Giáo án trọn bộ môn Kĩ thuật 4

Giáo án trọn bộ môn Kĩ thuật 4

Môn : Kĩ thuật

BÀI : VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU

I/ Mục tiêu:

- Học sinh biết được đặc điểm tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt , khâu , thêu.

- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và gút chỉ.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Một mảnh vải có kích thước 20 cm x 30 cm.

- Kim khâu, kéo, chỉ khâu, chỉ thêu.

- Khung thêu

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu

1) Ổn định : Hát

2) Bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3) Bài mới :

a/ Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm may, khâu , thêu.

b/ Hướng dẫn :

 

doc 67 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án trọn bộ môn Kĩ thuật 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8
Ngày dạy : 31/8
Môn : Kĩ thuật
BÀI : VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU 
I/ Mục tiêu:
Học sinh biết được đặc điểm tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt , khâu , thêu.
Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và gút chỉ.
II/ Đồ dùng dạy học:
Một mảnh vải có kích thước 20 cm x 30 cm.
Kim khâu, kéo, chỉ khâu, chỉ thêu.
Khung thêu
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Ổn định : Hát
Bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bài mới :
a/ Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm may, khâu , thêu.
b/ Hướng dẫn :
Họat động của GV 
Họat động của HS
+ Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét về vật liệu khâu , thêu.
 + Vải
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kết hợp nội dung trong sách giáo khoa .
- Giáo viên nhận xét – bổ sung
- Hướng dẫn học sinh chọn loại vải để khâu:
 + Chỉ:
- Hướng dẫn học sinh đọc nội dung trong sách giáo khoa 
- Giáo viên giới thiệu một số mẫu minh họa
 - GV kết luận nội dung theo SGK
+ Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo
- Giáo viên nêu câu hỏi về đặc điểm , cấu tạo của kéo cắt vải, so sánh sự giống nhau và khác nhau của kéo cắt vải và kéo cắt chỉ
- Giáo viên hướng. dẫn học sinh cầm kéo cắt vải.
- Giáo viên tóm tắt và kết luận
 + Hoạt động 3 : Quan sát , nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác 
 - Hướng dẫn học sinh quan sát hình 6 trong SGK Kết hợp với quan sát mẫu một số dụng cụ , vật liệu cắt , khâu , thêu để nêu tên và tác dụng của chúng.
- GV đặt câu hỏi
 - GV Tóm tắt phần trả lời của học sinh và chốt lại
4/ Củng cố - Dặn dò
- Hỏi lại bài
- Chuẩn bị tiết học sau : ( Một mảnh vải kích thước 20cm x 30cm )
- Học sinh quan sát màu sắc , hoa văn, độ dày, mỏng của một số mẫu vải để nhận xét về đặc điểm của nó
- Học sinh chú ý theo dõi
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát hình 2 trong sách giáo khoa 
- Học sinh quan sát 3 hình trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi về cách cầm kéo cắt vải.
- Học sinh quan thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải
- HS quan sát
- Học sinh trả lời
Ngày soạn: 31/8 Tuần 2
Ngày dạy : 7/9
Môn : Kĩ thuật
BÀI : VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Học sinh biết được đặc điểm tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt , khâu , thêu.
Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và gút chỉ.
II/ Đồ dùng dạy học:
Một mảnh vải có kích thước 20 cm x 30 cm.
Kim khâu, kéo, chỉ khâu, chỉ thêu.
Khung thêu
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1) Ổn định : Hát
2) Bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3) Bài mới : Vật liệu , dụng cụ cắt , khâu , thêu ( tiết 2 )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Hoạt dộng 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 4 SGK kết hợp với quan sát mẫu kim khâu , kim thêu cỡ to , cỡ vừa , cỡ nhỏ.
