Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 19 đến tuần 24

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 19 đến tuần 24

Tiết 1 : Giáo dục tập thể: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

 Tiết 2: Tập đọc BỐN ANH TÀI

 I. Mục tiêu :

 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

 - Hiểu nội dung : Ca ngợi sức khỏe , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây .( Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

 II. Chuẩn bị:

 - Bảng lớp ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

 III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 161 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 19 đến tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
gggg o0ohhhh
 Thứ sáu ngày 04 tháng 01 năm 2013
 	 Tiết 1 : Giáo dục tập thể: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 	 Tiết 2: Tập đọc BỐN ANH TÀI
 	I. Mục tiêu :
 	- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
	- Hiểu nội dung : Ca ngợi sức khỏe , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây .( Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
 	II. Chuẩn bị:
 	 - Bảng lớpï ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
 	 III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
10’
10’
10’
4’
1. Bài cũ :Tiết 1 .
- Nhận xét việc kiểm tra đọc HKI .
2. Bài mới : Bốn anh tài .
a) Giới thiệu bài :
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học.
b) Các hoạt động :
 Hoạt động 1 : Luyện đọc .	
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
- Có thể chia bài thành 5 đoạn : ( Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn )
- Kết hợp giới thiệu :
+ Tranh minh họa để HS nhận ra từng nhân vật 
- Đọc diễn cảm cả bài .
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
- Sức khỏe và tài năng của Cầu Khây có gì đặc biệt ?
- Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
- Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ?
-Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
- Tìm chủ đề truyện
Hoạt động 3 Hướng dẫn đọc diễn cảm 
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến truyện .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Ngày xưa  yêu tinh . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn . .
3. Củng cố, dặn dò :
 - Nêu lại nội dung bài học
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học
-Dặn HS về thực hành lại và chuẩn bị bài sau
- Học sinh lắng nghe.
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt 
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
 Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc 6 dòng đầu .
- Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi , 10 tuổi sức đã bằng trai 18 . 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương dân , có chí lớn , quyết trừ diệt cái ác .
- Yêu tinh xuất hiện , bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang , nhiều nơi không còn ai sống sót .
- Đọc đoạn còn lại .
- Cùng 3 người bạn : Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng .
- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc , Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước , Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng .
- Đọc lướt toàn truyện .
- Truyện ca ngợi sức khỏe , tài năng , nhiệt thành làm việc nghĩa , cứu dân lành của 4 anh em Cầu Khây .
 Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 5 em tiếp nối nhau đọc bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp . 
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu
- Học sinh lắng nghe. 	
- Ghi yêu cầu về nhà vào vở.
	 Tiết 3 : Toán KI-LÔ-MÉT VUÔNG
	I. Mục tiêu :
 	- Biết ki-lô-mét vuông là đơ vị đo diện tích.
