những việc làm vừa sức ở nhà và ở trường

II.Đồ dùng dạy học:

* Gv:

 -SGK Đạo đức 4.

 -Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.

* Hs: Sgk.

 

doc 24 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 817Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Ngày soạn:19/12/2010 
Ngày giảng:20/12/2010
ĐẠO ĐỨC 
YÊU LAO ĐỘNG ( T2 )
I.Mục tiêu:
 -Học xong bài này, HS: 
+ Nêu được ích lợi của lao động .
 -Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
 -Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
 - Hs khá, giỏi biết được ý nghĩa của lao động.
 - Rèn thói quen làm việc cho học sinh.
 - Gd ý thức siêng năng lao động những công việc vừa sức.
+KNS: KN xác định được giá trị của lao động
 KN quản lí thời gian để tham gia những việc làm vừa sức ở nhà và ở trường
II.Đồ dùng dạy học:
* Gv:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
* Hs: Sgk.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 5- SGK/26)
 -GV nêu yêu cầu bài tập 5.
 ï Em mơ ước khi lớn lên sẽ làm nghề gì? Vì sao em lại yêu thích nghề đó? Để thực hiện ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì?
 -GV mời một vài HS trình bày trước lớp.
 -GV nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
*Hoạt động 2: HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 3, 4, 6- SGK/26)
 -GV nêu yêu cầu từng bài tập 3, 4, 6.
 Bài tập 3 : Hãy sưu tầm và kể cho các bạn nghe về các tấm gương lao động của Bác Hồ, của các Anh hùng lao động, của các bạn HS trong lớp, trong trường hoặc ở địa phương em.
 Bài tập 4 : Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
 Bài tập 6 : Hãy viết, vẽ hoặc kể về một công việc mà em yêu thích.
 -GV kết luận chung:
 +Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
 +Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân
ô Kết luận chung :
 Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Thực hiện tốt các việc tự phục vụ bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
 -Về xem lại bài và học thuộc ghi nhớ.
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-HS trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi.
-Lớp thảo luận.
-Vài HS trình bày kết quả .
-HS trình bày.
-HS kể các tấm gương lao động.
-HS nêu những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã sưu tầm.
-HS thực hiện yêu cầu.
-HS lắng nghe.
Tiết 3 	 TOÁN 
 LUYỆN TẬP
 I.Mục tiêu :
 - Hs thực hiện được phép chia cho số có 2 chữ số.
 - Biết chia cho số có 3 chữ số.
 - Rèn KN chia cho số có 2, 3 chữ số.
 - Gd Hs lòng say mê học toán. 
 II.Đồ dùng dạy học :
 -Gv: bảng phụ. 
 -Hs: bảng con.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi 2 HS lên bảng, thực hiện:
 62321 : 307 ; 81350 : 187 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 b) Luyện tập , thực hành 
 Bài 1
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính .
 -Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn .
 -GV nhận xét để cho điểm HS .
 Bài 2 
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài .
-GV yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán .
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe giảng. 
-Đặt tính rồi tính.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 phép tính, HS cả lớp làm bài vào bảng con.
-HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra bài cho nhau .
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Tóm tắt
240 gói : 18 kg
1 gói : .g ?
 -GV nhận xét, cho điểm HS.
Bài giải
18 kg = 18 000 g
Số gam muối có trong mỗi gói là :
18 000 : 240 = 75 (g)
Đáp số : 75 g
 Bài 3 
 -Yêu cầu HS đọc đề bài. 
-GV yêu cầu HS tự làm bài .
- Một sân bóng đá hình chữ nhật, có diện tích 7140 m2 , chiều dài 105 m . 
a) Tìm chiều rộng của sân bóng đá ?
b) Tính chu vi của sân bóng đá ?
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Tóm tắt
 Diện tích : 7140 m2
 Chiều dài : 105 m
 Chiều rộng :  m ?
 Chu vi :  m ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố, dặn dò :
 -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò HS làm bài tập trong vở bài tập và chuẩn bị bài sau .
Bài giải 
Chiều rộng của sân vận động là :
7140 : 105 = 68 (m)
 Chu vi của sân vận động là :
(105 + 68) x 2 = 346 (m) 
Đáp số : 68 m ; 346 m 
Tiết 4 Khoa học
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố các kiến thức:
 -“Tháp dinh dưỡng cân đối”.
 -Một số tính chất của nước và không khí các thành phần của không khí.
 -Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 -Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
 -Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -HS chuẩn bị các tranh, ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Bút màu, giấy vẽ.
 -GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và giấy khổ A0.
 -Các thẻ điểm 8, 9, 10.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1 ?
 2) Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 2 ?
 3) Không khí gồm những thành phần nào ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:.
 * Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất.
 t Mục tiêu:
t Cách tiến hành:
 -GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và phát cho từng HS.
 -GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu khoảng 5 đến 7 phút.
 -GV thu bài, chấm 5 đến 7 bài tại lớp.
 -GV nhận xét bài làm của HS.
 * Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt. 
 t Mục tiêu:
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
 -Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
 -Phát giấy khổ A0 cho mỗi nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm có thể trình bày theo từng chủ đề theo các cách sau:
 +Vai trò của nước.
 +Vai trò của không khí.
 +Xen kẽ nước và không khí.
 -Yêu cầu nhắc nhở, giúp HS trình bày đẹp, khoa học, thảo luận về nội dung thuyết trình.
 -Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện vào ban giám khảo.
 -Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi.
 -Ban giám khảo đánh giá theo các tiêu chí.
 +Nội dung đầy đủ.
 +Tranh, ảnh phong phú.
 +Trình bày đẹp, khoa học.
 +Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.
 +Trả lời các câu hỏi đặt ra (nếu có).
 -GV chấm điểm trực tiếp cho mỗi nhóm.
 -GV nhận xét chung.
 * Hoạt động 3: Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc.
 t Mục tiêu:
t Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi.
 -GV giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta đang ngày càng bị tàn phá. Vậy các em hãy gửi thông điệp tới tất cả mọi người. Hãy bảo vệ môi trường nước và không khí. Lớp mình sẽ thi xem đôi bạn nào sẽ là người tuyên truyền viên xuất sắc.
 -GV yêu cầu HS vẽ tranh theo hai đề tài:
 +Bảo vệ môi trường nước.
 +Bảo vệ môi trường không khí.
 -GV tổ chức cho HS vẽ.
 -Gọi HS lên trình bày sản phẩm và thuyết minh.
 -GV nhận xét, khen, chọn ra những tác phẩm đẹp, vẽ đúng chủ đề, ý tưởng hay, sáng tạo.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS nhận phiếu và làm bài.
-HS lắng nghe.
-HS hoạt động.
-Kiểm tra việc chuẩn bị của mỗi cá nhân.
-Trong nhóm thảo luận cách trình bày, dán tranh, ảnh sưu tầm vào giấy khổ to. Các thành viên trong nhóm thảo luận về nội dung và cử đại diện thuyết minh.
-Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày để hiểu rõ hơn về ý tưởng, nội dung của nhóm bạn.
-HS lắng nghe.
-2 HS cùng bàn.
-HS lắng nghe.
-HS vẽ.
-HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
Chiều thứ 2/20/12/2010
Tiết 1 Luyện mĩ thuật
(Đồng chí Vượng dạy)
Tiết 2 Tập đọc
 RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG 
 I. Mục tiêu: 
 - Biết đọc với giọng kể nhe nhàng, chậm rãi; Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật ( chú hề, nàng công chúa nhỏ ) và lời người dẫn chuyện 
-Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ: đại thần, đất nước, khuất, nghĩ , cửa sổ...
 -Hiểu ND:Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
 - Rèn Kn đọc diễn cảm cho Hs.
 - Gd Hs tình cảm ngây thơ, trong sáng, ngộ nghĩnh đối với lứa tuổi của mình.
 II. Đồ dùng dạy học: 
* Gv:
- Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc .
- Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 163 
* Hs: Sgk..
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 4 HS lên bảng phân vai ( người dẫn chuyện , Bu- ra - ti - nô , Ba - ra - ba , Cáo A - li - xa ) đọc lại truyện " Trong quán ăn Ba Cá Bống " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Trong truyện em thích nhất chi tiết và hình ảnh nào ?
- Gọi 1 HS trả lời nội dung chính của bài .
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
 -1 Hs đọc toàn bài.
 -Gv chia đoạnđọc.
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài lần 1,GV ghi bảng các tiếng, từkhó để luyênn đọc cho Hs, sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). Hd Hs đọc câu dài:
+Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi công chúa không thể thực hiện được / vì mặt trăng ở rất xa / và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua
- Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô / nhưng cô phải cho biết mặt trăng to bằng chừng nào.
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài lần 2,Gv nêu câu hỏi giải nghĩa từ vời. 
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài lần 3 trôi chảy, mạch lạc. 
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc :
+Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng , chậm rãi ở đoạn đầu . Lời chú hề : vui , điềm đạm , Lời nàng công chúa : hồn nhiên , ngây thơ . Đoạn kết : đọc với giọng vui nhanh hơn .
+Nhấn giọng những từ ngữ: xinh xinh , bất kì , không thể thực hiện , rất xa , hàng nghìn lần , cho biết , bằng chừng nào , bằng móng tay , gần khuất , treo ở đâu 
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Chuyện gì đã xảy ra với cô công chúa ?
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ?
+ Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì ?
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học đã nói với nhà vua như thế nào về yêu cầu của công chúa ?
+ Tại sao học cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được 
+ Nội dung chính của đoạn 1 là gì ?
-Yêu  ...  nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 *Hoạt động cả lớp: 
 - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ .
 -GV cho HS lên điền các địa danh: ĐB Bắc Bộ sông Hồng, sông Thái Bình vào lược đồ .
 -GV cho HS trình bày kết quả trước lớp .
 *Hoạt động nhóm: 
 -Cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của ĐB Bắc Bộ vào phiếu học tập .
Đặc điểm thiên nhiên
ĐB Bắc Bộ
-Địa hình 
-Sông ngòi 
-Đất đai
-Khí hậu 
 -GV nhận xét, kết luận .
 * Hoạt động cá nhân :
 -GV cho HS đọc các câu hỏi sau và cho biết câu nào đúng, sai? Vì sao ?
 a/.ĐB Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta .
 c/.Thành phố HN có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất nước.
 d/.TP Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
 -GV nhận xét, kết luận .
4.Củng cố : 
 GV nói thêm cho HS hiểu .
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị bài tiết sau .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lên bảng chỉ .
-HS lên điền tên địa danh .
-Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
-Các nhóm thảo luận và điền kết quả vào Phiếu học tập .
-Đại điện các nhóm trình bày trước lớp .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc và trả lời .
 +Sai.
 + Sai .
 +Đúng .
-
HS nhận xét, bổ sung.
-HS cả lớp chuẩn bị .
Ngày soạn: 22/12/2010
Ngày giảng: 24/12/2010
Tiết 1	 TOÁN
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
 - Bước đầu biết vân dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5
 - Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.
 - Rèn KN vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
 - Gd hs lòng say mê học toán.
 II.Đồ dùng dạy học:
 - Gv: Bảng phụ.
 - Hs: vở nháp.
III.Hoạt động trên lớp
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Bài cũ: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. Nêu ví dụ?
B. Bài mới:
Bài 1:
 - Gọi 1 Hs nêu yêu cầu. 
 -Yêu cầu Hs nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5?
 a, Những số chia hết cho 2.
 b, Những số chia hết cho 5.
 - Gv nhận xét, đánh giá.
 Bài 2:
 -Gọi Hs nêu yêu cầu.
 -Yêu cầu Hs tự làm bài.
-Gv chấm một số bài, nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
 Yêu cầu hs tự làm bài.
-Gv nhận xét đánh giá.
Bài 4:
 -Yêu cầu Hs tự rút ra nhận xét.
-Gv nhận xét, đánh giá.
 C. Củng cố- dặn dò:
-Yêu cầu Hs nhắc lại dấu hiệu chia hết cho2, 5?
 - Xem trước bài Dấu hiệu chia hết cho 3, 9.
-1Hs lên bảng nêu và cho ví dụ. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
-Hs nêu miệng kết quả. Nêu lí do vì sao chọn số đó.
-Các số chia hết cho 2: 4568; 66814; 2050;
3576; 900.
-các số chia hết cho 5: 2050; 900; 2355.
-Nhận xét.
-1Hs đọc thành tiếng.Làm vào vở.
a, Các số có 3 chữ số chia hết cho 2 như:
 234; 548; 420,...
 b, Các số có 3 chữ số chia hết cho 5 như:
 750, 645; 800,...
-Đổi vở kiểm tra chéo.
-Hs tự làm vào giấy nháp.
+Các số vừa chia hết cho2, vừa chia hết cho 5: 480; 2000; 9010; 
 +Các số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5: 296; 324. 
 +Các số chia hết cho 5nhưng không chia hết cho 2: 345; 3995;
-Hs tự rút ra nhận xét sau khi làm bài 3.
số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5
thì có chữ số tận cùng là chữ số 0. 
-2, 3 hs nhắc lại.
 Tiết 2 Âm nhac
ÔN HAI BÀI HÁT . TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 2, 3
(Giáo viên nhạc dạy)
Tiết 4	 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.Mục tiêu:
 - Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, đấu hiệu mở đầu đoạn văn ( BT 1 ); Viết được đoạn văntả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả hình dáng bên trong của chiếc cạp sách.( BT 2, 3)
 - Rèn KN nhận biết đoạn văn miêu tả đồ vật.
 - Gd Hs viết đoạn văn hay, giàu hình ảnh.
II. Đồ dùng dạy học:
 Đoạn văn tả chiếc cặp trong BT1 viết sẵn trên bảng phụ. 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em .
-Nhận xét, Ghi điểm từng học sinh .
2/ Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
 b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi ,thực hiện yêu cầu .
- Gọi HS trình bày và nhận xét sau mỗi phần GV kết luận chốt lời giải đúng .
Bài 2 : 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và gợi ý .
- Yêu cầu quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài . Chú ý nhắc học sinh :
+ Chỉ viết đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của cặp ( không phải cả bài , không phải bên trong )
+ Nên viết theo gợi ý .
+ Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn .
+ Khi viết cần bộc lộ cảm xúc của mình .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi dùng từ , diễn đạt nhận xét chung và cho điểm những HS viết tốt .
C. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn :
 Tả chiếc cặp sách của em hoặc của bạn em
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
-2 HS thực hiện . 
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , trả lời câu hỏi .
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
a/ Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả .
b/ + Đoạn 1 : Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi ... đến sáng long lanh ( tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp )
+ Đoạn 2 : Quai cặp làm bằng sắt ... đến đeo chiếc ba lô . ( Tả quai cặp và dây đeo )
+ Đoạn 3 : Mở cặp ra em thấy ... đến và thước kẻ . ( Tả cấu tạo bên trong của cặp )
c/ Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ :
+ Đoạn 1 : Màu đỏ tươi ...
+ Đoạn 2 : Quai cặp ...
+ Đoạn 3 : Mở cặp ra ...
+ 1 HS đọc thành tiếng .
+ Quan sát cặp , nghe GV gợi ý và tự làm bài 
- 3 - 5 HS trình bày .
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
Tiết 4 Khoa học
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố các kiến thức:
 -“Tháp dinh dưỡng cân đối”.
 -Tính chất của nước.
 -Tính chất các thành phần của không khí.
 -Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 -Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
 -Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 GV: 
 - chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và giấy khổ A0.
 - Các thẻ điểm 8, 9, 10.
 * HS: 
 - Chuẩn bị các tranh, ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Bút màu, giấy vẽ.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1 ?
 2) Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 2 ?
 3) Không khí gồm những thành phần nào ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ củng cố lại cho các em những kiến thức cơ bản về vật chất đề chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kỳ I.
 * Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất.
 Cách tiến hành:
 -GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và phát cho từng HS.
 -GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu khoảng 5 đến 7 phút.
 -GV thu bài, chấm 5 đến 7 bài tại lớp.
 -GV nhận xét bài làm của HS.
 * Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt. 
 Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
 -Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
 -Phát giấy khổ A0 cho mỗi nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm có thể trình bày theo từng chủ đề theo các cách sau:
 +Vai trò của nước.
 +Vai trò của không khí.
 +Xen kẽ nước và không khí.
 -Yêu cầu nhắc nhở, giúp HS trình bày đẹp, khoa học, thảo luận về nội dung thuyết trình.
 -Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện vào ban giám khảo.
 -Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi.
 -Ban giám khảo đánh giá theo các tiêu chí.
 +Nội dung đầy đủ.
 +Tranh, ảnh phong phú.
 +Trình bày đẹp, khoa học.
 +Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.
 +Trả lời các câu hỏi đặt ra (nếu có).
 -GV chấm điểm trực tiếp cho mỗi nhóm.
 -GV nhận xét chung.
 * Hoạt động 3: Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc.
 Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi.
 -GV giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta đang ngày càng bị tàn phá. Vậy các em hãy gửi thông điệp tới tất cả mọi người. Hãy bảo vệ môi trường nước và không khí. Lớp mình sẽ thi xem đôi bạn nào sẽ là người tuyên truyền viên xuất sắc.
 -GV yêu cầu HS vẽ tranh theo hai đề tài:
 +Bảo vệ môi trường nước.
 +Bảo vệ môi trường không khí.
 -GV tổ chức cho HS vẽ.
 -Gọi HS lên trình bày sản phẩm và thuyết minh.
 -GV nhận xét, khen, chọn ra những tác phẩm đẹp, vẽ đúng chủ đề, ý tưởng hay, sáng tạo.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS nhận phiếu và làm bài.
-HS lắng nghe.
-HS hoạt động.
-Kiểm tra việc chuẩn bị của mỗi cá nhân.
-Trong nhóm thảo luận cách trình bày, dán tranh, ảnh sưu tầm vào giấy khổ to. Các thành viên trong nhóm thảo luận về nội dung và cử đại diện thuyết minh.
-Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày để hiểu rõ hơn về ý tưởng, nội dung của nhóm bạn.
-HS lắng nghe.
-2 HS cùng bàn.
-HS lắng nghe.
-HS vẽ.
-HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
Tiết 5:
 SINH HOẠT LỚP 
I.Mục tiêu:
 - HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua
 - Biết được phương hướng của tuần tới.
II.Các hoạt động dạy học:
1. Lớp trưởng đánh giá những hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Các tổ phát biểu ý kiến.
2. Giáo viên nhận xét chung:
* Ưu điểm:
 -Duy trì được sĩ số , nề nếp của lớp.
 -Trang phục đầy đủ, đúng quy định.
 -Đi học đúng giờ, học và làm bài tập ở nhà tương đối đầy đủ.
 -Học có tiến bộ: Trường, Quân, Châu...
 - Sôi nổi xây dựng bài: Cường, Nhân, Nhật, Lọc,...
 *Tồn tại:
 -Các khoản tiền còn thiếu
 - Chưa học bài ở nhà: Trang, Duyên, Li...
 - Vệ sinh lớp và cầu thang chưa được sạch sẽ.
 - Nói chuyện riêng trong giờ học: Cường, Li...
 2.Phương hướng tuần tới.
 -Nộp các khoản tiền còn thiếu
 - Phát huy những ưu điểm của tuần trước.
 -Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, chăm sóc cây xanh thường xuyên.
 - Không ăn quà vặt.
 - Học và làm bài tập trước khi đến lớp.
 -Bổ sung đồ dùng học tập đầy đủ : bút , thước , bảng , xốp , phấn ,
 - Mặc trang phục đúng quy định
 - Tiếp tục thu nộp các khoản tiền.
 - Giúp đỡ bạn trong học tập: 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi.
 -------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 17.doc