KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: - HS kể lại tự nhiên , bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc lòng nhân hậu: Câu chuyện phải có cốt truyện , nhân vật , ý nghĩa về lòng nhân hậu , tình cảm yêu thương , đùm bọc lẫn nhau giữa người với người .Hiểu được ý nghĩa của truyện các bạn kể .Nghe và biết nhận xét , đánh giá lời kể và ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể .
· Rèn luyện thói quen ham đọc sách .
II. Đồ dùng dạy học:
· Dặn HS sưu tầm các truyện nói về lòng nhân hậu .
· Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3 .
III. Hoạt động trên lớp:
Thứ hai ngày tháng năm 20 KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - HS kể lại tự nhiên , bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc lòng nhân hậu: Câu chuyện phải có cốt truyện , nhân vật , ý nghĩa về lòng nhân hậu , tình cảm yêu thương , đùm bọc lẫn nhau giữa người với người .Hiểu được ý nghĩa của truyện các bạn kể .Nghe và biết nhận xét , đánh giá lời kể và ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể . Rèn luyện thói quen ham đọc sách . II. Đồ dùng dạy học: Dặn HS sưu tầm các truyện nói về lòng nhân hậu . Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3 . III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: - Gọi 2 HS lên bảng kể lại truyện thơ : Nàng tiên Ốc . - Nhận xét , cho điểm từng HS 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Gọi HS giới thiệu những quyển truyện đã chuẩn bị . - Giới thiệu : Mỗi em đã chuẩn bị một câu chuyện mà đã được đọc , nghe ở đâu đó nói về lòng nhân hậu , tình cảm yêu thương , giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người . Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta cùng thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất ? Bạn nào kể hấp dẫn nhất nhé ! b) Hướng dẫn kể chuyện * Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài .GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ : được nghe , được đọc , lòng nhân hậu . - Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý . - Hỏi : + Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào ? Lấy ví dụ một số truyện về lòng nhân hậu mà em biết . + Em đọc câu chuyện của mình ở đâu ? - Cô rất khuyến khích các bạn ham đọc sách . Những câu chuyện ngoài SGK sẽ được đánh giá cao , cộng thêm điểm . - Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu .GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng . + Nội dung câu chuyện đúng chủ đề : 4điểm + Câu chuyện ngoài SGK : 1 điểm . + Cách kể hay , có phối hợp giọng điệu , cử chỉ: 3 điểm . + Nêu đúng ý nghĩa của truyện : 1 điểm . + Trả lời đúng các câu hỏi của các bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn : 1 điểm . * Kể chuyện trong nhóm - Chia nhóm 4 HS . -GV đi giúp đỡ từng nhóm . Yêu cầu HS kể theo đúng trình tự mục 3 . - Gợi ý cho HS các câu hỏi : HS kể hỏi : + Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện ? Vì sao ? + Chi tiết nào trong truyện làm bạn cảm động nhất ? + Bạn thích nhân vật nào trong truyện ? HS nghe kể hỏi : + Qua câu chuyện , bạn muốn nói với mọi người điều gì ? + Bạn sẽ làm gì để học tập nhân vật chính trong truyện ? * Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện - Tổ chức cho HS thi kể . Lưu ý :GV nên dành nhiều thời gian , nhiều HS được tham gia thi kể . Khi HS kể ,GV ghi tên HS , tên câu chuyện , truyện đọc , nghe ở đâu , ý nghĩa truyện vào một cột trên bảng . - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở trên . - Bình chọn : Bạn có câu chuyện hay nhất là bạn nào ? Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất ? - Tuyên dương , trao phần thưởng ( nếu có ) cho HS vừa đạt giải . 