Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 14: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( Tiết 2 )
I/ Mục tiêu:
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- *KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1
- Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 14 NGÀY MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY Thứ 2 26/11/2012 Đạo đức Tốn Tập đọc Anh văn SHĐT 14 66 27 27 14 Biết ơn thầy giáo, cơ giáo (Tiết 1) Chia một tổng cho một số Chú đất nung Chào cờ Thứ 3 27/11/2012 Tốn Chính tả Mĩ thuật Âm nhạc Khoa học 67 14 14 14 27 Chia một số cĩ một chữ số Nghe - viết: Chiếc áo búp bê Nước bị ơ nhiễm Một số cách làm sạch nước Thứ 4 28/11/2012 Anh văn LT&câu Tốn Tập đọc Địa lí 14 27 68 28 14 Luyện tập Chú đất nung (tiếp theo) Hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ Thứ 5 29/11/2012 Lịch sử Tốn TLV LT&câu Khoa học 14 69 27 28 28 Nhà Trần thành lập Chia một số cho một tích Thế nào là miêu tả? Dùng câu hỏi vào mục đích khác Bảo vệ nguồn nước Thứ 6 30/11/2012 Kĩ thuật TLV Tốn Kể chuyện SHL 14 28 70 14 14 Thêu mĩc xích (Tiết 2) Cấu tạo bài văn tả đồ vật Chia một tích cho một số Búp bê của ai ? Sinh hoạt cuối tuần. TUẦN 14 Thứ hai, ngày 26 tháng 11 năm 2012 Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 14: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. Nêu được việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. *KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô. II/ Đồ dùng dạy-học: - Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1 - Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2 III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ - Gọi hs lên bảng trả lời 1) Vì sao chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? 2) Hãy đọc những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ nói về sự hiếu thảo của con cháu? Nhận xét B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: "Không thầy đố mày làm nên", thầy cô giáo là những người dạy các em người. Là học sinh, các em phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2) Bài mới: * Hoạt động 1: Xử lí tình huống - Nêu tình huống SGK/20,21 *KNS: Trình bày một phút. - Các em hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống trên sẽ làm gì? - Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì? - Tại sao em lại chọn cách giải quyết đó? - Đối với thầy, cô giáo, các em phải có thái độ như thế nào? Kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. * Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô giáo? - Gọi hs đọc BT1 SGK/22 - Các em hãy thảo luận nhóm đôi và cho biết việc làm nào trong các bức tranh trên thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo? - Gọi các nhóm trả lời - Y/c các nhóm khác nhận xét. - Hãy nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng thầy cô giáo của các bạn trong tranh 1,3,4? - Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn hs đó? Kết luận: Các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo bằng những hành động như: lễ phép chào hỏi thầy cô giáo dù thầy cô giáo đó không dạy mình, giúp đỡ thầy cô những việc làm phù hợp, chúc mừng cảm ơn cô khi cần thiết. * Hoạt động 3: Hành động nào là đúng? - Sau mỗi hành động thầy nêu ra, nếu đúng các em giơ thẻ màu đó, sai giơ thẻ màu xanh. - lần lượt nêu các hành động trong BT2 SGK/22, y/c hs nêu ý kiến và giải thích. a) Chăm chỉ học tập b) Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài c) Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học d) Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, cuả trường đ) Lễ phép với thầy giáo, cô giáo e) Chúc mừng thầy, cô giáo nhân dịp ngày NGVN g) Chia sẻ với thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn. - Các em hãy thảo luận nhóm 4 để tìm xem ngoài những việc trên, còn làm những việc gì khác để bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. những việc làm nào là thể hiện sự không biết ơn (phát phiếu cho 3 nhóm) - Gọi đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo. Chăm chỉ học tập, im lặng trong giờ học, tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài... cũng là cách thể hiện sự biết ơn đối với thầy cô giáo. - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/21 C/ Củng cố, dặn dò: - Hãy kể những việc em đã làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng đối với thầy giáo, cô giáo? - Chuẩn bị tiểu phẩm BT4 - Sưu tầm những bài hát, bài thơ , ca dao, tục ngữ ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo. Nhận xét tiết học - 2 hs lần lượt lên bảng trả lời 1) Vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 2) Mẹ cha ở chốn lều tranh Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con. Dù no dù đói cho tươi Khoai ăn bớt ngủ mà nuôi mẹ già - Lắng nghe - Lắng nghe - Các bạn sẽ đến thăm cô giáo. - Em cũng sẽ đến thăm cô giáo đã dạy em năm lớp 1 - Vì cô giáo đã có công dạy dỗ em từng li từng tí, em phải nhớ ơn cô, đến thăm cô là thể hiện sự biết ơn của mình - Phải kính trọng, biết ơn. - Lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp - Thảo luận nhóm đôi - Các nhóm lần lượt trả lời - Tranh 1,2,4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. Tranh 3 việc làm của các bạn chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô. - Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc làm phù hợp, cảm ơn các thầy cô nhân ngày nhà giáo VN. - Em sẽ nói với các bạn:Cần phải lễ phép với tất cả các thầy cô giáo mặc dù cô không dạy mình. - Lắng nghe - đúng, vì chăm chỉ học tập cũng là thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo. - đúng - sai, vì nói chuyện riêng sẽ làm cho cô giáo buồn - đúng - đúng - đúng - đúng - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày + Biết ơn: vâng lời thầy, im lặng trong giờ học, giữ trật tự khi thầy mệt, ... + Không biết ơn: Trả lời không dạ thưa, không làm bài đầy đủ, nói chuyện nhiều trong giờ học. - Lắng nghe - 3 hs đọc - HS kể những việc đã làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng đối với thầy cô. - Lắng nghe, thực hiện __________________________________________________ Môn: TOÁN Tiết 66: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ I/ Mục tiêu: Biết chia một tổng cho một số. Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2; bài 3 * dành cho HS khá, giỏi. II/ Đồ dùng dạy học: III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Luyện tập chung - Gọi hs lên bảng thực hiện Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ được làm quen với tính chất một tổng chia cho một số. 2) HD hs nhận biết tính chất một tổng chia cho một số - Ghi bảng: (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 - Gọi hs lên bảng tính giá trị của hai biểu thức trên. - Em có nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức trên. - Và ta có thể viết như sau: (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21: 7 - Biểu thức VT có dạng gì? - Biểu thức bên VP có dạng gì? - Dùng kí hiệu mũi tên để thể hiện VP - vừa chỉ vào biểu thức và nói: Nhân một tổng với một số ngoài cách ta tính tổng trước rồi lấy tổng chia cho số chia, ta còn có thể tính cách lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả với nhau. - (Chỉ vào biểu thức và hỏi): Muốn chia một tổng cho một số , nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số đó thì ta làm sao? - Nhấn mạnh cách tính của VP 3) Luyện tập, thực hành: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Viết lần lượt từng phép tính lên bảng, y/c hs thực hiện vào vở (gọi lần lượt hs lên bảng thực hiện) Bài 2: HD mẫu như SGK - Tổ chức cho hs thi tiếp sức - Chia nhóm, mỗi nhóm cử 2 hs. - Hỏi hs cách chia một hiệu cho một số. - Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng và nêu được cách tính. Bài 3*: Gọi hs đọc đề bài - Muốn tìm số nhóm có tất cả em cần biết gì? - Kết luận: Cả 2 cách đều đúng, nhưng cách làm nào các em thấy thuận tiện hơn? - Y/c hs tự làm bài (phát phiếu cho 3 hs) - Gọi hs lên dán phiếu và trình bày bài giải, gọi các nhóm khác nhận xét. - Chốt lại bài giải đúng - Y/c các em đổi vở nhau để kiểm tra. C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs nhắc lại ghi nhớ - Về nhà tự làm các BT trong VBT - Bài sau: Chia cho số có một chữ số Nhận xét tiết học - 3 hs lần lượt lên bảng tính b) 475 x 205 = c) 45 x 12 + 8 = 45 45 x (12 + 8) = 45 x 20 = 900 - Lắng nghe - 2 hs lên bảng tính, cả lớp làm vào giấy nháp * (35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8 * 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8 - Giá trị của hai biểu thức bằng nhau - 2 hs đọc biểu thức. - Dạng một tổng chia cho một số - Dạng tổng của hai thương - Lắng nghe - Ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả với nhau. - Nhiều hs nhắc lại ghi nhớ - 1 hs đọc y/c - Lần lượt hs lên bảng thực hiện. Cả lớp làm vào vở . a) ( 15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10 (15 + 35) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7 = 10 b) 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7 18 : 6 + 24 : 6 = (18 + 24) : 6 = 42 : 6 = 7 * 60 : 3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23 60 : 3 + 9 : 3 = (60 + 9) : 3 = 23 - Theo dõi - Chia nhóm, cử thành viên - Đại diện nhóm trả lời: Khi chia một hiệu cho một số, nếu SBT và ST đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy SBT và ST chia cho số chia rồi lấy các kết quả trừ đi nhau. - Nhận xét - 1 hs đọc đ ... vật. Nhận xét tiết học 3 hs lần lượt lên bảng thực hiện y/c - Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. - 2 hs thực hiện - Lắng nghe - 1 hs đọc - Nhiều học sinh đọc - 4 hs nối tiếp nhau đọc 4 câu hỏi a) Tả cái cối xay gạo bằng tre b) Phần mở bài: Cái cối xinh...nhà trống - Giới thiệu cái cối + Phần kết bài: Các cối xay...từng bước anh đi..." - Nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với các bạn nhỏ) c)- Giống với các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn KC. - Giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân - Bình luận thêm về đồ vật. d)- Thảo luận nhóm đôi - Dán phiếu và trình bày Cái vành - cái áo; hai cái tai - lỗ tai; hàm răng cối - dăm cối; cần cối - đầu cần - cái chốt - dây thừng buộc cần xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm. - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - Cần tả từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình đối với đồ vật ấy. - Lắng nghe - 2 hs đọc ghi nhớ. - 2 hs nối tiếp nhau đọc - Thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm lên gạch chân a) Anh chàng.... bảo vệ b) Bộ phận: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống. c) Hình dáng: tròn như cái chum...căng rất phẳng + Âm thanh: Tiếng trống ồm ồm giục giã "Tùng!Tùng!Tùng!" - giục trẻ rảo bước tới trường/trống "cầm càng" theo nhịp "Cắc, tùng!" để hs tập thể dục/trống "xả hơi" một hồ dài là lúc hs được nghỉ. - HS tự làm bài - Lắng nghe, thực hiện - Lần lượt trình bày - HS đọc lại ghi nhớ - Lắng nghe, thực hiện ________________________________________ Môn: TOÁN Tiết 70: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I/ Mục tiêu: Thực hiện được phép chia một tích cho một số. Bài tập cần làm: bài 1, bài 2; bài 3* dành cho HS khá, giỏi. II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Chia một số cho một tích Gọi hs lên bảng tính Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Các em đã biết cách chia một số cho một tích. Khi chia một tích cho một số ta làm sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2) Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức (Trường hợp cả hai thừa số đều chia hết cho số chia) - Ghi bảng: (9 x 15) : 3 9 x (15: 3) (9 : 3) x 15 gọi hs lên bảng tính - Em có nhận xét gì về giá trị của 3 biểu thức trên? - Và ta viết: (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15 - Khi chia một tích 2 thừa số cho một số ta làm sao? - Nhấn mạnh: Các em tính theo cách này với điều kiện là 2 thừa số của tích đều chia hết cho số đó. (ở đây 15, 9 đều chia hết cho 3) 3) Tình và so sánh giá trị của hai biểu thức * Trường hợp có một thừa số không chia hết cho số chia.) - Ghi bảng: (7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3) - Gọi hs tính giá trị của hai biểu thức trên - Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức trên. - Vì sao ta không tính (7 : 3) x 15? - Vì 15 chia hết cho 3 nên ta tính theo cách nào? - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/79 4) Luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Ghi lần lượt từng bài lên bảng - Gọi hs lên bảng tính, cả lớp làm vào vở. Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Ghi bảng, y/c hs thực hiện vào bảng Bài 3: Gọi Hs đọc đề bài - Y/c hs giải bài toán trong nhóm đôi (phát phiếu cho 2 nhóm) - Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày cách giải Cách 1 Số mét vải cửa hàng có là: 30 x 5 = 150 (m) Số mét vải cửa hàng đã bán 150 : 5 = 30 (m) Đáp số: 30m - Gọi hs nhận xét - Y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc lại ghi nhớ - Về nhà học thuộc ghi nhớ - Bài sau: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 Nhận xét tiết học - 3 hs lên bảng tính a) 112 : (7 x 4) = 112 : 7 : 4 = 16 : 4 = 4 b) 945 : (7 x 5 x 3) = 945 : 7 : 5 : 3 = 135 : 5 : 3 = 27 : 3 = 9 c) 630 : (6 x 7 x 3) = 630 : 6 : 7 : 3 = 105 : 7 : 3 = 15 : 3 = 5 - Lắng nghe - Lần lượt 3 hs lên bảng tính (9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45 9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45 (9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45 - Giá trị của 3 biểu thức trên bằng nhau - 2 hs đọc - Ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó, rồi nhân kết quả với thừa số kia. - Lắng nghe, ghi nhớ - 2 hs lên bảng tính ( 7 x 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35 7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35 - Bằng nhau - Vì 15 chia hết cho 3 - Ta lấy 15 chia cho 3 rồi nhân kết quả với 7 - 3 hs đọc - 1 hs đọc y/c - Lần lượt từng hs lên bảng tính, cả lớp làm vào vở. a) (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46 (8 x 23) : 4 = ( 8 : 4) x 23 = 2 x 23 = 46 b) (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60 (15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6) = 15 x 4 = 60 - 1 hs đọc y/c - Thực hiện bảng con ( 25 x 36) : 9 = 25 x (36 : 9) = 25 x 4 = 100 - 1 hs đọc đề bài - Giải trong nhóm đôi - Dán kết quả và trình bày Cách 2 Số tấm vải cửa hàng bán được là: 5 : 5 = 1 (tấm) Số mét vải cửa hàng bán được là: 30 x 1 = 30 (m) Đáp số: 30 m - Nhận xét - Đổi vở nhau kiểm tra ____________________________________________ Môn: KỂ CHUYỆN Tiết 14: BÚP BÊ CỦA AI ? I/ Mục đích, yêu cầu: - Dựa vào lời kể của giáo viên, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), bước đầu kể được câu chuyện bằng lời kể của búp bê và kể được phần kết của câu chuyện với tình huống cho trước (BT3). - Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: phải biết giữ gìn, yêu quý đồ chơi. Giảm tải: Không hỏi câu 3. II/ Đồ dùng dạy-học: - 6 băng giấy để 6 hs thi viết lời thuyết minh cho 6 tranh (BT1) + 6 băng giấy GV đã viết sẵn lời thuyết minh. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Gọi hs lên bảng kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó. - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết KC hôm nay, thầy sẽ kể cho các em nghe câu chuyện Búp Bê của ai? câu chuyện sẽ giúp các em hiểu: Cần phải cư xử với đồ chơi như thế nào? Đồ chơi thích những người bạn, người chủ như thế nào? 2) HD kể chuyện: a) GV kể chuyện: - Kể lần 1 giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời búp bê lúc đầu tủi thân, sau: sung sướng. Lời Lật đật oán trách. Lời Nga: hỏi ầm lên, đỏng đảnh. Lời cô bé: dịu dàng, ân cần. - Kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa. b) HD tìm lời thuyết minh - Các em hãy quan sát tranh minh họa, thảo luận nhóm đôi để tìm lời thuyết minh cho từng tranh. (phát băng giấy cho 6 nhóm - Y/c mỗi nhóm viết lời thuyết minh cho 1 tranh) - Gọi 6 nhóm lên dán lời thuyết minh dưới 6 tranh. - Y/c các nhóm khác nhận xét (gắn lời thuyết minh đúng thay cho lời thuyết minh chưa đúng) - Gọi hs đọc lại 6 lời thuyết minh - Các em hãy dựa vào lời thuyết minh dưới mỗi tranh kể lại câu chuyện cho nhau nghe trong nhóm 6 (mỗi em kể 1 tranh) - Gọi hs kể toàn truyện trước lớp. - Nhận xét c) Kể chuyện bằng lời của búp bê - Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào? - Khi kể các em phải dùng tư xưng hô thế nào? - Nhắc nhở: Kể theo lời búp bê là các em nhập vai mình là búp bê để kể lại câu chuyện, nói ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Khi kể, phải xưng tôi, tớ, mình hoặc em. - Gọi hs giỏi kể mẫu trước lớp - Các em hãy kể câu chuyện cho nhau nghe trong nhóm đôi (bạn này kể, bạn kia nhận xét và ngược lại) - Tổ chức cho hs thi kể - Cùng hs nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể hay nhất, nhập vai giỏi nhất. d) Kể phần kết của câu chuyện theo tình huống mới. - Gọi hs đọc y/c - Các em hãy tưởng tượng xem một lần nào đó cô chủ cũ gặp lại búp bê của mình trên tay cô chủ mới. Khi đó chuyện gì sẽ xảy ra? - Y/c hs suy nghĩ và tự làm bài. - Gọi hs thi kể phần kết của câu chuyện (sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho hs) - Nhận xét. C/ Củng cố, dặn dò: - Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? - Các em hãy yêu quí mọi vật xung quanh mình - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em - 2 hs lần lượt lên bảng thực hiện y/c - Lắng nghe - Lắng nghe - Quan sát, lắng nghe - Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi tìm lời thuyết minh cho từng tranh. - 6 nhóm lên dán lời thuyết minh dưới 6 tranh - Nhận xét - 1 hs đọc to trước lớp . Tranh 1: Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác. . Tranh 2: Mù đông, không có váy áo, búp bê bị lạnh cóng, tủi thân khóc . Tranh 3: Đêm tối, búp bê bỏ cô chủ, đi ra phố. . Tranh 4: Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô. . Tranh 5: Cô bé may váy áo mới cho búp bê . Tranh 6: Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới. - HS kể chuyện trong nhóm 6 - Lần lượt 2 nhóm kể trước lớp. - Mình đóng vai búp bê để kể lại chuyện - Dùng từ xưng hô: tôi, tớ, mình, em - Lắng nghe - 1 hs kể - Thực hành kể chuyện trong nhóm đôi - 2 nhóm, 2 hs thi kể trước lớp. - Nhận xét - 1 hs đọc y/c - Lắng nghe, suy nghĩ - Tự làm bài vào VBT. - Lần lượt 3 hs thi kể . Phải biết yêu quí, giữ gìn đồ chơi . Đồ chơi cũng là bạn tốt của chúng ta . Đồ chơi làm bạn vui, đứng vô tình với chúng . Muốn bạn yêu mình, phải quan tâm tới bạn . Ai biết giữ gìn, yêu quí búp bê người đó là bạn tốt. - lắng nghe, thực hiện ________________________________________ Tiết 14: SINH HOẠT LỚP
Tài liệu đính kèm: