Giáo án Tuần 8 - Dạy lớp 4

Giáo án Tuần 8 - Dạy lớp 4

sáng. TẬP ĐỌC.

 Tiết 15 : Nếu chúng mình có phép lạ

 I.Mục tiêu.

 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn

 -Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

 II. Đồ dùng dạy học.

 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện

 III. Các hoạt động dạy học

 1.Mở dầu: GV giới thiệu bài

 

doc 21 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 8 - Dạy lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009.
sáng. tập đọc.
 Tiết 15 : Nếu chúng mình có phép lạ
 I.Mục tiêu.
 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn
 -Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. 
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện
 III. Các hoạt động dạy học
 1.Mở dầu: GV giới thiệu bài
 2.Dạy học bài mới.
 2.1,Giới thiệu bài.
 2.2, Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 *.HĐ1: Luyện đọc.
 - GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS chia đoạn
 - HS chia đoạn( bài chia thành 5 đoạn ).
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn
 - HS đọc lại bài theo nhóm.
 *.HĐ2.Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1(SGK): Câu thơ: nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại nhiều lần – câu thơ nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
- HS đọc thầm đoạn cả bài thơ và TLCH 2,3(SGK):
 Khổ thơ 1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho ăn quả.
Khổ thơ 2: Các bạnnhỏ ước muốn trở thành người lớn để làm việc.
Khổ thơ 3: các bạn ước trái đất không còn mùa đông.
Khổ thơ 4:Các bạn ước tái đất không còn bom đạn.
- Câu hỏi 4 GV cho HS lần lượt trình bày những ước mơ của mình.
- GV: Em hãy nêu nội dung chính của bài 
- HS nêu nội dung của bài, nhận xét.
- GV nhận xét và ghi bảng.
 * Luyện đọc diễn cảm.
 - 4 HS đọc bài và nêu giọng đọc phù hợp
 - HS luyện đọc theo theo nhóm. 
 - HS thi đọc diễn cảm. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 3. Củng cố- dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài sau và đọc trước bài tiết 2.
toán.
 Tiết 36 Luyện tập
 I.mục tiêu Giúp HS :
 - Tính tổng các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II.Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng con.
 III.Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài 
2.Dạy – học bài mới.
2.1.Giới thiệu bài.
2.4)Luyện tập 
 Bài1: - HS nêu yêu cầu .
 - HS làm bài vào bảng con
 - HS trình bày bài làm. GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 Kết qủa: 2814 + 1429 + 3046 = 7289 3925 + 618 + 535 = 5078
 26387 + 14075 + 9210 = 49672 54293 + 61934 + 7652 = 123879
*Bài 2 : HS làm bài nhóm đôi, 
 - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
 - GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 789 + 285 + 15 = 789 + (285 + 15)
 = 100 + 78 = 789 + 300
 = 178 = 1089
 67 + 21 + 79 = (67 + (79 + 21) 448 + 594 + 52 = (448 + 52) + 594
 = 67 + 100 = 500 + 594 
 167 = 1094
 *Bài 3: - HS đọc yêu cầu 
 - GV yêu cầu HS làm bài vào vở + 2HS làm bảng lớp 
 Kết quả: a) x = 810 b) x = 426
*Bài 4: HS làm bài vào vở. GV chấm và chữa bài
 Bài giải: a) Sau 2 năm, dân số của xã đó tăng thêm là:
79 + 71 = 150 ( người)
Đáp số: 150 người
 3.Củng cố- dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS về hoàn thiện bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
 Tiết 8 Ôn tập
I - Mục tiêu
 * Sau bài học HS nêu được 
- Hai giai đoạn lịch sử đã học 
- Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kỳ này 
- Kể lại bằng lời hoặc hình vẽ một trong ba nội dung : Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang ; Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ; Chiến thắng Bạch Đằng 
 II - Đồ dùng dạy học
 - Các hình minh hoạ trong SGK . Phiếu học tập 
 - Băng và trục thời gian 
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 - Em hãy kể lại trận quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ?
 - Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ ? 
 GV nhận xét cho điểm HS
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
 * Hoạt động 1 : Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc 
 - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu 1 trong SGK và làm bài , GV vẽ băng thời gian lên bảng 
 - GV gọi 1 HS lên điền tên các giai đoạn lịch sử đã học vào băng thời gian trên bảng 
 - GV hỏi: Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào của lịch sử dân tộc , nêu thời gian của từng giai đoạn 
- GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .
 * Hoạt động 2 : Các sự kiện lịch sử tiêu biểu 
 - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu 2 SGK thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của bài . GV vẽ trục thời gian lên bảng 
 - GV yêu cầu đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận 
- GV kết luận về bài làm đúng và yêu cầu HS đổi chéo bài để kiểm tra 
 * Hoạt động 3 : Thi hùng biện 
 - GV chia lớp làm 3 nhóm , đặt tên cho các nhóm sau đó phổ biến yêu cầu của cuộc thi : Mỗi nhóm chuẩn bị một bài thi hùng biện theo chủ đề : 
 + Kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang 
 + Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
 + Kể về chiến thắng Bạch Đằng 
GV tổ chức cho HS thi nói trước lớp 
GV yêu cầu ban giám khảo nhận xét , sau đó tuyên dương nhóm nói tốt
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài.
Chiều Đạo đức
 Tiết 8: Tiết kiệm tiền của (tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu: HS nhận thức được 
 1,Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
 2.HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơitrong sinh hoạt hàng ngày.
3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm. Không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của. 
 II. Tài liệu và phương tiện
- SGK đạo đức 4
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Vì sao cần tiết kiệm tiền của ?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
H2. Thực hành.
* Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân ( Bài tập 4 ).
 - HS làm bài tập, một số em làm bảng ép.
 - HS trình bày ý kiến.
 - Lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung .
 - GV kết luận : Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của.
 Các việc làm c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của.
 - HS tự liên hệ bản thân.
 - GV nhận xét, khen ngợi những HS biết tiết kiệm tiền của.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm và đóng vai ( Bài tập 5 )
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống trong bài tập 5.
 - Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
 - Một vài nhóm lên đóng vai.
 Thảo luận cả lớp:
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa ? Có cách ứng xử nào khác không Vì sao ?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy ?
 - GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống.
 - GV kết luận chung.
3. Củng cố - dặn dò. 
 - Nhận xét tiết học.
 - Thực hành tiết kiệm tiền của trong cuộc sống hàng ngày
 . 
Tin học
GV chuyên soạn giảng. 
 Thể dục
Tiết 15: Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái – Trò chơi
“Ném bóng trúng đích”
I. mục tiêu
- Củng cố và năng cao kỹ thuật: quay sau đi đều vòng phải, vòng trái. Kiểm tra kỹ thuật
- Trò chơi: ném bóng trúng đích. Yêu cầu học sinh nắm cách chơi, rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi
2. Phần cơ bản:
a) ôn quay sau đi đều vòng phải, vòng trái.
b.Trò chơi: Ném bóng trúng đích
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
2-3
 8-10
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- Gv cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
-HS tiến hành tập cả lớp sau đó tập theo tổ
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2009.
Sáng	tập đọc.
tiết 16: Đôi giày ba ta màu xanh
 I.Mục tiêu.
 - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài với giọng nhẹ nhàng nội dung hồi tưởng lại niềm ước ao ngày nhỏ của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giày ba ta màu xanh ; vui nhanh hơn khi thể hiện niềm xúc động , vui sướng khôn tả của cậu bé lang thang lúc được tặng đôi giày .
 - Hiểu một số từ khó trong bài. Hiểu nội dung bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học , chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu , làm cho cậu rất xúc động , vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên 
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm
 III. Các hoạt động dạy học
 HĐ 1:.Kiểm tra bài cũ : HS đọc Nếu cúng mình có phép lạ.
 HĐ 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 * Luyện đọc.
 - HS chia đoạn( bài chia thành 3 đoạn, mỗi đoạn là một khổ thơ ).
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn. HS đọc lại bài theo nhóm.
 - GV đọc lại bài.
 *.Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm bài và thảo luận nhóm 2 theo câu hỏi trong SGK
Câu 1: Cổ tay ôm sát chân.Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.
Câu 2: Chị phụ trách đội được giao nhiệm vụ gì? Chị phát hiện ra Lái thèm muốn điều gĩ? Vì sao chị biết điều đó?
 Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu đến lớp? Tại sao chị phụ trách đội lại chọn cách làm đó?
Câu 3: Tay Lái run run , môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giáy vào nhau đeo vào cổ nhảy tưng tưng.
- Đại diện các nhóm trả lời, nhận xét. GV nhận xét chung.
- HS nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét và ghi bảng.
 * Luyện đọc diễn cảm
 - 3 HS đọc bài và nêu giọng đọc phù hợp
 - HS luyện đọc theo theo nhóm.
 - HS thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
 - Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất ... ột thưa.
- GV nhẫn ét và củng cố lại kĩ thuật khâu đột thưa theo hai bước:
 + Bước 1: vạch dấu đường khâu.
+ Bước hai: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- GV hướng dẫn thêm một số điểm cần lưu ý.
- HS thực hành khâu đột thưa.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS yếu.
*HĐ 3: Đánh giá sản phẩm.
 - HS trưng bày sản phẩm theo tổ.
- GV gắn bảng tiêu chuẩn đánh giá.
- HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá để đánh giá nhận xét sản phẩm của bạn.
- GV đánh giá nhẫn xét chung.
* Củng cố dặn dò.
	 GV nhận xét tiết học, dặn HS về chuẩn bị tốt các dụng cụ cắt, khâu, thêu.
 Luyện từ và câu
Tiết 16: Dấu ngoặc kép 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
1. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép.
2. Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép khi viết.
3. GD học sinh ý thức viết đúng qui tắc chính tả 
II- Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ để ghi bài tập 1
 - Phiếu khổ to viết nội dung BT1( phần Nhận xét).
 - Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, 3 ( phần luyện tập).
III- Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
 2. Phần nhận xét
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của bài. Gv dán lên bảng tờ phiếu in nội dung bài tập, hướng dẫn cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Trường Chinh, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau:
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?
+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Đó có thể là:
+ Một từ hay cụm từ
+ Một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của đầu bài. Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
Khi nào dấu ngoặc kép được sử dụng độc lập, khi nào dấu ngoặc kép được sử dụng phối hợp với dấu hai chấm?
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Gv nói về con tắc kè ( kèm tranh, ảnh - nếu có): một con vật nhỏ, hình hơi giống con thạch tùng, thường kêu tắc...kè....Hỏi HS:
+ Từ lầu chỉ cái gì?
+ Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không?
+ Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để làm gì?
3. Phần ghi nhớ
- Cho 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong nội dung bài đọc trong SGK.
- Gv nhắc HS học thuộc nội dung phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Gv dán lên bảng 3- 4 tờ phiếu, mời 3- 4 HS lên bảng làm bài - tìm và gạch dưới lời nói trực tiếp trong đoạn văn.
- Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
" Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?"
" Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa".
Bài tập 2
- HS đọcyêu cầu bài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV gợi ý: Đề bài của cô giáo và các câu văn của các bạn HS có phải là lời đối thoại trực tiếp giữa 2 người không?
Lời giải:Đề bài của cô giáo và các câu văn của các bạn HS không phải là lời đối thoại trực tiếp, cho nên không thể viết xuống dòng và đặt sau dấu gạch đầu dòng.
Bài tập 3
- Một HS đọc yêu cầu của BT3. Cả lớp đọc tầm và suy nghĩ về yêu cầu của bài.
- Gv gợi ý HStìm những từ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a và b và đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép.
Lời giải:
a) ....Con nào con nấy hết sức tiết kiệm " vôi vữa"
b).....gọi là đào " trường thọ", gọi là " trường thọ",... đổi tên quả ấy thành " đoản thọ"
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung đoạn ghi nhớ của bài. Đọc trước nội dung bài MRVT: Ước mơ (LTVC,tuần 9, tr. 87, SGK).
 Chiều Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
 Toán (lt)
Ôn tập tiết 36.
 I.Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh về đặt tính và thực hiện phép tính cộng số tự nhiên
- HS thực hành làm các bài tập tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II.Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết săn yêu cầu của bài tập 3
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1.Giới thiệu bài.
 2.Hướng dẫn học sinh luyện tập.
*Bài 1(BT 1 vở BT toán 4 – trang 42)
 - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở
 - HS trình bày bài làm, nhận xét. GV nhận xét và chữa bài.
Kết quả: a) 5264 + 3978 + 6051 = 15293 b) 42716 + 27054 + 6439 = 76212
 *Bài 2(Bài tập 2 vở BT toán 4 – trang 42)
-HS đọc yêu cầu và làm bài vào nháp
- GV nhận xét và chữa bài.
 Kết quả: 81 + 35 + 19 = (81+19) + 35 78 + 135 + 22 = (78 + 22) + 135
 = 100 + 35 = 100 + 135
 = 135 = 235
 *Bài 3: (BT3 vở BT toán 4 – trang 42)
 - HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở
 - GV nhận xét và chữa bài
 Kết quả đúng là: 
Lần sau xã có số người tiêm phòng là:
1465 + 335 = 2 8 00(người)
Cả hai năm xã có em tiêm phòng là:
1465 + 2800 = 3265 (người)
 Đáp số: 3265 người
3.Củng cố và dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt
 Tiết 8: Kiểm điểm hoạt động tuần 8
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương: 
Phê bình:
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 10)
 Thể dục
Tiết 16: Động tác vươn thở và tay của bài thể đục phát triển chung – Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”
I. mục tiêu
 - HS nắm được cách thực hiện động tác vươn thở và tay Yêu cầu thực hiện đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh.
 - Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi” Yêu cầu rèn kỹ năng tập trung chú ý, khéo léo, chơiđúng luật hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
- Giáo dục HS ý thức rèn luyện thân thể. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi
2. Phần cơ bản:
a. Học động tác vươn thở và động tác tay của bài thể duch phát triển chung.
-
b. Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
2- 4
8-10
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV giới thiệu động tác vươn thở và động tác tay 
- GV vừa tập kết hợp giới thiệu 2 động tác
- Kỹ thuật động tác vươn thở và động tác tay:
- GV làm mẫu động tác 2 lần:
.Lần 1 làm chậm, lần 2 vừa làm mẫu vừa giảng giải yếu lĩnh động tác. 
- Cho cả lớp tập luyện 4 lần theo sự điều khiển của lớp trưởng.
- GV cho HS tập theo tổ.GV kiểm tra chung.
- Các tổ trình diễn.GV đánh giá nhận xét.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi nhiệt tình
- GV quan sát giúp đỡ HS
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
 Thể dục
 Tiết 5: : Đi đều, đứng lại, quay sau - trò chơi “ kéo cưa lừa xẻ” 
I. Mục tiêu
- Củng cố và năng cao kỹ thuật: đi đều, đứng lại, quay sau. Yêu cầu nhận biết đúng hướng quay, cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh..
- Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ. Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
Có ý thức học tập tốt.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi:Kết bạn
2. Phần cơ bản:
a) Đi đều, đứng lại, quay sau
b.Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
-HS tiến hành tập cả lớp sau đó tập theo tổ
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giao bài tập về nhà.
 Thể dục
 Tiết 6 : Đi đều vòng phải, đứng lại - Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” 
I. Mục tiêu
- Củng cố và năng cao kỹ thuật động tác quay sau. Yêu cầu cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh.
- Học động tác mới: Đi đều vòng phải, vòng trái đứng lại.
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng.
 - 4-6 chiếc khăn sạch để chơi trò “Bịt mắt bắt dê”. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi: HS tự chọn
2. Phần cơ bản:
a) Đi đều vòng phải, đứng lại.
b.Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng.
- GV làm mẫu động tác, HS quan sát
- HS tiến hành tập cả lớp sau đó tập theo tổ
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giao bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan8.doc