Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 19 - Trường Tiểu học Trung Hà

Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 19 - Trường Tiểu học Trung Hà

Tiết 2 : TẬP ĐỌC

Bốn anh tài

I.Mục đích yêu cầu:

- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. các tên riêng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.

- Hiểu từ ngữ trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh tài.

 

doc 29 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 19 - Trường Tiểu học Trung Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì II
Tuần 19
Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2012
Tiết 1 : Sinh hoạt tập thể
Chào cờ 
_______________________________________________
Tiết 2 : Tập đọc
Bốn anh tài
I.Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. các tên riêng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
- Hiểu từ ngữ trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh tài.
II.Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài 
- Từ nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
- Hợp tác.
- Đảm nhận trách nhiệm.
III.Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trình bày ý kiến cá nhân.
- Thảo luận nhóm.
- Hỏi đáp trước lớp.
- Đóng vai sử lí tình huống.
VI.Phương tiện dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
V.Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài (1 - 2 phút)
- Giới thiệu chủ đề Người ta là hoa đất.
- Mở đầu chủ đề Người ta là hoa của đất các em sẽ được học bài: Bốn anh tài.
2. Luyện đọc đúng (10 - 12 phút)
a.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc mẫu toàn bài (1 HS khá đọc bài) - Cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.
- Bài chia làm mấy đoạn ? (Bài chia 5 đoạn mỗi làn chấm xuống dòng là một đoạn)
- HS đọc nối đoạn ( 1 - 2 lần ) 
- Luyện đọc theo đoạn:
*Đoạn 1 
- Đọc đúng " Cẩu Khây". 
- Giải nghĩa từ :Cẩu Khây, tinh thông.
- Hướng dẫn đọc đoạn 1: Cả đoạn đọc trôi chảy ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm dấu phẩy.
*Đoạn 2
- Giải nghĩa từ: yêu tinh
- Hướng dẫn đọc đoạn 2 : Cả đoạn đọc trôi chảy ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm dấu phẩy.
* Đoạn 3: 
- Đọc đúng sốt sắng
- Hướng dẫn đọc đoạn 2 : Cả đoạn đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu chấm dấu phẩy
* Đoạn 4 : 
- Đọc đúng câu dài: Họ ngạc nhiên...bé/ ... suối/ ... nhà//
- Hướng dẫn đọc đoạn 4 : Cả đoạn đọc trôi chảy rõ ràng.
* Đoạn 5: 
- Phát âm đúng lòng máng.
- Hướng dẫn đọc đoạn 5 : Cả đoạn đọc trôi chảy rõ ràng
*HS đọc theo nhóm đôi ( lần lợt các đoạn ) 
- HD đọc toàn bài: Đọc trôi chảy rõ ràng, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
- G đọc mẫu toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 - 12 phút)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 và câu hỏi 1, 2: 
*Câu 1: Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng như thế nào?
*Câu 2: Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây?
- Yêu cầu HS đọc thầm Đ 3, 4, 5 và câu hỏi 3, 4
*Câu 3 : Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai?
- GV giới thiệu bốn chàng trai trong bức tranh.
*Câu 4: Mỗi ngời bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
- Câu chuyện muốn giới thiệu cho các em điều gì?
- Ăn một lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18,15 tuổi đã tinh thông võ nghệ.
- Xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và ăn thịt xúc vật làm bản làng tan hoang.
- Cùng Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tay để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể dục gỗ thành máng.
- Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc của bốn cậu bé.
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm (10 - 12 phút )
* Đ1, 2 HD đọc: Nhấn giọng những từ chỉ khả năng đặc biệt của 4 anh em Cẩu Khây.
* Đ3, 4, 5: HD đọc: Thể hiện đúng lời các nhân vật.
*HD đọc cả bài : Đọc với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc của bốn cậu bé: chín chõ xôi, lên mời, tinh thông võ nghệ... 
- GV đọc mẫu lần 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn mà em thích
- Yêu cầu HS đọc cả bài
5. Củng cố - dặn dò (3 - 5 phút ) 
- Cẩu Khây và những người bạn là những người như thế nào?
- Kể cho người thân nghe về câu chuyện Bốn anh tài.
- Vẽ tranh, viết văn, làm thơ ca ngợi tấm lòng nhân hậu.
_________________________________________________________
Tiết 3 : Toán 91
Ki-lô-mét vuông
I.Mục tiêu: Giúp HS 
1.KT : Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông; biết 1 km2 = 1 000 000 m2. Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
2.KN : Vận dụng để giải một số bài toán liên quan đến các đv đo diện tích cm2; dm2; m2 và km2.
IICác hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5):
- Nêu các đơn vị đo diện tích đã được học ?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu ki lô mét vuông. (13-15’)
* Giới thiệu ki-lô-mét vuông : HS quan sát một số hình ảnh về khu rừng, thành phố để hình dung ra diện tích lớn.
GV: Để đo những vùng có diện tích lớn như thành phố, cánh đồng, 1 vùng biển... Người ta phải sử dụng đơn vị đo diện tích lớn hơn đó là ki-lô-mét vuông. 
- Giới thiệu cách viết, đọc đơn vị đo ki- lô-mét vuông.
- HS viết bảng con : 9 km2 ; 593 km2 ; 58 km2 
+ Nêu định nghĩa km2 dựa vào định nghĩa m2; dm2; cm2.
- Y/c H tính 1 km2 = ? m2 vào bảng con.
- Y/c H nêu cách tính (vì 1 km = 1000m; 1000 x 1000 = 1 000 000 m2)
*Chốt 1km2 = 1 000 000 m2
- Hai đơn vị đo diện tích này gấp kém nhau bao nhiêu lần?
 5 km 2= ..m2
 6 000 000 m2 =km2
- 1 ki- lô-met vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh là 1 km. 
- Gấp nhau 1 000 000 lần.
3.Hoạt động 3 Thực hành, luyện tập (17 - 19 phút)
* Dự kiến sai lầm: 
- HS viết còn sai đơn vị.
- Lúng túng khi làm bài 2
*Bài 1 Làm nháp- Chữa miệng
- Kiến thức: Củng cố cách đọc và viết đơn vị đo diện tích ki- lô- mét vuông.
*Bài 2 Làm bảng con - Chữa miệng
- Kiến thức: Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích m2 và dm2; km2 và m2.
@Bài 3 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Tính diện tích hình chữ nhật với số đo km2.
+ Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
*Bài 4 Làm miệng 
- Kiến thức: Củng cố cách sử dụng đơn vi ki- lô- mét vuông trong thực tế cuộc sống. 
+Tại sao em chọn số đó là diện tích phòng học, diện tích đất nước Việt Nam?
4.Hoạt động 4 Củng cố dặn dò (3 - 5 phút)
- Nêu mối quan hệ giữa km2 và m2?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................_________________________________________________________
Tiết 4 : Kể chuyện
Bác đánh cá và gã hung thần
i.Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ , HS biết thuyết minh ND mỗi tranh bằng 1-2 câu kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt một cách tự nhiên
- Nắm được ND câu chuyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện ( ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác)
2.Rèn kĩ năng nghe
- Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ cốt truyện
- Nghe bạn kể truyện : Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn ,kể tiếp được lời bạn
ii.Đồ dùng dạy học
- Tranh bác đánh cá và gã hung thần
iii.Các hoạt động dạy học 
1.Giới thiệu truyện ( 1-2)
2.Hướng dẫn HS kể chuyện ( 32-35’)
- GV kể lần 1
- GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc thầm ND BT- 1 HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi -1 nhóm làm mẫu
- Yêu cầu HS trình bày lời minh hoạ cho các bức tranh 
- GV nhận xét ƯChốt lời giải đúng 
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc thầm ND BT -1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS kể cho nhau nghe
- Yêu cầu HS kể nối tiếp từng đoạn theo tranh
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện theo tranh
- NV: Nghe nhận xét ND, giọng kể, cử chỉ, điệu bộ...
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện không có tranh
- GV nhận xét cho điểm
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc thầm ND BT -1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
- Yêu cầu HS nêu ý kiến
ƯChốt ý nghĩa câu chuyện - Yêu cầu HS nhắc lại
- Liên hệ thực tế 
4.Củng cố - Dặn dò ( 2-4’)
- Bình chọn bạn kể hay nhất
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học 
- VN kể lại chuyện cho người thân nghe
-Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe
- 1HS nêu yêu cầu
- 1 HS làm mẫu - Thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm trình bày
- 1HS nêu
- 2 HS kể cho nhau nghe
- 5 HS kể
1-2 HS kể
- HS nhận xét
- 3-5 HS kể
- Nhận xét
- Cả lớp đọc thầm -1 HS nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi
- 2-3 HS 
- HS nhắc lại
Thứ tư ngày 4 tháng 1 năm 2012
Tiết 1 : Thể dục
Bài 37 : đi vượt chướng ngại vật thấp 
 Trò chơi : chạy theo hình tam giác
I.Mục tiêu:
 - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu câu thực hiện được ở mức độ tương đối chính xác.
 - Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu biết cách chơi, chủ động tích cực.
II. Địa điểm, phương tiện
 - Còi, phấn
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
1.Phần mở đầu 
- GV nhận lớp,phổ biến nội dung,yêu cầu giờ học
-Dứng vỗ tay, hát
-Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên
2. Phần cơ bản
a. Bài tập RLTTCB: 
- Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp 
b. Trò chơi vận động
- Nêu tên “Chạy theo hình tam giác” 
- GV hướng dẫn cach chơi
3. Phần kết thúc:
- Đứng vỗ tay, hát
- Hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài
- Nhận xét giờ học
Định lượng
6 [ 10’
1 [2’
2’
1’
18[22’
12[14’
2 - 3 lần
5[6’
4[6’
Phương pháp và tổ chức
Đội hình vòng tròn
- GV nhắc lại cách thực hiện cho HS khởi động các khớp 
- HS ôn theo hàng dọc, em nọ cách em kia 2m
-1em nêu
Chơi thử, chơi thật
- Đi theo vòng tròn xung quanh sân, vừa đi vừa hít thở sâu
_________________________________________________________
Tiết 2 : Toán 92
Luyện tập
I.Mục tiêu:
1.KT : Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
2.KN : Giải các bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo ki-lô- mét vuông. 
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra (3- 5 phút) 
- Bảng con : 530 dm2 = ... cm2 10 km2 = ... m2 9 000 000 m2 = ... km2.
2.Hoạt động 2 Thực hành, luyện tập (17 - 19 phút)
* Dự kiến sai lầm: 
- Kĩ năng đổi đơn vị còn nhầm lẫn.
*Bài 1 Làm bảng con- Chữa miệng
- Kiến thức: Mối quan hệ giữa các đv đo diện tích đã được học. Cách đổi đơn vị đo diện tích từ dm2 cm2; km2 m2
@Bài 2 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Tính diện tích hình chữ nhật.
* Lưu ý trường hợp 2 đơn vị đo không giống nhau thì chuyển về cùng đơn vị đo.
+Muốn tính diện tích HCN em làm ntn?
*Bài 3 Làm nháp - Chữa miệng
- Kiến thức: So  ... - Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo KQ
ƯChốt lời giải đúng
a. Tài hoa, tài giỏi, tài nghiệm, tài ba, tài đức, tài năng
b. tài nguyên, tài tử, tài cán
ƯThuộc chủ đề tài năng
- Yêu cầu 1 dãy nêu nghĩa - 1 dãy nêu từ
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc thầm ND BT -1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm BT vào vở
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình
- GV nhận xét - Sửa chữa bài làm của HS
Bài 3
 - Yêu cầu HS đọc thầm ND BT -1 HS nêu yêu cầu
+ Các em hãy tìm hiểu ý nghiã của các câu tục ngữ xem câu nào ca ngợi tài trí của con người?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu HS phát biểu ý kiến
- GV - HS nhận xét
Ư GV chốt: câu a,c
+ Vì sao câu b không ca ngợi tài trí của con người?
- Yêu cầu HS nhẩm thầm 2 câu thành ngữ thuộc chủ đề tài năng tại lớp - Yêu cầu đọc to
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc thầm ND BT -1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS nêu ý kiến . Vì sao em thích câu đó?
ƯChốt ý nghĩa cách sử dụng 2 câu tục ngữ 
- 1HS nêu yêu cầu
- 1 HS đọc mẫu
- HS thảo luận nhóm đôi làm VBT
- Đại diện nhóm nêu KQ
- 2 dãy nêu lại KQ đúng
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- HS đọc theo dãy
- HS nhận xét sửa bài cho bạn
- 1 HS nêu yêu cầu 
- HS Thảo luận nhóm 
- 3 HS nêu ý kiến
- Đó là 1 nhận xét muốn biết rõ một con người cần tạo điều kiện để người vật đó bộc lộ khả năng
- 3 HS đọc
- 1 HS nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi
- Nhiều HS nêu - Nhận xét
3. Củng cố - Dặn dò(2 - 3’)
- Nhận xét tiết học
- VN học thuộc lòng các câu tục ngữ.
_________________________________________________________
Tiết 7 : Khoa học 
Gió nhẹ, gió mạnh - Phòng chống bão
I.Mục tiêu:
 Sau bài nọc HS biết:
- Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
- Nói về những thiệt hại do giông, bão gây ra và cách phòng, chống bão.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Các hình vẽ SGK
- Một số đồ dùng làm thí nghiệm.
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ(3-5’).
- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
+GV giới thiệu bài:
2.Hoạt động2:Làm việc với phiếu HT(8-10’).
*MT: Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
+Bước1:.
- GV giới thiệu người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió
+Bước 2: Làm việc theo nhóm.
+Bước 3: trình bày.
 3.Hoạt động 3: Thảo luận (8-10’)
*MT: Nói về các thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão
+Bước 1: Làm việc theo nhóm
+Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Nêu các dấu hiệu đặc trưng cho bão?
- Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão.
- Địa phương em ở có bão không ? Gây thiệt hại gì ?
4.Hoạt động 4: Trò chơi : Ghép chữ vào hình (7- 9’).
*MT: Củng cố lại hiểu biết của HS về các cấp độ của gió: gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
- GV phát cho mỗi nhóm một tranh không lời minh hoạ các cấp độ của gió, các nhóm ghép lời chú thích cho tranh sao cho phù hợp với các cấp gió đó.
- Các nhóm chơi, GV nhận xét và tổng kết.
- H đọc mục Bạn cần biết SGK/76,77
5.Củng cố-Dặn dò (3-5’)
- Nhắc lạ một số kiến thức của bài học?
- HS mở SGK trang 76
- HS quan sát hình vẽ, đọc thông tin trong SGK
- Các nhóm thảo luận ghi vào phiếu HT.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
Cấp 2: Gió nhẹ Cấp 5: Gió khá mạnh
Cấp 7: Gió to Cấp 9: Gió dữ
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi vào 
phiếu HT.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình..
- Thiệt hại về người: chết người, bị thương, mất tích,...
- Thiệt hại về của cải, vật chất...
- Các nhóm thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp.
- HS nhắc lại mục bạn cần biết.
_________________________________________________________
Tiết 8 : Thể dục
Bài 38 : Vượt chướng ngại vật thấp
Trò chơi : thăng bằng
I.Mục tiêu:
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng này ở mức tương đối chủ động.
- Trò chơi: “Thăng bằng” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động.
II.Chuẩn bị dụng cụ:
- Sân tập. Còi.
III.Nội dung giảng dạy:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A.Phần mở đầu:
1.Nhận lớp:
- ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học.
2.Khởi động:
B.Phần cơ bản:
 1.Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản.
+Ôn : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay sau.
+Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
- GV chú ý sửa dộng tác chưa chính xác.
+GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
2.Trò chơi: Thăng bằng.
- GV nêu tên trò chơi.
- Giải thích cách chơi, luật chơi
+GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C.Phần kết thúc:
- GV nhận xét tiết học.
- GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
5[ 8 phút
20[ 22 phút
8[10phút
3[ 5 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
- HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện
- Trò chơi “Chui qua hầm” (Chơi 1 phút)
- Xoay các khớp : cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai để khởi động.
- Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên theo lệnh của GV.
- Cả lớp tập theo 2 hàng dọc, mỗi em đi cách nhau 2—3m, đi xong quay về đứng cuối cùng hàng, chờ tập tiếp.
- HS tập hợp theo đội hình chơi.
- 1Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát.
- Cả lớp chơi.
- HS tập một số động tác thả lỏng
- Đứng tai chỗ hát Vỗ tay nhịp nhàng.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ bảy ngày 7 tháng 12 năm 2012
Tiết 1 : Toán 95
Luyện tập
I.Mục tiêu:
1.KT: Hình thành công thức tính chu vi hình bình hành.
2.KN:Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Họat động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’):
Bảng con :Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 7 dm, chiều cao là 4 dm?
+ Muốn tính diện tích hình bình hành em làm như thế nào ?
2.Hoạt động 2: Luyện tập (28- 30’)
* Dự kiến sai lầm: 
- Tính toán chậm.
- Còn nhầm câu lời giải bài tập 4
*Bài 1 Làm miệng
- Kiến thức: Nhận dạng hình bình hành, hình chữ nhật, hình tứ giác.
Củng cố cách đọc tên các cặp cạnh đối diện trong các hình. N
 E G
 M
A B
D C K H Q P
 AB - DC EG – KH MN – QP
 AD – BC EK – GH MQ - NP 
@ Hình chữ nhật ABCD khác hình bình hành EGHK như thế nào ?
*Bài 2 Làm nháp - Chữa miệng 
- Kiến thức : Vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành làm bài tập
Độ dài đáy
7 cm
14 dm
23 m
Chiều cao
16 cm
13 dm
16 cm
Diện tích
hình bình hành
7 x 16 = 112 (cm2)
14 x 13 = 182(dm2)
23 x 16 = 368(m2)
+Muốn tính diện tích hình bình hành em làm thế nào?
*Bài 3 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức : Cách tính và công thức tính chu vi hình bình hành. Vận dụng công thức để tính chu vi hình bình hành
- GV vẽ hình bình hành, giới thiệu công thức tính chu vi hình bình hành.
Chốt: Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng độ dài hai cạnh nhân với 2
 ( a,b cùng đơn vị đo). P = ( a + b ) x 2
- P = (8 + 3) x 2 = 22 (cm) P = (10 + 5) x 2 = 100 (dm)
+ Khi tính chu vi hình bình hành cần chú ý điều gì ?
@Bài 4 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức : Củng cố cách tính diện tích hình bình hành.
@Muốn tính diện tích hình bình hành cần biết những gì?
4.Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (2-3’):
- Nêu cách tính chu vi và diện tích hình bình hành?
- Khi tính chu vi, diện tích hình bình hành ta cần chú ý điều gì ?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
_________________________________________________________
Tiết 2 : Tập làm văn
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
I.Mục tiêu
1.Củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng) trong bài văn tả đồ vật.
2. Thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II.Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ:( 2-3’)
+Trong văn miêu tả đồ vật có mấy kiểu kết bài?
+ Đó là những kiểu kết bài nào?
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài( 1-2’)
2.Hướng dẫn HS thực hành ( 32-34’)
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc thầm ND xác định yêu cầu BT
- Yêu cầu HS đọc thầm bài “Cái nón” suy nghĩ trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu HS phát biểu ý kiến
ƯChốt KQ đúng
a. Đoạn kết bài là đoạn cuối cùng
b. KB mở rộng
+ Có mấy cách KB trong văn miêu tả đồ vật ?
+ Thế nào là KB không mở rộng?
+ Thế nào là KB mở rộng?
+ Theo em cách KB nào hay hơn
Bài 2
 Yêu cầu HS đọc thầm ND xác định yêu cầu BT
- Yêu cầu HS đọc thầm chọn đề bài
+ Em chọn đề bài nào?
- Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu theo đề bài đã chọn
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình
- GV nhận xét ,sửa chữa cho HS
- 1 HS nêu 
- HS làm việc cá nhân
- 3 HS nêu
- HS trả lời
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS đọc thầm
- Vài HS nêu ý kiến
- HS làm bài vào vở
- HS đọc theo dãy
- HS nhận xét, sửa chữa cho bạn
3.Củng cố - Dặn dò (2 - 3’)
- Nhận xét giờ học
- Yêu cầu HS hoàn chỉnh ,sửa chữa KB của mình
_________________________________________________________
Tiết 3 : Ngoại ngữ
Tiếng Anh
(Đồng chí Hải dạy)
_________________________________________________________
Tiết 4 : Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt tuần 19
I.Mục đích yêu cầu
- Nhận xét hoạt động tuần 19.
- Phương hướng kế hoạch tuần 20.
II.Hoạt động dạy học
1.Tổ trưởng nhận xét từng cá nhân trong tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
3. GV nhận xét chung.
a.Ưu điểm
- Đi học chuyên cần, đúng giờ. 
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập học kì II
- Có ý thức học tập tốt
- Một số em có tiến bộ: Nhâm, Hậu
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung
- Mặc đồng phục tương đối đầy đủ
- Tình trạng quên khăn quàng trước khi đến lớp có tiến bộ.
2.Nhược điểm:
- Còn quên sách giáo khoa, đồ dùng học tập khi đến lớp: An, Vũ
- Trong lớp ít phát biểu xây dựng bài: Yến, Hiền, ...
3.Kế hoạch tuần sau:
- Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt còn hạn chế.
- Cả thầy và trò thi đua dạy tốt và học tốt chào mừng Đảng, mừng xuân.
- Tăng cường hiệu quả việc truy bài đầu giờ và nề nếp tự quản.
- Củng cố các nề nếp lớp.
- Có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
- Mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập khi đến lớp
- Làm tốt công tác kiểm tra vệ sinh cá nhân. 
- Tiếp tục duy trì đọc báo Đội: Thứ 3,5 hàng tuần
- Sử dụng điện nước tiết kiệm.
- Nghiêm cấm HS đốt các loại pháo và tham gia đánh cờ bạc, cua cá 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19 LOP 4.doc