Tiết 6: Lịch sử:
T22: TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
I. Mục tiêu:
- Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
+ Đến thời Hậu Lê giáo dục có quy củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo, .
+ Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao và bia đá dựng ở Văn Miếu.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Sách giáo khoa, vở bài tập Lịch sử 4, vở ghi.
TUẦN 22 (Từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 2 năm 2013) THỨ NGÀY TIẾT MÔN HỌC TIẾT THỨ TÊN BÀI DẠY ĐIỀU CHỈNH 2 1 2 3 4 5 Tin học 6 Lịch sử 22 Trường học thời Hậu Lê 7 Toan 107 So sánh hai phân số cùng mẫu số (tr 119) 8 Tiếng Anh 3 1 2 3 4 5 Toán 108 Luyện tập (tr 120) 6 Khoa học 43 Âm thanh trong cuộc sống 7 Chính tả 22 (N-V): Sầu riêng 4 1 Tập đọc 44 Chợ Tết 2 Toán 110 Luyện tập (tr 122) 3 Tin học 4 Khoa học 43 Âm thanh trong cuộc sống 5 Khoa học 44 Âm thanh trong cuộc sống (tiếp) 6 Kể chuyện 22 Con vịt xấu xí 7 Kĩ thuật 8 Tập làm văn 43 Luyện tập quan sát cây cối 5 1 2 3 4 NGHỈ TẾT ÂM LỊCH 5 6 7 6 1 2 NGHỈ TẾT ÂM LỊCH 3 4 TUẦN 22 Ngày soạn: 2 – 2 – 2013. Ngày giảng: 4 – 2 – 2013. Thứ 2 ngày 4 tháng 2 năm 2013. Chiều: LỚP 4A Tiết 5: Tin học: (Giáo viên chuyên) Tiết 6: Lịch sử: T22: TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ I. Mục tiêu: - Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học): + Đến thời Hậu Lê giáo dục có quy củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo,. + Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao và bia đá dựng ở Văn Miếu. II. Đồ dùng dạy-học: - Sách giáo khoa, vở bài tập Lịch sử 4, vở ghi. III. Tiến trình dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:. 1. Những sự việc nào thể hiện quyền tối cao của nhà vua? 2. Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào? - Nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Yêu cầu HS quan sát tranh 1,2 SGK ? Ảnh 1,2 chụp di tích lịch sử nào? Di tích ấy có từ bao giờ? - Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những di tích quí hiếm của lịch sử giáo dục nước ta. Nó là minh chứng cho sự phát triển giáo dục nước ta, đặc biệt với thời Hậu Lê. Để giúp các em hiểu thêm về trường học và giáo dục thời Hậu Lê chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Giáo dục thời Hậu Lê đã có nền nếp và qui củ: - Gọi HS đọc SGK, thảo luận nhóm 6 để trả lời các câu hỏi sau: 1. Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào? 2. Người đi học dưới thời Hậu Lê là những ai? 3. Nội dung học tập và thi cử của thời Hậu Lê là gì? 4. Chế độ thi cử thời Hậu Lê thế nào? - Dựa vào kết quả làm việc, các em hãy mô tả tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê (về tổ chức trường học; người đi học; nội dung học, nền nếp thi cử). * Kết luận: Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức qui củ, nội dung học tập là Nho giáo 3. Khuyết khích học tập của nhà Hậu Lê: - Yêu cầu HS đọc SGK. ? Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập? * Kết luận: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước mà còn nâng cao trình độ dân trí và văn hóa người Việt. D. Củng cố, dặn dò: ? Qua bài học, em có nhận xét gì giáo dục thời Hậu Lê? ? Trường học thời Hậu Lê có vai trò gì? - Gọi HS đọc phần ghi nhớ - Học bài ở nhà. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS trả lời: 1. Mọi quyền hành tập trung vào tay vua. Vua trực tiếp là tổng chỉ huy quân đội, bãi bỏ một số chức quan cao cấp nhất. Giúp việc cho vua có các bộ và các viện. 2. Bảo vệ quyền của vua, quan, địa chủ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ. - Cùng GV nhận xét đánh giá. - Quan sát tranh. + Nhà Thái học, bia tiến sĩ trong Văn Miếu. Di tích có từ thời Lý. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Đọc SGK, chia nhóm 6 thảo luận. - Đại diện các nhóm trả lời: + Lập Văn Miếu, xây dựng lại và mở rộng Thái học viện, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám; trường có lớp học, chỗ ở, kho trữ sách, ở các đạo đều có trường do Nhà nước mở. + Con cháu vua, quan và con em gia đình thường dân nếu học giỏi. + Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc. + Ở các địa phương có kì thi Hội, ba năm có một kì thi Hương, có kì thi kiểm tra trình độ của quan lại. - Một vài nhóm mô tả giáo dục dưới thời Hậu Lê: - Lắng nghe, ghi nhớ. - Đọc SGK. + Tổ chức lễ xướng danh (lễ đặt tên người đỗ). + Tổ chức Lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng). + Khắc tên tuổi người đỗ đạt cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài. + Nhà Hậu Lê còn kiểm tra định kì trình độ của quan lại để các quan phải thường xuyên học tập. - Lắng nghe, ghi nhớ. + Giáo dục thời Hậu Lê đã có nền nếp qui củ. + Trường học thời Hậu Lê nhằm đào tạo những người trung thành với chế độ phong kiến và nhân tài cho đất nước. - Vài HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe và thực hiện. Tiết 7: Toán: T107: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ I. Mục tiêu: - Biết so sánh được hai phân số có cùng mẫu số. - Nhận biết được một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1. - Bài tập cần làm bài 1, bài 2a,b (3 ý đầu). II. Đồ dùng dạy-học: - Sách giáo khoa Toán 4, vở ghi. III. Tiến trình dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng thực hiện 3 ý của bài tập tiết trước. - Nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Muốn biết hai phân số lớn, bé hay bằng nhau em phải làm gì? Bài hôm nay, sẽ giúp các em biết cách “ So sánh hai phân số cùng mẫu số” để giải đáp câu hỏi trên. 2. So sánh hai phân số cùng mẫu số: - Giới thiệu hình vẽ. - Vẽ đoạn thẳng AB, chia đoạn AB thành 5 phần bằng nhau. Lấy đoạn AC bằng hai phần bằng nhau. Lấy đoạn AC bằng hai phần, ta có phân số bao nhiêu? ? Lấy đoạn AD bằng ba phần, ta có phân số bao nhiêu? Ghi bảng. ? Độ dài đoạn thẳng AC như thế nào so với độ dài đoạn thẳng AD? ? Phân số như thế nào so với phân số ? ? Phân số như thế nào so với phân số . ? Các em quan sát có nhận xét gì về mẫu số, tử số? ? Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào? (nếu tử số bằng nhau thì sao? ) 3. Thực hành: * Bài 1: So sánh hai phân số: - Yêu cầu HS thực hiện trên bảng lớp, em khác làm vào vở. * Bài 2 (3 ý đầu): a. Nhận xét - HD HS thực hiện: so sánh à 1... đưa đến - Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số như thế nào? - HDHS thực hiện: so sánh và 1...đưa đến - Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số như thế nào? b (3 ý đầu). Cho HS làm bài 2b và nêu kết quả miệng. - GV cho HS làm vào nháp. D. Củng cố, dặn dò: - Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào? - Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. a) b) c) - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Ta có phân số . - Ta có phân số + Đoạn thẳng AC ngắn hơn đoạn thẳng AD. + Phân số + Phân số + Có mẫu số bằng nhau, tử số khác nhau. + Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu số, ta chỉ cần so sánh hai tử số: Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn; phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn; nếu tử số bằng nhau thì hai phân số bằng nhau. - HS thực hiện trên bảng lớp, em khác làm vào vở. a. b. c. d. + Thì phân số bé hơn 1. + Thì phân số lớn 1. - HS lần lượt nêu kết quả, mỗi HS nêu 1 phân số cho đến hết lớp. - Cả lớp làm vào vở nháp. - 1 HS nhắc lại cách thực hiện. - Lắng nghe, thực hiện. Tiết 8: Tiếng Anh: (Giáo viên chuyên) Ngày soạn: 3 – 2 – 2013. Ngày giảng: 5 – 2 – 2013. Thứ 3 ngày 5 tháng 2 năm 2013. Chiều: LỚP 4B Tiết 5: Toán: T108: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - So sánh được hai phân số có cùng mẫu số. - So sánh được một phân số với 1. - Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. - Bài tập cần làm bài 1, bài 2 (5 ý cuối); bài 3 a, c. II. Đồ dùng dạy-học: - Sách giáo khoa Toán 4, vở ghi. III. Tiến trình dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng điền dấu , + thích hợp vào chỗ trống. ? Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào? - Nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ luyện tập về so sánh các phân số cùng mẫu số. 2. Luyện tập: * Bài 1: So sánh hai phân số: - Yêu cầu HS thực hiện bảng lớp, vào vở. * Bài 2 (5 ý cuối): - Yêu cầu HS nhắc lại khi nào phân số bé hơn 1, lớn hơn 1, bằng 1. - Gọi HS lên bảng làm bài * Bài 3(a, c): - Gọi HS đọc đề bài. - Muốn viết được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì? - Yêu cầu HS tự làm bài. D. Củng cố, dặn dò: ? Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu ta làm như thế nào? - Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trogn bài. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lần lượt lên bảng thực hiện a) b) . - Vài HS trả lời. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Thực hiện trên bảng lớp, vở bài tập. a) > b) < c) - Khi tử số lớn hơn mẫu số thì phân số lớn hơn 1; khi tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1, tử số bằng mẫu số thì phân số bằng 1. - HS lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - 1 HS đọc đề bài. - Chúng ta phải so sánh các phân số với nhau. a. Vì 1 < 3 < 4 nên c. Vì 5 < 7 < 8 nên - Ta so sánh tử số, phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn,... - Lắng nghe và thực hiện. Tiết 6: Khoa học: T43: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường,). - KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. II. Đồ dùng dạy-học: - Sách giáo khoa, vở bài tập Khoa học 4, vở ghi. III. Tiến trình dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: ? Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào? Lấy ví dụ. - Nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ? Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu không có âm thanh? - Không có âm thanh, cuộc sống của chúng ta sẽ vô cùng tẻ nhạt mà còn gây rất nhiều điều bất tiện. Vậy âm thanh có vai trò như thế nào đối với cuộc sống? Các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong đời sống: - Các em hãy quan sát các hình trong SGK/86 và ghi lại vai trò của âm thanh thể hiện trong hình và những v ... c phòng chống tiếng ồn bằng các biện pháp đơn giản, hữu hiệu. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS trả lời: 1. Âm thanh giúp con người giao lưu văn hóa, văn nghệ, trao đổi tâm tư, tình cảm, chuyện trò với nhau, HS nghe được cô giáo giảng bài, cô giáo hiểu được HS nói gì. Âm thanh giúp cho con người nghe được các tín hiệu qui định: tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng kẻng. 2. Giúp cho chúng ta có thể nghe lại được những bài hát, đoạn nhạc hay từ nhiều năm trước. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Chia nhóm 4 quan sát thảo luận. - Đại diện nhóm trả lời: 1. Tiếng ồn có thể phát ra từ: tiếng động cơ xe ô tô, xe máy, ti-vi, loa đài, chợ, trường học giờ ra chơi, chó sủa trong đêm, máy cưa, máy khoan bê tông. 2. Tiếng loa phóng thanh, cát xét mở to, tiếng hàn điện, tiếng ồn từ chợ, tiếng đóng cừ tràm... - Các nhóm khác bổ sung. - Do con người gây ra. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Chia nhóm thảo luận. - Các nhóm trình bày: 1. Tiếng ồn có hại: gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai. 2. Có những qui định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Vài HS đọc to trước lớp. - Thảo luận nhóm đôi. - Lần lượt trình bày: + Những việc nên làm: trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người cùng có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn; công trường xây dựng, nhà máy, xí nghiệp xây dựng xa nơi đông dân cư hoặc lắp các bộ phận giảm thanh. + Những việc không nên làm: nói to, cười đùa ở nơi cần yên tĩnh, mở nhạc to, mở ti vi to, trên đùa súc vật để chúng kêu sủa,... nổ xe máy, ô tô trong nhà, xây dựng công trường gần trường học, bệnh viện,... - Lắng nghe, ghi nhớ. - 1 HS đọc to trước lớp - Lắng nghe, thực hiện Tiết 6: Kể chuyện: T22: CON VỊT XẤU XÍ I. Mục tiêu: - Dựa theo lời kể của giáo viên, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn caâu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến. - Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác. II. Đồ dùng dạy-học: - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập hai, vở ghi. III. Tiến trình dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng kể câu chuyện về 1 người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết. - Nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe kể câu chuyện Con vịt xấu xí của nhà văn An-đéc-xen. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm nội dung bài KC trong SGK. 2. Giáo viên kể chuyện: - Kể lần 1 giọng thong thả, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả miêu tả hình dáng, tâm trạng của thiên nga. - Kể lần 2 + chỉ tranh minh họa. 3. Hướng dẫn thực hiện các yêu cầu của bài tập a) Sắp xếp lại thứ tự các tranh minh họa câu chuyện theo trình tự đúng: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Treo 4 tranh minh họa lên bảng theo thứ tự sai như SGK. - Gọi HS lên bảng sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện. b) Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2,3,4. - Các em hãy kể trong nhóm 4, mỗi em kể 1 tranh, sau đó mỗi em kể toàn chuyện, trả lời câu hỏi về lời khuyên của câu chuyện. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp - Nhà văn An-đéc-xen muốn nói gì với các em qua câu chuyện này? - Yêu cầu HS đặt câu hỏi khác cho bạn. ● KL: Các bạn vịt thấy hình dáng thiên nga không giống như mình nên bắt nạt, hắt hủi thiên nga. Khi đàn vịt nhận ra sai lầm của mình thì thiên nga đã bay đi mất. Thầy mong rằng các em biết yêu quí bạn bè xung quanh, nhận ra những nét đẹp riêng trong mỗi bạn. - Cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất; hiểu nhất điều nhà văn muốn nói với các em. D. Củng cố, dặn dò: - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS hát. - 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Quan sát tranh. - Lắng nghe. - Theo dõi, lắng nghe. - 2 HS nối tiếp đọc to trước lớp. - Quan sát. - 1 HS lên bảng thực hiện. + Tranh 1 (tranh 2 SGK): Vợ chồng thiên nga gởi con lại cho vịt mẹ trông giúp. + Tranh 2 (tranh 1 SGK): Vịt mẹ dẫn đàn con ra ao. Thiên nga con đi sau cùng, trông cô đơn, lẻ loi. + Tranh 3: Vợ chồng thiên nga xin lại thiên nga con và cám ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con. + Tranh 4: Thiên nga con theo bố mẹ bay đi. Đàn vịt ngước nhìn theo, bàn tán, ngạc nhiên. - 1 HS đọc to trước lớp. - Kể chuyện trong nhóm 4. - Mỗi tốp 2 em thi kể từng đoạn câu chuyện. - Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi về điều nhà văn muốn nói với các em. + Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. + Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác. + Thiên nga là loài chim đẹp nhất trong vương quốc các loài chim nhưng lại bị các bạn vịt xem là xấu xí. + Vì sao đàn vịt con đối xử không tốt với thiên nga? (vì các bạn vịt thấy thiên nga không giống mình). + Bạn thấy thiên nga con có tính cách gì đáng quí? (không giận các bạn vịt mà khi chia tay thiên nga lại rất buồn. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Nhận xét, bình chọn. - Lắng nghe và thực hiện. Tiết 7: Kĩ thuật: (Giáo viên chuyên) Tiết 8: Tập làm văn: T43: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI I. Mục tiêu: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1). - Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2). II. Đồ dùng dạy-học: - Sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt 4 tập hai, vở ghi. III. Tiến trình dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc lại dàn ý tả một cây ăn quả theo 1 trong 2 cách đã học (tả lần lượt từng bộ phận của cây; tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây. - Nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trong tiết TLV trước, các em đã lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả. Tiết học hôm nay giúp các em học cách quan sát cái cây theo thứ tự, kết hợp nhiều giác quan để tìm chi tiết cho dàn ý của bài văn miêu tả đó. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: - Gọi HS đọc nội dung BT1. - Các em hãy làm bài trong nhóm đôi, trả lời viết các câu hỏi a, b trên phiếu, trả lời miệng các câu c, d, e. Với câu c, các em chỉ cần chỉ ra 1,2 hình ảnh so sánh mà em thích. (phát phiếu cho 3 nhóm). - Gọi các nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. b. Các giác quan + Thị giác (mắt) + Khứu giác (mũi) + Vị giác (lưỡi) + Thính giác (tai) c. Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích. Theo em các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì? Nhân hóa 1. Bài Bãi ngô: - Búp ngô non núp trong cuống lá. - Bắp ngô chờ tay người đến bẻ. 2. Bài Cây gạo: - Các múi bông gạo nở đều, chín như nồi cơm chín vung mà cười... - Cây gạo già mỗi năm trở lại tuổi xuân. - Cây gạo trở về với dáng trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành. d. Trong 3 bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể? e. Theo em, miêu tả một loài cây có đặc điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể? Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Về nhà các em có quan sát một cây nào không? - Treo tranh, ảnh một số loài cây. - Nhắc nhở: Bài yêu cầu các em quan sát một cái cây cụ thể cây đó phải được trồng ở khu vực trường, hoặc nơi em ở để có thể quan sát được nó. - Gọi HS trình bày kết quả quan sát. - Cùng HS nhận xét. - Cho điểm một số HS ghi chép tốt, nhận xét về kĩ năng quan sát cây cối của học sinh. D. Củng cố, dặn dò: - Về nhà tiếp tục quan sát cái cây đã chọn để hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết lại vào vở. - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu - Cùng GV nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - Làm việc nhóm đôi. - Trình bày: a. + Sầu riêng: Quan sát từng bộ phận của cây. + Bãi ngô, Cây gạo: Quan sát từng thời kì phát triển của cây. (từng thời kì phát triền của bông gạo) Chi tiết được quan sát • Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô bướm trắng, bướm vàng (Bãi ngô) • Cây, cành, hoa, quả gạo, chom chóc (Cây gạo) • Hoa, trái, dáng, thân, cành, lá (Sầu riêng) • Hương thơm của trái sầu riêng • Vị ngọt của trái sầu riêng • Tiếng chim hót (Cây gạo), tiếng tu hú (Bãi ngô) So sánh 1. Bài Sầu riêng: - Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi - Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con. - Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến. 2. Bài Bãi ngô : - Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non. - Búp như kết bằng nhung và phần. - Hoa ngô xơ xác như cỏ may. 3. Bài Cây gạo: - Cánh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng. - Quả hai đầu thon vút như con thoi. - Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới. * Các hình ảnh so sánh và nhân hóa làm cho bài văn miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc. d. Hai bài Sầu riêng, Bãi ngô miêu tả một loài cây; bài Cây gạo miêu tả một cái cây cụ thể. e. Giống: Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan; tả các bộ phận của cây; tả khung cảnh xung quanh cây; dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa để khắc họa sinh động, chính xác các đặc điểm của cây; bộc lộ tình cảm của người miêu tả. Khác: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loại. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS trả lời. - Quan sát. - Dựa vào những gì đã quan sát (kết hợp tranh, ảnh), ghi lại kết quả quan sát trên giấy nháp. - Trình bày - Nhận xét theo các tiêu chuẩn: + Ghi chép có bắt nguồn từ thực tế quan sát không? + Trình tự quan sát có hợp lí không? + Những giác quan nào bạn đã sử dụng khi quan sát? + Cái cây bạn quan sát có khác gì với các cây cùng loài? - Lắng nghe, ghi nhớ. Ngày soạn: 5 – 2 – 2013. Ngày giảng: 7 – 2 – 2013. Thứ 5 ngày 7 tháng 2 năm 2013. NGHỈ TẾT ÂM LỊCH Ngày soạn: 6 – 2 – 2013. Ngày giảng: 8 – 2 – 2013. Thứ 6 ngày 8 tháng 2 năm 2013. NGHỈ TẾT ÂM LỊCH
Tài liệu đính kèm: