Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 21 năm 2013

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 21 năm 2013

RÚT GỌN PHÂN SỐ

I. Mục tiêu

 - Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản ( trường hợp đơn giản ).

II. Chuẩn bị.

SGK

III. Các bước lên lớp

 

doc 34 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 21 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Ngày soạn : 26 tháng 1 năm 2013
Ngày giảng : Thứ hai ngày 28 tháng 01 năm 2013
Tiết 1: Chào cờ 
Tiết 2 : Toán
RÚT GỌN PHÂN SỐ 
I. Mục tiêu
 - Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản ( trường hợp đơn giản ).
II. Chuẩn bị.
SGK
III. Các bước lên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.kiểm tra bài cũ 5’
- Gv cho 3 phân số gọi 3 hs lên tìm phân số bằng nhau.
 ; ; 
 GV nhận xét ghi điểm
2.Bài mới 32’
a.Giới thiệu bài: Rút gọn phân số.
b.Tìm hiểu bài
 GV ghi ví dụ lên bảng hướng dẫn hs cách rút gọn phân số.
VD: a/ Cho phân số . Tìm phân số bằng phân số nhưng tử và mẫu số bé hơn. 
 + Em có thể làm gì để có phân số bằng với phân số đã cho nhưng tử số và mẫu số là số nhỏ hơn. 
+ Em có thể chia cho số nào? 
 + Em có nhận xét gì giữa hai phân số 
 + Phân số gọn hơn phân số 
 Vậy phân số vừa tìm được sau khi chia ta gọi là phân số rút gọn.
b/ VD1 hướng dẫn như trên
 VD2: rút gọn phân số 
 + Ta thấy 18 và 54 đều chia hết cho số nào?
+ Em thấy phân số vừa tìm được còn có thể chia cho phân phân số nào được nữa? 
+ Vậy các em có nhậ xét gì về hai phân số trên? 
- GV kết luận: nhưng chúng ta thấy phân số mới là phân số gọn nhất 
+ Các em có mấy bước tiến hành rút gọn phân số? 
- Gv kết luận phần ghi nhớ cho hs đọc lại vài lần.
c. Luyện tập 
Bài 1: Rút gọn các phân số:
Gọi hs đọc yêu cầu bài
GV hướng dẫn.
Cho hs làm bài vào vở.
Gọi hs sửa bài.
GV nhận xét kết luận:
Bài 2: Trong các phân số 
a/ Phân số nào tối giản: Vì sao? 
GV hướng dẫn.
Cho hs làm bài vào vở.
Gọi hs sửa bài.
GV nhận xét kết luận:
3.Củng cố - dặn dò 2’
+ Tiết toán hôm nay các em học bài gì?
- GV nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài 
- 3 HS thực hiện
; ; 
Hs nhận xét
- Hs nhắc lại tựa bài
- Hs nghe GV hướng dẫn và tham gia ý kiến.
Hs trả lời câu hỏi
 + lấy tử và mẫu số chia cho cùng một số tự nhiên khác 0 
+ chia cho 5
 Ta thực hiện như sau: 
 Vậy 
Gọi 1 hs lên thực hiện. 	
+ chia hết cho 2
- Gọi 2 hs lên thực hiện ; 
+ chia cho 3 hoặc cho 9
+ phân số gọn hơn 
+ Là phân số tối giản
+ Có 2 bước rút gọn.
+ 4 HS đọc ghi nhớ.
Hs đọc yêu cầu bài
Hs làm bài vào vở.
Hs sửa bài.
a/ ;; ; ; ; 
a/ Phân số tối giản: vì các phân số này không thể chia được nửa.
+ Rút gọn phân số.
- Hs lắng nghe.
Tiết 3 : Tập đọc
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA 
I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
 - Hiểu ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
*GDKNS:Tù nhËn thøc: x¸c ®Þnh gi¸ trÞ c¸ nh©n, t­ duy s¸ng t¹o.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1 -Kiểm tra bài cũ 5’
- Đọc bài: Trống đồng Đông Sơn - trả lời câu hỏi về nội dung bài
2- Bài mới 32’
a - Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ cho các em biết về sự nghiệp của con người tài năng Trần Đại Nghĩa.
b- Luyện đọc:
- Cho HS đọc toàn bài, chia đoạn. 
- Gọi HS đọc đoạn
- Kết hợp sửa lỗi phát âm giải nghĩa từ khó và cách ngắt nghỉ.
- Cho HS luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
c- Tìm hiểu nội dung bài 
- Cho HS đọc đoạn 1, trả lời:
+ Nêu tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước? (SGK)
- Cho HS quan sát ảnh Trần Đại Nghĩa 
- Nêu ý đoạn 1
- Cho HS đọc đoạn 2 - 3, trả lời:
+ Em hiểu "Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc" nghĩa là gì? 
+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? 
+ Nêu đóng góp của Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc? 
- Nêu ý đoạn 2,3
- Cho HS đọc đoạn còn lại, trả lời câu hỏi:
+ Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của giáo sư Trần Đại Nghĩa như thế nào? 
+ Nhờ đâu Trần Đại Nghĩa có những cống hiến to lớn như vậy? 
Nội dung bài nói gì ?
d- Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Cho HS đọc toàn bài, nêu giọng đọc
- Cho HS đọc diễn cảm 
- Gọi HS thi đọc trước lớp 
- Cùng HS nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò: 2’
- Gợi ý cho HS nêu nội dung của bài
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
- Về nhà đọc diễn cảm bài.
- 4 HS đọc bài trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1 từ đầu.chế tạo vủ khí
+ Đoạn 2 tiếp.lô cốt của giặc
+ Đoạn 2 tiếp..kĩ thuật nhà nước
+ Đoạn 4 phần còn lại
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt)
- Lắng nghe
- Luyện đọc theo nhóm 2
- 2 HS đọc 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- Trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
* Ý đoạn 1: giới thiệu tiểu sử nhà khoa học Trần Đại Nghĩa trước năm 1946.
- Là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Ông cùng anh em nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn: Súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc
- Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà
* Ý đoạn 2,3: Nói lên những đóng góp của giáo sư Trần Đại Nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Năm 1948 ông được phong thiếu tướng; năm 1952 ông được tuyên dương Anh hùng Lao động, ông còn được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý
- Nhờ lòng yêu nước và là nhà khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu, học hỏi
ND : Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
- 1 HS đọc
- Luyện đọc theo nhóm 2
- 2 HS thi đọc trước lớp
- Theo dõi, nhận xét 
Tiết 4 : Chính tả ( Nhớ - viết)
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI 
I. Mục tiêu
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
 - Làm đúng bài tập 3 ( kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh ).
II. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Bảng lớp viết nội dung bài tập 3
III. Các bước lên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
2.kiểm tra bài cũ 5’	
Đọc lại cho học sinh viết trên bảng lớp, cả lớp viết ra nháp: đãng trí, chẳng thấy, xuất trình, chào hỏi.
- GV nhận xét
3.Bài mới 32’
a.Giới thiệu bài
 Nhớ- viết bài chuyện cổ tích về loài người.
b. Hướng dẫn viết
- Gọi 5 hs đọc thuộc lòng.
+ Khi trẻ con sinh ra phải cần có những ai? Vì sao phải như vậy?
- Gv đọc cho học sinh luyện viết từ khó vào bảng con.
- GV ghi lại các từ đúng lên bảng lớp.
- Cho hs đọc lại các từ vừa viết 2 lần.
c. Viết chính tả.
- Gv đọc lần lượt từng cụm từ 5,7 tiếng cho hs viết.
- Gv đọc lại cho hs sốt lỗi.
* Chấm chữa bài
- GV thu 5 bài chấm
 - GV nhận xét từng bài
d. Luyện tập:
Bài 2: Điền vào chỗ trống ( bài tập lựa chọn)
* Chọn câu a.
GVKL: giăng, gió, rải
Bài 3: Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hồn chình bài văn sau.
GV kết luận các từ cần điền lần lượt là:
 Dáng thanh – thu dần – một điểm – rắn chắc – vàng thẫm – cánh dài – rực rỡ - cần mẫn.
4.Củng cố - dặn dò 2’
- GV nhận xét.
- Nhận xét chung
- Về nhà luyện viết thêm và xem bài kế tiếp.
Hát vui
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
Hs nêu tựa bài
- 5 Hs đọc thuộc lòng
+ Phải có mẹ, có cha để bồng bế, dạy dỗ và tình yêu thương, trẻ em mới hiểu biết về cuộc sống.
+ HS viết bảng con: nhìn rõ, chăm sóc, sinh ra, 
Hs đọc
Hs viết
Hs sốt lỗi
Hs đọc yêu cầu
 Gọi hs điền
Hs nhận xét
 Gọi hs đọc yêu cầu.
 - HS làm bài
 - Gọi hs báo cáo
HS nhận xét, hs đọc lại đoạn văn vừa điền
Tiết 6: ÔN TOÁN
Bµi 1: Rót gän c¸c ph©n sè sau:
KÕt qu¶: 
Bµi 2: KÕt qu¶:
Trong c¸c ph©n sè ®· cho, ph©n sè
b»ng lµ:.
Bµi 4: TÝnh theo mÉu:
a) 
ta chia c¶ tö vµ mÉu cña ph©n sè thø nhÊt cho 3 x 5.
b) 
ta chia c¶ tö vµ mÉu cña ph©n sè thø nhÊt cho 8 x 7.
c) 
ta chia c¶ tö vµ mÉu cña ph©n sè thø nhÊt cho 19 x5.
Tiếng Việt: ÔN TẬP
 I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
II. Lên lớp
1.Cho HS đọc các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi cuối bài
2.Tổ chức cho các tổ thi đọc hay đọc diễn cảm
ÔN TẬP : LUYỆN VIẾT
 Cho HS viết bài rèn chữ tháng 1: Mùa đông trên rẻo cao
Ngày soạn : 27.1 2013
Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 01 năm 2013
Tiết 3 :Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 - Rút gọn đượng phân số. 
 - Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số.
II. Chuẩn bị.
III. Các bước lên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.kiểm tra bài cũ 5’
- Gv cho 6 phân số gọi 3 hs lên rút gọn.
- GV nhận xét ghi điểm
2.Bài mới 32’
a.Giới thiệu bài : Luyện tập
 b. Luyện tập
Bài 1: Rút gọn các phân số
- Gọi hs đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn.
- Cho hs làm bài vào vở.
- Gọi hs sửa bài.
- GV nhận xét kết luận:
Bài 2: Trong các phân số dưới đây phân số nào bằng 
Gọi hs đọc yêu cầu bài
GV hướng dẫn.
Cho hs làm bài vào vở.
Gọi hs sửa bài.
GV nhận xét kết luận:
- phân số dưới đây phân số nào bằng là:
Bài 4: Tính (theo mẫu);
Gọi hs đọc yêu cầu bài
GV hướng dẫn.
Cho hs làm bài vào vở.
Gọi hs sửa bài.
GV nhận xét kết luận:
3.Củng cố- dặn dò 2’
 - GV nhận xét
- Nhận xét chung 
- Về nhà xem lại bài và xem bài kế tiếp.
b/ ; ; ; ; ; 
- 3 HS lên bảng làm bài
a); 
- Làm bài vào nháp và trình bày bài
+ Phân số và đều bằng vì ; . Phân số là phân số tối giản
- Làm bài vào vở
b) c) 
Tiết 2 : Luyện từ và câu
CÂU KỂ AI THẾ NÀO ? 
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? (ND ghi nhớ).
- Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (Bt1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? (BT2).
* HSKG: Viết được đoạn văn có dùng 2,3 câu kể theo BT2.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng lớp viết nội dung, yêu cầu bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ 5’
- Làm bài (tiết LTVC giờ trước)
- GV nhận xét cho điểm.
2- Bài mới 32’
a-Giới thiệu bài : Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ về loại câu kể Ai làm gì?
b. Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1,2
- Yêu cầu đọc đoạn văn và các yêu cầu 1, 2.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành các yêu cầu
- Gọi HS trình bày kết quả
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Trong đoạn văn những câu nào thuộc kiểu câu kể Ai làm gì?
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS trình bày GV nhận xét.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS trình bày GV nhận xét.
Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày GV nhận xét.
- Kết luận : Câu kể Ai thế nào gồm hai bộ phận:
+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
+ Vị ngữ trả lờ ...  hs thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét nêu ý kiến
- GV kết luận: 
Bài 3. Từ cấu tạo của hai bài văn trên, rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối.
- Gọi hs đọc yêu cầu.
- Gọi hs nêu nhận xét cá nhân.
- GV kết luận: 
 + Bài văn miêu tả cây cối có ba phần: mở bài, thân bài, kết luận.
 + Mở bài: tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
 + Thân bài: có thể tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
 + Kết bài: nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
* Ghi nhớ.
+ Bài văn miêu tả cây cối có mấy phần?
+ Nêu nội dung từng phần đó?
c. Luyện tập
Bài 1. 
- Gọi hs đọc yêu cầu.
- Cho hs đọc lại bài cây gạo.
- Cho hs thảo luận nhóm đôi.
- Địa diện báo cáo.
- Nhóm khác nhận xet nêu ý kiến
- GV kết luận: bài văn tả cây gạo tả theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc màu hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo như treo rung rinh hàng ngàn nổi cơm gạo mới.
Bài 2: 
a/ Tả lần lượt từng bộ phận của cây.
b/ Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.
- Cho hs làm bài cá nhân
- Gọi hs trình bày
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét.
4.Củng cố - dặn dò 2’
+ Tiết TLV hôm nay các em học bài gì?
- Gọi hs dọc bài viết.
Nhận xét chung 
- Về nhà xem lại bài và xem bài kế tiếp.
Hát vui
- HS chuẩn bị VBT
Nghe nhận xét
Nhắc tựa bài
Đọc yêu cầu và đoạn văn
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu (nội dung giới thiệu bao quát bãi ngô, tả cây ngô từ lúc lấm tấm non đến lúc thành cây lá rộng, dài.)
+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp (nội dung: tả hoa và giai đoạn đơm hoa, kết trái)
+ Đoạn 3: Phần còn lại (nội dung tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc)
-Vẻ đẹp của bãi ngô
- Hs thảo luận nhóm.
- Đại diện báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét nêu ý kiến
+ Đoạn 1: 4 dòng đầu: (nội dung giới thiệu bao quát về cây mai)
+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp (nội dung: đi tả cánh hoa, trái cây)
+ Đoạn 3: phần còn lại (nội dung: nêu cảm nghĩ của người miêu tả)
+ Bài “Cây mai tứ quí, tả từng bộ phận của cây còn bài “bãi ngô” tả từng thời kì phát triển của cây
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs đọc lại bài bãi ngô
- Hs thảo luận nhóm.
- Đại diện báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét nêu ý kiến
- 4 HS nêu ghi nhớ
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs nhận xét nêu ý kiến
+ Đoạn 1: Cây gạo giàthật đẹp. Giới thiệu bao quát cây gạo già mỗi khi bước vào mùa hoa hằng năm.
+ Đoạn 2: Hết nùa hoa..thăm quê mẹ. Tả cây gạo già sau mùa hoa.
+ Đoạn 3: Ngày tháng.cơm gạo mới. Tả cây gạo khi quả gạo già.
Hs trả lời
Hs nhận xét bổ sung
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs đọc bài viết
- hs nhận xét
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
Tiết 5: Lịch sử
NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC 
I. Mục tiêu
 Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước tương đối chặt chẽ: soạn bộ luật Hồng Đức ( nắm những nội dung cơ bản ), vẽ bản đồ đất nước.
II. Chuẩn bị.
SGK , VBT
III. Các bước lên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.kiểm tra bài cũ 5’
+ tiết trước các em học lịch sử bài gì?
+chiến thắng chi lăng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tọc ta?
+Theo em, địa thế Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân giặc?
- GV nhận xét ghi điểm 
2.Bài mới 32’
a.Giới thiệu bài
 Cuối bài học trước, chúng ta đã biết sau trận đại bại ở Chi Lăng, quân Minh phải rút về nước, nước ta hoàn toàn đọc lập. Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê. Triều đại này đã tổ chức, cai quản đất nước như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
b.Tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu hs đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 + Nhà hậu lê ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu? 
+ Vì sao triều đại này gọi là triều hậu Lê? 
+ Việc quản lí đất nước dưới thời hậu Lê? 
- GV kết luận:Vậy cụ thể quản lý đất nước thời hậu Lê như thế nào? Chúng ta cùng tỉm hiểu qua sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê.
+ Dựa vào sơ đồ, tranh minh họa số 1, và nội dung SGK hãy tìm những sự việc thể hiện thời triều Hậu Lê, vua và người có quyền tối cao nhất? 
* Hoạt động 2: Bộ luật Hồng Đức
- GV yêu cầu hs đọc SGk và hỏi:
 + Để quản lý đất nước, vua Lê Thánh Tông đã làm gì? 
GV nói thêm: Gọi là bản đồ Hồng Đức, bộ luật Hồng Đức vì chúng đều ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, lúc ở ngôi nhà vua lấy niên hiệu là Hồng Đức ( 1470 – 1497).
 + Em hãy nêu những nội dung chính của bộ luật Hồng Đức?
+ Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ? 
- GV kết luận: luật Hồng Đức là bộ luật đầu tiên của nước ta, là công cụ giúp nhà vua cai quản đất nước. Nhờ có Bộ Luật này và những chính sách phát triển kinh tế, đối nội, đối ngoại sáng suốt mà triều Hậu Lê đã đưa nước ta phát triển lên một tầm cao mới. 
3.Củng cố - dặn dò 2’
+ Nhà hậu lê ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập?
 + Em hãy nêu những nội dung chính của bộ luật Hồng Đức?
Nhận xét chung 
Về nhà xem lại bài và xem bài kế tiếp.
- 4 Học sinh nêu ghi nhớ và trả lời
Câu hỏi
Hs lắng nghe nhắc tựa bài
Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi
+ ( nhà hậu Lê được Lê lợi thành lập vào năm 1428, lấy tên nước là đại Việt như xưa và đóng đô ở Thăng long.)
+ gọi là hậu Lê để phân biệt với triều Lê do lê Hồn lập ra từ thế kỉ thứ 10.
+ Dưới triều Hậu Lê, việt quản lí đất nước ngày càng được củng cố và đặt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông.
+ Vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền tuyệ đối, mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội.
- Hs nhận xét bổ sung
Hs trả lời
+ Để quản lý đất nước, vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức, đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta.
- Hs nhận xét bổ sung
- HS lắng nghe.
+ Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức là bảo vệ quyền lợi của nhà vua, quan lại, địa chủ là chính. 
+ Luật Hồng Đức đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ.
- HS lắng nghe
Tiết 6 : Kĩ thuật 
ĐIỀUKIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA 
I. Mục tiêu
- Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của diều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.
II. Chuẩn bị.
III. Các bước lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ 5’
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS .
2.Bài mới 32’
a/Giới thiệu bài: Điều kiện ngoại cảnh của cây rau , hoa.
b. Hướng dẫn tìm hiểu
- Hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây trong chậu
- GV đặt câu hỏi trong SGK và yêu cầu HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và hướng dẫn, giải thích cách thực hiện từng công việc chuẩn bị.
+ Chuẩn vị cây để trồng trong chậu: Có nhiều loại cây rau, hoa có thể trồng được trong chậu như hoa hồng, hoa bỏng, hoa cúc,  tuỳ theo sở thích và nhu cầu, ta sẽ chọn loại cây đem trồng cho phù hợp. Cây trồng trong chậu cũng phải đảm bảo các yêu cầu như cây trồng trên luống .
+ Chậu trồng cây : Châu trồng cây có nhiều loại với hình dạng, kích thước và vật liệu làm chậu khác nhau như sành, sứ xi măng, nhựa Chậu làm bằng xi măng thường có lỗ ở đáy chậu. Kích thước chậu phải phù hợp với cây đem trồng.
+ Đất trồng cây: Hướng dẫn theo nội dung SGK và giải thích thêm : do lượng đất trong chậu ít nên phải chọn đất tốt và trộn thêm phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân vi sinh để đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.
- GV cho HS đọc nội dung mục 2 và cho các em quan sát tranh, sau đó nêu cách trồng cây trong chậu. 
- GV nhận xét và nêu kết luận: Khi trồng cây con thì phải đặt cây vào giữa chậu. Sau đó, một tay giữ cho cây thẳng đứng, tay kia dùng dầm xúc đất đổ vào quanh gốc cây cho đến khi lấp hết rễ và cây đứng thẳng được. Không trồng cây sâu quá. Khi ấn đất quanh gốc cây chú ý ấn chặt, đều để cây không bị nghiêng ngả.
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV hướng dẫn chậm từng thao tác trồng cây trong chậu theo quy trình trên. Trong quá trình hướng dẫn, GV có thể yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu thực hiện của hoạt động 1.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của HS .
-Tổ chức cho HS thực hành trồng cây trong chậu. Mỗi nhóm trồng một chậu, GV quan sát.
-Tổ chức nhận xét kết quả trồng cây trong chậu của từng nhóm và nhắc nhở một số điểm cần lưu ý.
3.Củng cố – dặn dò 2’
- Nhận xét tiết học.
-Xem trước bài “ Trông rau hoa trong chậu” 
- HS nêu các công việc mìmh chuẩn bị.
- HS đọc đề bài
- HS lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
-Cả lớp lắng nghe.
+Cả lớp lắng nghe.
-Cả lớp lắng nghe và nêu nội dung bài 
-Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp quan sát cách thực hiện của GV.
Cả lớp lắng nghe GV nhận xét.
- Cả lớp tiến hành thực hành.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau về cách trồng cây của nhóm bạn.
- Cả lớp lắng nghe.
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể, ý thức phê và tự phê.
- Giáo dục HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
Các tổ trưởng cộng điểm thi đua trong tuần.
III. Nội dung sinh hoạt:
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần 
 - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt:
 - Các tổ trưởng lần lượt lên bảng ghi tổng số điểm thi đua trong tuần
 - Lớp trưởng xếp loại thi đua các tổ
 -Ý kiến các thành viên trong tổ.
 - GV lắng nghe ý kiến, giải quyết:
 2. GV đánh giá chung:
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn.
 c) Học tập:- Các em có ý thức học tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, một số em hăng hái phát biểu xây dựng bài, còn một số em chưa tham gia phát biểu.
 - Một số em viết chữ còn xấu, vở chưa sạch, cần quan tâm hơn.
 - Một số em còn hay nói chuyện riêng trong giờ học, đồ dùng học tập chưa đầy đủ.
 d) Các hoạt động khác: Vệ sinh lớp đầy đủ, sạch sẽ.
 - Bầu cá nhân tiêu biểu:.............................................................
 - Bầu tổ tiêu biểu:.....................................................................
2. Kế hoạch tuần tới: 
 - Duy trì sĩ số, đi học đều, chuyên cần học tập, đi học đúng giờ. 
 - Thực hiện nề nếp qui định của nhà trường. Tham gia sinh hoạt đầy đủ.
 - Thực hiện tốt phong trào “đôi bạn học tập tốt” để giúp nhau cùng tiến bộ.
 - Về nhà chép bài học bài và làm bài đầy đủ. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21 KHoang.doc