KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGÀY DẠY. ./01./10
TẬP ĐỌC
Tiết 45 HOA HỌC TRÒ
I.MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:
1. Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm suy tư, phù hợp với nội dung bài là ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
2. Hiểu ND : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hao gắn với những kĩ niệm và niềm vui của tuổi học trò ( TLCH sgk)
Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tài tình của tác giả
II. CHUẨN BỊ :
-Tranh minh hoạ bài học hoặc ảnh về cây hoa phượng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp :Hát TT
2. KTBC:
-Kiểm tra 2 HS.
+HS 1: Đọc đoạn 1 + 2 bài Chợ tết.
* Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào ? * Khung cảnh đẹp là: Dải mây trắng đỏ dần; sương hồng lam; sương trắng rỏ đầu cành; núi uốn mình; đồi thoa son
+HS 2: Đoc đoạn 3 + 4.
* Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung ? * Điểm chung là: Tất cả mọi người đều rất vui vẻ: họ tưng bừng ra chợ tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc.
-GV nhận xét và cho điểm.
NGÀY SOẠN 20/01/10 KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGÀY DẠY.. ./01./10 TẬP ĐỌC Tiết 45 HOA HỌC TRÒ I.MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU: 1. Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm suy tư, phù hợp với nội dung bài là ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian. 2. Hiểu ND : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hao gắn với những kĩ niệm và niềm vui của tuổi học trò ( TLCH sgk) Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tài tình của tác giả II. CHUẨN BỊ : -Tranh minh hoạ bài học hoặc ảnh về cây hoa phượng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp :Hát TT 2. KTBC: -Kiểm tra 2 HS. +HS 1: Đọc đoạn 1 + 2 bài Chợ tết. * Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào ? * Khung cảnh đẹp là: Dải mây trắng đỏ dần; sương hồng lam; sương trắng rỏ đầu cành; núi uốn mình; đồi thoa son +HS 2: Đoc đoạn 3 + 4. * Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung ? * Điểm chung là: Tất cả mọi người đều rất vui vẻ: họ tưng bừng ra chợ tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc. -GV nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi chú a). Giới thiệu bài: -Hoa phượng luôn gắn với tuổi học trò của mỗi chúng ta. Hoa phượng có vẻ đẹp riêng. Chính vì vậy nhiều nhà thơ, nhạc sĩ đã viết về hoa phượng. Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi hoa phượng là hoa học trò. Tại sao ông lại gọi như vậy. Đọc bài Hoa học trò, các em sẽ hiểu điều đó. b). Luyện đọc: a). Cho HS đọc. -GV chia đọan: 3 đoạn. Mỗi lần xuống dòng là một đoạn. -Cho HS đọc nối tiếp. -Cho HS đọc các từ ngữ dễ đọc sai: đoá, tán hoa lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng -Cho HS luyện đọc câu: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy ? (đọc phải thể hiện được tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò). b). Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ. -Cho HS luyện đọc. c). GV đọc diễn cảm. Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, muôn ngàn con bướm thắm, xanh um, mát rượi, e ấp, xoè ra c). Tìm hiểu bài: Đoạn 1: -Cho HS đọc đoạn 1. * Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “Hoa học trò” ? (Kết hợp cho HS quan sát tranh). Đoạn 2: -Cho HS đọc đoạn 2. * Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ? Đoạn 3: -Cho HS đọc đoạn 3. * Màu hao phượng đổi như thế nào theo thời gian ? * Bài văn giúp em hiểu về điều gì ? d). Đọc diễn cảm: -Cho HS đọc nối tiếp. -GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 1. -Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1. -GV nhận xét và khen những HS đọc hay. -HS lắng nghe. -HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK. -HS đọc nối tiếp 3 đoạn (2 lần). -1 HS đọc chú giải, 2 HS đọc giải nghĩa từ. -Từng cặp luyện đọc, 1 HS đọc cả bài. -1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo. * Vì phượng là loại cây rất gần gũi với học trò. Phượng được trồng trên các sân trường và nở hoa vào mùa thi của học trò Hoa phương gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mài trường. -1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo. * Vì phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. -Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui -Hoa phượng nở nhanh bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết nhà nhà dán câu đối đỏ. -1 HS đọc to, lớp đọc thầm. * Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên. HS có thể trả lời: * Giúp em hiểu hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò. * Giúp em hiểu được vẻ lộng lẫy của hoa phượng. -3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn. -Lớp luyện đọc. -Một số HS thi đọc diễn cảm. -Lớp nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài văn. 5.Dặn dò : -Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ Chợ tết. *Bổ sung, điều chỉnh NGÀY SOẠN20/01/10 KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGÀY DẠY.. ./01./10 TẬP ĐỌC Tiết 46 KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ I.MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU: -Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc. -Hiểu ND: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (trả lời được các câu hỏi, thuộc một khổ thơ trong bài) -HTL khổ thơ. II. CHUẨN BỊ : -Tranh minh hoạ bài thơ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp :Hát TT 2. KTBC: -Kiểm tra 2 HS. +HS 1: Đọc đoạn 1 bài Hoa học trò. * Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò” * Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. +HS2: Đọc đoạn 2 bài Hoa học trò. * Màu hoa phượng đổi thế nào theo thời gian ? * Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên. 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi chú a). Giới thiệu bài: -Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sáng tác bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trng những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ. Đoạn trích hôm nay các em học nói về tình cảm của người mẹ Tà ôi đối với con, đối với cách mạng. b). Luyện đọc: a). Cho HS đọc: -Cho HS đọc nối tiếp. -Cho HS đọc những từ ngữ đễ đọc sai. -Khúc hát ru, núi ka-lưi, mặt trời. b). Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ: -GV giải nghĩa thêm: Tà ôi là một dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Tây Thừa Thiên - Huế; Tai là tên em bé dân taạ« Tà ôi. -Cho HS luyện đọc. c). GV đọc diễn cảm cả bài: -Cần đọc với gọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình yêu thương. -Cần nhấn giọng ở các từ ngữ sau: đừng rời, nghiêng, nóng hổi, nhấp nhô, trắng ngần, lún sân, mặt trời. c). Tìm hiểu bài: ¶ Khổ 1: 11 dòng đầu. -Cho HS đọc khổ thơ 1. * Em hiểu thế nào là “những em bé lớn lên trên lưng mẹ” ? * Người mẹ đã làm những công việc gì ? những công việc đó có ý nghĩa như thế nào ? ¶ Khổ 2: Còn lại. -Cho HS đọc khổ thơ 2. * Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hy vọng của người mẻ đối với con? * Theo em cái đẹp trong bài thơ này là gì ? d). Đọc diễn cảm: -Cho HS đọc tiếp nối. -GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc khổ thơ 1. -Cho HS học nhẩm thuộc lòng khổ thơ mình thích và cho thi đua. -GV nhận xét và khen những HS đọc thuộc, đọc hay. -HS lắng nghe. -HS đọc 7 dòng đầu, HS đọc phần còn lại (nối tiếp đọc cả bài 2 lần). -HS luyện đọc từ khó. -1 HS đọc chú giải. -2 HS giải nghĩa từ. -HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc cả bài. -1 HS đọc to, lớp đọc thầm. * Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu con trên lưng. Những em bé cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ, vì vậy, có thể nói: các em lớn trên lưng mẹ. * Người mẹ làm rất nhiều việc: +Nuôi con khôn lớn. +Giã gạo nuôi bộ đội. +Tỉa bắp trên nương -Những việc này góp phần vào công cuộc chống Mĩ cứu nước của dân tộc. -1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo. * Tình yêu của mẹ với con: +Lung đưa nôi và tim hát thành lời. +Mẹ thương A Kay +Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng. -Niềm hy vong của mẹ: +Mai sai con lớn vung chày lún sân. * Là tình yêu của mẹ đối với con, đối với cách mạng. -2 HS đọc tiếp nối 2 khổ thơ. -Cả lớp luyện đọc theo hướng dẫn của GV. -Một số HS thi đọc diễn cảm. -Lớp nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. 5.Dặn dò : -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL một khổ thơ hoặc cả bài thơ. *Bổ sung, điều chỉnh NGÀY SOẠN20/01/10 KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGÀY DẠY.. ./01./10 TẬP LÀM VĂN Tiết 45 LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI I.MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU: Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1) ; viết được đoạn văn ngẩnt một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2). II. CHUẨN BỊ : -1 tờ phiếu viết lời giải BT1. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp :Hát TT 2. KTBC: -Kiểm tra 2 HS. -2 HS đọc đoạn văn tả lá, thân hay gốc của cái cây em yêu thích đã làm ở tiết TLV trước. -GV nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động học Ghi chú a). Giới thiệu bài: -Để viết bài văn tả cây cối, các em không chỉ cần biết viết đoạn văn tả lá, thân, gốc của cây mà còn phải biết tả các bộ phận khác nữa như tả hoa, tả quả. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết miêu tả các bộ phận của cây cối, biết viết một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả. * Bài tập 1: -Cho HS đọc nội dung BT 1. -GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc 2 đoạn văn và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày. -GV nhận xét và chốt lại (GV đưa bảng viết tóm tắt lên bảng lớp). a). Đoạn tả hoa sầu đâu (Vũ Bằng) -Cách miêu tả: tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm. -Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh: “ mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hoa mộc”. Cho mùi thơm huyền dịu đó hoà với các hương vị khác của đồng quê: “mùi đất cày rau cần”. -Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả “Bao nhiêu thứ đó men gì”. b). Đoạn tả quả cà chua (Ngô Văn Phú) -Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín. -Tả cà chua ra quả xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh: “Quả lớn, quả bé mặt trời nhỏ, hiền dịu”. +Tả bằng hình ảnh nhân hoá: “quả leo nghịch ngợm ”, “Cà chua thắp đèn lồng trong chùm cây”. * Bài tập 2: -Cho HS đọc yêu cầu BT 2. -GV giao việc: Các em chọn một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích. Sau đó viết một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả em đã chọn. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày. -GV nhận xét và chấm những bài viết hay. -HS lắng nghe. -2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn văn. Một em đọc đoạn Hoa sầu đâu. Một em đọc đoạn Quả cà chua. -HS làm bài theo cặp. Từng cặp đọc thầm lại 2 đoạn văn và trao đổi với nhau về cách miêu tả của tác giả. -Một số HS lần lượt phát biểu ý kiến. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -HS suy nghĩ chọn 1 loài hoa hoặc 1 thứ quả và tả về nó. -6 HS đọc đoạn văn trước lớp. 4. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn. 5.Dặn dò : -Dặn HS về nhà đọc 2 đoạn vă ... của HS để đối chiếu với kết quả sau khi làm thí nghiệm. -GV nêu : Để chứng minh điều bạn dự đoán có đúng hay không, chúng ta cúng tiến hành làm thí nghiệm. -GV đi hướng dẫn từng nhóm. Lưu ý phải phá bỏ tất cả các pha đèn (tức là bộ phận phản chiếu ánh sáng làm bằng thuỷ tinh phía trước đèn). -Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh kết quả vào cột gần cột dự đoán. -Yêu cầu HS so sánh dự đoán ban đầu và kết quả của thí nghiệm. -Để khẳng định kết quả của thí nghiệm các em hãy thay quyển sách bằng vỏ hộp và tiến hành làm tương tự. -Goi HS trình bày. -GV hỏi : +Anh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp đựoc không ? +Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì ? +Bóng tối xuất hiện ở đâu ? +Khi nào bóng tối xuất hiện ? -GV nêu kết luận :Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó chính là vùng bóng tối. *Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối. -GV hỏi : +Theo em, hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi hay không ? Khi nào nó sẽ thay đổi ? +Hãy giải thích tại sao vào ban ngày, khi trời nắng, bóng của ta lại tròn vào buổi trưa, dài theo hình người vào buổi sáng hoặc chiều ? -GV giảng : Bóng của vật sẽ xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi nó được chiếu sáng. Vào buổi trưa, khi Mặt trời chiếu sáng ở phương thẳng đứng thì bóng sẽ ngắn lại và ở ngay dưới vật. Buổi sáng Mặt trời mọc ở phía Đông nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía Tây, buổi chiều Mặt trời chếch về hướng Tây nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía Đông. -GV cho HS tiến hành làm thí nghiệm chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa.GV đi hướng dẫn các nhóm. -Gọi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. -GV hỏi : +Bóng của vật thay đổi khi nào ? +Làm thế nào để bóng của vật to hơn ? -GV kết luận : Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng. *Hoạt động 3: Trò chơi: xem bóng đoán vật. -Cách tiến hành: +GV chia lớp thành 2 đội. +Sử dụng tất cả những đồ chơi mà HS đã chuẩn bị. +Duy chuyển HS sang một nửa phía của lớp. +Mỗi đội cử 2 HS làm trọng tài ghi điểm. +GV căng tấm vải trắng lên phía bảng, sau đó đứng ở phía dưới HS dùng đèn chiếu chiếu lên các đồ chơi. HS nhìn bóng, giơ cờ báo hiệu đoán tên vật. Nhóm nào phất cờ trước, được quyền trả lời. Trả lời đúng tên 1 vật tính 5 điểm, sai trừ 1 điểm. Nhóm nào nhìn về phía sau phạm luật mất lượt chơi và trừ 5 điểm. +Tổng kết trò chơi. -HS trả lời. -Lớp bổ sung. -HS quan sát và trả lời : +Mặt trời chiếu sáng từ phía bên phải của hình vẽ. Vì ta thấy bóng người đổ về phía bên trái. Nửa bên phải có bóng râm, còn nửa bên trái vẫn có ánh sáng của mặt trời. +Bóng của người xuất hiện ở phía sau người vì có ánh sáng mặt trời chiếu xiên từ bên phải xuống. +Măt trời là vật chiếu sáng, người là vật đước chiếu sáng. -HS nghe. -HS lắng nghe. -HS phát biểu dự đoán của mình. Dự đoán đúng là : +Bóng tối xuất hiện ở phía sau quyển sách. +Bóng tối có hình dạng giống hình quyển sách. -HS làm thí nghiệm theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS, các thành viên quan sát và ghi lại hiện tượng. -HS trình bày kết quả thí nghiệm. -Dự đoán ban đầu giống với kết quả thí nghiệm. -HS làm thí nghiệm. -HS trình bày kết quả thí nghiệm: +Bóng tối xuất hiện ở phía sau vỏ hộp. +Bóng tối có hình dạng giống hình vỏ hộp. +Bóng của vỏ hộp sẽ to dần lên khi dịch đèn lại gần vỏ hộp. -HS trả lời : +Anh sáng không thể truyền qua vỏ hộp hay quyển sách được. +Những vật không cho ánh sáng truyền gọi là vật cản sáng. +Ở phía sau vật cản sáng. +Khi vật cản sáng được chiếu sáng. -HS nghe. -HS trả lời; +Theo em hình dạng và kích thước của vật có thay đổi. Nó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi. +HS giải thích theo sự hiểu biết của mình. -HS nghe. -HS làm thí nghiệm theo nhóm với 3 vị trí của đèn pin: phía trên, bên phải, bên trái chiếc bút bi. -Khi đèn pin chiếu sáng ở phía trên chiếc bút bi thì bóng bút ngắn lại, ở ngay dưới chân bút bi. Khi đén chiếu sáng từ bên trái thì bóng bút bi dài ra, ngả về phía bên phải. Khi đèn chiếu sáng từ phía bên phải thì bóng dài ra, ngả về phía bên trái. -HS trả lời : +Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. +Muốn bóng của vật to hơn, ta nên đặt vật gần với vật chiếu sáng. -HS nghe. -HS nghe GV phổ biến cách chơi. -Cả lớp cùng tham gia trò chơi. 4.Củng cố: -GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết. 5.Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài tiết sau: nửa số HS trong lớp, mỗi HS trồng 2 cây non nhỏ trong 2 chiếc cốc, tưới nước hàng ngày, 1 cây đặt ở nơi có ánh sáng, 1 c6y đặt trong góc tối của gầm giường. Số HS còn lại gieo hạt đậu vào cốc và đắt cốc trong bóng tối có để 1 đèn điện phía trên hoặc cho vào hộp giấy nằm ngang mở nắp. *Bổ sung, điều chỉnh NGÀY SOẠN20/01/10 KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGÀY DẠY.. ./01./10 LỊCH SỬ Tiết 23 VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ I.MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU: -HS biết các tác phẩm thơ văn, công trình khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời Lê, nhất là Nguyễn Trãi,Lê Thánh Tông. Nội dung khái quát của các tác phẩm ,các công trình đó. -Dưới thời Lê, văn học và khoa học được phát triển rực rỡ. -Đến thời Lê,văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước . II. CHUẨN BỊ : -Hình trong SGK phóng to. -Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác phẩm tiêu biểu . -PHT của HS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định:GV cho HS hát . 2.KTBC : -Em hãy mô tả tổ chức GD dưới thời Lê ? -Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ? 3.Bài mới : Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi chú a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu. b.Phát triển bài : *Hoạt động nhóm: -GV phát PHT cho HS . -GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung,tác giả ,tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Lê (GV cung cấp cho HS một số dữ liệu, HS điền tiếp để hoàn thành bảng thống kê). Tác giả Tác phẩm Nội dung -Nguyễn Trãi -Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân -Hội Tao Đàn -Nguyễn Trãi -Lý Tử Tấn -Nguyễn Húc -Bình Ngô đại cáo -Các tácphẩm thơ -Ức trai thi tập -Các bài thơ -Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc. -Ca ngợi công đức của nhà vua. -Tâm sự của những người không được đem hết tài năng để phụng sự đất nước. -GV giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác giả thời Lê. *Hoạt động cả lớp : -GV phát PHT có kẻ bảng thống kê cho HS. -GV giúp HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Lê (GV cung cấp cho HS phần nội dung, HS tự điền vào cột tác giả, công trình khoa học hoặc ngược lại ) . Tác giả Công trình khoa học Nội dung -Ngô sĩ Liên -Nguyễn Trãi -Nguyễn Trãi -Lương Thế Vinh -Đại việt sử kí toàn thư -Lam Sơn thực lục -Dư địa chí -Đại thành toán pháp Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Lê. -Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. -Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta . -Kiến thức toán học. -GV yêu cầu HS báo cáo kết quả. -GV đặt câu hỏi :Dưới thời Lê, ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất ? -GV :Dưới thời Hậu Lê, Văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kì trước. -HS hỏi đáp nhau . -HS khác nhận xét . -HS lắng nghe. -HS thảo luận và điền vào bảng . -Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Lê. -HS khác nhận xét, bổ sung . -HS phát biểu. -HS điền vào bảng thống kê . -Dựa vào bảng thống kê HS mô tả lại sự phát triển của khoa học thời Lê. -HS thảo luậnvà kết kuận :Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông . -HS đọc bài và trả lời câu hỏi . -HS cả lớp. 4.Củng cố : -GV cho HS đọc phần bài học ở trong khung . -Kể tên các tác phẩm vá tác giả tiêu biểu của văn học thời Lê. -Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này? 5. Dặn dò: -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài “Ôn tập”. -Nhận xét tiết học . *Bổ sung, điều chỉnh NGÀY SOẠN20/01/10 KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGÀY DẠY.. ./01./10 ĐỊA LÍ Tiết 23 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNGNAM BỘ (tt) I.MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU: -Đồng bằng Nam Bộ là nơi có sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất của đất nước . -Nêu một số dẫn chứng cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó . -Chợ nổi trên sông là một nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ . -Khai thác kiến thức từ tranh, ảnh, bảng thống kê ,bản đồ II. CHUẨN BỊ : -BĐ công ngiệp VN. -Tranh, ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ (sưu tầm) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định:Cho HS hát. 2.KTBC : -Hãy nêu những thuận lợi để ĐB Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất nước ta . -Cho VD chứng minh . GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi chú a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : 3/.Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta: *Hoạt động nhóm: -GV yêu cầu HS dựa vào SGK, BĐ công nghiệp VN, tranh, ảnh và vốn kiến thức của mình thảo luận theo gợi ý sau: +Nguyên nhân nào làm cho ĐB Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh? +Nêu dẫn chứng thể hiện ĐB Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta. +Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của ĐB Nam Bộ . -GV giúp HS hòan thiện câu trả lời . 4/.Chợ nổi trên sông: *Hoạt động nhóm: GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và chuẩn bị cho cuộc thi kể chuyện về chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ theo gợi ý : +Mô tả về chợ nổi trên sông (chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? Hàng hóa bán ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn ?) +Kể tên các chợ nổi tiếng ở ĐB Nam Bộ. GV tổ chức cho HS thi kể chuyện (mô tả)về chợ nổi ở ĐB Nam Bộ. GV nhận xét phần thi kể chuyện của HS các nhóm . -HS thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình . -HS nhóm khác nhận xét, bổ sung . -HS chuẩn bị thi kể chuyện. -Đại diện nhóm mô tả . -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -3 HS đọc bài . -HS trả lời câu hỏi . 4.Củng cố : -GV cho HS đọc bài trong khung . -Nêu dẫn chứng cho thấy ĐB NB có công nghiệp phát triển nhất nước ta . -Mô tả chợ nổi trên sông ở ĐBNB . 5. Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài tiết sau: “Thành phố HCM”. *Bổ sung, điều chỉnh
Tài liệu đính kèm: