Kế hoạch bài dạy lớp 4 - Tuần 24

Kế hoạch bài dạy lớp 4 - Tuần 24

Luyện từ và câu

CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Hiểu tác dụng , cấu tạo của câu kể Ai là gì ?

 2. Kĩ năng: Biết tìm câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn . Biết đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nhận định về một người , một vật .

 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - 2 tờ phiếu ghi 3 câu văn của đoạn văn phần Nhận xét .

 - 3 tờ phiếu , mỗi tờ ghi 1 đoạn văn , thơ ở BT1 phần Luyện tập .

 - Mỗi em mang theo một tấm ảnh gia đình .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (5) Mở rộng vốn từ : Cái đẹp .

 - 1 em đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ ở BT1 tiết trước . Nêu một trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ .

 - 1 em làm lại BT3 .

 

doc 31 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 4 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :24 tiết: 47. 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Luyện từ và câu
CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu tác dụng , cấu tạo của câu kể Ai là gì ? 
	2. Kĩ năng: Biết tìm câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn . Biết đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nhận định về một người , một vật .
	3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 2 tờ phiếu ghi 3 câu văn của đoạn văn phần Nhận xét .
	- 3 tờ phiếu , mỗi tờ ghi 1 đoạn văn , thơ ở BT1 phần Luyện tập .
	- Mỗi em mang theo một tấm ảnh gia đình .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Mở rộng vốn từ : Cái đẹp .
	- 1 em đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ ở BT1 tiết trước . Nêu một trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ .
	- 1 em làm lại BT3 .
 3. Bài mới : (27’) Câu kể Ai là gì ? 
 a) Giới thiệu bài : 
	Các em đã học một số kiểu câu kể : Ai làm gì ? Ai thế nào ? . Hôm nay , các em sẽ học tiếp kiểu câu kể : Ai là gì ?
	Khi làm quen với nhau , người ta thường giới thiệu về người khác hoặc tự giới thiệu về mình . Những câu giới thiệu hoặc tự giới thiệu này chính là câu kể Ai là gì ?
 b) Các hoạt động : 
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm tác dụng , cấu tạo của câu kể Ai là gì ? 
Cách tiến hành :
- Chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải ở bảng .
- Hướng dẫn HS tìm các bộ phận trả lời các câu hỏi Ai ? Là gì ?
- Dán lên bảng 2 tờ phiếu đã viết 3 câu văn , mời 2 em lên bảng làm bài .
- Chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động lớp .
- 3 , 4 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu các BT1,2,3,4 .
- 1 em đọc 3 câu văn in nghiêng trong đoạn văn .
- Cả lớp đọc thầm 3 câu văn in nghiêng , tìm câu dùng để giới thiệu , câu nêu nhận định về bạn Diệu Chi .
- Phát biểu ý kiến .
- Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? ; hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Là gì ? trong mỗi câu .
- Suy nghĩ , so sánh . xác định sự khác nhau giữa kiểu câu kể Ai là gì ? với các kiểu câu kể đã học . ( Khác nhau ở VN )
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
Cách tiến hành Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- 4 , 5 em đọc nội dung phần Ghi nhớ .
- Cả lớp đọc thầm lại .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
Cách tiến hành Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Nhắc HS : Trước hết , các em phải tìm đúng câu kể Ai là gì ? trong các câu đã cho . Sau đó nêu tác dụng của câu vừa tìm được .
+ Dán 3 tờ phiếu , mỗi tờ ghi một đoạn văn , thơ ; mời 3 em có ý kiến đúng lên bảng gạch dưới những câu kể trong mỗi đoạn văn , thơ . Sau đó , mỗi em nêu tác dụng của từng câu kể .
- Bài 2 : 
+ Nhắc HS chú ý : 
*Chọn tình huống giới thiệu .
* Nhớ dùng câu kể Ai là gì ? trong bài giới thiệu .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , trao đổi cùng bạn .
- Phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT .
- Đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , viết nhanh vào nháp lời giới thiệu , kiểm tra các câu kể Ai là gì ? có trong đoạn văn .
- Từng cặp thực hành giới thiệu .
- Thi giới thiệu trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn có đoạn giới thiệu đúng đề tài , tự nhiên , sinh động , hấp dẫn .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
 5. Hoạt động nối tiếp: (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn giới thiệu , viết lại vào vở .
v Rút kinh nghiệm:
Tuần :24 tiết: 24. 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu truyện mình kể .
2. Kĩ năng: Kể được một truyện về hoạt động mình đã tham gia góp phần giữ xóm làng , đường phố xanh , sạch , đẹp . Các sự việc được sắp xếp hợp lí . Trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện . Lời kể tự nhiên , chân thực , có thể kết hợp lời nói với cử chỉ , điệu bộ . Lắng nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
	3. Thái độ: Giáo dục HS biết tham gia làm đẹp môi trường .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh , ảnh thiếu nhi tham gia giữ gìn môi trường xanh , sạch , đẹp .
	- Bảng lớp viết đề bài , bảng phụ viết dàn ý bài kể .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc .
	- 1 em kể một truyện đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu , cái thiện với cái ác .
 3. Bài mới : (27’) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Thế giới xung quanh ta rất đẹp nhưng đang bị ô nhiễm . Để làm cho môi trường luôn xanh , sạch , đẹp , các em phải góp sức cùng người lớn . Tiết KC hôm nay giành cho mỗi em được kể một câu chuyện về hoạt động mà mình hoặc những người xung quanh đã tham gia để làm sạch đẹp môi trường .
	- Kiểm tra HS tìm đọc truyện ở nhà như thế nào .
 b) Các hoạt động :
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài .
MT : Giúp HS hiểu được yêu cầu của đề bài .
Cách tiến hành 
- Gạch dưới những chữ sau trong đề bài : Em – đã làm gì – xanh , sạch , đẹp .
- Hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa các truyện : Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn , Cây tre trăm đốt trong SGK .
- Lưu ý HS : 
+ Ngoài những việc làm đã nêu trong gợi ý 1 , có thể kể về buổi em làm trực nhật , tham gia trang trí lớp học , cùng bố mẹ dọn dẹp , trang trí nhà cửa đón năm mới , giúp đỡ các cô chú công nhân khi họ làm cống thoát nước bẩn của thành phố  
+ Cần kể những việc chính em hoặc những người xung quanh đã làm , thể hiện ý thức làm đẹp môi trường . Trong trường hợp em có ấn tượng hơn với một truyện em không tham gia mà chỉ là người chứng kiến , có thể kể theo hướng đó .
+ Cần kể chuyện người thực , việc thực .
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc đề bài .
- 3 em tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1 , 2 , 3 .
Hoạt động 2 : Thực hành kể chuyện .
MT : Giúp HS kể được truyện của mình .
Cách tiến hành 
- Mở bảng phụ viết vắn tắt dàn ý bài KC , nhắc HS chú ý kể chuyện có mở đầu – diễn biến – kết thúc .
- Đến từng nhóm , nghe HS kể , hướng dẫn , góp ý .
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét nhanh về : nội dung , cách kể , cách dùng từ , đặt câu  
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Kể theo cặp .
- Thi kể trước lớp : Vài em nối tiếp nhau thi kể . Kể xong , đối thoại cùng các bạn về nội dung , ý nghĩa truyện .
- Cả lớp bình chọn bạn kể sinh động nhất 
 4. Củng cố : (3’)
	- Khen những em kể chuyện tốt , những em chăm chú nghe bạn kể , nhận xét chính xác .
	- Giáo dục HS biết tham gia làm đẹp môi trường .
 5. Hoạt động nối tiếp: (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở nội dung truyện vừa kể ở lớp . Chuẩn bị trước cho bài KC tuần sau bằng cách xem trước tranh minh họa , đọc gợi ý dưới tranh 
v Rút kinh nghiệm:
Tuần :24 tiết: 47. 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tập làm văn 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN 
MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Dựa trên những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối , luyện viết một số đoạn văn hoàn chỉnh .
2. Kĩ năng: Viết được một đoạn văn miêu tả cây cối .
	3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích viết văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bút dạ và 2 tờ phiếu khổ to . Mỗi tờ đều viết 1 đoạn chưa hoàn chỉnh của bài văn tả cây chuối tiêu BT2 . Tương tự , cần 6 tờ cho 3 đoạn 2 , 3 , 4 . Tranh , ảnh cây chuối tiêu cỡ to .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối .
	- 1 em đọc đoạn văn tả lá , thân hay gốc của cái cây em thích .
	- 1 em nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
MT : Giúp HS làm được bài tập 1 SGK .
Cách tiến hành : thực hành .
- Hỏi : Từng ý trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối ?
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc dàn ý bài văn miêu tả cây chuối tiêu . Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Phát biểu ý kiến :
+ Đoạn 1 : Giới thiệu cây chuối tiêu thuộc phần Mở bài .
+ Đoạn 2 : Tả bao quát , tả từng bộ phận của cây chuối tiêu thuộc phần Thân bài .
+ Đoạn 3 : Lợi ích của cây chuối tiêu thuộc phần Kết luận .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được bài tập 2 SGK .
Cách tiến hành Thực hành 
- Nêu yêu cầu BT , lưu ý HS :
+ Bốn đoạn văn của bạn Hồng Nhung chưa được hoàn chỉnh . Các em giúp bạn hoàn chỉnh từng đoạn bằng cách viết thêm ý vào chỗ có dấu ba chấm .
+ Mỗi em cố gắng hoàn chỉnh cả 4 đoạn .
- Phát riêng bút dạ và giấy cho 8 em . Mỗi em hoàn chỉnh 1 đoạn trên phiếu .
- Khen đoạn viết hay .
- Chọn 2 , 3 bài đã viết hoàn chỉnh đọc mẫu trước lớp , chấm điểm .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Cả lớp đọc thầm 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh , suy nghĩ , làm bài cá nhân vào vở 
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn .
- Những em làm bài trên phiếu d ...  tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Tuần :24 tiết: 48. 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Khoa học 
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (tt)
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Biết về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người , động vật .
	2. Kĩ năng: Nêu được ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người , động vật .
	3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 96 , 97 SGK .
	- Khăn tay sạch .
	- Các tấm phiếu bằng bìa kích thước bằng một nửa hoặc 1/3 khổ giấy A4 .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Aùnh sáng cần cho sự sống .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Aùnh sáng cần cho sự sống (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống con người .
MT : Giúp HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người .
Cách tiến hành : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Kết luận : Như mục Bạn cần biết SGK .
Hoạt động lớp .
- Mỗi em tìm một ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống con người .
- Viết ý kiến của mình vào một tấm bìa hoặc vào một nửa tờ giấy A4 . Khi viết xong dùng băng keo dán lên bảng .
- Vài em lên đọc , sắp xếp các ý kiến vào các nhóm :
+ Nhóm ý kiến về vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn , nhận biết thế giới hình ảnh , màu sắc .
+ Nhóm ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đối với sức khỏe con người . 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật .
MT : Giúp HS kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật . Nêu được ví dụ chứng tỏ mỗi loài động vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong chăn nuôi .
Cách tiến hành : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Phát phiếu ghi các câu hỏi thảo luận cho các nhóm .
- Kết luận : Như mục Bạn cần biết SGK .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Thảo luận các câu hỏi trên phiếu :
+ Kể tên một số động vật mà bạn biết . Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì ?
+ Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm , ban ngày .
+ Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó .
+ Trong chăn nuôi , người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều , chóng tăng cân , đẻ nhiều trứng ?
- Thư kí ghi lại các ý kiến của nhóm .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . Mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu .
- Các nhóm khác bổ sung .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK . 
	- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
 5. Hoạt động nối tiếp: (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Tuần :23 tiết: 23. 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Địa lí 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS biết những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh .
	2. Kĩ năng: Chỉ được vị trí của TPHCM trên bản đồ VN . Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của TPHCM . Dựa vào bản đồ , tranh , ảnh , bảng số liệu để tìm kiến thức .
	3. Thái độ: Tự hào về thành phố mang tên Bác .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các bản đồ : hành chính , giao thông VN .
	- Bản đồ TPHCM .
	- Tranh , ảnh về TPHCM .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Thành phố Hồ Chí Minh .
 a) Giới thiệu bài : 
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : Thành phố lớn nhất cả nước .
MT : Giúp HS nắm được những đặc điểm tiêu biểu của TPHCM .
Cách tiến hành : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Treo bản đồ VN ở bảng .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Chỉ vị trí TPHCM trên bản đồ VN .
- Dựa vào bản đồ , tranh , ảnh , SGK , hãy nói về TPHCM :
+ Thành phố nằm bên sông nào ?
+ Thành phố đã bao nhiêu tuổi ?
+ Thành phố được mang tên Bác từ năm nào ?
+ Trả lời câu hỏi mục 1 SGK .
- Các nhóm trao đổi kết quả thảo luận trước lớp .
- Chỉ vị trí và mô tả về vị trí của TPHCM 
- Quan sát bảng số liệu SGK , nhận xét về diện tích , dân số của TPHCM rồi so sánh với Hà Nội .
Hoạt động 2 : Trung tâm kinh tế , văn hóa , khoa học lớn .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về kinh tế , văn hóa , khoa học của TPHCM .
Cách tiến hành : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Nhấn mạnh : Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất ; nơi có hoạt động mua bán tấp nập nhất ; nơi thu hút được nhiều khách du lịch nhất ; là một trong những thành phố có nhiều trường đại học nhất  
Hoạt động lớp , nhóm .
- Dựa vào tranh , ảnh , bản đồ , vốn hiểu biết :
+ Kể tên các ngành công nghiệp của TPHCM .
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm kinh tế lớn của cả nước .
+ Nêu dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm văn hóa , khoa học lớn .
+ Kể tên một số trường đại học ,khu vui chơi giải trí lớn ở TPHCM .
- Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp và tìm ra kiến thức đúng .
- Tìm vị trí một số trường đại học , chợ lớn , khu vui chơi giải trí của TPHCM trên bản đồ .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tự hào về thành phố mang tên Bác .
 5. Hoạt động nối tiếp: (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Tuần :24 tiết: 24. 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Đạo đức 
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (tt)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu : Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội ; mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ , giữ gìn ; những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng .
2. Kĩ năng: Biết tôn trọng , giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng .
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ của công .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Phiếu điều tra theo BT4 .
	- Mỗi HS có 3 tấm bìa : xanh , đỏ , trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Giữ gìn các công trình công cộng .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Giữ gìn các công trình công cộng (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : Báo cáo về kết quả điều tra qua BT4 .
MT : Giúp HS có ý kiến qua BT4 .
Cách tiến hành Thực hành 
- Kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương 
Hoạt động lớp, nhóm .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương .
- Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như : 
+ Làm rõ , bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân .
+ Bàn cách bảo vệ , giữ gìn chúng sao cho thích hợp .
Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến qua BT3 .
MT : Giúp HS bày tỏ ý kiến của mình qua BT3 .
Cách tiến hành : Thực hành , đàm thoại , giảng giải .
- Cách tiến hành như hoạt động 3 , tiết 1 , bài 3 .
- Kết luận :
+ Ý kiến a là đúng .
+ Các ý kiến b , c là sai .
Hoạt động lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ của công .
 5. Hoạt động nối tiếp: (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Thực hiện các nội dung ở mục Thực hành SGK .
v Rút kinh nghiệm:
Tuần :24 tiết: 24. 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Lịch sử 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức: Giúp HS biết : Nội dung từ bài 7 đến bài 19 trình bày bốn giai đoạn : Buổi đầu độc lập , Nước Đại Việt thời Lý , Nước Đại Việt thời Trần , Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê . 
	2. Kĩ năng: Kể được tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình .
	3. Thái độ: Tự hào về lịch sử nước nhà .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Băng thời gian SGK phóng to .
	- Một số tranh ảnh lấy từ bài 7 đến bài 19 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Văn học và khoa học thời Hậu Lê .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập .
 a) Giới thiệu bài : 
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nắm những sự kiện lịch sử tiêu biểu qua 4 giai đoạn .
Cách tiến hành : Giảng giải , trực quan , đàm thoại 
- Treo băng thời gian ở bảng . 
Hoạt động lớp .
- Gắn nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian .
- Một số em lên bảng ghi nội dung các sự kiện nêu ở băng thời gian . 
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS nắm những sự kiện lịch sử tiêu biểu qua 4 giai đoạn (tt) .
Cách tiến hành : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Kết luận .
Hoạt động nhóm .
- Mỗi nhóm chuẩn bị hai nội dung ( mục 2 , 3 SGK ) .
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đại diện các nhóm thi đố nhau về các sự kiện lịch sử với thời gian .
	- Giáo dục HS tự hào về lịch sử nước nhà .
 5. Hoạt động nối tiếp: (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Xem lại các bài đã ôn .
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach bai day lop 4 tuan 24.doc