Buổi sáng Tập đọc
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi.
- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong Sgk.
III. Hoạt động dạy học
Tuần 8 Thứ 2 ngày 12 tháng 10 năm 2009 Buổi sáng Tập đọc Nếu chúng mình có phép lạ I. Mục tiêu - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi. - Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong Sgk. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: - Gọi HS đọc phân vai :"ở Vương quốc Tương Lai"và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài học - Treo tranh minh hoạ, hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? + Những ước mơ đó thể hiện khát vọng gì? - Từ đó, giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 2.1. Luyện đọc - Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ (3 lượt). - Gọi 3 HS đọc bài thơ. - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc. 2.2.Tìm hiểu bài - Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ. - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. + Câu thơ nào được gặp lại nhiều lần trong bài? + Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? + Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? +Các bạn nhỏ ước điều gì qua từng khổ thơ? - GV ghi bảng ý chính đoạn 1 - Gọi HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ. GV ghi bảng 4 ý chính của từng khổ. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi trong SGK. + Câu thơ: Hoa trái bom trở thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì? + Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? + Bài thơ nói lên điều gì? - GV ghi ý chính của bài thơ. 3. Đọc diễn cảm - Gọi HS đọc nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ để tìm ra giọng đọc hay. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV nhận xét giọng đọc và cho điểm. - GV yêu cầu HS cùng học thuộc lòng. -GVtổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ - Tổ chức thi đọc thuộc lòng toàn bài. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò - Gọi HS đọc toàn bài. +Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao? - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Màn 1: 8 HS đọc - Màn 2: 6 HS đọc - Cả lớp theo dõi và trả lời. - Lắng nghe. - 4 HS đọc nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. - 1HS đọc thành tiếng. - Đọc thầm,trao đổi cùng bạn và tiếp nối nhau trả lời. - 2 HS nhắc lại 4 ý chính của từng khổ thơ. -HS trả lời. - 2 HS nhắc lại ý chính. - 4 HS đọc tiếp nối từng khổ thơ. - HS luyện đọc. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc. - Nhiều lượt HS đọc. - 5HS thi đọc thuộc lòng. - 1HS đọc. -Trả lời theo suy nghĩ. Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng của 3 số bằng cách thuận tiện nhất. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ - Gọi HS nêu ghi nhớ về tính chất kết hợp của phép cộng. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2.Hướng dẫn luyện tập Bài 1b: + Bài tập yêu cầu ta làm gì? + Đặt tính nhiều số hạng ta cần chú ý điều gì? - GV cho học sinh làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét. GV nhận xét, chữa bài. Bài 2 (dòng 1,2): Tính bằng cách thuận lợi nhất + Hãy nêu yêu cầu bài tập? - GV hướng dẫn học sinh làm. - Cho HS làm bài vào vở BT. - Yêu cầu HS nhận xét. GV chữa bài. Bài 4a: - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Muốn tính chu vi hình CN ta làm ntn? - Cho HS làm bài, sau đó chữa. - GV nhận xét cho điểm. .3. Củng cố dặn dò - GV tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS nêu. Cả lớp nhận xét. - HS lắng nghe. - HS trả lời - HS làm vào vở. - HS nêu yêu cầu của BT. - Cả lớp làm vào vở. - HS đọc đề bài. - HS trả lời - HS thực hiện. - HS về nhà làm các bài còn lại. Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu - Dựa vào gợi ý, biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện. II. Đồ dùng dạy- học - Tranh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng. III. Hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 4 HS lên kể nối tiếp nhau đoạn truyện Lời ước dưới trăng. + Nêu ý nghĩa của chuyện? - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài + Theo em thế nào là ước mơ đẹp? + Những ước mơ như thế nào bị coi là viển vông, phi lí? - Từ đó giáo viên giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn kể chuyện 2.1. Tìm hiểu đề bài - GV gọi HS đọc đề bài. - GV phân tích và gạch chân từ ngữ chính. + Câu chuyện kể về ước mơ có những loại nào? + Khi kể chuyện cần lưu ý đến những phần nào? + Câu chuyện em định kể có tên là gì? + Em muốn kể về ước mơ như thế nào? 2.2. Kể chuyện trong nhóm - GV yêu cầu HS kể chuyện theo cặp. 2.3.Kể chuyện trước lớp - GV tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp. - GV gọi HS nhận xét bạn kể. - GV nhận xét, cho điểm, tuyên dương HS 3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về kể chuyên cho người thân nghe. - HS kể từng đoạn truyện. - HS trả lời - HS trả lời. - Lắng nghe. - HS đọc đề bài. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi. - HS đọc phần gợi ý. - HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi nội dung truyện, nhận xét bổ sung cho nhau. - 4-5 em kể. - Nhận xét bạn kể. - HS về kể lại câu chuyện. Buổi chiều Đạo đức Bài 4: Tiết kiệm tiền của (Tiết 2) I. Mục tiêu - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. - Biết được ích lợi của tiết kiệm tiền của. - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước...trong cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy- học - Phiếu học tập; mỗi HS 3 tấm bìa màu. III. Hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS nhắc lại nội dung bài học "Tiết kiệm tiền của". - Nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới * Giới thiệu bài, ghi tên bài *HĐ1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không? - GV y/c HS đưa ra các phiếu quan sát đã làm - Y/c HS trình bày phiếu của mình. - GV nhận xét kết luận. * HĐ2: Em đã tiết kiệm chưa? - GV cho HS làm bài tập 4 sgk. + Trong các việc trên, việc nào thể hiện sự tiết kiệm? Và những việc nào không tiết kiệm? - GV nhận xét. *HĐ3: Em xử lý thế nào? - GV cho HS thảo luận nhóm nêu ra cách xử lý các tình huống ở phiếu học tập. - GV gọi HS báo cáo. - GV nhận xét kết luận. *HĐ4: Dự định tương lai - GV cho HS viết dự định của mình sẽ sử dụng sách vở, đồ dùng học tập ra giấy. - Y/ C HS trình bày ý kiến của mình. - GV cho HS nhắc lại phần ghi nhớ. C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. -HS nêu, HS khác nhận xét. - HS làm việc với phiếu quan sát. - HS lần lượt trình bày - HS làm bài tập. - HS trình bày. HS khác nhận xét. - HS thảo luận và nêu cách xử lý. - Sau đó đại diện nhóm báo cáo. - HS viết và trao đổi với nhau. - 3-5 HS trình bày. - HS nhắc lại ghi nhớ. GĐHSY Toán Vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng để giải toán I. Mục tiêu - Củng cố để HS tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng của 3 số bằng cách thuận tiện nhất. II. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ - Gọi HS nêu ghi nhớ về tính chất kết hợp của phép cộng. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2.Hướng dẫn luyện tập Bài 1 + Bài tập yêu cầu ta làm gì? + Đặt tính nhiều số hạng ta cần chú ý điều gì? - GV cho học sinh làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 2: Tính bằng cách thuận lợi nhất + Hãy nêu yêu cầu bài tập? - GV hướng dẫn học sinh làm. - Cho HS làm bài vào vở BT. - Yêu cầu HS nhận xét. GV chữa bài. Bài 3 - Gọi HS đọc đề. - Gọi 1 em lên bảng giải. - Chữa bài. Bài 4 (Dành cho HS khá, giỏi) - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Muốn tính chu vi hình CN ta làm ntn? - Cho HS làm bài, sau đó chữa. 3. Củng cố dặn dò - GV tổng kết giờ học. - HS nêu. Cả lớp nhận xét. - HS lắng nghe. - Đặt tính rồi tính. - HS trả lời. - Làm vào vở. 1 HS lên làm. - HS nhận xét. - HS nêu yêu cầu của BT. - 2HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. - Đọc đề và suy nghĩ cách làm. - Giải vào vở. - HS đọc đề bài. - HS trả lời - HS thực hiện. - HS về nhà làm các bài còn lại. Thứ 3 ngày 13 tháng 10 năm 2009 Buổi sáng Luyện từ và câu Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài I. Mục tiêu - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc. II. Đồ dùng dạy- học - Phiếu học tập; bảng phụ. III. Hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS viết các câu sau: + Đồng Đăng có.......có chùa Tam Thanh. + Chiếu Nga Sơn.........lụa Hà Đông. - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài - GV viết: An - đéc - xen và Oa - sinh - tơn. + Đây là tên người và tên địa danh nào? ở đâu? - Sau đó giới thiệu bài. 2. Tìm hiểu ví dụ Bài 1: - GVđọc mẫu tên người và tên địa lí trên bảng Hướng dẫn HS đọc đúng tên người và tên địa lí đó. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu trong Sgk. - Yêu cầu trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng. + Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào? + Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào? Bài 3: Hướng dẫn tương tự bài tập 2 3. Ghi nhớ - Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. - Cho HS lấy ví dụ cho từng nội dung. 4. Luyện tập - Làm BT 1, 2, 3 - GV cho HS đọc yêu cầu của BT và tự làm. - GV nhận xét, chữa bài, cho điểm. C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. Dặn về nhà học bài. - HS lên viết bảng. Cả lớp làm nháp. - HS trả lời. - Lắng nghe. - HS quan sát trên bảng và đọc bài. - HS đọc. - Trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi. - 3- 5 em đọc. - HS lần lượt lấy ví dụ. - HS làm vào vở bài tập, sau đó trình bày, HS khác bổ sung. - HS tự học. Toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó I. Mục tiêu - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ III. Hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: HS làm bài tập 5 Sgk - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Ghi tên bài lên bảng. 2. Giới thiệu bài toán - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ. + Bài to ... hâu đột thưa. - HD HS quan sát các hình 2,3,4 SGK để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa. - GV nhận xét, kết luận. - Gọi HS đọc mục 2 của phần ghi nhớ. HĐ 3: HS thực hành khâu đột thưa - HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa. - GV nhận xét củng cố thêm kỹ thuật khâu. - GV cho HS thực hành khâu đột thưa. HĐ 4: Đánh giá kết quả học tập của HS - GV tổ chức trưng bày sản phẩm. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá. - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học, tinh thần học tập. - Dặn chuẩn bị vật liệu , dụng cụ cho tiết sau. - HS trình bày sự chuẩn bị. - Lắng nghe. - HS quan sát và nhận xét. - HS khác nhắc lại. - 3HS nhắc lại khái niệm. - HS quan sát và nêu các bước. HS khác bổ sung. - HS đọc phần ghi nhớ 2. - HS nhắc lại ghi nhớ. - HS thực hành - HS trưng bày sản phẩm. - HS tự đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn trên. - HS chuẩn bị cho tiết sau. Thứ 6 ngày 16 tháng 10 năm 2009 Buổi sáng Tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện I. Mục tiêu - Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch ở Vương quốc tương lai. - Bước đầu nắm đựoc cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý của GV. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ ghi chuyện. III. Hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Bài cũ - Yêu cầu HS lên kể 1 chuyện mà em thích. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - Ghi tên bài 2. Hướng dẫn HS làm bài Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. +Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể? - Gọi 1 HS kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất. - GV nhận xét, tuyên dương HS. - GV treo bảng phụ đã viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể. Y/c HS kể trong nhóm. - Tổ chức thi kể từng màn. Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - GV nêu các câu hỏi gợi ý để hướng dẫn HS kể chuyện. - Tổ chức cho HS thi kể. - GV nhận xét, cho điểm HS. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Treo bảng phụ HS đọc,trao đổi trả lời câu hỏi: + Về trình tự sắp xếp? + Về từ ngữ nối hai đoạn? - GV nhận xét ghi điểm. 3.Củng cố, dặn dò + Có những cách nào để phát triển câu chuyện? Những cách đó có gì khác nhau? - Nhận xét giờ học. - 3 HS lên bảng kể chuyện. HS khác nhận xét. - 1HS đọc yêu cầu - HS trả lời câu hỏi. - HS kể. - HS kể chuyện trong nhóm. - 3-5 HS thi kể. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS kể theo nhóm, đại diện lên kể. - HS thi kể chuyện. - HS đọc bài. - Đọc trao đổi và trả lời. - HS trả lời. Toán Hai đường thẳng vuông góc I. Mục tiêu - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ - GV gọi HS lên bảng vẽ góc nhọn, góc bẹt, góc tù. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới 2.1.Giới thiệu bài - GV giới thiệu. 2.2. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: + Đọc tên hình và cho biết là hình gì? + Các góc A, B ,C, D của HCN ABCD là góc gì? - Sau đó GV vừa thực hiện thao tác vừa nêu để rút ra hai đường thẳng vuông góc. + Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì? + Các góc này có chung đỉnh nào? - GV chốt 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông. - Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc. - Quan sát, hướng dẫn thêm những em vẽ chưa đẹp, chưa đúng. 2.3. Thực hành Bài 1, 2: - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3: - Gọi HS đọc nội dung BT. - Yêu cầu HS thảo luận làm nhóm. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về chuẩn bị bài tiết sau. - 2 HS lên bảng vẽ. Cả lớp vẽ vào vở nháp. - HS lắng nghe - Quan sát. - HS trả lời - Quan sát và ghi nhớ. - HS trả lời. - HS vẽ. - HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - 1 HS đọc to. - HS làm theo nhóm. Các nhóm trình bày kết quả . Lịch sử Ôn tập I. Mục tiêu - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5. - Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về: + Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. + Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. + Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. II. Đồ dùng dạy - học - Phiếu học tập; Trục vẽ thời gian. III. Hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: - Gọi 2HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 2. - GV nhận xét chung. 2. Dạy bài mới: 2.1 .Giới thiệu bài 2.2. HĐ 1: Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc. - Gọi HS đọc yêu cầu 1 trong Sgk trang 24 - GV y/ c HS làm, GV vẽ bảng thời gian. + Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sữ nào của dân tộc, nêu thời gian từng giai đoạn. - GV nhận xét ghi bảng. 2.3. HĐ 2: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu - Gọi HS đọc yêu cầu 2 Sgk. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi thực hiện yêu cầu bài. - GV vẽ trục thời gian và ghi các mốc thời gian. - Y/c đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét, bổ sung. HĐ 3: Thi hùng biện - GV chia lớp thành 3 nhóm để thực hiện. - Mỗi nhóm chuẩn bị 1 bài thi hùng biện theo: + Chủ đề: Đời sống người Lạc Việt. + Chủ đề: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. + Chủ đề: Chiến thắng Bạch Đằng. - GV nhận xét bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS ghi nhớ các sự kiện lịch sử vừa học. - 2HS trả lời. HS khác nhận xét. - HS đọc SGK, cả lớp theo dõi. - HS trả lời. - HS đọc yêu cầu. -Thảo luận nhóm đôi. - Đại diện trình bày kết quả. - Các nhóm nhận tên và thực hiện theo yêu cầu. - Mỗi nhóm cử một bạn làm ban giám khảo. - Đại điện các nhóm trình bày. - HS trả lời. Địa lí Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên I. Mục tiêu - Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên; trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. - Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. - Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Bản đồ... III. Hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ + Tìm các từ thích hợp điền vào ô chữ theo các câu hỏi ở Sách thiết kế. - GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới 2.1.Giới thiệu bài 2.2. HĐ 1: Trồng cây công nghiệp trên đất Ba dan - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1, chỉ trên lược đồ và kể tên các cây trồng chủ yếu của Tây Nguyên và giải thích lí do. - GV y/c HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi: + Cây công nghiệp nào được trồng nhiều ở Tây Nguyên? ở tỉnh nào có cà phê thơm ngon nỗi tiếng? + Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì? - GV nhận xét, kết luận. 2.3. HĐ 2: Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ -Y/C HS quan sát lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên, bảng số liệu vật nuôi ở Tây Nguyên và trả lời các câu hỏi: + Chỉ trên lược đồ và nêu tên các vật nuôi ở Tây Nguyên. + Vật nuôi nào có số lượng nhiêu hơn? Tại sao ở Tây Nguyên chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển? + Ngoài bò, trâu Tây Nguyên còn có vật nuôi nào đặc trưng? Để làm gì? - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - HS thể hiện. Lớp nhận xét - HS lắng nghe. - HS quan sát chỉ và trả lời - HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện các nhóm trình bày. - Lắng nghe. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - HS khác bổ sung. - Lắng nghe. Buổi chiều BD Tiếng Việt Luyện tập phát triển câu chuyện I. Mục tiêu - Củng cố để HS biết phát triển câu chuyện dựa vào nội dung cho trước. - Giúp HS biết dùng từ hay, giàu hình ảnh để diễn đạt. II. Hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2.Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Dựa vào nội dung đoạn kịch ở Vương quốc Tương Lai, hãy kể câu chuyện ấy theo: a) Trình tự thời gian b) Trình tự không gian. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm. - Goi một số em trình bày. - GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu. 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe. - 1HS đọc yêu cầu. - HS viết vào vở. - 3 -5 em đọc. BD Toán Nhận biết hai đường thẳng vuông góc I.Mục tiêu - Củng cố để HS có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke. II. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2.Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự dùng ê ke kiểm tra và khoanh vào câu trả lời đúng. - GV nhận xét, cho điểm. Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập, tự làm vào vở. - GV nhận xét, cho điểm. *Dành cho HS khá, giỏi: Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS viết các cặp cạnh vuông gốc với nhau vào chỗ chấm. - GV chữa bài. Bài 4: - Yêu cầu HS tự làm, gọi 2 em lên bảng. - Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - HS lắng nghe - 1HS đọc thành tiếng. - 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở. - Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng. - 1HS đọc yêu cầu. HS làm vào vở. - 2HS đọc kết quả. Sinh hoạt tập thể Nhận xét cuối tuần I.Mục tiêu - Giúp HS biết được mặt mạnh, mặt yếu của mình trong tuần qua. - HS có hướng khắc phục nhược điểm và có hướng phấn đấu tốt trong tuần tới. II. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức - Yêu cầu cả lớp hát 1 bài. 2. Nhận xét tình hình hoạt động tuần 8: *Ưu điểm: - Đa số các em thực hiện các hoạt động tốt. Trang phục đúng quy định.Vệ sinh cá nhân khá sạch sẽ, gọn gàng. - Nhiều em có ý thức học và làm bài trước khi đến lớp. Trong giờ học sôi nổi xây dựng bài. - Tham gia các hoạt động đầu buổi, giữa buổi nhanh nhẹn, có chất lượng. *Nhược điểm: -Một số em ý thức tự giác chưa cao, còn lười học, chữ viết xấu, cẩu thả. 3. Kế hoạch tuần 9: - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Giáo dục cho HS ý thức tự giác kỉ luật trong mọi hoạt động. -Thi đua học tập tốt, lập thành tích chào mừng ngày Liên hiệp hội Phụ nữ Việt Nam. - Cả lớp hát một bài. - Lớp trưởng nhận xét hoạt động trong tuần của lớp. - Lắng nghe GV nhận xét và có ý kiến bổ sung. - Nghe GV phổ biến để thực hiện.
Tài liệu đính kèm: