Kế hoạch bài dạy Kể chuyện Lớp 4 - Bài: Bàn chân kì diệu - Lê Thị Hiền

Kế hoạch bài dạy Kể chuyện Lớp 4 - Bài: Bàn chân kì diệu - Lê Thị Hiền

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tinh thần hiếu học, sự kiên trì, bền bỉ dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, nếu con người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên thì sẽ đạt được điều mình mong ước.

2. Kĩ năng

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, học sinh kể từng đoạn của câu truyện Bàn chân kì diệu rõ ràng, đủ ý; kể tiếp nối được toàn bộ câu chuyện.

- Hình thành khả năng phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.

- Trao đổi với bạn bè về nội dung, ý nghĩa và thông điệp của câu chuyện.

3. Thái độ

- HS yêu thích môn Tiếng Việt

- Giáo dục học sinh có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập và rèn luyện

4. Định hướng năng lực

- Học sinh phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sang tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên

 

docx 5 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 108Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Kể chuyện Lớp 4 - Bài: Bàn chân kì diệu - Lê Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÀM XÁ
LỚP: 4C
Người dạy: Lê Thị Hiền
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Phân môn: KỂ CHUYỆN
Bài dạy: BÀN CHÂN KÌ DIỆU
____________________________________________________________
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tinh thần hiếu học, sự kiên trì, bền bỉ dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, nếu con người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên thì sẽ đạt được điều mình mong ước.
2. Kĩ năng
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, học sinh kể từng đoạn của câu truyện Bàn chân kì diệu rõ ràng, đủ ý; kể tiếp nối được toàn bộ câu chuyện.
- Hình thành khả năng phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Trao đổi với bạn bè về nội dung, ý nghĩa và thông điệp của câu chuyện.
3. Thái độ
- HS yêu thích môn Tiếng Việt
- Giáo dục học sinh có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập và rèn luyện
4. Định hướng năng lực
- Học sinh phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sang tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa
- Giáo án
- Bài giảng điện tử
- Đồ dùng phục vụ trò chơi
- Thước
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Nội dung
Hoạt động dạy (GV)
Hoạt động học (HS)
1. Ổn định tổ chức (2 phút)
- GV yêu cầu quản ca cho cả lớp hát 1 bài
- Cả lớp hát đồng thanh
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài mới
(2 phút)
2.2 Dạy bài mới
(26 phút)
- Trong cuộc sống quanh ta có rất nhiều tấm gương nỗ lực hết mình vượt lên trên khó khăn, kiên trì, đầy ý chí theo đuổi những gì mình mong ước ví dụ như cậu bé Nguyễn Hiền trong bài Ông Trạng thả diều mà ta đã học ở tiết trước. Và cậu bé trong câu chuyện chúng ta sắp học cũng là một người đáng khâm phục về đức tính tốt đẹp này. Để biết cậu bé ấy là ai và là người như thế nào chúng ta cùng đi vào Câu chuyện Bàn chân kì diệu. Các con mở SGK trang 107 và ghi tên bài vào vở.
- GV ghi tên bài lên bảng
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm các yêu cầu lời mở đoạn truyện cả đoán thử xem tại sao nó có tên là Bàn chân kì diệu.
-Mời 1 HS phát biểu ý kiến.
- Để biết có phải như bạn đoán không chúng ta cùng nghe cô kể chuyện.
Hoạt động 1: GV kể chuyện
a. GV kể chuyện lần 1
- GV kể chuyện lần 1: chú ý giọng kể chậm rãi, thong thả; phân biệt lời các nhân vật. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hình ảnh, hành động của Nguyễn Ngọc Kí: Thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhoè ướt, quay ngoắt, co quắp,Cần chú ‎ khác họa rõ nét chi tiết hai cánh tay và tập viết bằng chân.
- GV hỏi: Câu chuyện trên có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
 b. GV kể chuyện lần 2
- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ và đọc lời phía dưới mỗi tranh. 
- GV kết hợp giải nghĩa từ khó đọc và khó hiểu: co quắp, chuột rút, thập thò, buông thõng
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện
a. Kể trong nhóm:
- GV chia nhóm 6 HS. 
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa để trao đổi, kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm và thảo luận các câu hỏi trên bảng.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm.
b. Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS kể từng đoạn trước lớp.
- Gọi một nhóm bất kì kể từng đoạn của câu chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.
-Yêu cầu HS nhận xét nhóm bạn kể.
- GV nhận xét từng HS kể.
- Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện.
- Mời 1 HS lên kể toàn bộ câu chuyện và chỉ định bất kì các bạn trong lớp trả lời câu hỏi.
+ Hai cánh tay của Kí có gì khác mọi người?
+ Khi cô giáo đến nhà, Kí đang làm gì?
+ Kí đã cố gắng như thế nào?
+ Kí đã đạt được những thành công gì?
+ Nhờ đâu mà Kí đạt được những thành công đó?
- Gọi HS nhận xét lời kể và trả lời của bạn.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS trao đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện
- GV mời 1 – 2 bạn phát biểu
- GV nhận xét, chốt: Ca ngợi tinh thần hiếu học, sự kiên trì, bền bỉ dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, nếu con người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên thì sẽ đạt được điều mình mong ước.
- HS lắng nghe
- HS viết tên bài vào vở
- HS quan sát, đọc thầm và suy nghĩ trả lời. 
- 1 HS phát biểu ý kiến
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trả lời
- HS chú ý lắng nghe và tìm thêm những từ khó đọc, khó hiểu.
- HS chia nhóm
- HS làm việc nhóm theo sự chia nhóm của GV. 
- Một số HS kể từng đoạn của câu chuyện.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe
-Một HS kể toàn bộ câu chuyện và gúp cô mời các bạn trả lời câu hỏi
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- HS trao đổi
- HS phát biểu
- Lắng nghe
3. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Trò chơi: Hộp thư đi
Luật chơi: Học sinh nào nhận được hộp thư, khi nó dừng lại thì mở hộp, rút một phiếu rồi thực hiện theo yêu cầu trong phiếu. Nếu trả lời được sẽ nhận một phần quà. Không thực hiện được thì bạn khác hỗ trợ trả lời thay và nhường quà cho bạn trả lời thay đó.
Cách chơi: Giáo viên trao hộp thư cho một học sinh, GV bắt bài hát. Trong khi hát, hộp thư được chuyền tay (lần lượt qua các bàn từ trên xuống và từ dưới lên). Khi có hiệu lệnh dừng hát và hộp thư đang ở trên tay của học sinh nào thì học sinh ấy sẽ rút một phiếu và thực hiện theo yêu cầu của phiếu. Tiếp tục trò chơi cho đến hết phiếu trong hộp.
- Giáo viên nhận xét về thái độ và tinh thần khi tham gia trò chơi của học sinh.
-Tuyên dương, khuyến khích và trao quà cho đội thắng.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị những câu chuyện mà em được nghe, được đọc về một người có nghị lực
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS hát theo giai điệu khi bài hát dừng thì trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ke_chuyen_lop_4_bai_ban_chan_ki_dieu_le_thi.docx