Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 10

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 10

TIẾT 1 TẬP ĐỌC

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (TIẾT 1 )

I. Mục tiêu

* Kiểm tra đọc (lấy điểm)

 - Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9

 - Kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.

 - Kỹ năng đọc - hiểu: Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc.

* Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, ghi nhớ về: Chủ điểm, tên bài, tác giả, nội dung chính.

II. Đồ dùng dạy - học

 *Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 (mỗi bài ghi vào 1 tờ giấy nhỏ).

 * Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95 SGK (2 bản).

 

doc 59 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Soạn 22/10/2011
Giảng Thứ 2/24/10/2011
Tiết 1 Tập đọc 
Ôn tập giữa học kỳ I (Tiết 1 )
I. Mục tiêu
* Kiểm tra đọc (lấy điểm)
	- Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
	- Kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
	- Kỹ năng đọc - hiểu: Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc. 
* Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, ghi nhớ về: Chủ điểm, tên bài, tác giả, nội dung chính.
II. Đồ dùng dạy - học 
	*Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 (mỗi bài ghi vào 1 tờ giấy nhỏ).
	* Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95 SGK (2 bản).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Giới thiệu bài: 1p
- Nêu Mục đích tiết học và cách gắp thăm bài đọc
 B. Nội dung: 32p
1. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ Em đã được học những chủ điểm nào?
+ Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của bài thơ ấy.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị; khi có 1 HS kiểm tra xong, thì 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ Các chủ điểm : Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.
+ Màu sắc em yêu (Phạm Đình Ân)
 Bài ca về trái đất (Định Hải)
 Ê-mi-li, con.... (Tố Hữu).
 Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (Quang Huy).
 Trước cổng trời (Nguyễn Đình ánh)
- 2 HS làm vào giấy khổ to, lớp làm vào vở.
- 2 HS nêu kết quả làm bài, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Theo dõi và tự chữa bài (nếu sai).
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Việt Nam tổ quốc em
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả những màu sắc gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam
Cánh chim hoà bình 
Bài ca về trái đất
Định Hải 
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn cho trái đất bình yên, không có chiến tranh.
Ê-mi-li, con....
Tố Hữu
Chú Mo-xi-xơn đã tự thiêu trước bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà 
(Quang Huy).
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.
Trước cổng trời 
(Nguyễn Đình ánh )
Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của "Cổng trời" ở vùng núi nước ta.
 C. Củng cố - dặn dò: 3p
- Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
- Dặn dò về nhà ôn lại nội dung chính của từng bài tập đọc.
- HS lắng nghe
- HS chuẩn bị bài sau.
TIẾT 2 TIẾNG ANH
(Gv chuyờn dạy)
.......................
Tiết 3 Toán
Tiết 46: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố về:
 - Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân: Đọc viết số thập phân.
 - So sánh số đo độ dài.
 - Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trớc.
 - Giải bài tập liên quan đến “rút về đơn vị ” hoặc “tìm tỉ số”.
II.Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- GV gọi 2 học sinh lên bảng yêu cầu HS làm bài tập .
- GV nhận xét và cho điểm học sinh.
 B. Dạy- học bài mới: 35p
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng học tập về các phương pháp chuyển các phân số thành số thập phân, đọc, viết số thập phân, so sánh số đo độ dài và giải bài toán liên quan đến “ rút về đơn vị ” hoặc “tìm tỉ số”.
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc về bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét bạn bài làm trên bảng.
- GV chỉ từng số thập phân vừa viết được và yêu cầu học sinh đọc.
- GV nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 2
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm bài tập.
- GV yêu cầu học sinh báo cáo kết quả bài làm.
- GV yêu cầu học sinh giải thích rõ vì sao các số đo trên đều bằng 38,09 kg
- GV nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 3
- GV yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi một học sinh đọc trước lớp rồi nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 4
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Tổ chức cho học sinh làm cá nhân
- Giáo viên nhận xét chốt kết quả đúng
Bài 5
- GV gọi học sinh đọc đầu đề bài toán.
? Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?
? Biết giá tiền của một bộ quần áo không đổi, khi ta gấp số bộ quần áo cần may lên một số lần thì số tiền phải trả như thế nào?
? Có thể dùng những cách nào để giải bài toán này?
- GV: gọi 2 HS lên làm bài theo 2 cách trên.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV nhận xét bài làm của HS sau đó yêu cầu 2 HS vừa lên bảng vừa nêu đâu là bước "rút về đơn vị" đâu là bước tìm tỉ số trong bài làm của mình.
- GV ghi điểm
C. Củng cố , dặn dò: 2p
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà ôn tập lại các kiến thức đã học về STP, giải toán có liên quan đến rút về đơn vị hoặc tìnm tỉ số" để chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kì I.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài trớc lớp.
- 1 HS lên bảng là bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 12,5 (mười hai phẩy năm) 
 0,82 (không phẩy tám mươi hai) 
b) 2,006 (hai phẩy không không sáu) 
 0,048(không phẩy không bốn tám)
- HS chuyển các số đo đã học cho về dạng số thập phân có đơn vị là kg và rút ra kết luận.
- 1 HS báo cáo kết quả trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS giải thích :
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 2 HS làm , lớp nhận xét và tự kiểm tra bài của mình.
a) 3m 52cm = 3,52m. b) 95ha = 0,95km2
1 HS đọc trước lớp
HS ghi kết quả vào bảng con
HS giải thích vì sao lại chọn kết quả đó
A. 9,32
- 1 HS đọc đề toán trớc lớp.
- Bài toán cho biết may 32 bộ quần áo hết
 1 280 000 đồng.
- May 16 bộ quần áo như thế thì hết bao nhiêu tiền.
- Biết giá tiền của một bộ quần áo không đổi, khi ta gấp số bộ quần áo cần bao nhiêu lần thì số tiền phải trả sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- Có thể dùng hai cách để giải bài toán :
+ Rút về đơn vị.
+ Tìm tỉ số.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở bài tập. Cách 1
Giá tiền của một bộ quần áo là :
1 280 000 : 32 = 40 000(đồng)
May 16 bộ quần áo như thế phải trả số tiền:
40 000 x 16 = 640 000 (đồng)
Đáp số : 640 000 đồng
 Cách 2
32 bộ gấp 16 bộ số lần là :
32 : 16 = 2 (lần)
Số tiền phải trả để may 16 bộ quần áo là :
1 280 000 : 2 = 640 000 (đồng)
Đáp số : 640 000 đồng
- 2 HS nhận xét
- HS lần lượt nêu:
+ Bước tìm giá tiền của 1 bộ quần áo là bước "rút về đơn vị".
+ Bước tìm số lần 32 bộ gấp 16 bộ là bước "tìm tỉ số"
- HS lắng nghe và chuẩn bị giờ sau kiểm tra định kì giữa kì I. 
Tiết 4 đạo đức
Học quyền trẻ em chủ đề 4
(soạn quyển riêng)
Soạn 23/10/2011
Giảng Thứ 3/25/10/2011
Tiết 1 Chính tả
 Ôn tập giữa học kỳ I (Tiết 2 )
I. Mục tiêu
	* Kiểm tra đọc, lấy điểm (Yêu cầu như ở tiết 1)
	* Nghe - viết chính xác, đẹp bài văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.
	* Hiểu nội dung bài văn: Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9 (đã chuẩn bị từ tiết 1).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Giới thiệu bài: 1p
Nêu Mục tiêu tiết học 
 B. Nội dung: 32p
1. Kiểm tra tập đọc
 Tiến hành tương tự như ở tiết 1
2. Viết chính tả
 a) Tìm hiểu nội dung bài văn
 - Gọi HS đọc bài văn và phần chú giải.
? Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách?
? Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng?
? Bài văn cho em biết điều gì?
 b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn viết chính tả và luyện viết.
? Trong bài văn, có những chữ nào phải viết hoa?
 c) Viết chính tả
 d) Soát lỗi , chấm bài
 C. Củng cố - dặn dò: 3p
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về tiếp tục luyện đọc , HTL
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe
+ Vì sách làm bằng bột nứa, bột của gỗ rừng.
+Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.
*Bài văn thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
- HS nêu và viết các từ khó. Ví dụ: bột nứa, ngược, giận, nỗi niềm, cầm trịch, đỏ lừ, canh cánh....
+ Những chữ đầu câu và tên riêng Đà, Hồng phải viết hoa.
- HS chuẩn bị bài sau.
.
Tiết 2 Khoa học
Bài 19: Phòng tránh 
tai nạn giao thông đường bộ
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Nêu một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông và một số biệt pháp an toàn giao thông.
 - Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
II. Đồ dùng dạy - học
	- Hình trang 40, 41 SGK
	- Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạbn giao thông.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ: 3p
? Chúng ta phải làm gì để phòng chống xâm hại ?
? Khi có nguy cơ bị xâm hại em sẽ làm gì ?
? Tại sao khi bị xâm hại, chúng ta cần tìm người tin cậy để chia sẻ tâm sự ? 
- GV nhận xét, cho điểm.
 B. Dạy bài mới: 30p
1) Giới thiệu bài : Cho HS quan sát tranh và nêu nội dung.
2) Các hoạt động
 a)Hoạt động 1: Những vi phạm luật giao thông của người tham gia và hậu quả của nó.
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
+ Quan sát hình minh hoạ trang 40 SGK.
? Hãy chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông?
? Điều gì có thể xảy ra với người vi phạm giao thông đó?
? Hậu quả của vi phạm đó là gì ?
- Qua những vi phạm giao thông đó em có nhận xét gì ?
*Kết luận : Có rất nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Có những tai nạn giao thông không phải là do vi phạm nên chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, thực hiện an toàn giao thông ?
 b)Hoạt động 2 : Những việc làm để thực hiện an toàn giao thông.
- Cho HS hoạt động nhóm.
+ Phát giấy khổ to và bút dạ cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ SGK và nói rõ lợi ích của việc làm được mô ...  STN. 
a) Ví dụ1:
* Hình thành phép nhân
- GV vẽ hình lên bảng và nêu bài toán: Hình tam giác ABC có 3 cạnh dài bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m. Tính chu vi hình tam giác đó.
- GV yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác ABC.
? 3 cạnh của hình tam giác có gì đặc biệt ?
? Vậy tính tổng của 3 cạnh, ngoài cách thực hiện phép cộng ta còn cách nào khác ?
- Hình tam giác ABC có 3 cạnh dài bằng nhau và bằng 1,2m. Để tính chu vi hình tam giác này ta thực hiện phép nhân 1,2m x 3. Đây là phép nhân 1 STP với một số tự nhiên.
* Đi tìm kết quả:
- GV yêu cầu HS cả lớp trao đổi, suy nghĩ để tìm kết quả của 1,2m x 3
- Yêu cầu HS nêu cách tính của mình
- GV nghe HS trình bày và viết cách làm trên lên bảng như phần bài học trong SGK.
? Vậy 1,2m nhân 3 bằng bao nhiêu mét ?
* Giới thiệu kĩ thuật tính
- Trong bài toán trên để tính được 1,2m x 3
các em phải đổi đã nghĩ ra cách đặt tính và thực hiện phép tính như sau:
- GV trình bày cách đặt tính và thực hiện tính như SGK lưu ý cách viết 2 phép nhân 12 x 3 = 36 và 1,2 x 3 = 3,6 ngang nhau để HS so sánh.
? Em hãy so sánh tích 1,2 x 3 ở hai cách tính 
- GV yêu cầu HS thực hiện lại phép tính 1,2 x 3 theo hai cách tính.
? Em có nhận xét gì về các chữ số ở phần thập phân của thừa số và tích?
? Dựa vào cách thực hiện 1,2 x 3 em hãy nêu cách tính thực hiện nhân 1 STP với 1 STN? 
 b) Ví dụ 2 
- GV yêu cầu HS nêu VD2: Đặt tính và tính 0,46 x 12
- GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách tính của mình.
- GV nhận xét cách tính của HS.
3. Ghi nhớ
? Qua hai ví dụ bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân 1 STP với một số tự nhiên ?
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu HS đọc thuộc luôn tại lớp 
4. Luyện tập thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét ghi điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- 2 HS lên làm bài HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS nghe và nêu lại bài toán ví dụ.
- Chu vi hình tam giác ABC bằng tổng độ dài ba cạnh :
1,2 m + 1,2 m + 1,2 m
- 3 cạnh của tam giác ABC đều bằng
 1,2 m.
- Ta còn cách thực hiện phép nhân.
1,2 m x 3
- HS thảo luận theo cặp.
- 1 HS nêu trước lớp. Lớp theo dõi nhận xét.
 1,2 m = 12 dm
 12
 x 3
 36 (dm )
 36 dm = 3,6 m
 Vậy 1,2 x 3 = 3,6 (m)
- 1,2 m x 3 = 3,6 m
- Cách đặt tính cũng cho kết quả 1,2 x 3 = 3,6 (m).
- HS cả lớp cùng thực hiện.
- HS so sánh
- Thừa số có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân thì thì tích có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân.
- 2 HS nêu 
- 1 HS nêu trước lớp , lớp theo dõi và nhận xét.
- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Kq : 25,2 ; 6,40 ; 0,768 ; 5736,0 
- 1 HS nhận xét, lớp theo dõi và bổ sung 
- 4 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra nhau.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tích.
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
..........................................................................
TIẾT 3 KĨ THUẬT 
(Gv dạy thay TT)
.......................................................................
tiết 4 Khoa học
Bài 22 : Tre, mây, song
I. Mục tiêu
 Giúp HS :
	- Nêu được đặc điểm và ứng dụng của tre, mây, song trong cuộc sống
	- Nhận ra một số đồ dùng là bằng tre, mây, song.
	- Nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
	Cây tre, mây, song 
	Hình minh hoạ trang 46, 47 SGK.
	Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Hoạt động khởi động
? Chủ đề của phần 3 chương trình khoa học có tên là gì ?
- Giới thiệu : chủ đề này giúp các em tìm hiểu về đặc điểm và công dụng ... Bài học đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về tre, mây, song.
2) Các hoạt động
*Hoạt động 1 : Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song trong thực tiễn.
- Cho HS quan sát mẫu
? Đây là cây gì ? Hãy nói những điều em biết về loài cây này?
- Nhận xét biểu dương.
- Chia nhóm, phát phiếu học tập cho từng nhóm.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
? Theo em, cây tre, mây, song có đặc điểm chung là gì ?
? Ngoài những ứng dụng như làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình, em có biết cây tre còn được dùng vào những việc gì khác ?
*Kết luận: tre, mây, song là những loại cây rất quen thuộc với làng quê Viêt Nam..
*Hoạt động 2 : Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song.
- Quan sát hình 47 . Tổ chức theo cặp
? Đó là đồ dùng nào ?
? Đồ dùng đó làm từ vật liệu nào?
- Gọi HS trình bày ý kiến.
? Em có biết những đồ dùng nào làm từ mây, tre, song ?
*Hoạt động 3 : Cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song.
? Nhà em có những đồ dùng nào làm từ tre, mây, song? Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình?
- Nhận xét, khen ngợi 
C. Hoạt động kết thúc: 2p
? Nêu đặc điểm và ứng dụng của tre ?
?Nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song 
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn HS về nhà
- Vật chất và năng lượng.
- Lắng nghe.
- Đây là cây tre . Cây tre ở quê để làm rất nhiều đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, chạn...
 Đây là cây mây. Cây mây thân leo dùng làm ghế, cạp rổ rá...
 Đây là cây song cây song có nhiều ở vùng núi.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Trao đổi để hoàn thành phiếu.
- 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
- Là mọc thành bụi, có đốt, lá nhỏ, được dùng làm đồ dùng trong gia đình.
+ Tre được trồng thành nhiều bụi lớn ở chân đê chống xói mòn. Tre dùng làm cọc đóng móng nhà. Tre còn dùng làm cung tên để giết giặc.
- Lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, tim hiểu về từng hình theo yêu cầu.
- 3 HS trình bày.
+ Hình 4 : Đòn gánh, ống đựng nước được làm từ tre.
 + Hình 5 : Bộ bàn ghế sa lông được làm từ cây mây (hoặc song)
 + Hình 6 : Các loại rổ rá được làm từ tre.
 + Hình 7 : Ghế tủ đựng đồ nhỏ được làm từ mây (hoặc song) 
- Tre : Chõng tre, ghế, sọt, cần câu, thuyền nan, bè, thang, cối xay, lồng bàn...
 Mây, song : làn, giỏ hoa, lạt để cạp rổ..
- Tiếp nối nhau trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lần lượt trả lời.
- HS chuẩn bị bài sau.
.................................................................
TIẾT 5 Sinh hoạt Tuần 11
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 11.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 12.
II. Lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1)Lớp tự sinh hoạt:
 - GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp.
- GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt.
2) GV nhận xét lớp:
- Lớp tổ chức truy bài 15p đầu giờ có tiến bộ.
- Nề nếp của lớp tiến bộ hơn. Đã có nhiều điểm cao để chuẩn bị chào mừng 20/11/2008.
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà.
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói chuyện: 
- Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 + Vệ sinh cá nhân chưa sạch, 
- Hoạt động đội : Nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ nghiêm túc, xếp hàng tương đối nhanh nhẹn.
3) Phương hướng tuần tới:
- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải.
- Tiếp tục thi đua HT tốt chào mừng tháng 11.
- Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
- Thực hiện tốt quy định của đội đề ra.
4) Văn nghệ:
- GV quan sát, động viên HS tham gia.
- Các tổ trởng nhận xét, thành viên góp ý.
- Lớp phó HT: nhận xét về HT.
- Lớp phó văn thể: nhận xét về hoạt động đội.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.
- Lớp nhận nhiệm vụ.
- Lớp phó văn thể điều khiển lớp.
NHẬN XẫT
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................***********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10-2011-2012.doc