Tiết 39: TẬP ĐỌC
Bốn anh tài (tiếp - SGK/tr 13).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm toàn bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện: hồi hộp ở đoạn đầu, gấp gáp, dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh, khoan thai ở lời kết.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu : + Từ : núc nác, núng thế.
+ Nội dung: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu chống yê tinh của bốn anh em Cẩu Khây.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3 .Hoạt động dạy học chủ yếu:
Tuần 20 Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2011. Sáng: Tiết 20: Chào cờ Tiết 39: Tập đọc Bốn anh tài (tiếp - SGK/tr 13). 1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm toàn bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện: hồi hộp ở đoạn đầu, gấp gáp, dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh, khoan thai ở lời kết. - Rèn kĩ năng đọc hiểu : + Từ : núc nác, núng thế. + Nội dung: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu chống yê tinh của bốn anh em Cẩu Khây. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 2. Chuẩn bị : Bảng phụ hướng dẫn đọc. 3 .Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: Đọc bài: Chuyện cổ tích về loài người. TLCH trong bài. HS đọc thuộc bài. HS nhận xét cách đọc của bạn. HS trả lời câu hỏi theo nội dung đã học B. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: (qua tranh và từ nội dung phần 1). b, Nội dung chính: HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc . GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp theo đoạn , đọc theo cặp, đọc toàn bài, kết hợp luyện đọc câu khó khó, từ khó. Mở rộng từ : thung lũng. Giọng đọc : (như phần yêu cầu). + Đoạn 1 : từ đầu đến bắt yêu tinh đấy. + Đoạn 2 : phần còn lại. HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài. GV tổ chức cho HS đọc, thảo luận về nội dung từng câu hỏi trong bài. HĐ 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm. GV cho HS luyện đọc theo đoạn, đọc lời nhân vật. Nhấn giọng ở các từ ngữ : vắng teo, lăn ra ngủ, thò đầu, lè lưỡi, đấm một cái, gãy gần hết.... HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. HS đọc nối tiếp theo đoạn. Sửa lỗi phát âm : lăn ra ngủ, , bản làng, lè lưỡi, núc nác, thung lũng... -...vùng đất lõm ở giữa hai dãy núi. HS đọc theo cặp lần hai, nhận xét cách đọc. HS đọc toàn bài. HS nghe GV đọc, tham khảo cách đọc. HS đọc từng đoạn, đọc thầm, thảo luận và trả lời câu hỏi. HS luyện đọc theo đoạn ,đọc diễn cảm đoạn : “ Cẩu Khây..., đất trời tối sầm lại.” HS thi đọc hay, đọc thể hiện đúng diễn biến của câu chuyện. C, Củng cố , dặn dò :GV NX tiết học Giao BTVN. Tiếng Việt( ôn ) Mở rộng vốn từ : Tài năng 1.Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố , hệ thống hoá từ ngữ về tài năng. - Rèn kĩ năng thực hành : tìm từ, đặt câu hỏi, viết đoạn văn. - Giáo dục ý thức học tập tự giác , tích cực. 2.Chuẩn bị : Vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 tham khảo. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học HĐ 2 : GV nêu định hướng ôn tập. - Ôn tập, hệ thống vốn từ về tài năng. - Thực hành làm các bài tập tìm từ, đặt câu, viết đoạn văn. HĐ 3: GV tổ chức cho HS thực hành , chữa bài: Bài1 : Viết tiếp các từ ngữ nói về tài năng của con người. (VBT trắc nghiệm Tiếng Việt 4 / tr 105)+ Bài 2 : Nối từ tài với từ ngữ thích hợp để tạo thành những từ ngữ nói về tài năng của con người.(Vở BT../tr 105). GV cho HS KG đặt câu với các từ ngữ tìm được. Bài3 : Viết một đoạn văn ngắn gồm năm đến bảy câu giới thiệu một người có tài. ( HSKG có thể viết thành một bài văn) HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. VD : - tài năng, tài nghệ, tài ba, tài chí.... HS đọc, xác định yêu cầu đề, thực hành, chữa bài. HS thi tìm từ theo nhóm tiếp sức, trong cùng một thời gian nhóm nào tìm được nhiều từ đúng nhóm đó sẽ thắng. VD : Tài trí, tài cán, tài năng, tài ba, tài tình.... - Tài làm thơ, tài cắm hoa, tài chơi cờ vua, tài giải toán. HS có thể tìm thêm từ thích hợp. VD : Tôi khâm phục tài chơi cờ của bạn Vinh. HS KG nêu miệng một, hai lần cho HS cùng lớp học tâp. HS viết vào vở, hai học sinh viết vào vở, chữa bài. 4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Ôn bài , chuẩn bị bài sau . Tiếng việT Luyện tập : Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? 1. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức đã học về cấu tạo và ý nghĩa của chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? - Rèn kĩ năng xác định câu kể Ai làm gì, xác định thành phần câu, đặt câu, viết đoạn văn. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 2. Chuẩn bị: Vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học. HĐ 2 : Định hướng nội dung: - Nêu ý nghĩa và cấu tạo của vị ngữ, chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? - Vận dụng làm các bài tập thực hành. HĐ 3 : Tổ chức cho HS thực hành. Bài 1 : Đọc đoạn văn sau và ghi lại câu kể Ai làm gì? Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông năm ngoái. Hôm đó, bà ngoại sang chơi nhà em. Mẹ nấu chè hạt sen. Bà ăn, tấm tắc khen ngon. Lúc bà về, mẹ lại biếu bà một gói trà mạn ướp hạt sen thơm phức. Bài 2 : Xác định vị ngữ trong mỗi câu kể vừa tìm. Bài 3 : Hãy viết đoạn văn ngắn nói về hoạt độngcủa em và các bạn ở lớp, ở trường trong đó có sử dụng mẫu câu Ai làm gì? HS TB yếu có thể chỉ cần đặt câu. GV cho HS KG viết vào bảng nhóm, chữa bài. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. - Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì chỉ hoạt động của người, vật.... Vị ngữ có thể là động từ hoặc cụm động từ. VD : Chú bói cá, nhanh như tên bắn, bắt gọn miếng mồi trong mỏ. HS đọc bài văn, thực hành trong vở viết, chữa bài. HS thực hiện kết hợp bài 1, 2. HS đặt câu hỏi giúp bạn tìm vị ngữ, chủ ngữ. Hôm đó, bà ngoại/ sang chơi nhà em. CN VN Mẹ/ nấu chè hạt sen. Bà/ ăn, tấm tắc CN VN CN VN khen ngon. Lúc bà về, mẹ/ lại biếu bà CN VN một gói trà mạn ướp hạt sen thơm phức. VD : Giờ chơi thật vui vẻ và hào hứng. Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Có bạn chăm chỉ, ngồi ôn bài dưới gốc cây. Nắng đùa vui trên vòm lá xanh biếc. Đàn chim lích rích chuyền cành. Chúng cất lên lời ca trong trẻo hoà nhịp với các bạn học sinh trong giây phút thư giãn thần tiên. 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học. - Luyện đọc thêm ở nhà Sáng : Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2011 Tiết 39: Luỵên từ và câu Luyện tập câu kể : Ai làm gì? (SGK tr/16). 1.Mục tiêu: - Củng cố kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể : Ai làm gì? - Rèn kĩ năng thực hành : nhận biết câu kể ai làm gì, xác định hai bộ phận CN, VN của câu kể, vận dụng viết một đoạn văn trong đó có câu kể mẫu Ai làm gì? - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 2.Chuẩn bị: Ghi sẵn bài tập 1 / tr 16. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: - Đặt một câu kể Ai làm gì? Xác định vị ngữ trong câu vừa đặt. VD : - Buổi sáng, tôi /đi học. CN VN B.Nội dung chính: GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu đề, thực hành , chữa các bài tập SGK/tr 16. Bài 1 : Tìm câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau. GV cho HS đọc đoạn văn, làm việc cá nhân, báo cáo. Bài 2 : Xác định chủ ngữ vị ngữ trong câu vừa tìm. GV cho HS làm cá nhân trong VBT, báo cáo. Bai 3 : Viết một đoạn văn khoảng năm câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng kiểu câu kể Ai làm gì? GV cho HS làm trong vở, hai HS làm trong bảng nhóm, chữa bài. HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hiện lần lượt từng yêu cầu. HS đọc đoạn văn, đọc thầm và trả lời câu hỏi. Câu 3, 4, 5, 7. VD : Một số chiến sĩ/ thả câu. CN VN GV có thể cho HSKG giúp HS TB – Yếu đặt câu hỏi tìm chủ ngữ, vị ngữ. VD : Sáng thứ năm, tổ em được phân công trực nhật lớp. Không ai bảo ai, tất cả đều đến sớm hơn mọi ngày. Em và cu Tuấn mang chổi nên quét lớp. Hà Anh lau bảng. Thảo Ly cùng Hà Trang kê lại bàn ghế. Loáng một cái, lớp học đã sạch bong. C. Củng cố, dặn dò:- Nêu ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Cho VD minh hoạ ? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bài, chuẩn bị giờ sau : Mở rộng vốn từ : Sức khoẻ. Buổi sáng Chính tả (Nghe – viết) Tiết 20 Bài viết : Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp (SGK tr 5) I-Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp bài viết : Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp. - Rèn kĩ năng viết đúng, đều, đẹp, phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn ch/tr. - Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp. II .Chuẩn bị : VBT thay cho phiếu học tập. III .Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ chứa tiếng có âm đầu s/x. B. Dạy bài mới : a, Giới thiệu bài :GV nêu yêu cầu giờ học.HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết . HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả. -Nêu nội dung chính của đoạn văn? - Giới thiệu Đân-lớp, cha đẻ của chiếc xe đạp ngày nay. GV hướng dẫn HS viết từ khó trên bảng con, bảng lớp ( dựa vào nghĩa của từ, từ loại). HS thực hành viết từ khó, dễ mắc lỗi, phân tích cách viết dựa trên nghĩa của từ (từ điển Tiếng Việt thông dụng). Từ : nẹp sắt, Đân-lớp, lốp xe, rất xóc, suýt ngã... VD : lốp xe : bộ phận được làm bằng cao su để bọc săm bên trong (phần bánh của chiếc xe đạp). - Những chữ nào trong bài được viết hoa? - Viết hoa những chữ đầu câu. - Viết đúng tên riêng nước ngoài : Đân-lớp. GV đọc cho HS viết bài . GV đọc lần hai cho HS soát lỗi. GV chấm, chữa một số bài. HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả. HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành. Bài 2 : GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài, chọn từ cần điền, hoàn chỉnh khổ thơ, đọc lại khổ thơ đã chọn điền chữ đúng. HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa, phương thức cấu tạo từ. * Kết quả : Chuyền trong vòm lá Chim có gì vui Mà nghe ríu rít Như trẻ reo cười. IV. Củng cố, dặn dò:- Chuẩn bị bài : Chuyện cổ tích về loài người. Tiếng Việt( ôN ) Luyện tập câu kể : Ai làm gì? 1.Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố , hệ thống hoá kiến thức về câu kể Ai làm gì? - Rèn kĩ năng thực hành xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai làm gì, đặt câu, viết đoạn văn trong đó có câu kể Ai làm gì? - Giáo dục ý thức học tập tự giác , tích cực. 2.Chuẩn bị : Vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 tham khảo. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học HĐ 2 : GV nêu định hướng ôn tập. - Ôn tập về câu kể Ai làm gì? - Thực hành làm các bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ, đặt câu, viết đoạn văn. HĐ 3: GV tổ chức cho HS thực hành , chữa bài: Bài1 : a, Gạch chân dưới câu kể Ai làm gì? b, Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? (VBT trắc nghiệm Tiếng Việt 4 / tr 103) GV đọc cho HS viết đoạn văn, thực hành, chữa bài. Bài 2 : Viết tiếp vào chỗ chấm để thành câu theo mẫu Ai làm gì? a, Đêm giao thừa, cả nhà..................... b, Buổi sáng, mẹ................... c, Chiều thứ bẩy, lớp em.................. Bài3 : Viết một đoạn văn ngắn gồm năm đến bảy câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào ngày nghỉ cuối tuần. GV cho HS KG nói mẫu một lượt, cho hai HS viết vào bảng nhóm, HS viết vào vở, chữa bài. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học ... và nội dung câu chuyện. - Giáo dục ý thức tự giác học tập, biết trân trọng tài năng. 2.Chuẩn bị:- Sưu tầm truyện kể theo chủ đề . 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A.Kiểm tra: GV cho HS kể câu chuyện giờ học trước. HS kể chuyện, nhận xét bạn kể, nêu ý nghĩa của câu chuyện. B. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học. HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài. GV cho HS đọc, phân tích yêu cầu của đề, gạch chân dưới từ ngữ quan trọng. HĐ 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện. GV cho HS đọc phần gợi ý, phân tích theo đề bài : - Nêu tên một số bài đã học về tài năng của con người, hoặc một số câu chuyện trong sách báo? GV hướng dẫn HS nói từng phần: a, Giới thiệu câu chuyện: b, Kể thành lời : + Mở đầu câu chuyện. + Diễn biến của câu chuyện. + Kết thúc câu chuyện. GV cho HSKG kể mẫu 1-2 lần. GV tổ chức cho HS kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện: + Kể theo cặp. + Kể trước lớp đoạn truyện, câu chuyện. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, định hướng nội dung chuyện kể. HS đọc lại đề bài : Hãy kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về một người có tài. HS nghe hướng dẫn, TLCH, tập kể chuyện. HS yếu có thể ghi từng chi tiết , kể từng đoạn. VD : + Các nhà khoa học có tài : ác-si-mét, Lê Quý Đôn... + Các văn nghệ sĩ có tài : Cao Bá Quát, Pu-skin... VD : Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về một tài năng võ thuật. Tài năng ấy đã làm rạng danh nền ủ su Việt Nam. Chị là Ngô Thuý Hiền. HS kể chuyện theo cặp. HS chuyện trước lớp. HS thảo luận về ý nghĩa mỗi câu chuyện, liên hệ giáo dục về trân trọng và phát triển tài năng. HS bình chọn giọng kể hay. C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Kể chuyện cho cả nhà nghe. - Chuẩn bị bài sau : Sáng: Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2011 Tập làm văn Tiết 39 : Miêu tả đồ vật (kiểm tra viết). I – Mục tiêu : Học sinh biết viết một đoạn văn miêu tả đồ vật theo yêu cầu của đề : bố cục bài văn rõ ràng, nội dung đảm bảo, miêu tả chân thực, sinh động, sáng tạo, giàu cảm xúc. - Rèn kĩ năng thực hành viết văn : câu văn mạch lạc, từ ngữ giàu hình ảnh, chính xác. - Giáo dục ý thức học tập, tính tự giác, kỷ luật trong giờ kiểm tra. II – Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. GV nêu yêu cầu giờ học, giới thiệu đề, tổ chức cho học sinh thực hành viết bài. “ Tả chiếc cặp sách của em”. 2. Học sinh thực hành viết bài. 3. GV thu, chấm bài . 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập giới thiệu địa phương. Tiết 40: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Sức khoẻ (SGK tr/ 11). 1.Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất. - Rèn kĩ năng thực hành : đặt câu, vận dụng một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm trong một số tình huống cụ thể. - Giáo dục ý thức học tập, biết bảo vệ sức khoẻ. 2.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: Đọc bài tập 3 tiết trước. HS đọc bài, nhận xét. B.Nội dung chính: GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu SGK/tr 19, chữa bài. GV cùng HS xây dựng nội dung bài học. Bài 1 : Tìm các từ ngữ : GV cho HS thực hành trong VBT, hai nhóm làm trên bảng nhóm, chữa bài. HS KG nêu nghĩa của một số từ. Bài 2 : Kể tên một số môn thể thao ... GV cho HS kể nối tiếp các môn thể thao, có thể cho HS nêu môn thể thao yêu thích và trả lời vì sao. Bài 3 : GV cho HS tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm hoàn chỉnh các câu thành ngữ. HS KG có thể thêm một số tục ngữ theo chủ đề. Bài 4 : GV cho HS thảo luận cặp đôi ý nghĩa của câu tục ngữ. HS đọc, xác định yêu cầu, thực hiện lần lượt từng yêu cầu, chữa bài. Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ. Tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao... Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh. Vạm vỡ, cường tráng, cân đối, rắn rỏi, săn chắc.. HS nối tiếp kể tên các môn thể thao. VD : bóng đá, bóng chuyền, cử tạ, bóng bầu dục, bóng chày, cầu lông, quần vợt... Khoẻ như trâu (voi, hùm). Nhanh như cắt (sóc, gió, chớp, điện). -Tiên là nhân vật có trong truyện cổ tích, sống nhàn nhã, thư thái trên trời, tượng trưng cho sự sung sướng. ăn được , ngủ được là có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ tốt sung sướng chẳng kém gì tiên. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài : Câu kể Ai thế nào? TIếng việt( ôn ) Luyện tập : Xây dựng mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện. 1. Mục tiêu: HS ôn tập về cách xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật. - Rèn kĩ năng viết đoạn mở bài, kết bài theo các cách khác nhau. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 2. Chuẩn bị: Một số đoạn mở bài, kết bài của học sinh. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HĐ 2 : Định hướng nội dung: Thực hành nhận biết và viết một số đoạn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật. HĐ 3 : Tổ chức cho HS thực hành, chữa bài. Bài 1 : Đọc các đoạn văn sau và cho biết mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả đồ vật. GV cho HS đọc một số đoạn văn trong chương trình học : tả cái nón, cái cối tân, chiếc xe đạp, đoạn bài của học sinh. Bài 2 : Nêu ví dụ về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật Bài 3 : Viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng cho đề văn sau: Tả cái trống trường. Học sinh đọc đoạn văn và nêu nhận xét về nội dung và vị trí của đoạn trong bài văn. VD : Vậy là đã ba năm học trôi qua, ngày nào tôi cũng được mẹ chở trên chiếc xe đạp Thống Nhất đến trường. Chiếc xe ấy đã thật sự là phương tiện không thể thiếu của mẹ con tôi. (Mở bài, kiểu trực tiếp). HS đọc đoạn văn minh hoạ cho mở bài, kết bài theo các cách đã học. HS viết bài vào trong vở, hai HS viết vào bảng nhóm, chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học. Sáng: Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2011 Tiết 40: Tập làm văn Luyện tập giới thiêu địa phương(SGK /tr 19) 1. Mục tiêu: - Học sinh nắm được cách giới thiệu địa phương qua bài văn mẫu Nét đổi mới ở Vĩnh Sơn. - Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới ở quê hương. - Giáo dục ý thức học tập, có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương. 2.Chuẩn bị : Một số tranh ảnh về sự đổi mới ở địa phương, bảng nhóm. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài : Nội dung bài trước. B. Nội dung chính : HS nêu nội dung đã học. GV cho HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hành lần lượt từng yêu cầu, chữa bài. Bài 1 : Đọc bài văn và Nét mới ở Vĩnh Sơn , trả lời câu hỏi: GV cho HS đọc, xác định yêu cầu của câu hỏi trước khi đọc đoạn văn, giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài. Bài 2 : Kể những đổi mới ở xóm làng... * Gợi ý : Nhà cửa được xây dựng như thế nào? Trường học, trạm y tế được nâng cấp ra sao? Sự quan tâm đến quyền và bổn phận của trẻ em như thế nào? Nhu cầu về phương tiện thông tin đại chúng trong từng hộ gia đình?.... HS đọc xác định yêu cầu bài , thực hiện theo yêu cầu của GV. HS đọc , xác định yêu cầu bài trước khi đọc đoạn văn. - ...sự đổi mới ở Vĩnh Sơn, một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định... -..trồng lúa hai vụ một năm, năng suất cao.... HSKG nêu miệng một, hai lần, HS trao đổi theo cặp, viết vào vở, một HS viết vào bảng nhóm, cùng chữa bài, lưu ý cách trình bày. HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về quê hương, kết hợp một số hình ảnh minh hoạ. ** Ví dụ : Hôm nay, mình muốn giới thiệu với các bạn về quê hương của chúng mình: quê hương Lê Hồng yêu dấu. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, mình đã chứng kiến biết bao nhiêu sự thay đổi kì diệu. Những nóc nhà tranh xưa kia giờ đã được thay thế bằng những ngôi nhà tầng kiên cố, vững chãi. Không còn lo sợ bởi những đợt mưa bão, nhà bị tốc mái, hay ướt như ngoài sân. Cũng không còn cảnh phải đi bộ xách dép đến trường vì đường làng quá trơn và lầy lội. Đường bê tông đã trải dài đến tận từng ngõ xóm. Những đêm rằm tháng tám, bọn trẻ chúng mình được rước đèn dưới trăng, được ca hát trong nhà văn hoá thôn vừa to vừa đẹp, cách đây dù chỉ năm năm thôi vẫn là điều mong ước của chúng mình. Rồi theo mẹ lên đồng mình mới thấy việc dẫ nước về ruộng giờ không còn máy khó khăn. Nước theo những kênh mương bê tông hoá manh phù sa bồi đắp cho xóm làng, cho cây lúa tốt tươi. Nhờ có sự áp dụng kĩ thuật cao về giống và cách thức chăm sóc mà mỗi sào ruộng bây giờ ít nhất cũng cho chúng ta năm tạ thóc mỗi năm..... 3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau: Ôn tập Tiết 20: Sinh hoạt Sinh hoạt Đội 1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của lớp tuần 20, đề ra phương hướng hoạt động tuần 21. - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến. - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể chi đội đoàn kết, vững mạnh . 2. Văn nghệ đọc truyện thiếu nhi (tủ sách dùng chung) 3. Nội dung: a, Chi đội trưởng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung: * Ưu điểm: - Chuẩn bị tốt và tổ chức thành công Hội nghị cha mẹ học sinh. - Chất lượng một số môn học có tiến bộ. - Tham gia vệ sinh trường lớp, trồng cây đầu xuân trong vườn hoa. - Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra. - Tích cực tham gia cùng giáo viên dự hội giảng cấp cụm. - Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ. - Tổ chức và duy trì tốt các giờ truy bài và thực sự có hiệu quả. - Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, chuẩn bị và thực hiện tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập . - Tuyên truyền và thực hiện tốt công tác an toàn giờ học, an toàn giao thông. * Tồn tại: - Một số học sinh chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập - Kĩ năng tính toán của học sinh còn hạn chế nhất là chia số có ba chữ số. - Một số học sinh chưa chú tâm khi làm bài kiểm tra, vẫn còn hiện tượng học sinh bị điểm kém hai môn Toán, Tiếng Việt - Chưa có đội viên đạt danh hiệu học sinh giỏi, còn năm đội viên chưa đạt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng. b, Phương hướng: - Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được. - Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn. -Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường sạch đẹp. - Tham gia giao thông an toàn. c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở học sinh rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
Tài liệu đính kèm: