Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối học kỳ II môn Tập đọc Lớp 4

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối học kỳ II môn Tập đọc Lớp 4

• Đường đi Sa Pa

1) Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh.

- Đoạn 1: Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác nước trắng xóa tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu: bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa; những con ngựa đang ăn cỏ ở vườn đào ven đường: con đen, con trắng, con đỏ son

- Đoạn 2: Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng phố huyện vàng hoe, những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

- Đoạn 3: Ở Sa Pa, ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

 

doc 4 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối học kỳ II môn Tập đọc Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:	
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tập đọc – Cuối HKII
Đường đi Sa Pa
Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh.
Đoạn 1: Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác nước trắng xóa tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu: bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa; những con ngựa đang ăn cỏ ở vườn đào ven đường: con đen, con trắng, con đỏ son
Đoạn 2: Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng phố huyện vàng hoe, những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Đoạn 3: Ở Sa Pa, ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy.
Những đám mây trắng nhỉ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh, huyền ảo.
Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
Những con ngựa đang ăn cỏ ở vườn đào ven đường: con đen tuyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rũ.
Nắng phố huyện vàng hoe.
Sương núi tím nhạt
Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên?
Vì phong cảnh ở Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa ở Sa Pa rất lạ và hiếm có.
Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả với cảnh đẹp của Sa Pa như thế nào?
Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp của Sa Pa. Tác giả ca ngợi Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành tặng cho đất nước ta.
Trăng ơi  từ đâu đến?
Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?
Trăng được so sánh với quả chín và mắt cá
Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa, từ biển xanh?
Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa vì trăng hồng như một quả chín treo lư lửng trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, là những ai?
Trăng gắn với: sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân
Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
Tác giả rất yêu trăng, yêu mến và tự hào về quê hương của mình. Tác giả cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn trăng ở đất nước của mình.
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm nhằm khám phá ra những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
Đoàn thám hiểm gặp những khó khăn: cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giảy và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển, giao tranh với thổ dân.
Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
Châu Âu – Đại Tây Dương – châu Mĩ – Thái Bình Dương – châu Á - Ấn Độ Dương – châu Âu
Đoàn thám hiểm đã đạy được những kết quả gì?
Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm?
Những nhà thám hiểm đã rất dũng cảm, dám vượt qua mọi khó khăn,thử thách để đạt được mục đích và đã có nhiều cống hiến lớn cho loài người.
Dòng sông mặc áo
Vì sao tác giả nói là “dòng sông điệu”?
Vì dòng sông thay đổi màu sắc giống như con người thay áo.
Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong ngày?
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt thao; trưa mặc áo xanh như mới may; chiều tối mặc áo hây hây ráng vàng; tối mặc áo nhung tím thêu trăm ngàn sao lên; đêm khuya mặc áo đen; sáng ra mặc áo hoa.
Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay?
Làm cho dòng sông trở nên gần gũi với con người và làm nổi bật màu sắc của dòng sông.
Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha: vì hình ảnh dòng sông mặc áo lụa đào gợi cảm giác mềm mại, thướt tha rất hợp và đúng với một dòng sông.
Rèm thêu trước ngực vầng trăng/ Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên: vì trên nền nhung tím của bầu trời buổi tối in hình vầng trăng và những ngôi sao tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc và rất đẹp.
Ăng – co Vát
Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
Ăng-co Vát được nhân dân Cam – pu – chia xây dựng từ đầu thế kỉ XII
Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500m và có 398 gian phòng.
Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
Phong cảnh khu đền lúc hoàng hôn có gì đẹp?
Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.
Con chuồn chuồn nước
Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Hai con mát long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
Bốn cảnh mỏng như giấy bóng: vì em hình dung được rõ hơn về đôi cánh của chú chuồn chuồn.
Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu: vì những hình ảnh này giúp em hình dung được rõ hơn về màu vàng của thân chú.
Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay?
Tác giả tả rất đúng về cách bay của chuồn chuồn. Ngoài ra, tác giả còn kết hợp tả cảnh thiên nhiên ở làng quê.
Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?
Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng song. Lũy tre xanh rì rào trong giá, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: Cánh đồng với những đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngước xuôi; trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
Vương quốc vắng nụ cười
Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
Mặt trời không muốn dậy; chim không muốn hót; hoa trong vườn chưa nở đã tàn; gương mặt mọi người rầu rĩ, héo hon; ngay tại kinh đô cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy lại buồn chán như vậy?
Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
Vua cử một viên đại thần đi du học ở nước ngoài, chuyên về môn cười.
Kết quả việc nhà vua làm ra sao?
Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã cố gắng hết sức nhưng không học được. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài. Không khí triều đình thật ảo não.
Ngắm trăng. Không đề
Ngắm trăng
Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
Bác Hồ ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong tù.
Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác với trăng?
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ?
Bác rất yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và lạc quan cả trong những hoàn cảnh khó khăn.
Không đề
Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh như thế nào? Những từ ngữ nào nói lên điều đó?
Bác sáng tác bài này ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Những từ ngữ nói lên điều đó là: đường non; rừng sâu quân đến; tung bay chim ngàn.
Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác Hồ?
Hình ảnh khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa; quân đến rừng sâu, chim rừng tung bay. Bàn xong việc nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
Vương quốc vắng nụ cười (tt)
Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?
Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở xung quanh cậu: nhà vua – quên lau miệng nên bên máp vẫn còn dính một hạt cơm; quan coi vườn ngự uyển – trong túi đang căng phồng một trái táo đang cắn dở; chính mình – bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên đứt dải quần.
Vì sao những chuyện ấy buồn cười?
Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với tự nhiên.
Tiếng cười thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn này như thế nào?
Tiếng cười như có phép màu làm mọi gương mặt đều trở nên rạng rỡ, tươi tỉnh; hoa nỏ; chim hót; những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.
Con chim chiền chiện
Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
Con chim bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất cao và rất rộng.
Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?
Chim bay, chim sà
Lúa tròn bụng sữa
Bay cao, cao vút
Cao hoài, cao ợi
Cánh đập trời xanh
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời
Hãy tìm câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện.
Khúc hát ngọt ngào
Tiếng hót long lanh
Như cành sương chói
Chim ơi chim nói
Chuyện chi chuyện chi
Tiếng ngọc trong veo
Chim reo từng chuỗi
Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời
Tiếng hót của chiền chiện gọi cho ta những cảm giác như thế nào?
Tiếng hót của chim gợi cho em cảm giác về một cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc.
Tiếng cười là liều thuốc bổ
Phân tích cấu tạo của bài văn trên. Nêu ý chính của từng đoạn văn.
Đoạn 1:tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác
Đoạn 2: tiếng cười là liều thuốc bổ
Đoạn 3: người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn
Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ?
Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100km/giờ, các cơ mặt sẽ thư giãn, não tiết ra một chất làm cho con người cảm giác sảng khoái, thỏa mãn.
Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
Để rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm tiền cho người dân và nhà nước.
Em rút ra được điều gì quan bài này?
Cần biết sống một cách vui vẻ.
Ăn “mầm đá”
Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”?
Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy “mầm đá” là món lạ nên muốn ăn.
Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương và đề bên ngoài hai chữ “đại phong”. Trạng bắt chúa phải chờ đến lúc đói mềm.
Cuối cùng, chúa có ăn được “mầm đá” không? Vì sao?
Chúa không được ăn món “mầm đá” vì thật ra không hề có món đó.
Vì sao chúa ăn tương vẫn thầy ngon miệng?
Vì khi đói, ăn gì cũng thấy ngon.
Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?
Trạng Quỳnh rất thông minh và hóm hỉnh.

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_tra_loi_cau_hoi_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tap_doc_lop_4.doc