Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần học 15 năm học 2012

Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần học 15 năm học 2012

Tập đọc

Tiết 1

Kéo co

A./ Mục tiêu:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trị chơi kéo co sôi nổi trong bài.

 - Hiểu ND: Ko co l một trị chơi thể hiện tinh thần thượng v của dn tộc ta cần được giữ gìn, pht huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B./ Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc .

 - Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 154.

C./ Các hoạt động trên lớp :

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần học 15 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Từ ngày 17 tháng 12 đến ngày 21 tháng 12 năm 2012
Thứ/ngày
Tiết
Mơn
TCC
Tên bài dạy
Thứ hai
17 / 12
1
Tập đọc
31
Kéo co
2
Mĩ thuật
16
GV chuyên
3
Tốn
76
Luyện tập
4
Đạo đức
16
Yêu lao động (tiết 1)
5
PĐHSY
16
Luyện tốn
Thứ ba
18/ 12
1
LT & câu
31
MRVT Đồ chơi - Trị chơi
2
TL văn
31
Luyện tập giới thiệu địa phương
3
Tốn 
77
Thương cĩ chữ số 0
4
Lịch sử
16
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mơng- Nguyên
5
Kĩ thuật
16
Cắt, khâu, thiêu sản phẩm tự chọn (tiết 2)
Thứ tư
19 / 12
1
Tập đọc
32
Trong quán ăn Ba cá bĩng
2
Thể dục
31
GV chuyên
3
Tốn
78
Chia cho số cĩ ba chữ số 
4
Âm nhạc
16
GV chuyên
5
Khoa học
31
Khơng khí cĩ những tính chất gì?
Thứ năm
20/ 12
1
Chính tả
16
Nghe - viết: Kéo co
2
Địa lí
16
Thủ đơ Hà Nội
3
Tốn
79
Luyện tập
4
Thể dục
32
GV chuyên
5
LT & câu
32
Câu kể
Thứ sáu
21 / 12
1
TL văn
32
Luyện tập miêu tả đồ vật
2
Kể chuyện
16
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
3
Tốn
80
Chia cho số cĩ ba chữ số (TT)
4
Khoa học
32
Khơng khí gồm những thành phần nào?
5
SHTT
16
Sinh hoạt lớp
	Soạn ngày 12 tháng 12 năm 2012
Dạy thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012
TCT 31 Tập đọc
Tiết 1 
Kéo co 
A./ Mục tiêu: 
 - Đọc rành mạch, trơi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trị chơi kéo co sơi nổi trong bài.
 - Hiểu ND: Kéo co là một trị chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
B./ Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc .
 - Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 154.
C./ Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động dạy của Thầy
Hoạt động học của Trò
1/ Kiểm tra bài cũ : 5’
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài 
" Tuổi ngựa " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- bạn nhỏ tuổi gì ?
- Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào ?
- Hãy nêu nội dung chính của bài .
- GV nhận xét và cho điểm HS .
2/ Dạy bài mới : 32’
 a) Giới thiệu bài :
- Trò chơi kéo co là một trò vui mà mọi người dân Việt Nam ai cũng biết . Nhưng luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau . Bài tập đọc " Kéo co " cho các em hiểu thêm về điều đó.
 b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Gọi HS đọc toàn bài .
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc :
 * Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ? Các em dựa vào phần đầu bài văn và tranh minh hoạ để tìm hiểu cách chơi kéo co .
- Đoạn 1 cho em biết điều gì ?
- Ghi ý chính đoạn 1 .Cách thức chơi kéo co 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ?
- Ghi bảng ý chính đoạn 2 : - Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi .
- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
- Ngoài kéo co em còn biết chơi trò chơi dân gian nào khác ?
- Ghi bảng ý chính đoạn 3 : Nội dung chính của bài " Kéo co " là gì ?
- Ghi nội dung chính của bài.
* Đọc diễn cảm :
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài 
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn văn và cả bài văn .
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3/ Củng cố – dặn dò: 2’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Tuổi ngựa .
- Tuổi ấy không chịu ở yên một chỗ , là tuổi thích đi .
- Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ , đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ .
- HS lắng nghe .
- HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: kéo co  đến bên ấy thắng .
+ Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp ... đến người xem hội .
 + Đoạn 3: Làng Tích Sơn ... đến thắng cuộc 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc toàn bài .
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Kéo co phải có hai đội và số người hai đội thường là bằng nhau..........kia sang phần đất của mình từ hai keo trở lên là thắng.
* Giới thiệu cách kéo co .
- 2 HS nhắc lại.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- Cuộc kéo co ở iàng HỮu Trấp rất đặc biệt so với cách thức thi thông thường. sôi nổi , tiếng trống , tiếng reo hò , cổ vũ rất náo nhiệt của những người xem .
* Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp .
- HS lắng nghe và nhắc lại 2 HS .
- Chơi kéo co ở làng Tích Sơn là cuộc thi giữa giáp kéo đến đông hơn , thế là chuyển bại thành thắng 
- Những trò chơi , đu quay , đấu vật , múa võ , đá cầu , thi nấu cơm , chọi gà , chọi trâu ...
 * Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn .
- 1 HS đọc thành tiếng .
* Bài tập đọc giới thiệu kéo co là một trò chơi thú vị về thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta .
- 2 HS nhắc lại.
- 3 em tiếp nối nhau đọc 
- HS luyện đọc theo cặp .
-3 - 5 HS thi đọc toàn bài.
- Thực hiện theo lời dặn của giáo viên .
Rút kinh nghiệm
***********************************************
Mĩ thuật
Tiết 2
GV chuyên
TCT 76 Tốn
Tiết 3 
Luyện tập 
A./ Mục tiêu :
 - Thực hiện được phép chia cho số cĩ hai chữ số trong trường hợp cĩ chữ số 0 ở thương Bài tập 1 ( dịng 1 ,2 ) BT 2
 - Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan 
B./ Đồ dùng dạy học :
 - SGK và bảng phụ .
C./ Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động dạy của Thầy
Hoạt động học của Trò
1/ Kiểm tra bài cũ : 5’
- GV gọi 2 HS tính giá trị biểu thức:
a) (428 + 524) : 4 b) 927 : 3 + 318 : 3
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
2/ Dạy bài mới : 32’	
 a) Giới thiệu bài :
- Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kỹ năng chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số và giải các bài toán có liên quan 
 b ) Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc đề toán .
- GV yêu cầu HS làm bài. 
a) 4725 15 4674 82 4935 44 
 022 315 0574 57 53 112 
 075 0 95 
 00 7 
b) 35136 18 18408 52 17826 48
 171 1952 280 354 342 371 
 93 208 66
 36 0 18
 0
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2 
- GV gọi HS đọc đề bài. 
- Cho HS tự tóm tắt và giải bài toán.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán .
Tóm tắt
 Cứ 25 viên gạch : 1m2 
 Hỏi 1050 viên : . . . . .? m2 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3/ .Củng cố, dặn dò : 2’
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS làm bài tập 3, 4 và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS nhận xét.
a) (428 + 524) : 4 = 952 : 4 = 238 
b) 927 : 3 + 318 : 3 = 39 + 106 = 415
- HS nghe giới thiệu. 
-1 HS nêu yêu cầu. 
- 3 HS lên bảng , cả lớp làm bài vào vở. 
- HS nhận xét bài bạn, 
- HS đọc đề bài. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. 
Bài giải
 Số mét vuông lót được là :
 1050 : 25 = 42 ( m2 )
 Đáp số : 42 m2
- HS theo dõi lắng nghe .
Rút kinh nghiệm
**********************************************
TCT 16 Đạo đức
Tiết 4 
Yêu lao động (T1) 
A./ Mục tiêu :
 - Nêu được ích lợi của lao động .
 - Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp , ở trường , ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân .
 - Khơng đồng tình với những biểu hiện lười lao động .
B./ Đồ dùng dạy học :
 - SGK Đạo đức 4.
 - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
C./ Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động dạy của Thầy
Hoạt động học của Trò
1/ Kiểm tra bài cũ : 5’
- GV gọi HS nêu nghi nhớ và tình huống biết ơn Thầy giáo Cô giáo .
- GV kiểm tra các phần chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét đánh giá .
2/ Dạy bài mới : 32’
 a) Giới thiệu bài: “Yêu lao động”
 b) Nội dung: 
Hoạt động 1: 
- Đọc truyện “Một ngày của Pê- chi- a”
- GV đọc truyện lần thứ nhất.
- GV gọi 1 HS đọc lại truyện lần thứ hai.
- GV cho lớp thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi (SGK/25)
 +Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong câu chuyện.
 +Theo em, Pê-chi-a, sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra?
 +Nếu là Pê-chi-a, em sẽ làm gì ? Vì sao?
GV kết luận : Cơm ăn , áo mặc , sách vở . . . đều là sản phẩm của lao động . Lao động đem lại cho con người niềm vui và lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Hoạt động 2: 
- Thảo luận nhóm (Bài tập 1-SGK/25)
- GV chia 2 nhóm và giải thích yêu cầu làm việc.
ịNhóm 1 :Tìm những biểu hiện của yêu lao động.
ịNhóm 2 : Tìm những biểu hiện của lười lao động.
GV kết luận : về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động.
Hoạt động 3: 
- Đóng vai (Bài tập 2- SGK/26)
- GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, đóng vai một tình huống:
ịNhóm 1 :
a/. Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Trời lạnh, Nhàn ngại không muốn chui ra khỏi chăn ấm nên nhờ Hồng xin phép hộ với lí do là bị ốm. Theo em, Hồng nên làm gì trong tình huống đó?
ịNhóm 2 : 
b/. Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn cùng với bố thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Thấy Lương ngần ngại, Toàn bảo: “Để đấy, mai nhổ cũng được chứ sao ”
 Theo em, Lương sẽ ứng xử thế nào?
 +Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
 +Ai có cách ứng xử khác?
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
3/ Củng cố - Dặn dò: 2’
- Về nhà xem lại bài và học  ... S nêu cách tính của mình. 
 41535 195
 0253 213
 0585
 000
- HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
- HS nêu cách tính của mình. 
 80120 245
 0662 327 
 1720 
 05
- HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. 
- Đặt tính và tính. 
- 2 HS lên bảng làm, mỗi HS thực hiện một phép tính, cả lớp làm bài vào VBT. 
- HS nhận xét, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
- Tìm X. 
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 
một phần , cả lớp làm bài vào VBT.
- HS nêu đề bài. 
-HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở . 
Bài giải
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là 
49410 : 305 = 162 ( sản phẩm )
 Đáp số : 162 sản phẩm
- HS về nhà thực hiện theo yêu cầu .
 Rút kinh nghiệm
*********************************************
TCT 32 Khoa học
Tiết 4 
Không khí gồm những thành phần nào ?
A./ Mục tiêu:
 - Quan sát và làm thí nghiệm để xác định được hai thành phần chính của không khí là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
 - nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni tơ và khí ô xi . Ngoài ra còn có khí các – bô – níc , hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn khác. . . .
B./ Đồ dùng dạy- học:
 - HS chuẩn bị theo nhóm: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ.
 - GV chuẩn bị: Nước vôi trong, các ống hút nhỏ.
 - Các hình minh hoạ số 2, 4, 5 / SGK trang 66, 67 (phóng to nếu có điều kiện).
C./ Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy của Thầy
Hoạt động học của Trò
1/ Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi HS lên bảng đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi:
- Em hãy nêu một số tính chất của không khí ?
- Làm thế nào để biết không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra ?
- Con người đã ứng dụng một số tính chất của không khí vào những việc gì ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2/ Dạy bài mới: 32’
 a) Giới thiệu bài : 
 Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được các thành phần có trong không khí.
Hoạt động 1: Hai thành phần chính của không khí.
 * Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Chia nhóm và kiểm tra lại việc chuẩn bị của mỗi nhóm.
- Gọi 1 HS đọc to phần thí nghiệm và cả nhóm cùng thảo luận câu hỏi: 
- Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy không ?
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm.
- GV hướng dẫn từng nhóm hoặc nêu yêu cầu trước: Các em hãy quan sát nước trong cốc lúc mới úp cốc và sau khi nến tắt. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt ?
- Khi nến tắt, nước trong đĩa có hiện tượng gì ? Em hãy giải thích ?
- Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết ?
- Gọi 2 đến 3 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hỏi: Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính ? Đó là thành phần nào ?
GV giảng bài và kết luận ( chỉ vào hình minh hoạ 2): Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là ô-xy. Thành phần khí không duy trì sự cháy là khí ni-tơ. Người ta đã chứng minh được rằng lượng khí ni-tơ gấp 4 lần lượng khí ô-xy trong không khí. Điều này thực tế khi đun bếp bằng than, củi hay rơm rạ mà ta không cơi rỗng bếp sẽ rất dễ bị tắt bếp.
Hoạt động 2: Khí các-bô-níc có trong không khí và hơi thở. 
 * Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Chia nhóm nhỏ và sử dụng chiếc cốc thuỷ tinh các nhóm đã làm thí nghiệm ở hoạt động 1. GV rót nước vôi trong vào cốc cho các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc to thí nghiệm 2 trang 67.
- Yêu cầu HS quan sát kỹ nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần.
- Yêu cầu cả nhóm quan sát hiện tượng và giải thích tại sao ? Gọi 2 đến 3 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Trong không khí và trong hơi thở của chúng ta có chứa khí các-bô-níc. Khí các-bô-níc gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẩn đục.
- Hỏi: Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bô-níc ?
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
 * Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS thảo luận.
- Chia nhóm HS.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ 4, 5 trang 67 và thảo luận trả lời câu hỏi:
- Theo em trong không khí còn chứa những thành phần nào khác ? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó.
- GV giúp đỡ HS, đảm bảo mỗi thành viên điều được tham gia.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm hiểu biết, trình bày lưu loát.
GV kết luận: Trong không khí còn chứa hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn. Vậy chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng các chất độc hại trong không khí ?
- Hỏi: Không khí gồm có những thành phần nào ?
 3/ Củng cố- dặn dò: 2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS ôn lại các bài đã học để chuẩn bị ôn tập và kiểm tra học kỳ I.
- HS thực hiện theo yêu cầu .
- Không khí trong suốt , không màu , không mùi , không vị , không có hình dạng nhất định .
- Làm thí nghiệm : ta nén khí vào ống tiêm , sau đó ta buôn tay cầm cán ống tiêm nó trở lại lúc ban đầu chứng tỏ không khí bị nén và giãn ra
- Bơm bánh xe đạp xe máy , bơm quả bóng đá , nén khí . . .
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động theo nhóm .
-1 HS đọc.Cả lớp suy nghĩ trả lời.
- Không khí gồm hai thành phần chính khí ô-xy và khí ni-tơ
- HS thảo luận.
- HS lắng nghe và quan sát.
- Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc.
- Khi nến tắt nước trong đĩa dâng vào trong cốc điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
- Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì được sự cháy, vì vậy nến đã bị tắt.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung .
- Không khí gồm hai thành phần chính, thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy.
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động.
- HS nhận đồ dùng làm thí nghiệm.
- HS đọc.
- HS quan sát và khẳng định nước vôi ở trong cốc trước khi thổi rất trong.
- Sau khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, nước vôi không còn trong nữa mà đã bị vẩn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các-bô-níc.
- HS lắng nghe.
- Quá trình trao đổi chất của người và động thưc vật , . . .
- HS thảo luận.
- HS quan sát, trả lời.
- Trong không khí còn chứa hơi nước. Những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, trên sàn nhà, bờ tường, bàn ghế hơi ướt. Hiện tượng đó là do trong không khí chứa nhiều hơi nước.
+Trong không khí chứa nhiều chất bụi bẩn. Khi ánh nắng chiếu qua khe cửa, nhìn vào tia nắng ta thấy các hạt bụi nhỏ bé lơ lửng trong không khí.
+Trong không khí còn chứa các khí độc do khói của nhà máy, khói xe máy, ô tô thải vào không khí.
+Trong không khí còn chứa các vi khuẩn do rác thải, nơi ô nhiễm sinh ra.
-HS trả lời:
+Chúng ta nên sử dụng các loại xăng không chì hoặc nhiên liệu thiên nhiên.
+Chúng ta nên trồng nhiều cây xanh.
+Chúng ta nên vứt rác đúng nơi quy định, không để rác thối, vữa.
+Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở.
- Không khí gồm cóp hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
- 3 HS đọc
- HS về nhà thực hiện .
Rút kinh nghiệm
***********************************************
SINH HOẠT LỚP
Tiết 5: 
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể, ý thức phê và tự phê.
- Giáo dục HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
Các tổ trưởng cộng điểm thi đua trong tuần.
III. Nội dung sinh hoạt:
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần 
 - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt:
 - Các tổ trưởng lần lượt lên bảng ghi tổng số điểm thi đua trong tuần
 - Lớp trưởng xếp loại thi đua các tổ
 -Ý kiến các thành viên trong tổ.
 - GV lắng nghe ý kiến, giải quyết:
 2. GV đánh giá chung:
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn.
 c) Học tập:- Các em cĩ ý thức học tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, một số em hăng hái phát biểu xây dựng bài, cịn một số em chưa tham gia phát biểu.
 - Một số em viết chữ cịn xấu, vở chưa sạch, cần quan tâm hơn.
 - Một số em cịn hay nĩi chuyện riêng trong giờ học, đồ dùng học tập chưa đầy đủ.
 d) Các hoạt động khác: Vệ sinh lớp đầy đủ, sạch sẽ.
 - Bầu cá nhân tiêu biểu:.............................................................
 - Bầu tổ tiêu biểu:.....................................................................
2. Kế hoạch tuần tới: 
 - Duy trì sĩ số, đi học đều, chuyên cần học tập, đi học đúng giờ. 
 - Thực hiện nề nếp qui định của nhà trường. Tham gia sinh hoạt đầy đủ.
 - Thực hiện tốt phong trào “đơi bạn học tập tốt” để giúp nhau cùng tiến bộ.
 - Về nhà chép bài học bài và làm bài đầy đủ. 
 ***************************************
Duyệt của tổ trưởng
Hình thức: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Phương pháp: ...
Nội dung: ...
Vĩnh Thanh, ngày 14 tháng 12 năm 2012
Trương Khánh Sơn

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 tuan 16 hoan chinh Huu Tuan.doc