Giáo án Tuần 34 - Lớp 5

Giáo án Tuần 34 - Lớp 5

Tập đọc

Tiết 67: Lớp học trên đường (Trang 153)

 I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Va-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

 2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài

 ( Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi ).

 3. Thái độ: GDHS có ý thức vươn lên trong học tập.

 II. Đồ dùng dạy – học:

 - GV:Tranh SGK

 III. Hoạt động dạy- học:

 

doc 28 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 34 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Thứ hai ngày 2 tháng 5 năm 2011
Tập đọc
Tiết 67: Lớp học trên đường (Trang 153)
 I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Va-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
 2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài 
 	 ( Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi ).
 	3. Thái độ: GDHS có ý thức vươn lên trong học tập.
 II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV:Tranh SGK
 III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Luyện đọc  
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài và chia đoạn.
- GV cùng HS nhận xét .
- GV đọc mẫu toàn bài
3.3. Tìm hiểu bài
- CH: Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
- CH: Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
- CH:Kết quả học tập của Rê-mi và Ca-pi khác nhau thế nào ?
- CH:Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé hiếu học ?
- CH: Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em ?
- CH:Nêu nội dung chính của bài?
3.4. Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV cùng HS nhận xét chỉnh sửa đánh giá.
4. 4. Củng cố: 
 - - Các em có thích được học tập không. 
 Nếu được học hành các em phải làm 
 gì ?
 - - GV nhận xét giờ học. Tuyên 
 dương HS dọc bài có tiến bộ.
 5. Dặn dò:
 - Về làm bài vào vở bài tập, chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
Hát + sĩ số
- 1 HS đọc thuộc lòng bài Sang năm con lên bảy.
- HS :1 HS đọc toàn bài
- Đọc theo 3 đoạn: 
+ Đ1: Từ đầu đến . . . mà đọc được.
+ Đ2: .Tiếp theo đến . . . vẫy vẫy cái đuôi.
+ Đ3: Còn lại.
- HS đọc cá nhân các từ khó ghi trên bảng.
- Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi
- HS đọc nối tiếp theo đoạn ( 2 lượt).
- 1 HS đọc chú giải .
- HS đọc theo nhóm 3 .
- HS thi đọc trong nhóm
- HS: đọc thầm đoạn toàn bài trả lời
- Rê- mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
- Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường.
- Ca-pi không biết đọc, chỉ nhặt những chữ mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca-pi có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, những gì vào đầu thì nó không bao giờ quên.
- Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, ....thuộc tất cả các chữ cái.
Bị thầy chê trách, từ đó cậu không dám sao nhãng một phút nào, ...
Khi thầy hỏi có thích hát không , Rê- mi trả lời : Đấy là điều con thích nhất .
- VD : Trẻ em cần được dạy dỗ , học hành
(HS trả lời theo ý hiểu)
Nội dung: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Va-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm 3 đoạn của bài .
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- HS thi đọc diễn cảm.
 - (HS liên hệ bản thân trả lời)
Tiếng Anh
GV bộ môn dạy
Toán
Tiết 166: Luyện tập (Trang 171)
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức giải toán về chuyển động đều.
 2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho HS.
 3. Thái độ: HS có ý thức học tập.
 II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Bảng phụ ( BT3)
 III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Kiểm tra bài cũ
 - CH: Nêu cách tính vận tốc, quãng đường thời gian ?
 gian- GVnhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn bài tập
Bài 1 (171):
- GV cùng HS chữa bài
Bài 2: ( 171 ) 
- GV: Nhận xét, sửa sai
Bài 3( 172 ) Dành cho HS khá giỏi
- GV hướng dẫn tóm tắt bằng sơ đồ trên bảng phụ
 Tóm tắt
 A V C V B
 Gặp nhau 
 180 km
- GV; Cùng HS chữa bài.
3. Củng cố:
- Bài học hôm nay các em được củng cố những kiến thức gì?
 - - GV nhận xét giờ học. Tuyên 
dương HS có ý thức trong giờ học.
4. Dặn dò:
 - Về làm bài vào vở bài tập
 chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- H - HS : Muốn tính thời gian ta lấy quãng 
 đường chia cho vận tốc. 
 - Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường 
chia cho thời
- HS: 1 HS đọc đề bài. HS tự làm bài cá nhân.
Bài giải:
a) 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ.
 Vận tốc của ô tô là: 
 120 : 2,5 = 48 ( km/giờ)
b) Nửa giờ = 0,5 giờ
 Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là:
 15 x 0,5 = 7,5 ( km )
c) Thời gian người đó đi bộ là:
 6 : 5 = 1,2 ( giờ) hay 1 giờ 12 phút
 Đáp số : a, 48 km / giờ 
 b , 7,5 km ; c, 1,2 giờ
- HS :1 HS đọc đề bài. Lớp làm bài cá nhân vào nháp . 
Bài giải :
 Vận tốc của ô tô là:
 90 : 1,5 = 60 ( km/giờ)
 Vận tốc của xe máy là:
 60 : 2 = 30 ( km/giờ)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB:
 90 : 30 = 3 ( giờ)
Ô tô đến trước xe máy khoảng thời gian là: 3 - 1,5 = 1,5 ( giờ)
- HS :Lớp làm bài vào nháp.
- HS khá giỏi nêu bài giải
 Bài giải :
 Tổng vận tốc hai ô tô là:
 180 : 2 = 90 ( km/ giờ)
 Vận tốc ô tô đi từ A là:
 90 : ( 2 + 3 ) x 2 = 36 ( km/giờ)
 Vận tốc ô tô đi từ B là:
 90 - 36 = 54 ( km/giờ)
 Đáp số : 36 km / giờ ; 54 km / giờ
- HS trả lời
 ______________________________________
Đạo đức
Dành cho địa phương
Tiết 3: Em là hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi
1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được:
	1.1. Kiến thức:
	- Biết được những danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử tiêu biểu của quê hương Tuyên Quang.
	- Biết được vì sao cần phải bảo vệ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Tuyên Quang.
	1.2. Kỹ năng:
	- Thực hiện các hành vi, giữ gìn bảo vệ danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Tuyên Quang.
	- Giới thiệu được cho bạn bè và mọi người về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Tuyên Quang.
	1.3. Thái độ:
	Tự hào, trân trọng những cảnh đẹp thiên nhiên và truyền thống cách mạng của quê hương Tuyên Quang.
Hoạt động 1: Em là hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi.
- Mục tiêu: Học sinh biết giới thiệu với bạn bè về những di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh của quê hương.
- Cách tiến hành: 
+ Bước 1: giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về quê hương Tuyên Quang cho các du khách đến thăm.
+ Bước 2: Các nhóm chuẩn bị nội dung và phân công người làm hướng dẫn viên du lịch.
+ Bước 3: Tổ chức cho các hướng dẫn viên du lịch các nhóm hướng dẫn khách thăm quan.
+ Bước 4: Giáo viên và học sinh nhận xét đánh giá phần giới thiệu của các nhóm.
+ Bước 5: Kết luận: Quê hương Tuyên Quang có rất nhiều di tích và danh lam thắng cảnh đẹp và nổi tiếng. Chúng ta cần phải biết giữ gìn và bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh để góp phần làm đẹp cho quê hương Tuyên Quang ngày càng đẹp hơn.
Hoạt động 2: Múa, hát, đọc thơ về quê hương đất nước.
- Mục tiêu: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho học sinh.
- Cách tiến hành:
+ GV điều khiển hoặc giao cho quản ca điều khiển các tiết mục.
+ Cả lớp cổ vũ động viên.
+ Giáo viên khen ngợi và động viên các cá nhân tích cực và động viên cả lớp sưu tầm được nhiều bài hát, điệu múa về Tuyên Quang, về quê hương đất nước.
Câu hỏi đánh giá: 
1. Em hãy kể tên các danh lam thắng cảnh của tỉnh Tuyên Quang.
2. Em phải làm gì để bảo vệ khu di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh của Tuyên Quang? 
Khoa học
Tiết 67: Tác động của con người đến môi trường 
không khí và nước (Trang 170)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường nước và không khí 
 bị ô nhiễm.
2. Kĩ năng: Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương. Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước
 3. Thái độ: HS có ý thức học tập.
 II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Tranh SGK
 III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. 1. Kiểm tra bài cũ:1 HS: Nêu
 tác hại của rác thải đối với môi
 trường đất ?
 2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Quan sát và thảo luận
- CH: Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ ?
- CH: Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nước ?
- CH: Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ?
- CH:Tại sao một số cây trong hình 5 bị trụi lá ? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước ?
4. 
 3. Củng cố: 
- CH: Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước ?
- GV nhận xét giờ học. Tuyên
 dương HS có ý thức trong giờ học. 4. Dặn dò
 -Về làm bài vào vở bài tập,
 chuẩn bị bài sau: Một số biện
 pháp bảo vệ môi trường. 
- HS: Quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi :
- Sẽ dẫn đến hiện tượng biển bị ô nhiễm làm chết động những động thực vật sống ở biển và chết cả những loài chim kiếm ăn ở biển.
- Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hoá học chảy ra sông, biển, . ..
- Sự đi lại của tàu thuyền trên sông, biển thải ra khí độc, dầu nhớt, . . .
- Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của các nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra.
- Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất và nước, khiến cho cây cối ở những vùng đó bị trụi lá và chết.
- HS: Liên hệ những việc làm của người dân địa phương dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.
- HS nêu
Thứ ba ngày 3 tháng 5 năm 2011
Toán
Tiết 166: Luyện tập (Trang 172)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức giải bài toán có nội dung hình học
 2. Kĩ năng: Vận dụng giải bài toán có liên quan đến nội dung hình học.
 3. Thái độ: HS có ý thức trong học toán
 II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Bảng phụ ( BT3)
 III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - CH: Nêu cách tính diện tích hình thang và diện tích hình tam giác ?
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn bài tập
Bài 1 (172):
- GV cùng HS chữa bài
Bài 2 ( 172 )
- Dành cho HS khá giỏi
- GV: Nhận xét, chữa bài.
Bài 3 ( 172 ) : 
- GV vẽ hình trên bảng phụ.
A E 28 cm B
28cm M 
 D 84 cm C
-GV: chữa bài, thu một số bài chấm
4. Củng cố: 
 - - GV nhận xét giờ học. Tuyên dương
 HS có ý thức trong giờ học.
 5. Dặn dò
 - - Về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau Ôn tập về biểu đồ 
Hát +sĩ số
 - HS : Muốn tinh diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Muốn tính diện tích hình thang lấy tổng độ dài 2 đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
- HS :1 HS đọc đề bài. HS nêu các mối quan hệ để tìm ra cách giải của bài.
 Bài giải
 Chiều rộng nền nhà là:
 8 x = 6 (m)
 Diện tích nền nhà là:
 8 x 6 = 48 (m2 ) hay ... ài.
- GV: Trả bài cho HS
- GV: Hướng dẫn chữa lỗi chung 
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn các lỗi.
- G:V đọc cho HS nghe một số đoạn văn hay của các bạn trong lớp.
 3. Củng cố: 
 - - GV nhận xét giờ học. Tuyên dương HS có ý
 thức trong giờ học 
 4. Dặn dò:
- Về nhà viết lại bài văn cho hay hơn.
- HS nghe
- HS lần lượt lên bảng chữa.Lớp nhận xét, trao đổi.
- HS: Tự đánh giá theo gợi ý SGK
Sửa lỗi trong bài
- HS: Viết lại các lỗi cô giáo đã nêu và sửa lại.
- HS: Thảo luận để tìm ra cái hay, cái đúng của đoạn văn.
- HS tự chọn một đoạn văn chưa hay viết lại.
- HS: Lần lượt đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung
Thể dục
GV bộ môn dạy
Kể chuyện
Tiết 34: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
(Trang156)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tìm và và kể được một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc về công tác xã hội em cùng các bạn tham gia.
2. Kĩ năng: Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 	3. Thái độ: HS có ý thức tham mọi công việc trong cuộc sống.
 II. Đồ dùng dạy – học:
 III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. 1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS kể lại một câu chuyện ở tiết học trước.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
- GV viết đề lên bảng, gạch chân dưới những từ quan trọng trong đề bài.
* Chọn một trong hai đề sau:
1. Kể một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
2. Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội.
- Hiểu rõ những hành động, hoạt động thể hiện sự chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi của gia đình, nhà trường và xã hội, những công tác xã hội nào thiếu nhi thường tham gia
