I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
ã Đọc đúng các tiếng, các từ khó: là, loạt, nỗi niềm, dần dần, chói lói, đóa, cành, mỗi hoa, tán hoa lớn xoè ra, đưa đẩy
ã Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, suy tư.
2. Đọc hiểu
ã Hiểu các từ ngữ khó trongbài : phượng, phần tử, vô tâm.
ã Hiểu nội dung bài : Tả vẻ đẹp độc đáo của loài hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. ( TL được caca CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy - học
ã Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK
ã Tranh (ảnh) về cây phượng lúc ra hoa.
ã Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
Tuần 23 Soạn: 28/01/2010 Giảng thứ 2. 01/02/2010 Tập đọc: hoa học trò.(43) ( Xuân Diệu ) I. Mục tiêu 1. đọc thành tiếng Đọc đúng các tiếng, các từ khó: là, loạt, nỗi niềm, dần dần, chói lói, đóa, cành, mỗi hoa, tán hoa lớn xoè ra, đưa đẩy Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, suy tư. 2. đọc hiểu Hiểu các từ ngữ khó trongbài : phượng, phần tử, vô tâm.. Hiểu nội dung bài : Tả vẻ đẹp độc đáo của loài hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. ( TL được caca CH trong SGK) II. Đồ dùng dạy - học Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK Tranh (ảnh) về cây phượng lúc ra hoa. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ : (5p) - Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Chợ tết và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : (33p) 2.1.Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi. + Bức tranh vẽ cảnh gì ? - GV giới thiệu bài : Hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với những kỷ niệm của thủa cắp sách tới trường.Hoa phượng có gì đặc biệt mà lại làm cho ta có cảm giác xao xuyến bồi hồi ? Bài văn Hoa học trò sẽ giới thiệu với các em điều đó. 2.2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc - GV đọc mẫu. (Chú ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư để cảm nhận được vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng. • Nhấn giọng ở những từ ngữ : không phải, một đoá, cả một loạt, một vùng trời, cả một góc trời đỏ rực, xanh um, mát rượi, ngạc nhiên, bất ngờ) ? Bài được chia làm mấy đoạn? - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. (lần 1) - GV chú ý sửa lỗi cho HS. - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. (lần 2) - Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải. - Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo cặp. - Gọi 3 HS nối tiếp đọc trước lớp. - Yêu cầu 2 HS đọc lại toàn bài. - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét. - Quan sát và trả lời câu hỏi : + Bức tranh vẽ cảnh các bạn học sinh đang nói chuyện với nhau về những cành phượng đỏ rực bông. - Lắng nghe. - Theo dõi GV đọc mẫu. - 3 đoạn. - 3 HS đọc bài theo trình tự. + HS 1 : phượng không phải đậu khít. + HS 2 : nhưng hoa càng đỏbất ngờ vậy? + HS 3 : bình minhcâu đối đỏ. - 3 HS đọc bài - 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải. - 2 HS ngồi cùng bàn đọc tiếp nối từng đoạn. - 3 HS nối tiếp đọc trước lớp. - 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. b) Tìm hiểu bài - GV nêu : Đọc bài viết của nhà thơ Xuân Diệu, các em sẽ thấy được vẻ đẹp đặc biệt của hoa phựơng qua những từ ngữ chọn lọc và những hình ảnh rất đặc sắc, độc đáo. Các em hãy chú ý để học cách miêu tả cây cối của nhà thơ. Để biết điều đó chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trao đổi và tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều. - GV lần lượt hỏi : + Em hiểu đỏ rực có nghĩa như thế nào ? + Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng ? Dùng như vậy có gì hay ? - GV nêu : Đoạn 1 cho chúng ta cảm nhận được số lượng hoa phượng rất lớn. - Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn còn lại và trả lời câu hỏi : + Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò” ? - GV giảng bài : Đã từ rất lâu, phượng là một loài hoa gắn liền với tuổi học trò, với những kỷ niệm của thủa cắp sách tới trường. Phượng báo hiệu mùa thi và cũng là lúc báo hiệu mùa hè tới. Bởi thế hoa phượng được gọi với cái tên thân thiết là : Hoa học trò. + Hoa phượng nở gọi cho mỗi người học trò cảm giác gì ? Vì sao ? - GV hỏi tiếp + Hoa phượng còn có gì đặc biệt làm ta náo nức ? + ở đoạn 2 tác giả đã dùng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng ? + Màu hoa phượng thay đổi như nào theo thời gian ? + Em cảm nhận được điều gì qua đoạn văn thứ hai ? - GV hỏi : Khi đọc bài Hoa học trò em cảm nhận được điều gì ? - GV kết luận : Bài văn đầy chất thơ của Xuân Diệu giúp ta cảm nhận được... - Ghi ý chính của bài lên bảng. c) Đọc diễn cảm - GV hỏi : Theo em, để giúp người nghe cảm nhận được vẻ độc đáo của hoa phượng, chúng ta nên đọc với giọng đọc như thế nào ? - GV yêu cầu : Tìm các từ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, tả sự thay đổi của màu hoa theo thời gian. - Treo bảng phụ có đoạn hướng dẫn luyện đọc “Phượng không phải đậu khít nhau” + GV đọc mẫu + Yêu cầu HS tìm cách đọc hay và luyện đọc theo cặp. Phượng không phải đậu khít nhau - GV tổ chức cho HS thi đọc qua đoạn văn trên. - GV gọi HS đọc diễn cảm bài trước lớp. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3, Củng cố dặn dò: (2p) - Nhận xét tiết học - Dặn Hs về nhà học thuộc lòng ý nghĩa và soạn bài sau. Lắng nghe. - Đọc thầm, trao đổi, tìm các từ ngữ cho biét hoa phượng nở rất nhiều : cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.. - HS trả lời : + Đỏ rực : đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng. + Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả số lượng hoa phượng. So sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp. - 2 HS nhắc lại ý chính đoạn 1. - HS đọc thầm và trả lời. + Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì phượng là cây rất gần gũi quen thuộc với tuổi học trò. Hoa phượng thường nở vào mùa hè, mùa thi của tuổi học trò. Hoa phượng nở làm những cậu học trò nghĩ đến mùa thi và những ngày hè. - Lắng nghe. + Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì hoa phượng báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp phải xa trường, xa thầy, xa bạn. Vui vì hoa phượng báo hiệu được nghỉ hè, hứa hẹn những ngày hè lý thú. - HS trả lời + Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ khắp thành phố rực lên như tết đến. + Tác giả dùng thị giác, vị giác, xúc giác để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng. + Bình minh , màu hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu, phượng càng ngày cành rực lên. + Đoạn 2 cho ta thấy vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng. - Nối tiếp nhau nêu ý kiến 3. + Xuân Diệu đã rất tài tình khi miêu tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng. + Hoa phượng là loài hoa gần gũi thân thiết với lứa tuổi học trò. + Vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc của hoa phượng. + Hoa phượng gắn liền với những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò. - Lắng nghe. ý nghĩa : Tả vẻ đẹp độc đáo của loài hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. - 2 HS nhắc lại ý chính của bài. - HS trao đổi và đưa ra kết luận : Đọc bài với giọng nhẹ nhàng, suy tư. HS tìm và gạch chân các từ này để chú ý nhấn giọng khi đọc. + Lắng nghe. + 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và luyện đọc. - 3 đến 5 HS thi đọc, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất. - 2 HS lần lượt đọc. - Lắng nghe. **************************************** Toán: Tiết 111 : Luyện tập chung (123) I.Mục tiêu Giúp HS : Biết so sánh hai phân số. Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho2; 3; 5; 9 trong một số trường hợp đơn giản. Củng cố về tính chất cơ bản của phân số. Kết hợp 3 bài luyện tập chung trang 123; 124 thành hai bài luyện chung. II. Đồ dùng dạy - học Sgk + vở iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. kiểm tra bài cũ: (5p) - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm bài tập hướng dẫn luyện thêm của tiết 110. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : (33p) 2.1. Giới thiệu bài : Trong giờ học này, các em sẽ cùng làm các bài toán luyện tập về tính chất cơ bản của phân số, so sánh phân số. 2.2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1(123) Cá nhân - GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ ghi kết quả vào vở bài tập. - GV yêu cầu HS giải thích cách điền dấu của mình với từng cặp phân số : + Hãy giải thích vì sao < + GV hỏi tương tự với các cặp phân số còn lại. Bài 2(123) Cả lớp - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV có thể yêu cầu HS nhắc lại thế nào là phân số lớn hơn 1, thế nào là phân số bé hơn 1. Bài 1 a,c (123) Cặp đôi. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV đặt từng câu hỏi và yêu cầu HS trả lời trước lớp. + Điền số nào vào 75r để 75r chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 ? Vì sao điền như thế lại được số không chia hết cho 5 ? + Điền số nào vào 75r để 75r chia hết cho 2 và không chia hết cho 5 ? + Số 750 có chia hết cho 3 không ? Vì sao ? + Điền số nào vào 75r để 75r chia hết cho 9 ? + Số vừa tìm được có chia hết cho 2 và 3 không. - GV nhận xét bài làm của HS. 3, Củng cố dặn dò: (2p) - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - Nghe GV giới thiệu bài. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Kết quả : < ; < ; < 1 = ; > ; 1 < - 6 HS lần lượt nêu trước lớp, mỗi HS nêu về 1 cặp phân số : + Vì hai phân số này cùng mẫu số, so sánh tử số thì 9 < 11 nên < . + HS lần lượt dùng các kiến thức sau để giải thích : so sánh hai phân số cùng tử số ( < ) ; Phân số bé hơn 1 ( < 1); So sánh hai phân số khác mẫu số ( = ); Phân số lớn hơn 1 ( 1 < ). - HS đọc đề bài và tự làm bài. - Kết quả : a) b) - HS làm bài vào vở bài tập. - HS đọc bài làm của mình để trả lời : + Điền các số 2,4,6,8 vào q thì đều được số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho cho 5. Vì chỉ những số có tận cùnglà 0 và 5 mới chia hết cho 5. + Điền số 0 vào q thì được số 750 chia hết cho 2 và 5. + Số 750 chia hết cho 3 vì có tổng các chữ số là 7 + 5 = 12, 12 chia hết cho 3. + Để 75q chia hết cho 9 thì 7 + 5 + q phải chia hết cho 9. 7 + 5 = 12 , 12 + 6 = 18 , 18 chia hết cho 9. Vậy điền 6 vào q thì được số 756 chia hết cho 9. + Số 756 chia hết cho 2 vì có chữ số tận cùng là 6, chia hết cho 3 vì có tổng các chữ số là 18, 18 chia hết cho 3. ********************************************************* Đạo đức: Tiết 23 : giữ gìn các công trình công cộng (tiết 1) (GDBVMT - Mức độ bộ phận.) i.mục tiêu : Giỳp HS : + Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. + Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trònh công cộng. +Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương. Nơi có ĐK: Biết nhắc nhở các bạn có ý thức giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng II. Đồ dùng dạy – học Bảng phụ, sách giáo khoa, vở. ... êm và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Kết quả bài làm đúng như sau : a) + = + = b) + = + = - HS cả lớp theo dõi bài chữa của GV, sau đó tự kiểm tra lại bàu của mình. - HS cả lớp làm bài. Kết quả làm bài đúng : a) - = - = b) - = - = - HS cả lớp làm bài. Kết quả làm bài đúng : a) = = = b) 13 = = - HS cả lớp làm bài. Kết quả làm bài đúng : a) : = = b) : 2 = = ************************************************************ Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ : dũng cảm (83) i. mục tiêu Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa(BT1) Biết sử dụng các từ ngữ trong chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2, BT3). Hiểu được ý nghĩa của một số câu thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được một câu với thành ngữ theo chủ điểm. (BT4; BT5) II. Đồ dùng dạy - học Giấy khổ to và bút dạ. Bảng phụ. iii. các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Họat động học 1. Kiểm tra bài cũ (4’) - Gọi 2 HS lên bảng. Yêu cầu mỗi HS đặt 2 câu kể Ai là gì ?. Xác định CN, VN của câu đó - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn trong bài tập 3 tiết Luyện từ và câu trước. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 2.Dạy - học bài mới (34’) 2.1.Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài : Trong tiết Luyện từ và câu trước, các em đã được học mở rông vốn từ về chủ điểm Dũng cảm. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục ôn luyện và phát triển một số từ ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm dũng cảm. 2.2.Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1(83) Nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài vào phiếu. - Gọi HS dán phiếu bài tập lên bảng. Yêu cầu các nhóm bổ xung. GV ghi nhanh lên bảng các từ HS bổ xung để có bảng từ đầy đủ. - Gọi HS đọc các từ vừa tìm được. Bài 2(83) Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Gọi HS đặt câu với các từ ở bài tập 1. - Gọi ý : Để đặt câu đúng, các em phải hiểu được nghĩa của từ, xem từ ấy đặt trong tình huống nào là đúng, nói về phẩm chất gì, nó có phù hợp với ai, các em có thể xem thêm từ điển để hiểu nghĩa của các từ. Bài 3(83) Cặp đôi) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV hỏi : Để ghép đúng cụm từ chúng ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 4(83) Cặp đôi. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài theo cặp. - Gợi ý : Các em đọc kỹ từng câu thành ngữ, hiểu được nghĩa của từng câu. Sau đó đánh dấu x vào bên cạnh thành ngữ để nói về lòng dũng cảm. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Gọi HS giải thích từng câu thành ngữ cho HS hiểu. + Ba chìm bảy nổi + Vào sinh ra tử + Cày sâu cuốc bẫm + Gan vàng dạ sắt. + Nhường cơm sẻ áo. - Khuyến khích HS nhẩm thuộc lòng các câu thành ngữ. Bài 5(83) Cá nhân. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Gợi ý : Các em hãy đặt câu với thành ngữ : Vào sinh ra tử, gan vàng dạ sắt. Muốn đặt câu đúng, các em dựa vào nghĩa của từng thành ngữ. - Gọi HS đặt câu. GV chú ý sửa chữa cho từng HS về lỗi ngữ nghĩa của từng câu. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài, đặt câu với mỗi thành ngữ ở BT4. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình. Cả lớp theo dõi và nhận xét. - Lắng nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp. - Các nhóm thảo luận, viết các từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ dũng cảm vào phiếu. - Bổ xung ý kiến cho nhóm bạn. - 2 HS đọc thành tiếng, 1 HS đọc từ cùng nghĩa, 1 HS đọc từ trái nghĩa. + Từ cùng nghĩa với từ dũng cảm : quả cảm, can đảm, gan dạ, anh hùng + Từ trái nghĩa với dũng cảm : nhát gan, hèn nhát, nhu nhược -1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài : - Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt trước lớp. Ví dụ : + Lê Văn Tám là một thiếu niên dũng cảm. + Bác sỹ Ly là người quả cảm. + Các chú công an rất gan dạ. + Tên giặc hèn nhát đã đầu hàng. + Thỏ là con vật nhút nhát -1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. - HS trả lời : Để ghép đúng cụm từ, em ghép lần lượt từng từ vào từng chỗ trống sao cho phù hợp nghĩa. - 1 HS làm bài trên bảng lớp. HS dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK. - Nhận xét bài và chữa bài cho bạn. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và cùng làm bài. - Theo dõi GV hướng dẫn. - 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp theo dõi. - Nhận xét bài làm của bạn, chữa bài nếu bạn làm sai. - Đáp án : + 2 thành ngữ nói về lòng dũng cảm * Vào sinh ra tử * Gan vàng dạ sắt. - Giải thích theo ý hiểu - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước. - Lắng nghe GV hướng dẫn. - Tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp. Ví dụ : * Anh ấy đã từng vào sinh ra tử nhiều lần. * Chị ấy là con người gan vàng dạ sắt. ******************************************************** Soạn: 7 / 3 / 2010 Giảng thứ 6. 12 / 3 /2010 Tập làm văn: luyện tập miêu tả cây cối (83) i.mục tiêu Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài. Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định. ii. đồ dùng dạy - học HS chuẩn bị tranh ảnh về một cái cây định tả Đề bài và gợi ý sẵn trên bảng lớp. iii. các họat động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Họat động học 1.Kiểm tra bài cũ (4’) - Gọi 3 HS đọc đoạn văn kết bài theo cách mở rộng về một cái cây mà em thích - Nhận xét, cho điểm từng HS, 2. Dạy - học bài mới (34’) 2.1.Giới thiệu bài - Để chuẩn bị cho bài văn viết quần sau trong tiết học này, các em luyện tập viết một bài văn miêu tả cây cối hoàn chỉnh theo các trình tự đã học, lập dàn ý, viết mở bài, thân bài, kết bài. 2.2.Hướng dẫn làm bài tập. a) Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài tập làm văn. - GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dướic các từ : cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa mà em thích. - Gợi ý : Các em chọn 1 trong 3 loại cây : cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa để tả. - Yêu cầu HS giới thiệu về cây mình định tả. - Yêu cầu HS đọc phần gợi ý b) HS viết bài - Yêu cầu HS lập dàn ý, sau đó hoàn chỉnh bài văn. - Gọi HS trình bày bài văn. GV nhận xét, sửa lỗi cho từng HS. - Cho điểm những bài viết tốt. 3. Củng có, dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn để chuẩn bị cho bài kiểm tra viết và chuẩn bị bài sau. - 3 HS đứng tại chỗ đọc bài, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp. - Theo dõi GV phân tích đề. - 3 đến 5 HS giới thiệu. - 4 HS tiếp nối nhau đọc từng mục. - HS tự làm bài. - 5 đến 7 HS trình bày. ********************************************* Toán: Tiết: 130: Luyện tập chung (138) A. Mục tiêu : Giúp HS rèn kỹ năng: - Thực hiện được các phép tính với phân số. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn liên quan phân số. - GD hs tính toàn cẩn thận chuẩn bị KTGHKII. B.Phương pháp : Luyện tập - Đàm thoại ... C. Các hoạt động chủ yếu . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra ( 5' ) - Kiểm tra bài tập về nhà của HS - Nhận xét: II. Bài mới ( 30' ) 1. Giới thiệu bài: Trong giờ học này, chúng ta làm các bài toán luyện tập về các bài toán với phân số. 2. Nội dung bài mới Bài 1: (138) - YC hs tự làm bài - Tổ chức cho hs báo cáo kết quả bài làm trước lớp( Khuyến khích hs chỉ ra chỗ sai trong phép tính làm sai) - Nhận xét - Chốt lại ý đúng. Bài 3 a, b.( 138) Cá nhân - YC hs tự làm, nhắc hs chọn mẫu số chung nhỏ nhất có thể. - Nhận xét , sửa chữa Bài 4 (138) - Gọi HS đọc bài toán. - Bài cho biết gi? - Bài hỏi gi? - Gv phân tích và gợi 1 hs lên bảng giải. - GV nhận xét và cho điểm. 3.. Củng cố - Dặn dò ( 5' ) - Nhận xét giờ học. - Hoàn thành bài tập ở lớp.Làm bài tập số 4(sgk), bài tạp VBT. - Tự làm bài vào vở. Kiểm tra các phép tính trong bài. - 4 HS lần lượt nêu ý kiến của mình về 4 phép tính trong bài: a. Sai vì b. Sai vì c, Đúng vì... d, Sai vì - 2 hs làm BL, lớp làm VBT. Chẳng hạn: a, ´ + = = = b, - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - Bài cho biết một vòi nước chảy vào bể lần thứ nhất chảy được: bể. Lần thứ hai cháy thêm bể - Còn mấy phần của bể chưa có nước. - 1 hs lên bảng giải. lớp làm nháp. Bài giải. Cả hai lân nước chảy vào bể được là. ( bể) Vậy, còn bể chưa có nước. ******************************************** Thể dục: Bài 52: Di chuyển tung bắt bóng, nhảy dây- trò chơI trao tín gậy I. Mục tiêu. - Thực hiện được động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người; Thực hiện được bài nhảy dây kiểu chân trước, chân sau; học di chuyển tung và bắt bóng, Yêu cầu thực hiện ở mức tương đối chính xác - Trò chơi trao tín gậy. Yêu cầu bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được đúng luật,nhiệt tình sôi nổi và chủ động II. Địa điểm –Phương tiện . - Sân thể dục - Thầy: giáo án , sách giáo khoa , đồng hồ thể thao, còi . - Trò : sân bãi , trang phục gọn gàng theo quy định . III . Nội dung – Phương pháp thể hiện . Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức Mở đầu 6 phút 1. nhận lớp * 2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học 2phút ******** ******** 3. khởi động: 3 phút đội hình nhận lớp - học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông , vai , gối , - thực hiện bài thể dục phát triển chung . 2x8 nhịp đội hình khởi động cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự Cơ bản 18-20 phút 1 . bàI tập RLTTCB - Ôn tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng 2 tay - Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 người - Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 3 người - học di chuyển tung và bắt bóng - ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau 13-14 phút cự ly 10- 15 m G làm mẫu phân tích động tác * ******** ******** ******** Gv quan sát H tập luyện chú ý sửa chữa những động tác sai cho H Tổ chức cho H thi nhảy dây 2. trò chơi vận động - chơi trò chơi chạy tiếp sức ném bóng vảo rổ 3. củng cố: bài thể dục RLTTCB 4-6 phút 2-3 phút GV nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi h\s thực hiện gv và hs hệ thống lại kiến thức kết thúc. - Tập chung lớp thả lỏng. - Nhận xét đánh giá buổi tập - Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà 5-7 phút * ********* ********* *********
Tài liệu đính kèm: