Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 06 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 06 - Năm học 2021-2022

NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY-CA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Mục tiêu chung:

- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: dằn vặt, khóc nấc lên, nức nở; Hiểu ND bài: Nỗi dằn vặt cảu An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Giáo dục HS đức tính trung thực, tình cảm yêu thương gia đình, góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* Mục tiêu riêng cho HS Long:

- HS đọc được một câu trong bài: “ Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: "Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!"

* GDKNS: Xác định giá trị; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán.

 

docx 61 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 74Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 06 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 6
Ngày soạn: 8/10/2021
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2021
(DẠY VÀO THỨ 4 NGÀY 14/10/2021)
TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY-CA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
* Mục tiêu chung:
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: dằn vặt, khóc nấc lên, nức nở; Hiểu ND bài: Nỗi dằn vặt cảu An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Giáo dục HS đức tính trung thực, tình cảm yêu thương gia đình, góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- HS đọc được một câu trong bài: “ Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: "Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!"
* GDKNS: Xác định giá trị; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. GV: Slide minh họa, bảng phụ chép câu, đoạn cần luyện đọc. Video bài hát.
 2. HS: SGK, vở,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu:
* Khởi động: (3p)
Trò chơi: Ô số bí mật.
 - Đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo
+ Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Kết nối:
- Dẫn vào bài mới
-TBHT điều hành: Hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- 1 HS đọc
+ Cáo đon đả mời chào Gà xuống đất để báo cho Gà biết: Từ nay muôn loài đã kết thân
+ Hãy luôn luôn cảnh giác giống như chú Gà Trồng 
- HS lắng nghe.
HS hát
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Luyện đọc: (8-10p) 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể chậm rãi, chú ý phân biệt lời của nhà vua và lời của chú bé Chôm
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- Hướng dẫn giải nghĩa thêm một số từ:
+ Em hiểu "khóc nấc lên" là khóc như thế nào?(khóc to, khóc thành từng cơn)
+Chạy một mạch là chạy như thế nào? (chạy thật nhanh, không nghỉ) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 2 đoạn:
+Đoạn 1: An-đrây-ca.....mang về nhà.
+Đoạn 2: Bước vào phòng......ít năm nữa.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (An- đrây- ca ; hoảng hốt , nấc lên nức nở.)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó: dằn vặt (đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
HS đọc một câu trong bài.
 “ Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: "Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!"
* Tìm hiểu bài: (8-10p)
- GV đưa các câu hỏi theo phiếu giao việc:
+ Khi câu chuyện xảy ra An - đrây – ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An - đrây – ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu như thế nào?
+ An - đrây-ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông.
+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây- ca mang thuốc về nhà?
+ Thái độ của An- đrây- ca lúc đó như thế nào?
+ An - đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An - đrây- ca là một cậu bé như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
+ Qua câu chuyện trên em thấy dược điều gì từ An - đrây - ca?
- GV ghi nội dung lên bảng.
GDKNS: Chúng ta phải có đức tính trung thực và dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống. Đó là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ An - đrây – ca lúc đó 9 tuổi, em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
+Cậu nhanh nhẹn đi mua ngay.
+ An- đrây- ca gặp mấy cậu bạn đang đá bang và rủ nhập cuộc, Mải chơi nen cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về.
1. An - đrây- ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
+ An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông cậu đã ra đời.
+ Cậu ân hận vì mình mải chơi nên mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
+ Cậu oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là nỗi của mình. Cậu kể hết cho mẹ nghe, cả đêm ngồi dưới gốc cây táo do ông trồng.
+ An- đrây-ca rất yêu thương ông, lại không thể tha thứ cho mình vì chuyện mải chơi mà mua thuốc về chậm. để ông mất
2. Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca.
-Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung
HS lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập, thực hành:
* Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động vận dụng (2 phút)
- Qua bài đọc, em rút ra bài học gì?
- Đặt tên khác cho câu chuyện?
HS thảo luận phát hiện lời của nhân vật, hiểu được thái độ của từng nhân vật
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai cả bài
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu suy nghĩ của mình
- Đặt tên khác cho câu truyện 
HS lắng nghe
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Củng cố kiến thức về biểu đồ tranh, biểu đồ cột
- Vận dụng đọc được một số thông tin trên biểu đồ trong thực tiễn.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm; góp phần phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic, năng lực quan sát,...
*Bài tập cần làm: BT 1; 2.
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- Đọc, viết các số từ 1300 đến 1500
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. GV: Slide minh họa các hình, bút dạ và giấy khổ lớn ghi nội dung BT2.
 2. HS: sách, vở, thước kẻ, bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: (5p)
* Khởi động: 
- Bài hát: Nối vòng tay lớn.
* Kết nối:
- GV giới thiệu vào bài.
- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ
- HS lắng nghe.
HS chơi
2. Hoạt động luyện tập, thực hành:(30p)
Bài 1: 
+ Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
+ Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?
+Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ?
+Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai ? Vì sao ?
+Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ?
+Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ 4?
+ Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ?
Bài 2: 
- GV gọi hs đọc yêu cầu đề 
- HS làm bài vào vở
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS (8-10 bài) 
- Chốt lại cách tìm số TBC
Bài 3 
- GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ.
+ Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào ?
+ Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3.
+ Nêu bề rộng của cột.
+Nêu chiều cao của cột.
 -GV chữa bài.
3. Hoạt động vận dụng (2p)
- GV hướng dẫn HS ghi nhớ kiến thức.
+ Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
- HS làm việc nhóm 2 và chia sẻ trước lớp.TBHT điều hành hoạt động báo cáo
+ Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m vải trắng.
+ Đúng vì: 100m x 4 = 400m
+Đúng, vì: Tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán 300m, tuần 3 bán 400m, tuần 4 bán 200m. So sánh ta có: 400m > 300m > 200m.
+Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là: 
 300m – 200m = 100m 
+Điền đúng.
+Sai, vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là 300m – 100m = 200m vải hoa.
- Hs đọc yêu cầu đề 
- 1, 2 hoc sinh lên làm bảng lớp 
- HS đối chiếu và chữa bài
a/ Tháng 7 có 18 ngày mưa
b/ Số ngày mưa tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 15-3= 12 ( ngày )
c/ Số ngày mưa trung bình mỗi tháng là: (18 + 15 + 3) : 3 = 12 ( ngày )
- HS đọc yêu càu đề
-Biểu đồ: Số cá tàu Thắng Lợi bắt được.
+Tháng 2 và tháng 3.
+Tháng 2 tàu bắt được 2 tấn, tháng 3 tàu bắt được 6 tấn.
+Cột rộng đúng 1 ô.
+ Cột cao bằng vạch số 2 vì tháng 2 bắt được 2 tấn cá.
- HS vẽ vào sách bằng bút chì
- Ghi nhớ KT của bài
- Tìm hiểu về các loại biểu đồ khác.
- Đọc các số từ 1300 đến 1500
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Hiểu câu chuyện mình kể và nêu được nội dung chính của chuyện.
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng cô, các bạn trong lớp, cho người thân gia đình nghe.
- Có ý thức rèn luyện mình trở thành người có lòng tự trọng và thói quen ham đọc sách góp phần bồi dưỡng các năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ..
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- Nhớ được tên bài: Gà trống và cáo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: + Một số truyện viết về lòng tự trọng
 - HS: Truyện đọc 4, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: (5p)
* Khởi động:(5p)
- Đọc bài thơ: Gà Trống và Cáo
* Kết nối:
- GV dẫn vào bài
- Lớp đồng thanh 
- HS lắng nghe.
Lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện:(8P)
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng tự trọng
- GV hướng dẫn TBHT giúp cả lớp tìm hiểu đề bài:
+ Thế nào là lòng tự trọng?
+ Lòng tự trọng biểu hiện như thế nào?
+ Hãy nêu câu chuyện mình đã chuẩn bị để kể.
- GV khuyến khích HS kể các câu chuyện mình đọc được ngoài SGK
- Hs nối tiếp đọc 4 gợi ý ở sgk.
- Gạch chân dưới các từ quan trọng.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng tự trọng
+Lòng tự trọng là tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình
+ Quyết tâm vươn lên, không chịu thua kém bạn bè.
+ Sống bằng lao động của mình, không ăn bám, dựa dẫm người khác.
- 3 - 4 hs giới thiệu tên câu chuyện và nhân vật trong truyện mình sẽ kể.
Lắng nghe
3 . Hoạt động luyện tập, thực hành: (10p)
* Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- Gv đưa bảng nêu tiêu chí đánh giá :
+ Nội dung đúng: đạt 4 sao
- Kể hay, phối hợp cử chỉ, điệu bộ khi kể: 4 sao
- Nêu được ý nghĩa: 1 sao .