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau . - 2 HS kể lại . - 2 HS đọc thành tiếng đề bài . - Lắng nghe - 2 HS đọc thành tiếng đề bài . - 4 HS tiếp nối nhau đọc . - Trả lời tiếp nối . + Biểu hiện của lòng nhân hậu : Thương yêu , quý trọng , quan tâm đến mọi người : Nàng công chúa nhân hậu , Chú Cuội , Cảm thông , sẵn sàng chia sẻ với mọi người có hoàn cảnh khó khăn : Bạn Lương, Dế Mèn , Tính tình hiền hậu , không nghịch ác , không xúc phạm hoặc làm đau lòng người khác . Yêu thiên nhiên , chăm chút từng mầm nhỏ của sự sống : Hai cây non , chiếc rễ đa tròn , + Em đọc trên báo , trong truyện cổ tích trong SGK đạo đức , trong truyện đọc , em xem ti vi , - Lắng nghe . - HS đọc . - 4 HS ngồi hai bàn trên dưới cùng kể chuyện , nhận xét , bổ sung cho nhau . - HS thi kể , HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn . HS thi kể cũng có thể hỏi các bạn để tạo không khí sôi nổi , hào hứng . - Nhận xét bạn kể . - Bình chọn . -HS cả lớp. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC I. Mục tiêu: -Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ : tiếng dùng để tạo nên từ , từ dùng để tạo nên câu ; từ bao giờ cũng có nghĩa , còn tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa .Phân biệt được từ đơn và từ phức . Biết dùng từ điển để tìm từ và nghĩa của từ . II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn để kiểm tra ( cuốn sổ tay TV 3 – Tập 2 ) . Bảng lớp viết sẵn câu văn : Nhờ / bạn / giúp đỡ / , lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hanh / là / học sinh / tiên tiến . Giấy khổ to kẽ sẵn 2 cột nội dung bài 1 phần nhận xét và bút dạ . Từ điển ( nếu có ) hoặc phô tô vài trang ( đủ dùng theo nhóm ) . III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: - Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi : Tác dụng và cách dùng dấu hai chấm . - Gọi 3 HS đọc đoạn văn đã giao từ tiết trước . - Giới thiệu đoạn văn đã viết sẵn ở bảng phụ . - Yêu cầu HS đọc và nêu ý nghĩa của từng dấu hai chấm trong đoạn văn . “ Tất cả nhìn nhau , rồi nhìn Tùng . Anh chàng vẻ rất tự tin : - Cũng là Va-ti-căng . - Đúng vậy ! – Thanh giải thích – Va-ti-căng chỉ có khoảng 700 người . Có nước đông dân nhất là Trung Quốc : hơn 1 tỉ 200 triệu ” . - Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài - Đưa ra từ : học , học hành , hợp tác xã . - Hỏi : Em có nhận xét gì về số tiếng của ba từ học , học hành , hợp tác xã . - Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ về từ 1 tiếng ( từ đơn ) và từ gồm nhiều tiếng (từ phức). b) Tìm hiểu ví dụ - Yêu cầu HS đọc câu văn trên bảng lớp . - Mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo . Câu văn có bao nhiêu từ . + Em có nhận xét gì về các từ trong câu văn trên ? Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu . - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm . - Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu . - Gọi 2 nhóm HS dán phiếu lên bảng . Các nhóm khác nhận xét , bổ sung . - Chốt lại lời giải đúng . Bài 2 - Hỏi : + Từ gồm có mấy tiếng ? + Tiếng dùng để làm gì ? + Từ dùng để làm gì ? + Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức ? c) Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ . - Yêu cầu HS tiếp nối nhau tìm từ đơn và từ phức . - Nhận xét , tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ . d) Luyện tập Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS tự làm bài . -GV viết nhanh lên bảng và gọi 1 HS lên bảng làm . - Gọi HS nhận xét , bổ sung ( nếu có ) . - Những từ nào là từ đơn ? - Những từ nào là từ phức ? (GV dùng phấn màu vàng gạch chân dưới từ đơn , phấn đỏ gạch chân dưới từ phức ) Bài 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS dùng từ điển và giải thích : Từ điển Tiếng Việt là sách tập hợp các từ tiếng Việt và giải thích nghĩa của từng từ . Từ đó có thể là từ đơn hoặc từ phức . - Yêu cầu HS làm việc trong nhóm .GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn . - Các nhóm dán phiếu lên bảng . - Nhận xét , tuyên dương những nhóm tích cực , tìm được nhiều từ . Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu . - Yêu cầu HS đặt câu . - Chỉnh sửa từng câu của HS ( nếu sai ) . 3. Củng cố, dặn dò: - Hỏi : + Thế nào là từ đơn ? Cho ví dụ . + Thế nào là từ phức ? Cho ví dụ . - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà làm lại bài tập 2, 3 và chuẩn bị bài sau . - 1 HS lên bảng . - 3 HS đọc . - Đọc và trả lời câu hỏi . Dấu hai chấm thứ nhất báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời của nhân vật Tùng . Dấu hai chấm thứ hai giải thích cho bộ phận đứng trước : Trung Quốc là nước đông dân nhất . - Theo dõi . - Từ học có 1 tiếng , từ học hành có 2 tiếng, từ hợp tác xã gồm có 3 tiếng . - Lắng nghe . - 2 HS đọc thành tiếng : Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí / học hành /nhiều / năm / liền / Hanh / là / học sinh / tiến tiến . - Câu văn có 14 từ . + Tong câu văn có những từ gồm 1 tiếng và có những từ gồm 2 tiếng . - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. - Nhận đồ dùng học tập và hoàn thành phiếu . - Dán phiếu , nhận xét , bổ sung . Từ đơn ( Từ gồm một tiếng ) Từ phức ( Từ gồm nhiều tiếng ) nhờ , bạn , lại , có , chí , nhiều , năm , liền , Hanh , là giúp đỡ , học hành , học sinh , tiên tiến + Từ gồm một tiếng hoặc nhiều tiếng . + Tiếng dùng để cấu tạo nên từ . Một tiếng tạo nên từ đơn , hai tiếng trở lên tạo nên từ phức . + Từ dùng để đặt câu . + Từ đơn là từ gồm có 1 tiếng , từ phức là từ gồm có hai hay nhiều tiếng . - 2 đến 3 HS đọc thành tiếng . - Lần lượt từng từng HS lên bảng viết theo 2 nhóm . Ví dụ : Từ đơn : ăn , ngủ , hát , múa , đi , ngồi , Từ phức : ăn uống , đấu tranh , cô giáo , thầy giáo , tin học , - 1 HS đọc thành tiếng . - Dùng bút chì gạch vào SGK . - 1 HS lên bảng . Rất / công bằng / rất / thông minh / . Vừa / độ lượng / lại / đa tình / đa mang /. - Nhận xét . - Từ đơn : rất , vừa , lại . - Từ phức : công bằng , thông minh , độ lượng , đa tình , đa mang . - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK . - Lắng nghe . - Hoạt động trong nhóm . 1 HS : đọc từ . 1 HS : viết từ . - HS trong nhóm tiếp nối nhau tìm từ . Ví dụ : Từ đơn : vui , buồn , no , đói , ngủ , sống , chết , xem , nghe , gió , mưa , Từ phức : ác độc , nhân hậu , đoàn kết , yêu thương , ủng hộ , chia sẻ , - ... Bài 2: -GV viết số 387 lên bảng và yêu cầu HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó . -GV nêu cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. -GV nhận xét và cho điểm. Bài 3: -GV hỏi : bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì ? -GV viết số 45 lên bảng và hỏi : nêu giá trị của chữ số 5 trong số 45, vì sao chữ số 5 lại có giá trị như vậy ? -GV yêu cầu HS làm bài . -2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn. -HS nghe. -1 HS lên bảng điền. -Cả lớp làm vào giấy nháp. -Tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. -Vài HS nhắc lại kết luận. -Có 10 chữ số. Đó là các số :0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. -HS nghe GV đọc số và viết theo . -1 HS lên bảng viết. -Cả lớp viết vào giấy nháp. (999, 2005, 685402793) -9 đơn vị , 9 chục và 9 trăm . -HS lặp lại . -HS cả lớp làm bài vào VBT . -Kiểm tra bài. -1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào nháp. 387 = 300 + 80 + 7 -1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vào VBT. -Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng sau. -Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó . -Trong số 45 , giá trị của chữ số 5 là 5 đvị , vì chữ số 5 thuộc hàng đvị , lớp đvị. -1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào VBT. Số 45 57 561 5824 5824769 Giá trị của chữ số 5 5 50 500 5000 5000000 -GV nhận xét và cho điểm. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết tiết học , dặn HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. -HS cả lớp. -HS cả lớp. ĐỊA LÍ : Tiết: 2 MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN I.Mục tiêu : -Học xong bài này HS biết :trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn . -Dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức . -Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở HLS . -Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở HLS . II.Chuẩn bị : -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . -Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn . III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: Cho HS hát . 2.KTBC : -Nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn ? -Nơi cao nhất của đỉnh núi Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào ? -GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : *Hoạt động nhóm: 1/.Hoàng Liên Sơn –nơi cư trú của một số dân tộc ít người : *Hoạt động cá nhân : -GV cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: +Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt hơn ở đồng bằng ? +Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS . +Xếp thứ tự các dân tộc (dân tộc Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao . +Giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người ? +Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? Vì sao? -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 2/.Bản làng với nhà sàn : *Hoạt động nhóm: -GV phát PHT cho HS và HS dựa vào SGK, tranh, ảnh về bản làng , nhà sàn cùng vốn kiến thức của mình để trả lời các câu hỏi : +Bản làng thường nằm ở đâu ? +Bản có nhiều hay ít nhà ? +Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn ? +Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ? +Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây? -GV nhận xét và sửa chữa . 3/.Chợ phiên, lễ hội, trang phục : *Hoạt động nhóm : -GV cho HS dựa vào mục 3 ,các hình trong SGK và tranh, ảnh về chợ phiên, lễ hội , trang phục ( nếu có) trả lời các câu hỏi sau : +Chợ phiên là gì ?Nêu những hoạt động trong chợ phiên . +Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ .Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hóa này ?(dựa vào hình 2) . +Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn . +Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có những hoạt động gì ? +Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 3,4 và 5 . -GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời . 4.Củng cố : -GV cho HS đọc bài trong khung bài học . -GV cho HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư , sinh hoạt ,trang phục ,lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn . Cho các nhóm trao đổi tranh ảnh cho nhau xem ( nếu có) . 5.Tổng kết - Dặn dò: -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn”. -Nhận xét tiết học . -HS cả lớp . -HS đọc bài và trả lời câu hỏi . -HS khác nhận xét , bổ sung . -HS trả lời . +Dân cư thưa thớt . +Dao, Thái ,Mông +Thái, Dao, Mông . +Vì có số dân ít . +Đi bộ hoặc đi ngựa . -HS khác nhận xét, bổ sung . -HS thảo luận và đại diên nhóm trình bày kết quả . +Ở sườn núi hoặc ở thung lũng . +Ít nhà . +Tránh ẩm thấp và thú dữ. +Gỗ, tre ,nứa +Nhiều nơi có nhà xây, mái ngói hợp vệ sinh. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS được chia làm 5 nhóm và mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi . -Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . -Các nhóm khác nhận xét và bổ sung . -3 HS đọc . -HS cả lớp . TẬP LÀM VĂN VIẾT THƯ I. Mục tiêu: Hiểu được mục đích của việc viết thư . Biết được nội dung và kết cấu thông thường của một bức thư . Biết viết những bức thư thăm hỏi , trao đổi thông tin đúng nội dung , kết cấu lời lẽ chân thành , tình cảm . II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn phần Ghi nhớ . Bảng lớp viết sẵn đề bài phần Luyện tập . Giấy khổ lớn ghi sẵn câu hỏi + bút dạ . III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: - Gọi 1 HS trả lời câu hỏi : Cần kể lại lời nói , ý nghĩ của nhân vật để làm gì ? - Gọi 2 HS đọc bài làm bài 1, 2 . - Nhận xét và cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Hỏi : + Khi muốn liên lạc với người thân ở xa , chúng ta làm cách nào ? - Vậy viết một bức thư cần chú ý những điều gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này . b) Tìm hiểu ví dụ - Yêu cầu HS đọc lại bài Thư thăm bạn trang 25 , SGK . - Hỏi : + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? + Theo em , người ta viết thư để làm gì ? + Đầu thư bạn Lương viết gì ? + Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào ? + Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì ? + Theo em , nội dung bức thư cần có những gì ? + Qua bức thư , em nhận xét gì về phần Mở đầu và phần Kết thúc ? c) Ghi nhớ - Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc . d) Luyện tập * Tìm hiểu đề - Yêu cầu HS đọc đề bài . - Gạch chân dưới những từ : trường khác để thăm hỏi , kể , tình hình lớp , trường em - Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm . - Yêu cầu HS trao đổi , viết vào phiếu nội dung cần trình bày . - Gọi các nhóm hoàn thành trước dán phiếu lên bảng , nhóm khác nhận xét , bổ sung . - Nhận xét để hoàn thành phiếu đúng : + Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai ? ( viết thư cho một bạn trường khác ) + Mục đích viết thư là gì ? ( Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp , trường em hiện nay ) +Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào ? ( xưng bạn – mình , cậu – tớ) + Cần thăm hỏi bạn những gì ? ( Hỏi thăm sức khỏe , việc học hành ở trường mới , tình hình gia đình , sở thích của bạn ) + Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình ? ( Tình hình học tập , sinh hoạt , vui chơi , văn nghệ , tham quan , thầy cô giáo , bạn bè , kế hoạch sắp tới của trường , lớp em ) + Em nên chúc , hứa hẹn với bạn điều gì ?(Chúc bạn khỏe , học giỏi , hẹn thư sau ). * Viết thư - Yêu cầu HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư . - Yêu cầu HS viết . Nhắc HS dùng những từ ngữ thân mật , gần gũi , tình cảm bạn bè chân thành . - Gọi HS đọc lá thư mình viết . - Nhận xét và cho điểm HS viết tốt . 3. Củng cố, dặn dò:Ø - Nhận xét tiết học . - Dặn dò HS về nhà viết lại bức thư vào vở và chuẩn bị bài sau . - 1 HS trả lời câu hỏi . - 2 HS đọc . - Lắng nghe . + Khi muốn liên lạc với người thân ở xa , chúng ta có thể gọi điện , viết thư . - 1 HS đọc thành tiếng . + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi . + Để thăm hỏi , động viên nhau , để thông báo tình hình , trao đổi ý kiến , bày tỏ tình cảm . + Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng . + Lương thông cảm , sẻ chia hòan cảnh , nỗi đau của Hồng và bà con địa phương . + Lương báo tin về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt : quyên góp ủng hộ . Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm . + Nội dung bức thư cần : Nêu lí do và mục đích viết thư . Thăm hỏi người nhận thư . Thông báo tình hình người viết thư . Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm . + Phần Mở đầu ghi địa điểm , thời gian viết thư , lời chào hỏi . + Phần Kết thúc ghi lời chúc , lời hứa hẹn . - 3 đến 5 HS đọc thành tiếng . - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK . - Nhận đồ dùng học tập . - Thảo luận , hoàn thành nội dung . - Dán phiếu , nhận xét , bổ sung . - HS suy nghĩ và viết ra nháp . - Viết bài . - 3 đến 5 HS đọc . -HS cả lớp. Hát nhạc .
Tài liệu đính kèm: