Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 15

Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 15

TUẦN 15

Thứ hai ngày 15 tháng 12 năm 2008

TẬP ĐỌC

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I. Mục đích yêu cầu

 - Đọc trôi chảy toàn bài, sử dụng giọng đọc linh hoạt , phù hợp với nội dung mỗi đoạn văn

 - Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên yêu quý cái chữ, muốn được học hành vì vậy đã đón cô giáo rất trang trọng

II. Hoạt động dạy - học

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

 - HS đọc và trả lời câu hỏi bài " Hạt gạo làng ta"

 3. Dạy bài mới

 a. Giới thiệu bài

 b. Hướng dẫn HS đọc bài

- 1HS khá đọc bài - đọc chú giải

- Chia đoạn: 3 đoạn

- HS nối tiếp đọc đoạn + luyện đọc từ khó (Chư Lênh, Rok, trang trọng, lũ làng)

- HS đọc theo cặp

- GV hướng dẫn đọc đúng + đọc mẫu toàn bài

 

doc 21 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 5 - Tuần số 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 15
Thứ hai ngày 15 tháng 12 năm 2008
tập đọc
buôn chư lênh đón cô giáo
I. Mục đích yêu cầu
	- Đọc trôi chảy toàn bài, sử dụng giọng đọc linh hoạt , phù hợp với nội dung mỗi đoạn văn
	- Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên yêu quý cái chữ, muốn được học hành vì vậy đã đón cô giáo rất trang trọng
II. Hoạt động dạy - học
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	- HS đọc và trả lời câu hỏi bài " Hạt gạo làng ta"
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hướng dẫn HS đọc bài 
- 1HS khá đọc bài - đọc chú giải
- Chia đoạn: 3 đoạn 
- HS nối tiếp đọc đoạn + luyện đọc từ khó (Chư Lênh, Rok, trang trọng, lũ làng)
- HS đọc theo cặp 
- GV hướng dẫn đọc đúng + đọc mẫu toàn bài
- HS đọc lại toàn bài 
	c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Cô giáo Y hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
- Mở trường dạy học
- Tìm trong bài những chi tiết miêu tả cuộc đón tiếp cô giáo của người dân?
- Mặc quần, áo đẹp như đi dự hội. Trải thảm như đón khách quý, thực hiện nghi lễ chém dao vào cột để nhận cô giáo là người trong buôn
- Em có nhận xét gì về cuộc đón tiếp đó? 
- Vừa trang trọng, vừa thân tình
- Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ?
- Già làng muốn được xem cái chữ ngay, dân làng im phăng phắc chăm chú theo dõi,...
- Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
- Họ rất trân trọng người có chữ, khao khát được học chữ để hiểu biết thêm.
- Nội dung bài nói lên điều gì?
- HS trả lời
d, Hướng dẫn đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3
- GV nhận xét, ghi điểm
- HS nối tiếp đọc diễn cảm toàn bài
- HS đọc diễn cảm đoạn 3 (phân vai)
- HS nhận xét
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài "Vẽ ngôi nhà đang xây".
	__________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Củng cố kỹ năng và rèn kỹ năng thực hiện phép chia 1STP cho 1 STP.
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia STP cho STP.
II. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như thế nào?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Luyện tập
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu
- Vở + BLớp
Đáp án: a. 4,5 ; b.6,7 ; c. 1,18 ; d.21,2.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu
- Vở + BLớp 
a.x x 1,8 = 72 b. x x 0,34 = 1,9 x 1,02
 x = 72 : 1,8 x x 0,34 = 1,2138
 x = 40 x = 1,2138 : 0,34
	 x = 3,57
Bài tập 3:HS đọc đề toán
Giải
Một lít dầu hoả cân nặng là
3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
Số lít dầu hoả có là
5,32 : 0,76 = 7 (lít)
Đáp số: 7 lít
Bài tập 4: HS đọc đề toán
Vở + BLớp
Đáp số: 58,91
4. Củng cố dặn dò
- Nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Nhận xét giờ học
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau
	__________________________________
chính tả: Nghe - viết
buôn chư lênh đón cô giáo
I. Mục đích yêu cầu
	- Nghe-viết đúng, trình bày đúng một đoạn trong bài: "Buôn Chư Lênh đón cô giáo"
	- Cách trình bày đoạn hội thoại, dấu hỏi, dấu chấm than;
	- Luyện viết đúng những từ ngữ có phụ âm đầu tr/ ch hoặc thanh hỏi, thanh ngã.
II. Chuẩn bị 
	- Bảng nhóm
II. Hoạt động dạy - học
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Kiểm tra vở bài tập của HS
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hướng dẫn chính tả
- HS đọc 1 lần đoạn chính tả cần viết
- HS theo dõi sgk
- Tại sao chữ mà Y Hoa chọn viết lại là chữ Bác Hồ?
- Vì đó là tình cảm thường trực trong con tim Y Hoa
- HD HS viết 1 số tiếng dễ lẫn
- HS viết bảng lớp + nháp
- HD cách viết câu hội thoại và nhắc nhở HS trước khi viết
c. Viết chính tả, chấm, chữa bài
- GV đọc bài (đọc từng câu)
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại toàn bài 
- HS soát lỗi chính tả
- GV chấm 1 số vở
- HS đổi vở soát lỗi
d. Luyện tập
Bài 2: ýa
VD: tr ch
 tra: tra lúa cha: cha mẹ
 trà: uống trà chà: chà sát
 trả: trả tiền chả: chả quế
 tráo: đánh tráo cháo: nấu cháo 
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
Bài 3: ýa
- HS làm việc cá nhân
- Từ cần điền: cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở.
- HS nối tiếp trình bày miệng 
- 1 HS đọc lại toàn bài
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về xem lại bài viết và chuẩn bị bài sau.
	_____________________________
Đạo đức
Bài 7: Tôn trọng phụ nữ (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS hiểu được phụ nữ có một vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội; cần phải tôn trọng và giúp đỡ phụ nữ; trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với phụ nữ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với phụ nữ.
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về ngời phụ nữ Việt Nam.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
- Kể về những công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong XH mà em biết?
- Nêu ghi nhớ?
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS thực hành
Hoạt động 1: Xử lí tình huống (Làm BT3, SGK).
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống của bài tập 3.
Bước 2: Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống. 
Bước 3: Đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 4: GV kết luận
Hoạt động 2: làm việc với phiếu học tập (bài 4).
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thực hiện như phiếu.
Bước 2: HS làm việc cá nhân.
Bước 3: Chữa bài, nhận xét.
Phiếu học tập
 Em hãy khoanh tròn vào trước ý đúng:
 1. Ngày dành riêng cho phụ nữ:
 A. Ngày 20 tháng 10
 B. Ngày 2 tháng 9
 C. Ngày 8 tháng 3
 2. Những tổ chức dành riêng cho phụ nữ:
 A. Câu lạc bộ nữ doanh nhân
 B. Hội phụ nữ
 C. Hội sinh viên
GV kết luận.
Hoạt động 3: Ca ngợi phụ nữ Việt Nam (bài tập 5, SGK). 
* Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng 
- Hình thức thi giữa các nhóm. 
- Đại diện nhóm lên thể hiện theo nội dung trên.
- Các nhóm khác nhận xét.
? Em hãy nêu suy nghĩ (tình cảm của em) về người phụ nữ Việt nam.
? Họ đã có những đóng góp như thế nào cho xã hội, cho giáo dục,...lấy ví dụ.
	4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn về học bài, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Chuẩn bị bài 8.
_____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 16 tháng 12 năm 2008
luyện từ và câu
mở rộng vốn từ hạnh phúc
I. Mục tiêu
	- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ đề "Hạnh phúc"
	- Có nhận thức đúng về hạnh phúc
II. Hoạt động dạy - học
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	- 1 HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa ở tiết trước.
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- ý đúng là ý: b 
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
Bài 2: 
- Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc là: sung sướng, may mắn, vui vẻ.
- Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc là: khốn khổ, bất hạnh, khổ sở, cực khổ, cơ cực, buồn thảm, u sầu.
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bài 3:
- Những từ ngữ chứa tiếng phúc: Phúc ấm, phúc đức, phúc lộc, phúc thần, phúc tinh, phúc hậu, phúc bất trùng lai, phúc lợi..... 
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- nhận xét, bổ sung 
Bài 4:
- GV nhận xét và chốt: Các yếu tố trên đều là yếu tố tạo nên 1 gia đình hạnh phúc nhưng quan trọng nhất là mọi người trong gia đình sống hòa thuận thương yêu nhau. 
- Làm việc cá nhân
- HS suy nghĩ và chọn ý đúng rồi lí giải sự lựa chọn của mình, phát biểu ý kiến, tranh luận trước lớp.
	4. Củng cố - dặn dò
	- 1 HS đọc lại nội dung bài tập 3
	- GV nhận xét giờ học
	- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
	________________________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp HS thực hiện các phép tính với STP qua đó củng cố các quy tắc chia cho số thập phân.
II. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng thực hiện phép chia
17,55 : 3,9 = 4,5; 3,42 : 4,5
- GV nhận xét
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu
- Vở + BLớp
400 + 50 + 0,07 = 450,07 30 + 0,5 + 0,04 = 30, 54
100 +7 + = 100 + 7 + 0,08 = 107, 08
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu
- Vở + BLớp
4 = 4,35 ; 2 > 2,22 14,09 < 14 ; 
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu
- Vở + BLớp
a. 6,251 : 7 = 0,89 d 0,021 b. 33,14 : 58 = 0,57 d 0,08
c. 375,23 : 69 = 5,43 d 0,56
Bài tập 4: HS đọc yêu cầu
- Vở + BLớp
Đáp án:
 a. 15 ; b. 25 ; c. 15,625 ; d.10
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau
	___________________________________________
kể chuyện
kể chuyện đã nghe, đã đọc
I Mục tiêu
	- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, được đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân
	- Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II Chuẩn bị 
	Một số câu chuyện nói về vấn đề bảo vệ môi trường.
III Hoạt động dạy - học 
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ.
	- HS kể lại 3 đoạn của câu truyện "Pa - xtơ và em bé" 
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài 
	b. HD HS kể chuyện 
- GV chép đề lên bảng 
- HS đọc đề
- HD tìm hiểu đề
- Đề bài yêu cầu gì?
- Kể chuyện
- Câu chuyện đó do đâu mà em biết?
- Được nghe hoặc được đọc
- Câu chuyện nói về vấn đề gì?
- Nói về những người đã góp sức mình chống lại lạc hậu, đói nghèo vì hạnh phúc của nhân dân
- Thế nào là lạc hậu
- Bị ở lại phía sau, không theo kịp tiến độ, đà phát triển chung hoặc điều kiện gì đó đã trở nên cũ, không còn thích hợp với hoàn cảnh, yêu cầu, điều kiện mới.
c, HS kể chuyện
- HS đọc gợi ý 1 
- Nêu tên câu chuyện mà mình lựa chọn
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS
- Câu chuyện em định kể thuộc ND nào trong gợi ý 1?
- HS đọc gợi ý 2
- Để giới thiệu câu chuyện em cần nêu những gì?
- Nêu tên câu chuyện, nội dung, xuất xứ.
- HS kể chuyện theo nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Đại diện nhóm kể trước lớp
- GV và HS nhận xét, ghi điểm.
	4. Củng cố - dặn dò
	- Nhắc lại tên một số câu chuyện được kể trong giờ học.
	- GV nhận xét giờ học
	- Chuẩn bị tiết kể chuyện tuần sau
	________________________________ ...  bè, lớp trưởng, cô tổng phụ trách, bác bảo vệ,..
c. Công nhân, nông dân, họa sĩ, thi sĩ, diễn viên, nhạc công, giáo viên, công an, bộ đội, ... 
d. Ba - na, Ê - đê, Gia - rai, Xơ - đăng, Tà - ôi, Dao, Tày, Nùng, Kinh, Thái, Mường, ... 
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bài 2 (151) Quan hệ gia đình
 - Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 - Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư
 - Khúc ruột trên, khúc ruột dưới
 - Máu chảy, ruột mềm
 - Tay đứt, ruột sót
 - Một giọt máu đào hơn ao nước lã
 - Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
 Quan hệ thầy trò
 - Không thầy đố mày làm nên
 - Kính thầy yêu bạn 
 - Tôn sư trọng đạo
 - Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm 4 
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhận xét, bổ sung
 Quan hệ bạn bè
- Học thầy không tầy học bạn 
- Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly
- Bạn bè con chấy cắn đôi
- Buôn có bạn, bán có phường
Bài 3 (151)
a. Đen mượt, đen nhánh, đen óng ả, hoa râm, đen mướt, muối tiêu, bạc phơ, lơ thơ, rễ tre, xoăn tít, bạc....
b. Một mí, hai mí, bồ câu, nâu đen, tinh nhanh, long lanh, sáng ngời, trầm tĩnh, hiền dịu, mơ màng.
c. Vạm vỡ, mập mạp, to bè, cân đối, thanh mảnh, nho nhã, thanh tú, còm nhom, gầy đét, lùn tịt,...
d. Trái xoan, thanh tú, phúc hậu, bánh đúc, tròn,...
e. Mịn màng, trắng như trứng gà bóc, trắng hông, xanh xao, vàng vọt, ngăm đen, bánh mật, sần sùi, thô giáp,... 
- HS đọc yêu cầu
- Làm việc cá nhân
- mỗi HS trình bày một ý
- Nhận xét, bổ sung
Bài 4 (151)
- HS đọc yêu cầu
- Viết vào vở
- Chấm, chữa bài
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về ôn bài, chuẩn bị bài tuần sau.
	____________________________________
khoa học
Bài 30 : Cao su .
I. Mục đích yêu cầu 
Sau bài học, HS có khả năng :
 	- Kể tên các vật liệu được dùng để chế tạo ra cao su
 	- HS làm thực hành để phát hiện ra một số tính chất, công dụng của cao su và cách bảo quản.
 	- Có ý thức học và tự giác làm thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy - học
- Thông tin và hình trang 62, 63 SGK
- Một số đồ dùng bằng cao su.
III. Hoạt động dạy học.
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ 
	- Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh ? 
3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Nội dung
 HĐ1 . Thảo luận.
Mục tiêu: HS phát hiện một số tính chất đặc trưng của cao su.
 * Cách tiến hành.:
HĐ của GV
HĐ của HS
 Bước 1: Làm việc cặp đôi..
HS quan sát hình trang 63 SGK và trả lời các câu hỏi SGK.
 Bước 2: Một số HS trình bầy kết quả thảo luận theo cặp
- HS , GV nhận xét.
 * Kết luận: Cao su có tính đàn hồi.
 HĐ2: Thảo luận . 
 * Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được tên các vật liệu được dùng để chế tạo ra cao su.
 - Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
 * Cách tiến hành: 
Bước 1. Làm việc cá nhân.. 
 - HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 63 để trả lời câu hỏi cuối bài.
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
 - HS trình bầy bài làm của mình .
 - Các nhóm khác nhận xét, góp ý 
- GV giảng và nêu kết luận: 
+ Có hai loại cao su: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo
+ Cao su có tính đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh..
+ Cao su được sử dụng làm săm, lốp xe,...
+Không nên để đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao( Cao su nóng chảy) Hoặc nơi có nhiệt độ quá thấp( cao su sẽ giòn, cứng..). Không để hóa chất dính vào cao su.
- HS thảo luận cặp đôi.
 - HS trả lời .
 - HS đọc nội dung SGK.
và trả lời.
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
4. Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
_________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2008
Thể dục
Bài 30
I. Mục tiêu
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện hoàn thiện toàn bài.
- Chơi trò chơi " Thỏ nhảy"
II. Hoạt động dạy - học
1. Tập hợp lớp điểm số báo cáo.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung giờ học.
- GV kiểm tra trang phục, sức khoẻ của HS
2. Khởi động
- Xoay các khớp
3. Kiểm tra bài cũ
- 1tổ lên tập động tác điều hoà, thăng bằng
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét
4. Bài mới
*. Ôn bài thể dục phát triển chung
- GV hô cho HS tập 2 lần
- Lớp trưởng hô 2 lần
- GV theo dõi
- HS tập theo tổ - Tổ trưởng hô
- GV quan sát
5. Củng cố
- Các tổ lên trình diễn
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét tuyên dương những tổ tập đúng đẹp.
6. Trò chơi: Thỏ nhảy
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi.
- HS làm mẫu
- Cả lớp chơi - GV quan sát
7. Hồi tĩnh
- Thả lỏng chân tay
8. Dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
	______________________________
Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu
Giúp HS:
+ Biết cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số
+ Vận dụng để giải các bài toán đơn giản về tỉ số % của 2 số.
II. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
2 HS lên bảng 	
Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
VD: GV nêu VD
- Bài toán hỏi gì?
- HS trả lời
- GV cho HS viết tỉ số HS nữ và HS toàn trường?
- Hãy tìm thương 315:600
- 315:600=0,525
- Hãy nhân 0,525 với 100 rồi lại chia cho 100
0,525 x 100 : 100=5,2,5 : 100
- Hãy viết 52,5 : 100 thành tỉ số phần trăm
52,5%
 Vậy tỉ số % của HS nữ so với HS toàn trường là bao nhiêu?
( ....52,5%)
Thông thường ta viết gọn phép tính như sau:
315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- Muốn tìm tỉ số % của 2 số ta làm thế nào?
* Quy tắc: SGK ( 75 )
- HS đọc
VD 2: HS đọc
- Tương tự như VD 1
- 1 HS lên bảng
- Cả lớp làm nháp 
Giải
 Tỉ số % của lợng muối trong nước biển là 
 2,8 : 80 = 0,035
 0,035 = 3,5%
4. Luyện tập
Bài 1: HS đọc YC
- Vở + BL
0,3 = 30%; 	0,243 = 23,4%	1,35 = 135%
Bài 2: HS đọc YC
b. 45 : 61 = 0,7377... = 73,77%
c. 1,2 : 26 = 0,0333...= 3,33%
* Chú ý: Nếu phần TP của thương có nhiều chữ số thì chỉ lấy đến 4 chữ số.
Bài 3: HS đọc đề toán
Vở + BL
Giải
 Tỉ số % của số HS nữ và số HS cả lớp là
 13 : 25 = 0,52
 0,52 = 52%
 Đáp số: 52%
5. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm tỉ số % của 2 số ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn bài.
	________________________________________
tập làm văn
luyên tập tả người
I. Mục tiêu
	- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói
	- biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
II. Chuẩn bị
	Bảng nhóm
II. Hoạt động dạy - học
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ 
	- Chấm đoạn văn tả hoạt động của một người đã viết ở tiết trước. 
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1 (152) 
- HS đọc yêu cầu
- Giới thiệu tranh ảnh minh họa em bé
- Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS
- HD HS xác định yêu cầu của đề bài
- HS đọc gợi ý trong sgk trang 152
+ Em tả em bé nào? Em tên là gì?
+ Em bé đó có quan hệ với em như thế nào?
+ Cần tả những nét nào của em bé ấy?
- Là em của em, ...
- Hoạt động của em bé.
- GV nhắc nhở chung: Cần chọn lọc, sắp xếp các ý, các chi tiết đã quan sát được để viết
- HS đọc lại dàn ý chung
- HS viết dàn ý chi tiết vào vở
- HS đọc dàn ý vừa viết
- GV cùng HS nhận xét, sửa sai.
Bài 2 (152) 
- HS đọc yêu cầu
- Nhắc HS chọn một phần thân bài (Phần tả hoạt động để viết). 
- HS viết bài vào vở
-HS trình bày đoạn văn vừa viết
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa. Biểu dương những đoạn văn hay
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn, chuẩn bị cho bài TLV tuần sau.
	______________________________________
Lịch sử
Chiến thắng biên giới thu - Đông 1950
I. Mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
- Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu -đông 1950.
- Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 và chiến thắng Biên giới thu -đông 1950.
II. Chuẩn bị
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
III. Hoạt động dạy-học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch VB.
- Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
1. Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950?
* HĐ1: HĐ cả lớp
- HS nghiên cứu SGK
- GV treo bản đồ
- HS xác định biên giới Việt trung
- Từ 1948 đến giữa năm 1950 ta đã làm gì? Kết quả như thế nào?
Ta mở 1 loạt chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi.
- Trong tình hình đó thực dân Pháp đã làm gì?
- Thực dân Pháp tăng cường lực lượng khác chặt đường biên giới Việt Trung, cô lập căn cứ địa VB.
- Vì sao địch âm mưu khoá chặt biên giới Việt Trung?
- Nhằm khoá chặt biên giới Việt Trung bao vây cô lập căn cứ địa VB, cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta với quốc tế.
- Vì sao ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu-đông 1950?
- Nhằm giải phóng 1 phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa VB. Khai thông đường liên lạc quốc tế.
* HĐ2: 2, Diễn biến
- Thảo luận nhóm
- GV treo lợc đồ trong SGK
- Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch biên giới thu-đông năm 1950 là trận đánh nào? Hãy tường thuật lại trận đánh đó.
- Đại diện 3 nhóm lên tờng thuật.
* GV chốt lại ghi bảng: Sáng ngày 16/9/1950 ta nổ súng tấn công cụm căn cứ Đông Khê.
* HĐ 3: Cả lớp
- Thế nào là cụm cứ điểm?
- Là tập hợp 1 số cứ điểm cùng ở trong 1 khu vực phòng ngự, có sự chỉ huy thống nhất và có thể chi viện lẫn nhau.
- Đông Khê là cứ điểm như thế nào?
- Đông Khê là 1 trong những cứ điểm nằm trên đường số 4 với nhiều cứ điểm khác liên kết thành 1 hệ thống đồn bốt nhằm khoá chặt biên giới Việt Trung.
- Mất Đông Khê quân Pháp sẽ làm gì?
- Quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập. Bộ chỉ huy quân Pháp quyết định rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời chúng đưa lực lượng tiến lên chiếm lại Đông Khê.
- Hãy tìm vị trí của Đông Khê (trên lược đồ)
3, Kết quả và ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu-đông 1950.
* HĐ 4: cả lớp
- Nêu kết quả của chiến thắng biên giới thu-đông 1950?
- Chiến thắng biên giới thu- đông 1950 có tác dụng ra sao tới tinh thần kháng chiến của nhân dân ta?
4. Củng cố, dặn dò
- HS đọc bài học
- Nhận xét giờ học
- Về: học bài + chuẩn bị bài sau.
_________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 15.doc