Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
TẬP ĐỌC: ƠNG MẠNH THẮNG THẦN GIĨ
I/ MỤC TIÊU :
-Đọc trơn cả bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc rõ lời nhân vật trong bài.
-Hiểu : Hiểu những từ ngữ khó : đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ.
+Hiểu nội dung bài : Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng cần “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.
- Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh xanh sạch, đẹp.
II/ CHUẨN BỊ :
& TU¢N 20 Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012 TẬP ĐỌC: ƠNG MẠNH THẮNG THẦN GIĨ I/ MỤC TIÊU : -Đọc trơn cả bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc rõ lời nhân vật trong bài. •-Hiểu : Hiểu những từ ngữ khó : đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ. +Hiểu nội dung bài : Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng cần “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên. - Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh xanh sạch, đẹp. II/ CHUẨN BỊ : Tranh : Oâng Mạnh thắng Thần Gió. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. Tiết 1 A.Bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài “Thư trung thu” -Mỗi Tết Trung thu Bác Hồ nhớ tới ai ? -Những câu thơ nào cho thấy Bác Hồ rất yêu thiếu nhi ? -Bác khuyên các em làm những điều gì ? -Nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài. 2.Luyện đọc -Giáo viên đọc mẫu lần 1, phát âm rõ, chính xác, giọng đọc nhẹ nhàng, phân biệt lời các nhân vật. a)Đọc từng câu : -Kết hợp luyện phát âm từ b)Đọc từng đoạn trước lớp. - Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc. -Hướng dẫn đọc chú giải -Giảng thêm từ : lồm cồm : chống cả hai tay để nhổm người dậy. +lồng lộn : biểu hiện rất hung hăng điên cuồng. +an ủi : làm dịu sự buồn phiền day dứt. c) Đọc từng đoạn trong nhóm d) Thi đọc theo nhóm e) Đọc đồng thanh. -Nhận xét . Tiết 2 3.Tìm hiểu bài: -Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ? -GV cho HS quan sát tranh ảnh về dông bão, nhận xét sức mạnh của Thần Gió. -Giảng thêm: Người xưa chưa biết cách chống lại gió mưa, nên phải ở trong các hang động, hốc đá. -Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió ? -GV cho HS xem tranh một ngôi nhà có tường đá, có cột to, chân cột kê đá tảng. -Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay ? GV: Điều đó chứng tỏ Thần Gió đã giận dữ, lồng lộn muốn tàn phá ngôi nhà nhưng Thần bất lực, không thể xô đổ ngôi nhà vì nó dựng rất vững chãi. -GV liên hệ những ngôi nhà dựng tạm bằng tranh tre nứa lá với những ngôi nha øxây dựng kiên cố bằng bê tông cốt sắt. -Oâng Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ? -Giáo viên hỏi thêm: Hành động kết bạn với Thần Gió của ông Mạnh cho thấy ông là người thế nào ? -Ông Mạnh tượng trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho cái gì ? -Câu chuyện nêu ý nghĩa gì ? -GV chốt ý : ông Mạnh tượng trưng cho con người. Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Nhờ quyết tâm và lao động con người đã sống thân ái hòa thuận với thiên nhiên nên loài người ngày càng mạnh thêm, càng phát triển. 4.Luyện đọc lại: -Nhận xét. C. Củng cố dặn dò: -Câu chuyện nói lên điều gì? - GV nhận xét giờ học. Về nhà đọc lại bài. -3 em HTL và TLCH. -Oâng Mạnh thắng Thần Gió. -Theo dõi đọc thầm. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết . -HS luyện đọc các từ :hoành hành, lăn quay, ngạo nghễ, quật đổ, ngào ngạt -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. +Ông vào rừng/ lấy gỗ/ dựng nhà.// +Cuối cùng/ ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi.// -Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ,/ lồng lộn/ mà không thể xô đổ ngôi nhà.// -Từ đó Thần Gió thường đến thăm ông,/ đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.// - HS đọc chú giải: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn. -HS đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN - Đồng thanh (đoạn 3). -1 em đọc thầm đoạn 1-2. -Gặp ông Mạnh, Thần Gió xô ông ngã lăn quay. Khi ông nổi giận, Thần Gió còn cười ngạo nghễ, chọc tức ông. -Quan sát tranh và nhận xét: Thần Gió quả có sức mạnh vô địch. -Ông vào rừng lấy gỗ, dựng nhà. Cả ba lần nhà đều bị quật đổ nên ông quyết định xây một ngôi nhà thật vững chãi, ông đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột chọn những viên đá thật to làm tường. -1 em đọc đoạn 4 - Cây cối xung quanh ngôi nhà đổ rạp trong khi ngôi nhà vẫn đứng vững. - Khi ông Mạnh thấy Thần Gió đến nhà ông với vẻ ăn năng hối lỗi, ông đã an ủi Thần Gió, mời Thần thỉnh thoảng đến chơi. Từ đó, Thần Gió thường đến thăm ông đem lại cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa. -Nhân hậu, biết tha thứ, ông cũng rất khôn ngoan, biết sống thân thiện với thiên nhiên -Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên, ông Mạnh tượng trưng cho con người. Nhờ quyết tâm và lao động con người đã chiến thắng thiên nhiên làm cho thiên nhiên trở thành bạn của mình. - HS phát biểu ý kiến. -Chia nhóm đọc theo phân vai : nguời dẫn chuyện, ông Mạnh, Thần Gió. -1 em phát biểu. TOÁN: BẢNG NHÂN 3 I/ MỤC TIÊU : •-Lập được bảng nhân 3 và nhớ được bảng nhân 3. Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 3). Biết đếm thêm 3. - Rèn kĩ năng tính nhẩm, giải toán chính xác. - Giáo dục học sinh tích cực, chủ động trong học toán. II/ CHUẨN BỊ : -Các tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. A.Bài cũ : -Viết các tổng sau dưới dạng tích : 2 + 2 + 2 = 6 4 + 4 + 4 = 12 5 + 5 + 5 = 15 7 + 7 = 14 - GV nhận xét ghi diểm. B. Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài: 2. Lập bảng nhân 3: -Giới thiệu các tấm bìa có 3 chấm tròn. -Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn ? -Lấy 1 tấm gắn lên bảng và nói : Mỗi tấm có 3 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa tức là 3 chấm tròn được lấy 1 lần ta viết : 3 x 1 = 3. Đọc là ba nhân một bằng ba. -Hướng dẫn HS lập bảng nhân 3 (từ 3 x 2 đến 3 x 10) với các tấm bìa còn lại. -GV gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn lên bảng rồi gọi HS trả lời : 3 được lấy mấy lần ? -Viết : 3 x 2 = 3 + 3 = 6. -Như vậy 3 x 2 = 6. Viết 3 x 2 = 6 -Tương tự 3 x 2 = 6. GV hướng dẫn học sinh lập tiếp các công thức 3 x 3 = 9 ® 3 x 10 = 30. -Khi có đủ từ 3 x 1 ® 3 x 10 = 30. Giáo viên giới thiệu : Đây là bảng nhân 3. -Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng. -Nhận xét. 3.Thực hành: Bài 1 :Tính nhẩm -Cho học sinh sử dụng bảng nhân 3 nêu tích của mỗi phép nhân. -Nhận xét, cho điểm. Bài 2 : Gọi 1 em đọc đề. -Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán, phân tích và giải bài toán. -Nhận xét, cho điểm. Bài 3 :Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ơ trống: -GV hướng dẫn HS nhìn hình vẽ để viếtø các số còn thiếu vào ô trống. 3 6 9 21 30 -Các số trong ô trống có đặc điểm gì ? -Nhận xét, cho điểm. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học thuộc bảng nhân 3. - 3-4 em đọc thuộc bảng nhân 2. -Bảng con, 2 em lên bảng. 2 x 3 = 6 4 x 3 = 12 5 x 3 = 15 7 x 2 = 14 -Bảng nhân 3. -Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. -HS đọc : “ba nhân một bằng ba” -Thực hành theo nhóm : học sinh thực hành lập tiếp : 3 x 2 với các tấm bìa và ghi ra nháp. -3 được lấy 2 lần -HS đọc : 3 x 1 = 3 3 x 2 = 6 -Thực hành : học sinh thực hành lập tiếp các công thức 3 x 3 = 9 ® 3 x 10 = 30. -1 em lên bảng thực hiện . -HTLbảng nhân 3. -Đồng thanh. -HS nối tiếp nhau nêu kết quả. 3 x 3 = 9 3 x 8 = 24 3 x 1 = 3 3 x 5 = 15 3 x 4 = 12 3 x 10=30 3 x 9 = 27 3 x 2 = 6 3 x 6 = 18 3 x 7 = 21 -1 em đọc đề. Tóm tắt. 1 nhóm : 3 học sinh. 10 nhóm :. . . học sinh? Giải. Số học sinh 10 nhóm: 3 x 10 = 30 (học sinh) Đáp số : 30 học sinh. -1 em đọc 3.6.9. . . . 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 -Nhận xét : bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng với 3. Đây là tích của bảng nhân 3. -HS làm vở. ĐẠO ĐỨC: TRẢ LẠI CỦA RƠI ( TIẾT 2) I/ MỤC TIÊU :- Giúp học sinh củng cố lại hành vi chuẩn mực đạo đức :Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất. Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quý trọng. - Thực hành cách ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi biết trả lại cho người mất. - Có thái độ quý trọng những ngườithật thà, không tham của rơi. II/ CHUẨN BỊ : Tranh, ảnh , đồ dùng cho sắm vai. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. A.Bài cũ : Cho học sinh làm phiếu. -Đánh dấu x vào ô trống trước ý kiến mà em tán thành. c a/Trả lại của rơi là người thật thà đáng quý trọng. c b/Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và chính mình. c c/Trả lại của rơi là ngốc. c d/Chỉ nên trả lại khi thấy số tiền đó lớn. -Đánh giá. B.Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài: 2.Các hoạt động chính: Hoạt động 1 : Đóng vai. - Hướng dẫn HS thực hành cách ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi. -GV chia nhóm. Giao cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống (SGV/ tr 61) Tình huống 1: Em làm trực nhật lớp và nhặt được quyển truyện của bạmn nào đó để quên trong ngăn bàn . Lúc đó em sẽ làm gì? Tình huống 2: Giờ ra chơi em nhặt được chiếc bút rất đẹp ở sân trường. Em sẽ làm gì với chiếc bút đó? Tình huống 3: Em biết bạn mình nhặt được tiền nhưng không chịu trả lại. Em sẽ làm gì? - Các bạn có đồng tình với cách ứng xử của các bạn vừa đóng vai không ? Vì sao ? -Vì sao em làm như vậy khi nhặt được của rơi ? -Khi thấy bạn không chịu trả lại của rơi cho người đánh mất, em sẽ làm gì ? -Em có suy nghĩ gì khi được bạn trả lại đồ vật đã đánh mất ? -Em nghĩ gì khi nhận được lời khuyên của bạn ? - ... * * * * * * * * * * & TẬP LÀM VĂN:TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn. -Dựa vào gợi ý, viết được một đoạn văn đơn giản từ 3-5 câu nói về mùa hè. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết được đoạn văn đơn giản. 3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ. II/ CHUẨN BỊ : Tranh minh họa về cảnh mùa hè. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. A.Bài cũ : Kiểm tra 2 cặp học sinh thực hành nói lời chào, tự giới thiệu. Đáp lời chào, lời tự giới thiệu : -Một bạn nhỏ đang ở nhà một mình, có chú thợ mộc đến gõ cửa tự giới thiệu mình đến theo yêu cầu của bố để sửa cái bàn. -Nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 : Yêu cầu gì ? a/Những dấu hiệu báo mùa xuân đến ? -GV cho từng nhóm HS trả lời theo cặp. -Nhận xét, bổ sung. b/Tác giả quan sát mùa xuân bằng những cách nào ? -GV nhận xét kết luận Bài 2 : Viết -GV nhắc : viết đoạn văn theo 4 câu hỏi gợi ý có thể bổ sung thêm ý mới. -Nhận xét góp ý cách dùng từ, viết câu, cho điểm. C.Củng cố dặn dò: -Nhận xét tiết học. - Đọc lại đoạn văn tả mùa hè. -1 em lên bảng thực hiện. -Đáp lời chào, tự giới thiệu. - Tả ngắn về bốn mùa -1 em đọc yêu cầu 1. Đọc đoạÏn văn “Xuân về” và TLCH. -Quan sát. Trao đổi theo cặp và trả lời. -Đầu tiên từ trong vườn, thơm nức mùi hương của: hoa hồng, hoa huệ. -Trong không khí không đầy hương thơm và ánh nắng mặt trời. -Cây cối thay áo mới :cây hồng bì cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi, các cành cây đều lấm tấm mầm xanh, những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá -Ngửi : mùi hương thơm nức của các loài hoa, hương thơm của không khí đầy ánh nắng. -Nhìn : ánh nắng mặt trời, cây cối đang thay màu áo mới. -1 em đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm. -Làm vở bài tập. -Nhiều em đọc bài viết. -Cả lớp bình chọn những bài viết hay. Mùa hè bắt đầu từ tháng tư. Vào mùa hè mặt trời chói chang, thời tiết rất nóng. Nhưng nắng mùa hè làm cho trái ngọt hoa thơm. Được nghỉ hè chúng em tha hồ đọc truyện, đi chơi, lại còn được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Mùa hè thật là thích. TOÁN: BẢNG NHÂN 5 I/ MỤC TIÊU : •-Lập được bảng nhân 5 và nhớ được bảng nhân 5. Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 5). Biết đếm thêm 5. - Học thuộc bảng nhân 5, tính kết quả của phép nhân đúng, nhanh, chính xác. - Giáo dục HS tích cực , tự giác trong học toán. II/ CHUẨN BỊ : Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. A .Bài cũ : Tính : -3 x 4 + 12 -4 x 3 + 18 -Nhận xét, ghi điểm. B.Dạy bài mới : 1.Giới thiệu bài. 2.Lập bảng nhân 5. - Giáo viên giới thiệu các tờ bìa mỗi tờ bìa có 5 chấm tròn. -GV: Gắn 1 tờ bìa lên bảng và nêu : mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa, tức là 5 chấm tròn được lấy 1 lần, ta viết : 5 x 1 = 5. Đọc là: năm nhân một bằng năm. -GV viết : 5 x 1 = 5. -Giáo viên gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: 5 chấm tròn được lấy mấy lần ? -GV nói : 5 x 2 = 5 + 5 = 10 như vậy 5 x 2 = ? -Viết tiếp : 5 x 2 = 10 -Ghi bảng tiếp : 5 x 3 = 15 -Đây là bảng nhân 5. - GV lưu ý cách ghi nhớ bảng nhân 5. 3.Luyện tập. Bài 1 :Tính nhẩm - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV ghi bảng, nhận xét. Bài 2 : Gọi 1 em đọc đề. - Chấm bài, nhận xét, chữa bài tập. Bài 3 : Yêu cầu gì ? -Các số cần tìm có đặc điểm gì ? -Em hãy đếm thêm từ 5® 50 và từ 50® 5. C.Củng cố dặn dò: -Nhận xét tiết học. - Về nhà học thuộc bảng nhân 5. - 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bảng con. -3 x 4 +12 = 12 + 12 = 24 -4 x 3 + 18 = 12 + 18 = 30 -Bảng nhân 5. -Nhận xét : mỗi tờ bìa có 5 chấm tròn. - 5-6 em đọc “năm nhân một bằng năm” -Vài em nhắc lại. -HS thực hiện. -5 chấm tròn được lấy 2 lần. -5 x 2 = 10. -Vài em đọc 5 x 2 = 10 -Tương tự học sinh lập tiếp phép nhân 5 x 3® 5 x 10 5 x 1 = 5 5 x 5 = 25 5 x 9 = 45 5 x 2 = 10 5 x 6 = 30 5 x10 = 50 5 x 3 = 15 5 x 7 = 35 5 x 4 = 20 5 x 8 = 40 - HS học thuộc bảng nhân 5 theo tổ nhóm. -Tự nhẩm và nêu kết quả. 5 x 3 = 15 5 x 2 = 10 5 x 10 = 50 5 x 5 = 25 5 x 4 = 20 5 x 9 = 45 5 x 7 = 35 5 x 6 = 30 5 x 8 = 40 5 x 1 = 5 - HS đọc phân tích bài toán - 1 em lên bảng giải, cả lớp làm vào vở. -Tóm tắt. 1 tuần : 5 ngày. 4 tuần : ? ngày. Giải. Số ngày mẹ đi làm trong 4 tuần lễ: 5 x 4 = 20 (ngày) Đáp số : 20 ngày. -Đếm thêm 5 và viết số thích hợp vào ô trống. 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 -Mỗi số cần tìm đều bằng số đứng liền trước nó cộng với 5. 5,10,15,20,25,30,35,40,45,50. -HS đếm thêm, đếm bớt. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI AN TỒN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THƠNG. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : -Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thơng.Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống cĩ thể xảy ra tai nạn giao thơng khi đi xe máy, ơ tơ, thuyền bè, tàu hỏa. 2.Kĩ năng : Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông. 3.Thái độ : Chấp hành tốt những quy định về trật tự an toàn giao thông. II/ CHUẨN BỊ : Tranh vẽ trang 42,43 Phiếu BT tình huống. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. KTBC: - Kể tên các loại đường giao thông mà em biết. - Kể tên các phương tiện giao thông đi trên đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không. - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: An toàn khi đi các phương tiện giao thông. 2. Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. * Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông. -Yêu cầu HS quan sát 3 tranh SGK và thảo luận: * Điều gì có thể xảy ra trong mỗi tình huống trên? - Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không? - Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào? - GV nhận xét kết luận:Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước. Khơng đi lại, nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hoả, thuyền, bè. Khơng bám ở cửa ra vào, không thò đầu, thò tay ra ngoài, . . . khi tàu, xe đang chạy. Hoạt động 2: Quan sát tranh trả lời câu hỏi - Ở hình 4, khách hàng đang làm gì ?ở đâu? -Họ đứng gần hay xa mép đường? - Ở hình 5, hành khách đang làm gì? Họ lên xe ô tô khi nào?( xe dừng hay xe chạy) - Ở hình 6, hành khách đang làm gì? Theo bạn, hành khách phải như thế nào khi ở trên xe ô tô? - Hình 7, hành khách đang làm gì? * GV nhận xét kết luận và lưu ý một số điều: - Khi đi xe buýt hoặc xe khách, chúng ta chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường; đợi xe dừng hẳn mới lên; không đi lại, thò đầu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy; khi xe dừng hẳn mới xuống. Hoạt động 3: Vẽ tranh - Vẽ một số phương tiện giao thông - HS nói tên phương tiện giao thông mà mình vẽ, phương tiện đó đi lại trên loại đường nào? NHững điều cần lưu ý khi đi phương tiện giao thông đó? - Gọi một số em trình bày trước lớp. - GV nhận xét tuyên dương. C. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Về nhà học bài và thực hiện tốt những điều đã học. - 2 em trả lời. - HS nhắc lại ttên bài học. - HS tiến hành quan sát và thảo luận trong nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. 1. Bạn ngồi sau có thể bị ngã, vì không bám chặt vào người ngồi phía trước. 2. Bạn có thể rơi xuống nước. . . 3. Bạn có thể bị xe khác đi ngược chiều gạt tay. . . - HS làm việc trong nhóm 6, thảo luận các câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. * Hình 4: Hành khách đang chờ xe buýt, ở bến xe buýt. Họ đứng xa mép đường. - Hình 5: Hành khách lên xe khi xe dừng hẳn. - Hành khách ngồi trên xe buýt. - Theo em khi ngồi trên xe, không nên thò đầu thò tay ra ngoài. - Hành khách xuống xe, khi xe chưa dừng hẳn. - HS thi vẽ một phương tiện giao thông mà em thích. - HS trao đổi với nhau về tranh vẽ của mình. - 3-4 em trình bày trước lớp. SINH HOẠT LỚP TUẦN 20 I.Mục tiêu: - Giúp HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua. - Biết được phương hướng và nhiệm vụ của tuần tới. - Giáo dục học sinh tính mạnh dạn trong phê và tự phê. II. Nội dung: 1. Hạnh kiểm: - Đa số các em chấp hành tốt nội quy của nhà trường, của lớp. Các em đi học chuyên cần đảm bảo sĩ số. Đi học đúng giờ. - Thực hiện mặc đồng phục đúng quy định, trang phục gọn gàng sạch sẽ. - Tham gia các hoạt động đầy đủ: thể dục buổi sáng,thể dục giữa giờ, ca múa sân trường. Chấp hành tốt an toàn giao thông, an ninh học đường. - Thực hiện ăn ngủ tại trường nghiêm túc. 2. Học tập: - Có đầy đủ dụng cụ học tập, mua bổ sung SGK kịp thời. - Tích cực , tự giác trong học tập. Học và làm bài đầy đủ, ghi chép bài cẩn thận, có ý thức rèn chữ viết đẹp. 3. Phương hướng tuần 21: - Tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua. Chấp hành tốt nội quy của trường, lớp. Tham gia tích cực các hoạt động trong nhà trường. Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp. - Đi học đúng giờ và chuyên cần. Phát huy tính tích cực , tự giác trong học tập. Học và làm bài đầy đủ, ghi chép bài cẩn thận, rèn chữ viết đẹp. Học thuộc các bảng nhân đã học.
Tài liệu đính kèm: