I. MỤC TIÊU :
Sau bài học, học sinh có thể:
- Kể được tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp.
- Nêu được nguyênnhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
- Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK, phấn.
Các hình trong SGK trang 10, 11.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
- Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
- Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi họng?
- Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi các em sống để giữ cho bầu không khí luôn trong lành.
GV nhận xét bài cũ.
Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2004 Tự nhiên và xã hội PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể: - Kể được tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp. - Nêu được nguyênnhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp. - Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn. Các hình trong SGK trang 10, 11. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : A.KIỂM TRA BÀI CŨ - Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì? - Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi họng? - Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi các em sống để giữ cho bầu không khí luôn trong lành. GV nhận xét bài cũ. B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Phòng bệnh đường hô hấp HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. 2. 3. Hoạt động 1: Động não. * Mục tiêu: Kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu học sinh nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp dã học ở bài trước; sau đó, đề nghị mỗi học sinh kể tên một bệnh đường hô hấp mà các em biết. - GV chốt: tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh. Những bệnh đường hô hấp thường gặp là: bệnh vêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi. Hoạt động 2: Làm việc với SGK. * Mục tiêu: - Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp. - Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp. Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV gọi 1 số cặp lên hỏi, đáp trước lớp và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo. GV giúp học sinh hiểu: Người bị viêm phổi, viêm phế quản thường bị ho, sốt. Đặc biệt trẻ em nếu không chữa trị kịp thời, để quá nặng có thể bị chết do không thở được. Bước 3: Làm việc theo nhóm. - GV hướng dẫn học sinh học nhóm. - GV hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét chốt lại ý chính. - GV yêu cầu học sinh liên hệ xem các em đã có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa. - GV chốt ý chính của bài học. Hoạt động 3: Chơi trò chơi bác sĩ. * Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố những kiến thức đã học được về phòng bệnh viêm đường hô hấp. * Cách tiến hành: + Bước 1: GV hướng dẫn học sinh cách chơi. + Bước 2: tổ chức cho học sinh chơi. - HS làm theo yêu cầu của GV. Có thể không nêu được tên bệnh mà chỉ nêu ra được một số biểu hiện của bệnh. Ví dụ: sổ mũi, ho, đau họng, sốt, . . . - Học sinh nhắc lại: - HS mở SGK, quan sát và trao đổi với nhau về nội dung của các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 10, 11 SGK, hai bạn sẽ lần lượt người hỏi, người trả lời. - Học sinh hỏi đáp trước lớp. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi sau: - Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp? - Sau khi trao đổi xong, đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung. - Học sinh nhắc lại: Để phòng bệnh viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi chúng ta cần mặc đủ ấm, không để lạnh cổ, ngực, hai bàn chân, ăn đủ chất và không uống đồ uống quá lạnh. - Học sinh liên hệ bản thân theo yêu cầu của GV. - Học sinh nhắc lại: - Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp là: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, . - Nguyên nhân chính: do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm (cúm, sởi, . . . ) - Cách đề phòng: Giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi họng, giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa, ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên. - Một học sinh đóng vai bệnh nhân và một học sinh đóng vai bác sĩ. Yêu cầu học sinh đóng vai bệnh nhân kể được một số biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp, học sinh đóng vai bác sĩ ne7u được tên bệnh. - Học sinh chơi thử, sau đó sẽ mời một cặp lên đóng vai bệnh nhân, bác sĩ. Cả lớp xem và góp ý bổ sung IV CỦNG CỐ- DẶN DÒ - Kể tên một số bệng đường hô hấp thường gặp? - Nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp? - Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp? - Về nhà học bài và thực hành tốt bài học. - Chuẩn bị bài: Bệnh lao phổi. - GV nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: