Giáo án Tự nhiên xã hội Khối 3 - Tuần 7: Hoạt động thần kinh (Tiếp theo)

Giáo án Tự nhiên xã hội Khối 3 - Tuần 7: Hoạt động thần kinh (Tiếp theo)

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức : HS biết vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.

2. Kỹ năng :Biết nêu ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.

3. Thái độ : Có ý thức giữ gìn các giác quan, cơ thể.

II/ Chuẩn bị :

1. Giáo viên : tranh, sơ đồ cơ quan thần kinh, bảng phụ, một số món đồ cho hoạt động 3

2. Học sinh : SGK.

III/ Các hoạt động dạy và học :

1. Khởi động : (3) Chơi trò chơi : “Thụt, thò”

 - Huớng dẫn cách chơi.

 - GV nhận xét sau trò chơi : những bạn làm sai là do chưa phối hợp được nhịp nhàng

 giữa tai nghe, mắt thấy và tay làm.

 - Các em có biết cơ quan nào điều khiển mọi hoạt động của cơ thể không ?

 -> Cơ quan thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

 - Bộ phận nào của cơ quan thần kinh quan trọng nhất ?

 -> Não là bộ phận quan trọng nhất.

 

doc 3 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Khối 3 - Tuần 7: Hoạt động thần kinh (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : TỰ NHIÊN XÃ HỘI / TUẦN 7
Tiết :
Bài : HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (tt)
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS biết vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
Kỹ năng :Biết nêu ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
Thái độ : Có ý thức giữ gìn các giác quan, cơ thể.
II/ Chuẩn bị :	
Giáo viên : tranh, sơ đồ cơ quan thần kinh, bảng phụ, một số món đồ cho hoạt động 3
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy và học :
Khởi động : (3’) Chơi trò chơi : “Thụt, thò”
	- Huớng dẫn cách chơi.
	- GV nhận xét sau trò chơi : những bạn làm sai là do chưa phối hợp được nhịp nhàng
	 giữa tai nghe, mắt thấy và tay làm.
 - Các em có biết cơ quan nào điều khiển mọi hoạt động của cơ thể không ? 
 -> Cơ quan thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
 - Bộ phận nào của cơ quan thần kinh quan trọng nhất ? 
 -> Não là bộ phận quan trọng nhất.
 2. Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ĐDDH
1’
10’
15’
5’
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : Thảo luận về tình huống trong tranh.
+ Cách tiến hành:
 Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
- Chia lớp thành nhóm 4.
- Yêu cầu HS dựa vào cách phân tích hoạt động phản xạ “rụt tay lại khi sờ vào cốc nước nóng” ở tiết học trước, quan sát hình 1 trang 30 để trả lời các câu hỏi:.
- Khi bất ngờ giẫm vào đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào? 
- Hoạt động này do não hay tuỷ sống điều khiển ?
- Sau đó Nam đã làm gì ?Việc làm đó có tác dụng gì ?
- Theo em, não hay tuỷ sống điều khiển hoạt động suy nghĩ của Nam khiến Nam quyết định không vứt đinh ra đường ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
 Kết luận : - Tuỷ sống điều khiển các phản xạ của chúng ta, ví dụ : Nam đã có phản xạ co ngay chân lại khi giẫm phải đinh. 
- Não thì điều khiển toàn bộ hoạt động, suy nghĩ của chúng ta, ví dụ : giẫm phải đinh, Nam rút đinh ra khỏi dép và vứt vào thùng rác để người khác không giẫm phải; hoặc là khi thấy đói chúng ta ăn; muốn được điểm cao, chúng ta phải chăm học 
Hoạt động 2 : Thảo luận ï
+ Cách tiến hành:
 Bước 1 : Thảo luận theo nhóm đôi
- GV đưa ra 1 ví dụ: Khi chúng ta đang viết chính tả, khi đó những bộ phận nào của cơ thể làm việc ? 
- Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển các hoạt động đó?
- Sau đó yêu cầu HS đọc nội dung trao đổi của các bạn trong hình 2 trang 31 để trả lời câu hỏi.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trả lời kết quả thảo luận.
- Treo sơ đồ cơ quan thần kinh và kết luận :
Khi ta thực hiện một hoạt động, rất nhiều cơ quan cùng tham gia. Não đã phối hợp điều khiển các cơ quan đó một cách nhịp nhàng
- Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận và trình bày những ví dụ cho thấy não điều khiển phối hợp hoạt động của cơ thể ?
- Hằng ngày, chúng ta học tập và ghi nhớ. Bộ phận nào giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học ?
- Kết luận : Bộ não rất quan trọng. Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ.
Hoạt động 3 : Chơi trò chơi :“Thử trí nhớ”
- GV chuẩn bị một số đồ dùng học tập và một số đồ chơi khác.
- GV cho một nhóm HS quan sát, sau đó che lại.
- GV yêu cầu HS viết lại những thứ các em đã nhìn thấy.
- Ai viết đúng và nhiều đồ dùng nhất là người thắng cuộc.
.
-  Nam co chân lên ngay.
 -  do tuỷ sống điều khiển.
- Học sinh nêu .
 - Học sinh nêu .
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
-  mắt nhìn, tai nghe, tay viết 
- Não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- Các nhóm thảo luận.
-  quét nhà, làm bài tập, xem phim, tập thể dục 
- Não giúp chúng ta học và ghi nhớ.
- HS tham gia chơi.
SGK
Đàm thoại 
Thảo luận 
Tranh sơ đồ cơ quan thần kinh
Thảo luận 
Trò chơi 
Thi đua 
4. Củng cố: (1’) HS cả lớp đọc mục “Bạn cần biết”
 GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1’) + Bài tập : Xem lại bài.
 	+ Chuẩn bị : Xem trước bài: “ Vệ sinh thần kinh”
Các ghi nhận, lưu ý sau tiết dạy 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_khoi_3_tuan_7_hoat_dong_than_kinh_ti.doc