- Giáo viên bổ sung và chốt lại
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình 5a ; 5b ; 5c ( sách giáo khoa) để nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ
- GV thực hiện 
+ Hoạt động 5: Học sinh thực hành xâu chỉ vào kim, vẽ rút chỉ.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
- Giáo viên quan sát , hướng dẫn thêm những học sinh còn lúng túng
- Giáo viên gọi một số học sinh thực hiện các thao tác xâu chỉ , vê nút chỉ.
- Giáo viên đánh giá , nhận xét chung
4/ Nhận xét – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học , tuyên dương một số học sinh thực hành tốt.
- Chuẩn bị vật liệu , dụng cụ cho tiết sau học bài “ Cắt vải theo đường vạch dấu”
- Học sinh quan sát hình 4, quan sát vật mẫu kim để trả lời câu hỏi sách giáo khoa 
- Học sinh đọc nội dung b mục 2
- 1 – 2 học sinh lên bảng thực hiện xâu chỉ vào kim và vẽ rút chỉ
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi về tác dụng của vê vút chỉ.
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hành xâu chỉ vào kim , vê nút chỉ. Học sinh thực hành theo nhóm ( 2 -4 HS / nhóm )
- Học sinh nhận xét
.
Ngày soạn : 20/9/07 Tuần : 5
Ngày dạy : 28/9/07
Môn : Kĩ thuật 
Khâu Thường ( Tiết 2 )
I/ Mục tiêu 
- Học sinh biết cách cầm vải , cầm kim , lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu , đường khâu thường.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu theo đường vạch dấu.
- Rèn luyện tính kiên trì , sự khéo léo của đôi tay.
 II/ Đồ dùng dạy học 
-Tranh quy trình khâu thường .
- Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên bìa, vải khác màu nhau và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết : Chỉ, kim, kéo, thước, phấn .
III/ Các hoạt động 
1) Ổn định lớp : hát
2) Bài cũ : Giáo viên kiểm tra đồ dùng của học sinh 
3) Bài mới : Khâu thường ( tiết 2 )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 + Hoạt động 3 : Học sinh thực hành khâu thường 
- GV gọi HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường 
- GV kiểm tra các thao tác cầm vải, cầm kim, vạch dấu đường khâu và các mũi khâu thường theo đường vạch dấu 
- GV nhận xét
- GV sử dụng tranh quy trình để nhắc lại kĩ thuật khâu mũi thường theo các bước :
 Bước 1 : Vạch dấu đường khâu 
 Bước 2 : Khâu các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
- GV yêu cầu HS vừa nhắc lại, vứa thực hiện thao tác để GV uốn nắn, hướng dẫn thêm.
- GV nêu thời gian và yêu cầu HS thực hành 
- GV quan sát và uốn nắn . Chỉ dẫn thêm cho những học sinh còn lúng túng .
 + Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của học sinh 
-GV tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm 
thực hành .
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm 
- Hoàn thành đúng thời gian quy định .
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS 
4/ Nhận xét – Dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị , thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh .
- Chuẩn bị bài : “Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường”
- 1 HS đọc phần ghi nhớ
- 1- 2 HS lên thực hiện 
-HS vừa thực hiện vừa nhắc lại thao tác
- HS Thực hành mũi khâu thường trên vải 
- HS thực hiện 
- HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên 
Ngày soạn : 1/10/07 Tuần 7
Ngày dạy : 10/10/07
Môn : Kĩ thuật
Khâu ghép hai mép bằng mũi khâu thường ( tiết 2 )
I/ Mục tiêu 
 - HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường 
 - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường 
 - Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống 
II/ Đồ dùng dạy học 
 - Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải 
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết : Vải , len , chỉ khâu , kim khâu len , kim khâu chỉ , kéo , thước , phấn 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 1) Ổn định : hát
 2) Bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh 
 3) Bài mới : Khâu ghép hai mép bằng mũi khâu thường ( tiết 2 )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Hoạt động 3 : HS thực hành khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường 
- Gọi HS nhắc lại qui trình khâu 
- GV nhận xét và nêu các bước 
Bước 1: Vạch dấu đường khâu 
Bước 2: Khâu lược 
Bước 3: Khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và nêu thời gian , yêu cầu thực hành 
- GV quan sát , uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm những hs còn lúng túng.
+ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh 
- GV tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm thực hành 
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm 
- GV nhận xét 
- GV đánh giá kết quả học tập của học sinh 
IV/ Nhận xét – Dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần, thái độ học tập và kết quả đạt được của học sinh 
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ dể học bài : “ Khâu đột thưa”
- HS đọc phần ghi nhớ
- HS thực hành 
- HS trưng bày sản phẩm của mình 
- Hs lắng nghe
- Hs tự đánh giá sản phẩm trưng bày của mình theo các tiêu chuẩn mà GV vừa nêu .
Ngày soạn : 1/10/07 Tuần 7
Ngày dạy : 9/10/07 
Môn : Luyện từ và câu
Luyện tập viết tên người và tên địa lí Việt Nam
 I/ Mục đích :
 Biết vận dụng hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí Việt Nam để viết đúng tên riêng Việt Nam
II/ Đồ dùng dạy học 
 - Bút dạ đỏ và 3 tờ phiếu khổ to, mỗi tờ ghi 4 dòng của bài ca dao ở BT1
 - Một bản đồ dịa lí Việt Nam cỡ to,1vài bản đồ cỡ nhỏ, mấy tờ phiếu khổ to kẻ bảng.
III/ Các hoạt động dạy học
 1) Ổn định: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Cách viết tên người và tên địa lí Việt Nam
 3) Bài mới : Luyện tập viết tên người và tên địa lí Việt Nam
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1: 
- Gv nêu yêu cầu của bài : Bài ca dao sau có một số tên riêng viết không đúng quy tắc chính tả . 
- GV yêu cầu học sinh viết lại cho đúng các tên riêng đó.
- GV phát phiếu cho 3 HS 
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
Bài tập 2 :
- GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài
- GV treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng lớp
- GV giải thích yêu cầu của bài
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi du lịch trên bản đồ
- GV phổ biến cách chơi:
 + Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh/ thành phố nước ta 
 + Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam thắng cảnh / di tích lịch sử của nước ta.
Viết lại các tên đó cho đúng chính tả 
- GV phát bản đồ , bút dạ , phiếu cho HS các nhóm thi làm bài.
- Sau thời gian qui định , đại diện các nhóm dán nhanh kết quả làm bài trên bảng lớp – trình bày.
- GV nhận xét và kết luận nhóm những nhà du lịch giỏi nhất.( Tìm được đúng , nhiều, nhanh tên các địa danh.)
4) Củng cố- Dặn dò
- Gv nhận xét tiết học 
-Tuyên dương những nhà du lịch giỏi
- Chuẩn bị bài : Cách viết tên người và tên địa lí nước ngoài.
- Một HS đọc nội dung BT1
- 1 HS đọc giải nghĩa từ Long Thành
- Cả lớp đọc thầm bài ca dao, phát hiện những tên riêng viết không đúng sửa lại trên vở bài tập
- Mỗi HS sẽ sửa chính tả cho một phần của bài ca dao
- 3 HS làm bài trên phiếu ,dán kết quả làm bài trên bảng lớp, trình bày – đọc lần lượt từng dòng thơ, chỉ chữ cần sửa
- HS nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- Học sinh các nhóm nhận xét
- HS viết bài vào vở hoặc vở bài tập
Ngày soạn : 18/10/07 Tuần 9
Ngày dạy : 24/10/07
Môn : Kĩ thuật 
Bài : Khâu đột thưa (tiết 2 )
I/ Mục tiêu
 - HS biết khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa
 - Khâu được các mũi khâu đột thưa theo từng vạch dấu
 - Hình thành thói quen làm việc kiên trì , cẩn thận 
II/ Chuẩn bị 
 - Tranh qui trình mẫu khâu đột thưa 
 - Mẫu vải khâu đột thưa
 -Vải trắng 20 x 30 cm , len , chỉ ,kim , kéo,thước , phấn.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt dộng của GV
Hoạt động của HS
1) Bài cũ : Khâu đột thưa ( tiết 1)
 ... h tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây .
Tưới nước cho cây
 a) Mục đích 
 Gv gợi ý HS nhớ lại kiến thức đã học. Từ đó nêu mục đích của việc tưới nước . Vì vậy , sau khi gieo trồng phải thường xuyên tưới nước.
 b) Cách tiến hành 
 - GV đặt câu hỏi :
 + Ở gia đình em thường tưới nước cho rau, hoa vào lúc nào ?
 + Tưới nước bằng dụng cụ gì ?
 + Trong hình 1 SGK Người ta tưới nước cho rau, hoa bằng cách nào ?
 - Gv nhận xét và giải thích tại sao phải tưới nước lúc trời râm mát . Có thể tưới nước cho cây bằng nhiều cách như dung gáo múc nước , tưới bằng bình có vòi hoa sen hoặc tưới nước có vòi phun hoặc tưới bằng bình xịt.
 - Gv làm mẫu cách tưới nước và lưu ý hs phải tưới đều, không để nước đọng thành vũng trên luống. 
 - Gv chỉ định 1 – 2 hs làm lại thao tác tưới nước.
 2) Tỉa cây 
 a) Mục đích 
 - Gv nêu câu hỏi :
 + Tỉa cây là gì ?
 + Tỉa cây nhằm mục đích gi ?
 b) Cách tiến hành 
 Gv hướng dẫn cách tỉa cây và lưu ý hs chỉ nhổ tỉa những cây cong queo, gầy yếu , bị sâu bệnh .Nếu gieo hạt theo hốc thì nhổ bớt những cây nhỏ , gầy yếu. Chỉ để lại mỗi gốc 1 – 2 cây.
 3)Làm cỏ 
Mục đích 
 - Gợi ý để hs quan sát và nêu tên những cây thường mọc trên các luống trồng rau , hoa hoặc chậu cây.
 - Tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa?
 - Gv nhận xét và kết luận
 b) Cách tiến hành 
 - GV đặt câu hỏi :
 + Ở gia đình em thường làm cỏ cho rau , hoa bằng cách nào ?
 + Tại sao phải diệt cỏ dại vào mùa nắng ?
 + Làm cỏ bằng dụng cụ gì ?
 - Gv nhận xét
 4) Vun xới đất cho rau , hoa
 a) Mục đích 
 - Gv gợi ý để hs nêu tác dụng của vun gốc
 - Gv nhận xét và kết luận về mục đích của việc vun ,xới đất.
 b) Cách tiến hành 
 - GV hướng dẫn hs quan sát hình 3 và đặt câu hỏi để hs nêu dụng cụ vun xới đất và cách xới đất.
 - GV làm mẫu cách vun , xới đất bằng dầm xới , cuốc. 
IV/ Củng cố - Dặn dò 
 - Nhận xét tinh thần thái độ học tập của hs
 - Hướng dẫn HS đọc trước bài : “ Chăm sóc rau , hoa”
 - HS lắng nghe
 - HS theo dõi
 - HS thực hiện 
 - Hút tranh nước , chất dinh dưỡng trong đất.
 - Nhổ cỏ 
 - Cỏ mau khô
 - Cuốc hoặc dầm xới
 - Hs nêu tác dụng của vun gốc
 - HS theo dõi.
Ngày soạn : 29 /2/2008 Tuần 25
Ngày dạy : 7 /3 / 2008
Môn : Kĩ thuật
Chăm sóc rau , hoa ( Tiết 2 )
I/ Mục đích 
 - HS biết được mục đích , tác dụng , cách tiến hành một số công việc chăm s1oc cây rau, hoa.
 - Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa: tưới nước , làm cỏ, vun xới đất.
 - Có ý thức chăm sóc , bảo vệ cây rau, hoa.
II/ Đồ dùng dạy học
 - Vườn đã trồng rau, hoa ở bài học trước 
 - Dầm xới hoặc cuốc 
 - Bình tưới nước 
 - Rổ đựng cỏ 
III/ Các hoạt động chủ yếu
 1)Ổn định : Hát 
 2)Bài cũ : Chăm sóc rau , hoa ( Tiết 1)
 3)Bài mới : Chăm sóc rau , hoa ( Tiết 2)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 2 : Học sinh thực hành chăm sóc rau , hoa
 - Nhắc lại tên các công việc chăm sóc ; mục đích và cách tiến hành công việc chăm sóc cây rau , hoa 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ lao động của hs
 - Gv phân công vị trí và giao nhiệm vụ thực hành cho hs.
 - Gv quan sát , uốn nắn những sai sót của hs và nhắc nhở đảm bảo an toàn lao động.
 - Đánh giá kết quả học tập
 - Gv gợi ý hs tự đánh giá công việc thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
 + Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ 
 + Thực hiện đúng thao tác kĩ thuật
 + Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian qui định .
 - Gv nhận xét, đánh giá kết quả học tập của từng hs.
 IV/ Củng cố - Dặn dò 
 - Nhận xét tinh thần thái độ học tập của hs
 - Hướng dẫn HS đọc trước bài : “ Chăm sóc rau , hoa” ( Tiết 2 )
 - HS thực hành chăm sóc cây rau, hoa 
 - HS thu dọn dụng cụ , cỏ dại và vệ sinh dụng cụ lao động , chân tay khi hoàn thành xong công việc.
 - HS tự đ1nh giá
Ngày soạn : 7 / 3 /2008 Tuần 26
Ngày dạy : 15 / 3 / 2008
Môn : Kĩ thuật
Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
I/ Mục đích 
 - Hs biết tên gọi , hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
 - Sử dụng được cơ-lê, tua-vít để lắp, tháo các chi tiết.
 - Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
 II/ Đồ dùng dạy học 
 Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
 III/ Các hoạt động chủ yếu 
 1)Ổn định : Hát 
 2)Bài cũ : Chăm sóc rau , hoa ( Tiết 2 )
 3)Bài mới : Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Hoạt động 1 : Gv hướng dẫn HS gọi tên , nhận dạng các chi tiết và dụng cụ 
 - Gv tổ chức cho hs gọi tên , nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết, dụng cụ trong bảng.
 - Chọn một số chi tiết và đặt câu hỏi để hs nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng.
 - Giới thiệu hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp
 - Cho các nhóm hs tự kiểm tra tên gọi , nhận dạng từng loại chi tiết , dụng cụ theo như hình 1 SGK.
 Hoạt động 2 : Gv hướng dẫn hs cách sử dụng c- lê, tua-vít.
Lắp vít
 - Hướng dẫn hs thao tác lắp vít 
 - Gọi 2 – 3 hs lên bảng thao tác lắp vít 
 - Cho cả lớp lắp vít
 b) Tháo vít
 - Gv hướng dẫn hs cách tháo vít
 - Cho hs thực hành cách tháo vít
 c) Lắp ghép một số chi tiết
 - Gv thao tác mẫu một trong bốn mối ghép trong hình 4 .
 - Trong quá trình thao tác mẫu gv có thể đặt câu hỏi yêu cầu hs gọi tên và số lượng của mối ghép
 - Gv thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào bộ lắp ghép.
 Hoạt động 3 : HS thực hành 
 - GV yêu cầu các nhóm HS gọi tên , đếm số lượng các chi tiết cần lắp của từng mối ghép ở hình 4a, 4b, 4c, 4d, 4e.
 Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập 
 - Gv nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành :
 + Các chi tiết lắp đúng kĩ thuật và đúng qui trình 
 + Các chi tiết lắp chắc chắn , không bị xộc xệch.
 - Gv nhận xét , đánh giá kết quả học tập của hs.
 - Gv nhắc hs tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
 IV/ Củng cố - Dặn dò 
 - Nhận xét tinh thần thái độ học tập của hs, kĩ năng lắp ghép các chi tiết
 - Hướng dẫn HS đọc trước bài và chuẩn bị bộ lắp ghép để học bài : “ Lắp cái đu”
 - HS nhận dạng và gọi tên
 - HS quan sát hướng dẫn của gv và hình 3 để trả lời câu hỏi.
 - Hs thực hành các mối ghép
 - Hs trưng bày sản phẩm của mình 
 - Hs dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
Ngày soạn : 10 / 4 /2008 Tuần 31
Ngày dạy : 18 / 4 / 2008
Môn : Kĩ thuật
Lắp ô tô tải 
I/ Mục đích 
 - HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải 
 - Lắp được từng bộ phận và lắp ô tô tải đúng kĩ thuật, đúng qui định .
 - Rèn luyện tính cẩn thận , an toàn lao động khi thực hiện các thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải.
II/ Đồ dùng dạy học 
 - Mẫu ô tô tải đã lắp ráp
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III/ Các hoạt động chủ yếu 
 1)Ổn định : Hát 
 2)Bài cũ : Lắp xe nôi
 3)Bài mới : Lắp ô tô tải ( tiết 1)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu
 - Cho hs quan sát ô tô tải đã lắp sẵn 
 - Hướng dẫn hs quan sát kĩ từng bộ phận 
 GV hỏi :
 + Để lắp được ô tô tải cần phải có bao nhiêu bộ phận ?
 + Nêu tác dụng của ô tô tải trong thực tế ?
 Hoạt động 2 : Gv hướng dẫn các thao tác kĩ thuật
 a) Gv hướng dẫn hs chọn các chi tiết theo SGK
 - Gv cùng hs gọi tên , số lượng và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK cho đúng , đủ.
 - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp.
 b) Lắp từng bộ phận 
 * Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn cabin xe
 - Gv lắp từng bộ phận .
 - Trong bước lắp giá đỡ trục bánh xe, gv gọi một số hs lên lắp 
 * Lắp ca bin 
 Gv đặt câu hỏi :
 - Em hãy nêu các bước lắp ca bin 
 - GV tiến hành lắp theo các bước trong SGK.
 - Khi lắp gv gọi hs lên lắp 1 – 2 bước đơn giản.
 * Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe.
 Đây là các bộ phận đơn giản gv có thể gọi hs lên lắp 
 c) Lắp ráp xe ô tô tải.
 - Khi lắp tấm 25 lỗ . Gv nên thao tác chậm để hs nhớ vì bước lắp này chỉ thực hiện được khi lắp ráp các bộ phận với nhau.
 - Kiểm tra sự chuyển động của xe .
 d) Gv hướng dẫn hs thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn gàng vào trong hộp.
 - Các bước tiến hành như bài trước .
IV/ Củng cố - Dặn dò 
 - Nhận xét tinh thần thái độ học tập của hs, kĩ năng lắp ghép ô tô tải
 - Hướng dẫn HS đọc trước bài và chuẩn bị bộ lắp ghép để học bài : “ Lắp ô tô ” 
( tiết 2)
 - Cần 3 bộ phận : giá đỡ bánh xe và sàn cabin ; cabin ; thành sau của thùng xe và trục bánh xe.
 - Hằng ngày , chúng ta thường thấy các ô tô tải trên đường . Trên xe chở đầy hàng hóa.
- Hs nhận xét.
 - Hs bổ sung cho hoàn chỉnh.
 - Hs trả lời
 - Hs lên lắp
 - Hs lên lắp
 - Hs nhận xét , bổ sung cho hoàn chỉnh.
Ngày soạn : 15 / 4 /2008 Tuần 32
Ngày dạy : 25 / 4 / 2008
Môn : Kĩ thuật
Lắp ô tô tải 
I/ Mục đích 
 - HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải 
 - Lắp được từng bộ phận và lắp ô tô tải đúng kĩ thuật, đúng qui định .
 - Rèn luyện tính cẩn thận , an toàn lao động khi thực hiện các thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải.
II/ Đồ dùng dạy học 
 - Mẫu ô tô tải đã lắp ráp
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III/ Các hoạt động chủ yếu 
 1)Ổn định : Hát 
 2)Bài cũ : Lắp ô tô tải ( tiết 1 )
 3)Bài mới : Lắp ô tô tải ( tiết 2 )
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Hoạt động 3 : HS thực hành lắp ô tô tải.
HS chọn chi tiết 
 - Gv kiểm tra hs chọn các chi tiết
 b) Lắp từng bộ phận 
 - Trước khi hs thực hành , gv gọi 1 em đọc phần ghi nhớ , quan sát kĩ hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp
 - Theo dõi và uốn nắn kịp thời những nhóm hs còn lúng túng .
 c) Lắp ráp xe ô tô tải 
 - Theo dõi và uốn nắn kịp thời những nhóm hs còn lúng túng .
 Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập
 - Gv tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm thực hành 
 - Gv nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành 
 + Lắp đúng mẫu và theo đúng qui trình
 + Ô tô tải phải chắc chắn , không xộc xệch 
 + Ô tô tải chuyển động được
 - Gv nhận xét đánh giá kết quả học tập của hs 
 - Gv nhắc hs tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp
 IV/ Củng cố - Dặn dò 
 - Nhận xét tinh thần thái độ học tập của hs, kĩ năng lắp ghép ô tô tải
 - Hướng dẫn HS đọc trước bài và chuẩn bị bộ lắp ghép để học bài : “ Lắp ghép mô hình tự chọn”
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào hộp.
 - 1 hs đọc ghi nhớ 
 - HS thực hành 
 - HS lắp ráp các bước trong SGK
 - HS thực hành
 - HS trưng bày sản phẩm
- Hs dựa vào tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4(194).doc