- Trả lời được câu hỏi của bạn :1  ...  người dân trên mọi miền Tổ quốc góp phần phát triển các năng lực tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
* Mục tiêu riêng cho HS Long: - Biết vị trí của tây nguyên trên bản đồ
 * GD BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi và trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba dan, sức nước..); Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân ở đây dựa nhiều vào rừng : củi đun, thực phẩm Bởi vậy, cần giáo dục học sinh tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng.
 * GD TKNL: Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, các con sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. Bởi vậy, Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điện to lớn. Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở đây chính là vấn đề bảo vệ nguồn nước, phục vụ cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam; Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên. 
2. HS: Vở, sách GK,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: (5p)
* Khởi động: 
+ Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ. 
+ Trung du Bắc Bộ thích hợp trồng những loại cây nào?
- Nhận xét, khen/ động viên.
* Kết nối:
- GV chốt ý và giới thiệu bài
- TBHT điều hành lớp trả lời và nhận xét:
+ Là một vùng đồi núi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. 
+ Cây ăn quả: cam, chanh, dứa, vải; cây CN: cọ, chè
HS quan sát
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (30p)
HĐ 1: Tây Nguyên –xứ sở của các cao nguyên xếp tầng: 
a. Xác định vị trí và đặc điểm chung của các cao nguyên
- GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lí TN Việt Nam
- GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK. 
- GV gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam. 
- Dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp tới cao? 
+ Em có nhận xét gì về các cao nguyên ở Tây Nguyên?
- GV kết luận về các cao nguyên
b. Tìm hiểu đặc điểm riêng của từng cao nguyên
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tranh, ảnh và tư liệu về một cao nguyên. 
+ Nhóm 1: cao nguyên Đắc Lắc. 
+ Nhóm 2: cao nguyên Kon Tum. 
+ Nhóm 3: cao nguyên Di Linh. 
+ Nhóm 4: cao nguyên Lâm Viên. 
- GV cho HS các nhóm thảo luận theo gợi ý sau: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên (mà nhóm được phân công tìm hiểu). 
- GV cho HS đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình kết hợp với tranh, ảnh. 
- GV sửa chữa, bổ sung giúp từng nhóm hoàn thiện phần trình bày. 
HĐ3: Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô: 
- YC HS dựa vào mục 2 và bảng số liệu trong SGK, trả lời các câu hỏi sau: 
+ Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
+ Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào?
+ Mô tả mùa mưa và mùa khô ở TN?
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời và kết luận 
3. Hoạt động vận dụng (2p)
- TKNL, BVMT: Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, các con sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. Bởi vậy, Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điện to lớn. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở đây chính là vấn đề bảo vệ nguồn nước, phục vụ cuộc sống. 
+ Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân ở đây dựa nhiều vào rừng : củi đun, thực phẩm Bởi vậy, cần thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng.
- Hãy tìm các bài hát nói về Tây Nguyên.
 Cá nhân-Lớp
- HS chỉ
- HS chỉ vị trí các cao nguyên. 
- Cao nguyên Kon Tum, CN Plâyku, CN Đắc Lắk, CN Lâm Viên, CN Di Linh. 
- CN Đắc Lắc, Kon Tum, Di Linh, Lâm Đồng. 
+ Các cao nguyên xếp tầng
HĐ2: Nhóm 4 – Lớp 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV:
+ Cao nguyên Đắc Lắc là CN thấp nhất trong các CN ở Tây Nguyên, bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối và đồng cỏ. Đất đai phì nhiêu, đông dân nhất ở TN. 
+ Cao nguyên Kon Tum là một CN rộng lớn. Bề mặt cao nguyên khá bằng phẳng, , có chỗ giống như đồng bằng. Trước đây, toàn vùng được phủ rừng rậm nhiệt đới nhưng nay rùng còn rất ít, TV chủ yếu là các loại cỏ. 
+ Cao nguyên Di Linh gồm những đồi lượn, sóng dọc theo những dòng sông. Bề mặt tương đối phẳng, được phủ một lớp đất đỏ bad an dày, tuy không phì nhiêu bằng CN Đắc Lắk. Mùa khô không khắc nghiệt, vẫn có mưa ngay trong những tháng hạn nên CN lúc nào cúng xanh tốt. 
+ Cao nguyên Lâm Viên có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, thung lũng sâu; sông suối có nhiều ghềnh thác. CN có khí hậu mát quanh năm. 
Nhóm 2- Lớp
- HS làm việc nhóm 2
+ Mùa mưa là các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10. Còn mùa khô vào các tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12. 
+ Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. 
+ Mùa mưa có những . 
- HS khác nhận xét. 
-HS đọc bài học. 
- HS liên hệ BVMT, TKNL và bảo vệ rừng theo câu hỏi gợi ý của GV
- HS lắng nghe, thực hiện.
- quan sát.
- chỉ vị trí Tây nguyên dưới sự HD của GV và các bạn
Lắng nghe
CHÍNH TẢ (DẠY VÀO TIẾT PHTN)
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Nhớ viết lại chính xác đoạn thơ trong bài từ " Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn...đến hết", trình bày đúng các dòng thơ lục bát; Hiểu nội dung đoạn cần viết; Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có phụ âm đầu tr/ch, tìm được các từ chứa tiếng chí/trí mang nội dung cho trước
- Rèn kỹ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết; Tính trung thực góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* Mục tiêu riêng cho HS Long: Viết tên bài dưới sự HD của GV
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập; tranh ảnh minh họa bài học.
 - HS: Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: 5p
*Khởi động:
- GV cho HS khởi động bài hát: Cả nhà thương nhau.
- HS lên bảng thi nhau viết từ láy.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Kết nối:
- GV đánh giá, nhận xét
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động.
- 2 HS lên bảng thi viết các từ: đủng đỉnh, lởm chởm, lủng củng, bỡ ngỡ, dỗ dành, mũm mĩm, ...
HS khởi động
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
a. Chuẩn bị viết chính tả: (6p)
* Trao đổi về nội dung đoạn nhớ-viết
- Gọi HS đọc thuộc bài viết.
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2:
+ Lời lẽ của Gà nói với Cáo thể hiện điều gì?
+ Gà tung tin gì để cho Cáo một bài học?
+ Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Phát hiện những chữ dễ viết sai? 
- Lưu ý khi trình bày thể thơ lục bát
- 2, 3 học sinh đọc.
- HS thảo luận (2p) và báo cáo trước lớp
+Thể hiên Gà là con vật thông minh.
+ Gà tung tin có một cặp chó săn đang chạy tới đẻ dưa tin mừng. Cáo ta sợ chó ăn thịt vội chạy ngay để lộ chân tướng.
+ Đoạn thơ muốn nói với chúng ta hãy cảnh giác, đừng vội tin vào những lời ngọt ngào.
+ hồn lạc phách bay, quắp đuôi, khoái chí, co cẳng....
- Hs viết nháp từ khó. 
- HS đọc từ viết khó 
- 1 hs đọc lại bài viết. Cả lớp đọc 1 lần
- Lắng nghe.
- viết tên bài dưới sự HD của GV và các bạn
Lắng nghe
TOÁN
Tiết 31: LUYỆN TẬP (DẠY VÀO TIẾT SINH HOẠT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung 
- Củng cố kiến thức về phép cộng, phép trừ và các bài toán liên quan.
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ; Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ .
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm; góp phần phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic, năng lực quan sát,...
* Mục tiêu riêng cho HS Long: - Đọc được các số tròn chục từ 1000 đến 1400
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. GV: Bảng phụ, SGK, phiếu học tập. Bút dạ.
2. HS: Sgk, bảng con, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu (5p)
* Khởi động: 
- Cả lớp khởi động bài Covid 19.
* Kết nối:
- GV giới thiệu vào bài
- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ
- HS lắng nghe vào bài.
HS đọc
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành:(30p)
Bài 1: Thử lại phép cộng.
 -GV viết bảng phép tính 2416 + 5164
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn 
+ Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ?
+Muốn kiểm tra một số tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta làm như thế nào?
+ Khi thử lại phép cộng ta làm như thế nào?
 - GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên.
 - GV yêu cầu HS làm phần b.
 35 462 + 27 519; 69 105 + 2 074
 267 345 + 31 925
Bài 2: Thử lại phép trừ
+ Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành thử lại như thế nào? 
 Bài 3: Tìm x
-GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình
-GV nhận xét, đánh giá 7- 10 bài
Bài 4+ Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
+ Em biết gì về đỉnh Phan-xi-păng?
3. Hoạt động vận dụng (2p)
- Hoàn thành các bài tập tiết Luyện tập chung trong sách BT toán
- Nhẩm tổng, hiệu của số lớn nhất có 6 chữ số và số bé nhất có 6 chữ số
 Cá nhân - Nhóm 2-Lớp
- HS đọc yêu cầu đề bài 
- HS đặt tính và tính.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp
-2 HS nhận xét ?
+...ta cần thử lại kết quả của phép tính
+ Ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng
-HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép cộng 
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở- Đổi chéo vở kiểm tra
- Báo cáo kết quả trước lớp
 Cá nhân- Nhóm 2- Lớp
- HS làm bài cá nhân- Tự thử lại kết quả phép trừ- Trao đổi trong nhóm, nhóm báo cáo
+ Thử lại bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ
Cá nhân-Lớp
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 a. x + 262 = 4848 
 x = 4848 – 262
 x = 4586
 b. x - 707 = 3535
 x = 3535 + 707
 x = 4242
- HS làm vào vở Tự học
Bài 4: Bài giải
Núi Phan-xi-păng cao hơn và cao hơn số mét là:
 3143 – 2428 = 715 (m)
 Đáp số: 715m
+ Đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất đất nước ta, thuộc dãy HLS. Đây được coi là nóc nhà của Tổ quốc
Bài 5: Bài giải
- Số lớn nhất có 5 chữ số là: 99 999
- Số bé nhất có 5 chữ số là 10 000
- Hiệu là: 89 000
- HS lắng nghe, thực hiện.
Đọc các số từ 1000 đến 1400

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_06_nam_hoc_2021_2022.docx