- GV: hướng dẫn HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV: Cùng HS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay ý nghĩa nhất.
 3. Củng cố: 
- - Bài học hôm nay các em kể 
 chuyện với chủ đề gì?
 - - GV nhận xét giờ học.Tuyên
 dương HS có ý thức trong giờ học.
 4. Dặn dò:
 - V Về kể lại câu chuyện cho gia đình
 nghe.
- 1 HS thực hiện
- HS :3 HS tiếp nối đọc lại đề bài.
- HS : 2 HS nối tiếp đọc 2 gợi ý của bài, HS theo dõi để hiểu rõ gợi của bài :
- HS lập nhanh ra nháp ( gạch đầu dòng ) dàn ý cho câu chuyện.
- HS kể chuyện theo nhóm: Từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp, cùng các bạn đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS trả lời
Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2011
Toán
Tiết 170: Luyện tập chung (Trang 176)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính nhân, chia; tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
2. Kĩ năng: Vận dụng thực hành tính nhân ,chia, tìm thành phần chưa biết và giải toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
3. Thái độ: GDHS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Chữa bài 5- 175
 3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. HDHS làm bài tập.
- Bài 1:
- GV: cho học sinh làm bài vào nháp .- Cột 2,3 dành cho hs khá giỏi.
- GV: nhận xét sửa sai.
- Bài 2: Đọc yêu cầu.
- GV: nhận xét chấm điểm cho các nhóm.
- Bài 3: 
- GV; yêu cầu học sinh làm bài vào phiếu học tập.
- GV: chấm điểm – nhận xét.
- Bài 4: Đọc yêu cầu.
- Dành cho HS khá giỏi
Tóm tắt:
Tổng số tiền bán : 1.800.000 đồng 
Tiền lãi : = 20% số tiền mua
Tiền vốn :đồng?
- GV: nhận xét.
4. Củng cố: 
- Bài học hôm nay các em được củng cố những kiến thức nào?
GV nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò: về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
Hát, KT sĩ số.
-HS đọc yêu cầu.
- 1 em làm bài vào bảng phụ.
a, 68335=23905
 1954425=830450
b, 
c, 36,66 : 7,8=4,7
 15,7 : 6,28 =2,5
d, 16giờ15phút : 5 = 3giờ15phút
- HS: làm bài vào vở cột 1.
a, 0,12 x = 6
 x = 6 : 0,12
 x = 50
c, 5,6 : x = 4
 x = 5,6 : 4 
 x = 1,4
- HS khá giỏi nêu kết quả cột 2
b, x : 2,5 = 4
 x = 4 2,5
 x = 10
d, x 0,1 = 
 x 0,1 = 0,4
 x = 0,4 : 0,1
 x = 4
HS nêu yêu cầu .
 Tóm tắt :
3 ngày : 2400 kg đường 
Ngày 1: 35% số đường 
Ngày 2: 40% số đường 
Ngày 3:...% số đường?
Bài giải:
Ngày thứ ba bán đượ số phần trăm số đường là:
 100% - (35%+40%)=25%(số đường)
Số đường bán được trong ngày thứ ba là:
 2400 25 :100 = 600(kg)
 Đáp số: 600kg đường
- HS: làm bài vào nháp.
- 1 em làm bài vào bảng phụ.
 Bài giải:
Vì tiền lãi bằng 20% tiền vốn,tiền vốn là 100% và 1.800.000 đồng gồm:
 100% +20% =120%(tiền vốn)
Tiền vốn để mua hoa quả là:
1.800.000:120100 = 1.500.000(đồng)
 Đáp số:1.500.000đồng 
- HS trả lời 
Tập làm văn
Tiết 68: Trả bài văn tả người ( Trang 161)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người theo 3 đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2. Kĩ năng: Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài, viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
3. Thái độ: GDHS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bài viết của học sinh.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ (không)
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. HDHS chữa bài 
-GV: HD chữa lỗi chung
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn các lỗi.
-GV: đọc cho HS nghe một số đoạn văn hay của các bạn trong lớp.
3. Củng cố: GV nhận xét giờ học
4. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài giờ sau
-HS:Tự đánh giá bài làm - HS tự đánh giá theo gợi ý SGK.
- HS:Sửa lỗi trong bài.
- Viết lại các lỗi cô giáo đã nêu và sửa lại vào vở.
-HS: Học tập những đoạn văn hay. 
- HS thảo luận để tìm ra cái hay, cái đúng của đoạn văn.
- HS tự chọn một đoạn văn chưa hay viết lại.
- HS: Viết lại một đoạn văn cho hay hơn
Âm nhạc
GV bộ môn dạy
Khoa học
Tiết 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trường (trang140)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Xác định một số biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình. Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.
2. Kĩ năng: Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
3. Thái độ:GDHS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học
- GV:Hình sgk.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường, không khí và nước? Nêu tác hại và cách bảo vệ môi trường, nước, không khí?
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Quan sát.
- GV: HDHS quan sát tranh- thảo luận và TLCH.
* HS :Làm việc theo nhóm.
*HS: Làm việc cá nhân.
- Quan sát các hình và đọc ghi chú xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
- Với mỗi hình, 1 HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhóm 4, thảo luận phiếu rồi trình bày trước lớp.
- Kết quả: 1-b; 2-a; 3-e;
 4-c; 5-d.
Các biện pháp bảo vệ
Ai thực hiện
Quốc gia
Cộng đồng
Gia đình
Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
x
x
x
Mọi người, trong đó có chúng ta phải luôn có ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
x
x
Để chống việc mưa lớn có thể rửa trôi đất ở những sườn núi dốc, người ta đã dắp ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang vừa giúp giữ đất, vừa giúp giữ nước để trồng trọt.
x
x
Bọ rùa chuyên ăn các loại rệp cây. Việc sử dụng bọ rùa để tiêu diệt các loại rệp phá hoại mùa màng là một biện pháp sinh học góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng sinh thái trên đồng ruộng.
x
x
Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước thải chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải.
x
x
x
2.3. Triển lãm.
3. Củng cố: 
2,3 em nhắc lại nội dung bài.
4. Dặn dò: về học bài, chuẩn bị bài giờ sau.
-HS: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm sắp xếp các hình ảnh, thông tin trên giấy khổ to. ( Cách sắp xếp tuỳ nhóm lựa chọn).
- Từng cá nhân tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày. 
- HS:Làm việc cả lớp.
- Các nhóm treo sản phẩm và cử người lên thuyết trình.
- Lớp nhận xét, bổ sung
 - HS : nêu bài học : 2,3 em đoc
* Bài học: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một số quốc gia nào.góp phần bảo vệ môi trường.
Kĩ thuật
Tiết 34: Lắp ghép mô hình tự chọn (Tiết 2)(Trang 91)
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Lắp được mô hình đã chọn
 2. Kĩ năng: Lắp đúng quy trình, kĩ thuật.
 3. Thái độ: HS tự hào về mô hình mình đã tự lắp được
 II. Đồ dùng dạy – học:
 - HS: Bộ lắp ghép mô hình
 III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Thực hành lắp mô hình đã chọn.
- GV quan sát và hướng dẫn HS còn lúng túng.
2.3. Đánh giá sản phẩm
- GV: Hướng dẫn đánh giá 
sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm cho những HS đã hoàn chỉnh theo 2 mức : Hoàn thành ( A ) và chưa hoàn thành ( B ).
Những sản phẩm hoàn nhanh , đúng kĩ thuật , mang tính sáng tạo đánh giá mức hoàn thành tốt ( A + )
3. Củng cố:
 - GV nhận xét giờ học. Tuyên dương HS có ý thức trong giờ học.
 4. Dặn dò:
 - Về thực hành lắp lại cho đúng.
- HS: Nhắc lại các bước lắp ghép mô hình.
- HS: thực hành lắp mô hình đã chọn theo hướng dẫn.
+ Chọn chi tiết.
+ Lắp từng bộ phận.
+ Lắp ráp hoàn chỉnh
- HS: Sau khi lắp xong HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS: Lớp đánh giá theo các tiêu chí GV đã nêu.
- HS tháo các chi tiết, xếp đúng vị trí vào hộp
Sinh hoạt lớp tuần 34
 1. Nhận xét chung tuần 34
- Lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng nhận xét
- Lớp bổ xung 
- GV nhận xét 
Ưu điểm 
- Lớp duy trì được mọi nề nếp trong học tập.
- Học sinh tích cực học tập 
- Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài
- Học bài và làm bài đầy đủ, đã tập trung vào chuẩn bị tốt.
- Không có hiện tượng đánh chửi nhau, nói bậy
- Học sinh có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, mọi hoạt động khác
Hạn chế
- Còn một số học sinh chuẩn bị bài chưa đầy đủ, chu đáo lười học, trong lớp ít phát biểu xây dựng bài
2. Kế hoạch tuần 35:
- Thực hiện tốt mọi kế hoạch nhà trường, đội đề ra.
- Duy trì mọi nề nếp.
- Tăng cường giúp đỡ HS yếu bằng nhiều biện pháp.
 - Ôn tập tôt để chuẩn bị kiểm tra cuối kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 34 lớp 5b.doc