Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tiết 7: Hoạt động tuần hoàn - Năm học 2004-2005

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tiết 7: Hoạt động tuần hoàn - Năm học 2004-2005

I. MỤC TIÊU :

 Sau bài học, học sinh biết:

 - Thực hành nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.

 - Chỉ được đường đi của máu qua sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Các hình trong SGK trang 16, 17.

 Sơ đồ hai vòng tuần hoàn và các tấm phiếu ghi tên các loại mạch máu của hai vòng tuần hoàn.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 1. Kiểm tra bài cũ :

 - Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?

 - Chỉ vị trí của tim trên hình vẽ và trên cơ thể của mình.

 Nhận xét bài cũ.

 2. Bài mới :

 Giới thiệu bài: Hoạt động tuần hoàn.

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1482Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tiết 7: Hoạt động tuần hoàn - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7	Môn : Tự nhiên và xã hội	Ngày 27/ 09/2004
 	Đề bài : HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU :
	Sau bài học, học sinh biết:
	- Thực hành nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.
	- Chỉ được đường đi của máu qua sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Các hình trong SGK trang 16, 17.
	Sơ đồ hai vòng tuần hoàn và các tấm phiếu ghi tên các loại mạch máu của hai vòng tuần hoàn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1. Kiểm tra bài cũ :
	- Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
	- Chỉ vị trí của tim trên hình vẽ và trên cơ thể của mình.
	Nhận xét bài cũ.
 2. Bài mới :
 Giới thiệu bài: Hoạt động tuần hoàn.
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2 
 3.
Hoạt động 1: Thực hành.
* Mục tiêu: Biết nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.
* GV hướng dẫn học sinh:
* GV yêu cầu từng cặp học sinh thực hành theo hướng dẫn.
- Sau đó GV rút ra kết luận: Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạnh máu, cơ thể sẽ chết.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Chỉ được đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
Cách tiến hành: 
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu các nhóm làm việc theo gợi ý.
* Bước 2: làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu các nhóm trả lời các câu hỏi trên.
- GV nhận xét, yêu cầu HS rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình.
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về hai vòng tuần hoàn.
- GV phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi bao gồm sơ đồ hai vòng tuần hoàn và các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của hai vòng tuần hoàn.
- Yêu cầu các nhóm thi đua ghép chữ vào hình. Nhóm nào hoàn thành trước và ghép vào sơ đồ đúng vị trí, trình bày đẹp là thắng cuộc.
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét sản phẩm của nhau và đánh giá xem nhóm nào thắng.
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV. 
- Áp tai vào ngực của bạn để tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong một phút.
- Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái của mình hoặc tay trái của bạn, đếm số nhịp đập trong 1 phút.
- Học sinh thực hành theo cặp.
- Các em đã nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn mình?
- Khi đặt mấy đầu ngón tay lên cổ tay mình hoặc cổ tay bạn em cảm thấy gì?
- Học sinh theo dõi ghi nhớ.
- Học sinh các nhóm làm việc theo gợi ý của GV.
- Chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ hình 3/17 SGK. Nêu chức năng của từng loại mạch máu.
- Chỉ đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?
- Chỉ đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?
- Đại diện các nhóm lên chỉ sơ đồ và trình bày phần trả lời của nhóm mình và rút ra kết luận:
- Tim luôn co bóp để đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn.
- Vòng tuần hoàn lớn: Đưa máu chứa nhiều khí Ôxy và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể, đồng thời nhận khí Các bô níc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ôxy và thải khí các bô níc rồi trở về tim.
- Đại diện các nhóm lên nhận bộ đồ chơi và phiếu rời, sau đó chơi theo hướng dẫn của GV.
- Nhóm nào làm xong trước sẽ dán sản phẩm của mình lên bảng trước.
4. 
Củng cố, dặn dò:
- Chỉ đường đi của máu trên sơ đồ.
- Hãy chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ câm.
- Về nhà học bài. Xem trước bài vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doc07.doc