 	- Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông .
- Biết 1 km2 = 1 000 000 m2.
 	 - Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngước lại.
	II. Chuẩn bị :
 	- Bảng lớp ghi sẳn các ví dụ SGK 
 	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
12’
18’
4’
1. Bài cũ : Kiểm tra học kì I .
- Nhận xét về bài kiểm tra đã làm .
2. Bài mới : Ki-lô-mét vuông .
a) Giới thiệu bài : 
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học.
b) Các hoạt động :
 Hoạt động 1 : Giới thiệu ki-lô-mét vuông .
MT : Giúp HS nắm biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông 
- Dựa vào ĐDDH có hình ảnh là một hình vuông cạnh dài 1 km , giúp HS quan sát , hình dung về diện tích của khu rừng hoặc cánh đồng đó . Từ đó , GV giới thiệu : Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 km .
- Giới thiệu cách đọc , viết đơn vị km2 .
- Giới thiệu : 1 km2 = 1 000 000 m2
 Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập 
- Bài 1 : 
+ Chữa bài và kết luận chung . Nhấn mạnh các lỗi thường gặp khi đọc , viết hoặc đổi các đơn vị đo diện tích cho HS .
+ Lưu ý các phép chuyển đổi đơn vị đo diện tích ở cột đầu tiên và cột thứ hai của bài 2 nói lên quan hệ giữa các đơn vị km2 với m2 và m2 với dm2 .
- Bài 2 : 
+ Nhận xét và kết luận .
- Bài 4b : 
+ Gợi ý hướng giải bài toán :
@ Để đo diện tích phòng học , người ta thường sử dụng đơn vị nào ?
@ Đo diện tích một quốc gia thường sử dụng đơn vị nào ?
@ Từ đó gợi ý đổi các số đo theo đơn vị đo thích hợp để so sánh và tìm đáp
số của bài toán .
3. Củng cố Dặn dò :
- Nêu lại nội dung bài học
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học
-Dặn HS về thực hành lại và chuẩn bị bài sau
- Học sinh lắng nghe,
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài
 Hoạt động lớp .
- Theo dõi , trả lời khi cần .
 Hoạt động lớp .
- Đọc kĩ từng câu của bài rồi tự làm . Sau đó , trình bày kết quả .
- Những em khác nhận xét .
- Tự làm rồi trình bày bài giải .
GIẢI
 Diện tích khu rừng hình chữ nhật :
 3 x 2 = 6 (km2) 
 Đáp số : 6 km2 
- Đọc kĩ đề bài và tự làm bài .
a) Diện tích phòng học là 40 m2 .
b) Diện tích nước VN là 330 991 km2 .
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu
- Học sinh lắng nghe. 	
- Ghi yêu cầu về nhà vào vở.
 	Tiết 4: Khoa học : TẠI SAO CÓ GIÓ ?
	I. Mục tiêu :
 	- làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
 	- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
	II. Chuẩn bị :
 	- Hình trang 74 , 75 SGK .
 	+ Nến , diêm , vài nén hương .
	III. Các hoạt động dạy học : 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
10’
10’
10’
4’
1. Bài cũ : Không khí cần cho sự sống .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
2. Bài mới : Tại sao có gió ?
a) Giới thiệu bài :
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học.
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Chơi chong chóng .
MT : Giúp HS biết làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển đọng tạo thành gió .
- Kiểm tra việc mang chong chóng của cả lớp .
- Kiểm tra bao quát hoạt động của các nhóm .
+ Khi nào chong chóng không quay ?
+ Khi nào chong chóng quay ?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh , quay chậm ?
+ Tại sao chong chóng quay ?
+ Tại sao chong chóng quay nhanh , quay chậm ?
* Kết luận : Khi ta chạy , không khí xung quanh ta chuyển động , tạo ra gió . Gió thổi làm chong chóng quay . Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh . Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm . Không có gió tác động thì chong chóng không quay .
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió .
MT : Giúp HS biết giải thích tại sao có gió .
- Chia nhóm và đề nghị nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng đẻ làm những thí nghiệm này .
- Kết luận : Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng . Sự chênh lệch nhiệt độ của khong khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của khong khí . Khong khí chuyển động tạo thành gió .
 Hoạt động 3 : Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên .
MT : Giúp HS giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển .
*Kết luận : Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm .
 3. Củng cố, dặn dò :
 - Nêu lại nội dung bài học
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học
-Dặn HS về thực hành lại và chuẩn bị bài sau
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài
Hoạt động nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn mình chơi chong chóng ngoài sân rồi tìm hiểu trong quá trình chơi :
- Các nhóm tuyên dương chong chóng của bạn nào quay nhanh nhất và cùng nhau phát hiện xem tại sao chong chóng của bạn đó quay nhanh :
+ Do chong chóng tốt ?
+ Do bạn đó chạy nhanh nhất ?
+ Giải thích tại sao khi bạn chạy nhanh , chong chóng lại quay nhanh ?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả việc chơi chong chóng của nhóm mình và giải thích :
Hoạt động nhóm .
- Đọc mục Thực hành SGK để biết cách làm .
- Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý SGK .
- Đại diện các nhóm trình bày kết qủa làm việc của nhóm mình .
Hoạt động nhóm đôi .
- Các nhóm quan sát , đọc thông tin ở mục Bạn cần biết SGK và những kiến thức đã thu được qua hoạt động 2 để giải thích câu hỏi : Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ?
- Mỗi cặp thay nhau hỏi và chỉ vào hình để làm rõ câu hỏi trên .
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu
- Học sinh lắng nghe. 	
- Ghi yêu cầu về nhà vào vở.
 	 Tiết 5: Âm nhạc: HỌC HÁT BÀI CHÚC MỪNG
MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI HÁT
 	I. Mục tiêu:
 	- Biết đây là nhạc nước ngoài
 	- Biết hát theo giai điệu và lời ca
 	II. Chuẩn bị:
 	- Giáo viên: Sách giáo khoa, nhạc cụ, chép sẵn bài hát lên bảng
 	- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, nhạc cụ.
 	III. Các hoạt độ ... 
+ Hướng dẫn trao đổi , đi đến kết luận nêu trong phần ghi nhớ . 
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
- Bài 1 : 
+ Phát giấy khổ rộng cho vài em khá giỏi
- Bài 2 : 
+ Lưu ý : Cần tóm tắt bản tin theo cách thứ hai – trình bày bằng số liệu , những từ ngữ nổi bật , gây ấn tượng .
+ Phát giấy khổ rộng cho một số em .
3.Củng cố, dặn dò : 
- 1 em nhắc lại tác dụng của việc tóm tắt tin , cách tóm tắt tin .
- Nhận xét tiết học .
-Học thuộc ghi nhớ ;chuẩn bị tiết sau. 
- 4 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu a , xác định đoạn của bản tin .
- Trao đổi với bạn về yêu cầu b , viết vào vở BT .
- Đọc kết quả trao đổi trước lớp .
- Thực hiện tiếp yêu cầu c : Viết nhanh ra nháp lời tóm tắt toàn bộ bản tin .
- Phát biểu ý kiến .
- Đọc yêu cầu BT . 
Hoạt động lớp .
- 3 , 4 em đọc ghi nhớ SGK .
- 1 em đọc 6 dòng in đậm ở đầu bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn để nhớ cách tóm tắt thứ hai .
 Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc nội dung BT .
- Cả lớp đọc thầm bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới , trao đổi cùng bạn để tóm tắt bản tin .
- Phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn phương án tóm tắt ngắn gọn , đủ ý nhất .
- Đọc yêu cầu BT .
- Đọc thầm 6 dòng in đậm đầu bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn , cùng bạn trao đổi , đưa ra phương án tóm tắt cho bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới .
- Một số em làm bài trên giấy khổ rộng .
- Phát biểu ý kiến .
- Những em làm bài trên giấy trình bày cách tóm tăét của mình .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn phương án tóm tắt hay nhất . 
- 2 học sinh thực hiện yêu cầu
- Học sinh lắng nghe
- Ghi yêu cầu về nhà vào vở	
	Tiết 4: Địa lí: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 I. MỤC TIÊU :
	- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh:
	+ Vị trí: Nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn
	+ Thành phố lớn nhất cả nước
	+ Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn, các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng, hoạt động thương mại rất phát triển.
	- Chỉ được thành phố Hồ Chí Minh trển bvản đồ ( Lược đồ)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 	- Các bản đồ : hành chính , giao thông VN .
 	- Bản đồ TPHCM .
 	 - Tranh , ảnh về TPHCM .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5'
15'
15'
5'
 1. Bài cũ : Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (tt) .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 
 2. Bài mới : Thành phố Hồ Chí Minh .
 a) Giới thiệu bài :
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Thành phố lớn nhất cả nước .
MT : Giúp HS nắm được những đặc điểm tiêu biểu của TPHCM .
- Treo bản đồ VN ở bảng .
 Hoạt động 2 : Trung tâm kinh tế , văn hóa , khoa học lớn .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về kinh tế , văn hóa , khoa học của TPHCM .
- Nhấn mạnh : Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất ; nơi có hoạt động mua bán tấp nập nhất ; nơi thu hút được nhiều khách du lịch nhất ; là một trong những thành phố có nhiều trường đại học nhất  
3.Củng cố, dặn dò :
 - Nêu ghi nhớ SGK .	
 - Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động lớp , nhóm .
- Chỉ vị trí TPHCM trên bản đồ VN .
- Dựa vào bản đồ , tranh , ảnh , SGK , hãy nói về TPHCM :
+ Thành phố nằm bên sông nào ?
+ Thành phố đã bao nhiêu tuổi ?
+ Thành phố được mang tên Bác từ năm nào ?
+ Trả lời câu hỏi mục 1 SGK .
- Các nhóm trao đổi kết quả thảo luận trước lớp .
- Chỉ vị trí và mô tả về vị trí của TPHCM 
- Quan sát bảng số liệu SGK , nhận xét về diện tích , dân số của TPHCM rồi so sánh với Hà Nội . 
Hoạt động lớp , nhóm .
- Dựa vào tranh , ảnh , bản đồ , vốn hiểu biết :
+ Kể tên các ngành công nghiệp của TPHCM .
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm kinh tế lớn của cả nước .
+ Nêu dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm văn hóa , khoa học lớn .
+ Kể tên một số trường đại học ,khu vui chơi giải trí lớn ở TPHCM .
- Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp và tìm ra kiến thức đúng .
- Tìm vị trí một số trường đại học , chợ lớn , khu vui chơi giải trí của TPHCM trên bản đồ .
- 2 học sinh thực hiện yêu cầu
- Học sinh lắng nghe
- Ghi yêu cầu về nhà vào vở	
	Tiết 5 : Giáo dục tập thể : SINH HOẠT LỚP
	I .MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
	- Đánh giá lại các hoạt động cũng như các kết quả làm được và các mặt còn thiếu sót trong tuần 23. 
 	- Xây dựng kế hoạch hoạt động và rèn luyện tuần 24.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC CHỦ YẾU
T.gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5 phút
15phút
10phút
5phút
Phần mở đầu
- Ôån định tổ chức lớp học : 
- Cho học sinh hát .
II. Phần cơ bản
A. Đánh giá tình hình trong tuần : 
1. Về học tập : 
+ Giáo viên nhận xét và bổ sung những thiếu sót .
- Trong tuần qua , đã có nhiều cố gắng trong học tập , như việc chú ý nghe giảng đã được cả lớp thưch hiện tốt hăng say phát biểu xâydựng bài .
- Lớp đã học thực hiện xong tuần 24
- Tăng cường học bản cưu chương phục vụ cho học toán và đã được kiểm tra thường xuyên
- Hồ Thị Nâu chưa có đủ dụng cụ học tập cần thiết tối thiểu
2. Nề nếp
- Duy trì được nề nếp lớp học như đầu giờ .
- Hiện tượg nói chuyện riêng trong lớp tuần này xuất hiện nhiều cụ thể:
+ Tư, Đăng, Nhớ, Phiếu , Hiếu
- Tỉ lệ chuyên cần: Tuần 24 chuyên cần của lớp đã chuyển biến tốt, Hồ Thị Ngưm đã trở lại học đều đặn. Hiện tượng nghỉ học trong tuần còn nhiều cân nhắc nhở: Phiếu 2 ngày, Hiếu Nâu, Liễu Thức
 . Về vệ sinh : 
- Tổ trực đã quét dọn lớp học sạch sẽ , lao động vệ sinh lớp học .
- Nhặt giấy, rác theo đúng lịch , sạch sẽ .
- Đã đổ nước vào các chậu cảnh đầy đủ.
3. Các hoạt động khác : 
- Mọi hoạt động của nhà trường đã diển ra trong tuần qua các em đã thực hiện nghiêm túc .
- Việc nộp tiền giấy kiểm tra của lớp thực hiện chưa tôt, Đã gữi giấy mời họp phụ huynh vào sáng thứ bảy( 26/02/2011)
B. Kế hoạch tuần tới : 
- Giáo viên nêu các hoạt động chính của tuần tới
- Trở lại thực hiên chào cờ như bình thường
- Tiếp tục vận động những bạn còn vắng đến lớp .( Hồng, A Lia, Nghê)
- Tiến hành Ngoại khoá theo chủ điểm của nhà trường .
- Phát động phong trào thi đua học tập tốt lập thành tích cao nhất chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
- Nâng cao hơn nữa chất lượng học tập , hăng say phát biểu xây dựng bài .
- Đi học chuyên cần , đúng giờ .
- Duy trì công tác vệ sinh cá nhân .
- Lao động vệ sinh lớp học , sân trường theo đúng lịch quy định .
Ơõin nhà trường cho đổi bàn học tập trong lớp vào ngày thứ năm
III. Phần kết thúc
- Giáo viên chốt lại kế hoạch hoạt động tuần 24
- Dặn học sinh chuẩn bị các điều kiện cũng như cần lư ý các hoạt động của lớp
- Hát tập thể
- Lớp hát tập thể 1 bài
+ Lớp trưởng đánh giá lại mọi hoạt động trong tuần qua và tình hình nghỉ Tết trong lớp .
Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe thảo luận các biện pháp thực hiện
Học sinh lắng nghe
Ghi chép vào vở
- Thực hiện cả lớp
^^^^^^^^^^^*************************************^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
^^^^^^^^^^^*************************************^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
Tiết 5 : Giáo dục tập thể : SINH HOẠT LỚP
	I .Mục đích:
 -Đánh giá lại các hoạt động cũng như các kết quả làm được và các mặt còn thiếu sót trong học kì I
 	- Xây dựng kế hoạch hoạt động và rèn luyện Học kì 2
	II. Các hoạt độngdạy học
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
20’
10’
5’
Phần mở đầu
- Ôån định tổ chức lớp học : 
- Cho học sinh hát .
II. Phần cơ bản
A. Đánh giá tình hình trong tuần : 
. Về học tập : 
+ Giáo viên nhận xét và bổ sung những thiếu sót 
- Trong tuần qua , đã có nhiều cố gắng trong học tập , đi học chuyên cần , hăng say phát biểu xâydựng bài .
- Duy trì được nề nếp lớp học như đầu giờ .
 2. Về vệ sinh : 
- Tổ trực đã quét dọn lớp học sạch sẽ , lao động vệ sinh lớp học .
- Nhặt giấy, rác theo đúng lịch , sạch sẽ .
3. Các hoạt động khác : 
- Mọi hoạt động của nhà trường đã diển ra trong tuần qua các em đã thực hiện nghiêm túc .
- Đã tham gia sinh hoạt dưới cờ đầu tuần 
B. Kế hoạch tuần tới : 
- Giáo viên nêu các hoạt động chính của tuần tới
- Tiếp tục vận động những bạn còn vắng đến lớp 
- Nâng cao hơn nữa chất lượng học tập , hăng say phát biểu xây dựng bài .
- Đi học chuyên cần , đúng giờ .
- Duy trì công tác vệ sinh cá nhân .
- Lao động vệ sinh lớp học , sân trường theo đúng lịch quy định .
III. Phần kết thúc
- Giáo viên chốt lại kế hoạch hoạt động tuần 19
- Dặn học sinh chuẩn bị các điều kiện cũng như cần lư ý các hoạt động của lớp
- Lớp hát tập thể 1 bài
+ Lớp trưởng đánh giá lại mọi hoạt động trong tuần qua và tình hình nghỉ học trong lớp .
Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe thảo luận các biện pháp thực hiện
Học sinh lắng nghe
Ghi chép vào vở
^^^^^^^^^^^*************************************^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO AN LỚP 4B TUAN 19-24.doc