Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022

TOÁN

Tiết 34: BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức

- Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ , giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.

2. Kĩ năng

- Biết cách tính giá trị của biểu thức theo giá trị cụ thể của chữ.

3. Năng lực

- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề

4. Phẩm chất

- Học tập tích cực, tính toán chính xác

* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Máy chiếu

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1: Khởi động (3’)

TBHT điều hành lớp trả lời câu hỏi:

+ Nêu tính chất giao hoán của phép cộng

+ Lấy VD minh hoạ tính chất này. Gv giới thiệu bài.

 

docx 41 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 221Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 : 
Thời gian thực hiện: Ngày 04/ 10 / 2021 đến ngày 09/10 / 2021
Thứ 2 ngày 04/10/2021
TOÁN
Tiết 34: BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức
- Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ , giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
2. Kĩ năng
- Biết cách tính giá trị của biểu thức theo giá trị cụ thể của chữ.
3. Năng lực
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
4. Phẩm chất
- Học tập tích cực, tính toán chính xác
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Máy chiếu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Khởi động (3’) 
TBHT điều hành lớp trả lời câu hỏi:
+ Nêu tính chất giao hoán của phép cộng
+ Lấy VD minh hoạ tính chất này. Gv giới thiệu bài.
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới (12’)
1. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ 
 - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
+ Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS thay các chữ a, b, c bằng số thích hợp và tính số cá của cả 3 bạn trong từng trường hợp
+ Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá ?
GVKL: a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.
2.Giá trị của biểu thức chứa ba chữ:
- Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được mấy giá trị của BT a+b+c?
- Yêu cầu lấy VD 1 biểu thức có chứa 3 chữ và tính 1 giá trị của BT đó
Hoạt động 3: (17’) Luyện tập
Bài1: Luyện k/n tính giá trị biểu thức có chứa ba chữ với phép tính cộng
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 YC HS tự làm bài vào vở. Sau đó gọi 3HS lên bảng lớp chữa bài (mỗi HS 1 bài), HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét.
 GV chốt kết quả đúng.
( Nếu a = 5, b = 7 và c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c= 5+7+10= 22.
 Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c= 12+15+9= 36.)
Bài 2: Luyện k/n tính giá trị biểu thức có chứa ba chữ với phép tính nhân
 - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu
 - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở, gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
 - HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
Bài 3 + Bài 4: (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
HS làm bài vào vở Tự học. GV kiểm tra nếu có thời gian.
GV tổng kết bài học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TẬP ĐỌC
Tiết 11 : NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: dằn vặt, khóc nấc lên, nức nở
- Hiểu ND bài: Hiểu ND: Nỗi dằn vặt cảu An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
3. Năng lực :
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Giáo dục HS đức tính trung thực, tình cảm yêu thương gia đình
 * GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Khởi động (3’) 
Củng cố bài học thuộc lòng " Gà Trống và Cáo" 
- Đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo
- TBHT điều hành:
- 1 HS đọc
+ Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
1. Luyện đọc đúng (10-12')
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể chậm rãi, chú ý phân biệt lời của nhà vua và lời của chú bé Chôm
- 1HS đọc toàn bài.
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- GV chốt vị trí các đoạn:
- HS chia đoạn: 2 đoạn
 + Đoạn 1: An-đrây - ca....đến mang về nhà.
 + Đoạn 2: Bước vào phòng...đến ít năm nữa
- HS tiếp nối đọc từng đoạn (2 lượt) .
 + Lượt 1: GV sửa lỗi phát âm, cách ngắt nghỉ câu dài :
“Mãi sau này/khi đã lớn / em vẫn luôn tự dằn vặt // Giá mình mua thuốc về kịp/ thì ông vẫn còn sống thêm được ít năm nữa//”
 + Lượt 2: GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới.HS đặt câu với từ: dằn vặt
- HS đọc theo nhóm => Thi đọc.
- 1 HS đọc chú giải.
- GV đọc mẫu toàn bài.
2.Tìm hiểu bài (10-12')
- GV đưa các câu hỏi theo phiếu giao việc:
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
- HS thảo luận nhóm đôi – chia sẻ trước lớp.
+ Khi câu chuyện xảy ra An - đrây – ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An - đrây – ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu như thế nào?
+ An - đrây-ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông.
+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì? (An - đrây- ca mải chơi quên lời mẹ dặn.)
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây- ca mang thuốc về nhà?
+ Thái độ của An- đrây- ca lúc đó như thế nào?
 + An - đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An - đrây- ca là một cậu bé như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 là gì? (Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca.)
+ Qua câu chuyện trên em thấy dược điều gì từ An - đrây - ca?
 Nội dụng : Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- GV ghi nội dung lên bảng.
- HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung
GDKNS: Chúng ta phải có đức tính trung thực và dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống. Đó là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (10-12')
1. Luyện đọc diễn cảm 
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- HS thảo luận phát hiện lời của nhân vật, hiểu được thái độ của từng nhân vật
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai cả bài
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- GV nhận xét chung
Hoạt động 4: Vận dụng (2’)
- Qua bài đọc, em rút ra bài học gì?
- Liên hệ bản thân.
- GV tổng kết lớp học.
IV. ĐIỂU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tiết 11: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
1. Kiến thức 
- Hiểu thế nào là danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III); nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2).
3.Năng lực :
- NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
4. Phẩm chất	
- HS có ý thức viết hoa đúng cách, đúng quy tắc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Máy chiếu. 
-Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long), tranh, ảnh vua Lê Lợi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động 1: Khởi động (3’)
- Trò chơi: Kết nối
- 1 HS nêu DT và chỉ định HS khác đặt câu với danh từ đó. 
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới : 15’
- Nhận xét
 Bài 1: 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ đúng (sông, vua, Cửu Long. Lê Lợi)
 Bài 2: - Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi. 
- Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. 
+ Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung. 
+ Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng. 
 Bài 3: - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. 
- Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. 
+ Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Lấy ví dụ. 
+ Khi viết danh từ riêng, cần chú ý điều gì?
=> Ghi nhớ: 
Hoạt động 3. Luyện tập- thực hành: (17’)
Bài 1:Củng cố kĩ năng xác định danh từ chung và danh từ riêng
-HS đọc đề bài , HS tự làm vào vở. 2 HS làm vào bảng nhóm (mỗi HS viết 1 loại danh từ)=> Nhận xét,bổ sung.
Danh từ chung: Núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà, trái, phải, giữa, trước. 
Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ. 
 Bài 2: Củng cố kĩ năng viết danh từ riêng 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 3 HS lên bảng
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng
+ Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
- Nhắc HS luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm. 
Hoạt động 4 : Vận dụng (2’) : 
- Viết tên các thành viên trong gia đình em và địa chỉ nơi ở
GV nhận xét tiết học.
IV. ĐIỂU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có)
ĐẠO ĐỨC
Tiết 9: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (TIẾT 1)
1. Kiến thức
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.
3. Năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
4. Phẩm chất
- Có ý thức sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.
 * KNS: - Xác định giá trị của thời gian là vô giá
 - Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả
 - Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày
 - Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian
* GD tư tưởng HCM: Cần, kiệm, liêm, chính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Máy tính, máy chiếu,Tranh vẽ minh họa (HĐ1 – tiết 1)
- Bảng phụ ghi các câu hỏi, giấy bút cho các nhóm (HĐ2 – tiết 1)
- Bảng phụ (HĐ3 – tiết 1), giấy màu cho mỗi HS, giấy viết, bút cho HS và nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Khởi động (3’)
2HS nêu ghi nhớ bài tiết kiệm tiền của. GV n/x đánh giá.
- GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
1. Khám phá câu chuyện “Một phút” SGK/14- 15: 
- GV kể chuyện kết hợp với việc đóng vai minh họa của một số HS. 
- GV cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK/15. 
 + Mi- chi- a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
+ Chuyện gì đã xảy ra với Mi- chi- a trong cuộc thi trượt tuyết?
+ Sau chuyện đó, Mi- chi- a đã hiểu ra điều gì?
- GV : Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. 
Hoạt động 2: Luyện tập
1.Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16): 
 - GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống. 
+Nhóm 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi bị muộn. 
+Nhóm 2: Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay thì điều gì sẽ xảy ra?
+Nhóm 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm?
2. Bày tỏ thái độ(bài tập 3- SGK): 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 3
 Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau (Tán thành hoặc không tán thành): 
a. Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên khô ...  kì độc lập lâu dài của dân tộc ta.
=> Ghi nhớ : SGK
Hoạt động 4 : Vận dụng (2’)
- GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung.
- GV tổng kết và giáo dục tư tưởng HCM cũng như lòng tự hào dân tộc
 -Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có )
HĐTT:
TUẦN 5
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá hoạt động trong tuần.
- Nắm được những mặt mạnh, mặt yếu trong tuần.
- HS biết tự sửa khuyết điểm và khuyến khích HS phát huy thế mạnh.
II. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Khởi động
Cả lớp hát một bài.
*Hoạt động 2: (22-24’): Nhận xét tuần 5
- Thực hiện theo tổ: Các tổ tự đánh giá, nhận xét tổ mình.
- Tổ trưởng nêu kết quả xếp loại của từng thành viên trong tổ mình.
- Nêu lí do xếp loại từng thành viên.
- GV nhận xét, nhắc nhở những HS vi phạm nội quy của lớp cần sửa chữa khuyết điểm.
- Những HS vi phạm nội quy của lớp cam kết không tái phạm trong tuần tới.
*Hoạt động 3: (3-5’): Kế hoạch tuần 6
Thứ 7 ngày 09/10/2021
TOÁN
Tiết 44: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức
- Củng cố đặc điểm của 2 đường thẳng song song
2. Kĩ năng
- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).
3. Năng lực
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
4. Phẩm chất
- Học tập tích cực, tính toán chính xác
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Ê- ke, thước
- Máy chiếu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Khởi động (4’)
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ, mỗi HS vẽ 2 đường thẳng song song với nhau.
? Hai đường thẳng song song có cắt nhau không? GV nhận xét, đánh giá
- GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( 12’)
1.Khám phá cách vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước
 - GV thực hiện các bước vẽ như SGK giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS quan sát ( vẽ theo từng trường hợp )
 - Đặt một cạnh vuông góc của ê ke trùng với đường thẳng AB.
 - Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB.
 *Điểm E nằm trên đường thẳng AB.	
 - Tổ chức cho HS thực hành vẽ: Gọi 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở nháp.
 +YC HS vẽ đường thẳng AB bất kì
 +Lấy điểm E trên đường thẳng AB ( hoặc nằm ngoài đường thẳng AB )
 +Dùng ê ke vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB
 - GV giúp đỡ những HS chưa vẽ được hình và nhận xét.
2. Khám phá cách vẽ đường cao của hình tam giác
 - GV vẽ lên bảng tam giác ABC như phần bài học của SGK
 - YC HS đọc tên hình tam giác
 - YC 1 HS lên bảng vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC, cắt cạnh BC tại H của hình tam giác ABC, HS dưới lớp vẽ vào vở nháp.
 - GV nêu: Qua đỉnh A của hình tam giác ABC ta vẽ đường thẳng vuông góp với cạnh BC, cát cạnh BC tại điểm H. Ta gọi đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC.
 - YC HS nhắc lại và vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của hình tam giác ABC.
 ? Một hình tam giác có mấy đường cao? HS trả lời và nhắc lại.
Hoạt động 3: Luyện tập (17’)
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
 - HS hoạt động cá nhân, 3 HS lên bảng vẽ
 - HS nhận xét kết quả trên bảng, GV chốt kết quả đúng.
 Bài 3: Gọi 1 HS đọc nội dung, yêu cầu bài toán. 
 - YC HS làm bài tập vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
 HS cả lớp chú ý nhận xét kết quả, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- HS tự làm vào vở Tự học.
 GV chữa, chốt cách vẽ và các cặp cạnh song song
 Hoạt động 4: Trải nghiệm
-HS lấy ví du, kể tên các đồ vật, mô hình có biểu tượng hai đường thẳng song song.
-Tổng kết bài học.
TOÁN
Tiết 45: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT ( tr 54)
THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG ( Tr 55)
1. Kiến thức
- Ôn tập kiến thức về 2 đt vuông góc, 2 đt song song
2. Kĩ năng
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke).
3. Năng lực
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
4. Phẩm chất
- Tính chính xác, cẩn thận, làm việc nhóm tích cực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Thước kẻ, ê ke
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động1: Khởi động
Gọi 2 HS lên bảng: HS 1 vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước
 HS 2vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC và song với cạnh BC
 - GV chữa bài.
- GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 2 :Hình thành kiến thức mới
1.Khám phá cách vẽ HCN theo độ dài các cạnh
 - GV vẽ lên bảng HCN MNPQ và hỏi 
 - YC HS xem các góc ở các đỉnh HCN có vuông không? và nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong HCN
 - Dựa vào đặc điểm chung của HCN, chúng ta sẽ thực hành vẽ HCN theo độ dài các cạnh cho trước
 - GV nêu VD, YC HS vẽ từng bước như SGK
2. Khám phá cách vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước
 -GV hỏi: HV có các cạnh như thế nào với nhau? ? Các góc ở đỉnh HV là góc gì?
-GV nêu: dựa vào các đặc điểm trên để vẽ HV có độ dài các cạnh cho trước.
 -GV nêu ví dụ: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm.
 -GV hướng dẫn HS từng bước vẽ như SGK: 
+Vẽ đoạn thẳng DC = 3cm.
+Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3cm, CB = 3cm.
+Nối A với B ta được HV ABCD.
 -YC 1 HS lên bảng vẽ, HS dưới lớp vẽ vào giấy nháp. HS cả lớp nhận xét kết quả trên bảng lớp. GV nhận xét chung.
Hoạt động 3:Luyện tập
Bài1a-t54: Thực hành vẽ hình chữ nhật
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 YC HS thực hành vẽ hình chữ nhật vào vở. Sau đó gọi 1HS lên bảng lớp chữa bài, HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng
Bài 1a-t55: Thực hành vẽ hình vuông 
 -Gọi 1HS đọc YC bài tập, sau đó YC HS cả lớp tự làm bài vào vở, GV hướng dẫn thêm cách vẽ cho HS .
-HS cả lớp theo dõi nhận xét.
-GV tổng kết bài học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 15: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND Ghi nhớ).
- Có hiểu biết sơ giản về những danh nhân nước ngoài, địa danh nước ngoài nổi tiếng
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2 (mục III).
 *HS năng khiếu: ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3).
3. Năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
4.Phẩm chất.
- HS có ý thức viết hoa đúng cách, đúng quy tắc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
 + Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
 + Lấy VD.
-GV nhận xét, gt bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:(15p)
1.Khám phá phần nhận xét.
 Bài 1 : -GV đọc mẫu tên người và tên địa lý trên bảng, hướng dẫn HS đọc đúng tên người và tên địa lý trên bảng.
 -GV treo bảng phụ kẻ các cột đã chuẩn bị lên bảng, yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập và bài mẫu, GV hướng dẫn thêm
 -HS hoạt động cá nhân, 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ
 -HS cả lớp theo dõi, chú ý nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
 Bài 2 : -Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu và thảo luận cặp đôi yêu cầu của bài tập.
 -Gọi HS đại diện các nhóm trình kết quả thảo luận, HS khác bổ sung. GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 Bài 3 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi yêu cầu bài tập
 -Gọi HS nêu kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung.GV chốt kết quả đúng.
2. Rút ra ghi nhớ
 YC HS đọc phần ghi nhớ, lấy ví dụ minh hoạ cho từng nội dung.
Hoạt động 3 (13’): Luyện tập
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
 -HS hoạt động cá nhân, chia sẻ nhóm 2, làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài tập trên bảng phụ, lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng :
+ Ác - boa, Lu- i Pa- xtơ, Ác- boa, Quy- dăng- xơ. 
+ Đoạn văn viết về gia đình Lu- i Pa- xtơ thời ông còn nhỏ. Lu- i Pa- xtơ (1822- 1895) nhà bác học nổi tiếng thế giới- người đã chế ra các loại vắc- xin trị bệnh, trong đó có bệnh than, bệnh dại. 
Bài 2 : Viết lại những tên riêng sau cho đúng qui tắc.
- GV gọi 2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào vở. GV đi chỉnh sửa cho từng em. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng. 
- Kết luận lời giải đúng. 
Hoạt động 4: Trải nghiệm ( 5’)
Bài 3: Trò chơi du lịch: Thi ghép tên.. 
GV giải thích cách chơi: Bạn gái trong tranh cầm lá phiếu có ghi tên nước Trung Quốc, bạn viết lên bảng tên thủ đô Trung Quốc là Bắc Kinh. 
Bạn trai cầm là phiếu có tên thủ đô Pa- ri, bạn viết lên bảng tên nước có thủ đô Pa- ri là nước Pháp. 
- GV gắn một số thẻ ghi tên một số nước và tên thủ đô của các nước ấy đã được đảo lộn.
- Tổ chức cho HS thi ghép đúng tên nước với thủ đô của nước ấy.
- GV nhận xét, khen/ động viên 
- GV tổng kết tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC
TẬP LÀM VĂN
Tiết 14: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức
- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng ; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
2. Kĩ năng
- HS biết phát triển câu chuyện theo trí tưởng tượng cuả mình.
3. Năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
4. Phẩm chất
Yêu thích văn học, ham học hỏi và tham khảo sách văn học.
* GDKNS : Tư duy sáng tạo phân tích , phán đoán ; Thể hiện sự tự tin ; Xác định giá trị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Kết nối (3’)
- Gọi 2 HS kể câu chuyện Hai mẹ con và bà tiên.
- GV dẫn vào bài.
Hoạt động 2:Thực hành (32’)
Đề bài: Trong giấc mơ, em được gặp một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
- HS đọc, phân tích đề, gạch chân các từ ngữ quan trọng
- Y/ cầu HS đọc gợi ý và trả lời các câu hỏi theo gợi ý để phát triển câu chuyện
+ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?
+ Em thực hiện điều ước như thế nào?
+ Em nghĩ gì khi thức dậy?
-> GDKNS: phân tích câu chuyện theo trí tưởng tượng, phán đoán câu chuyện, và xác định sự tự tin và biết sắp xếp câu chuyện sự việc theo trình tự thời gian.
- Y/ cầu HS tự làm bài. HS viết vào nháp ( 10’)
- Kể cho bạn nghe trong nhóm 4
- Tổ chức cho HS thi kể (- 5 đến 6 HS thi kể trước lớp)
- Nhận xét, góp ý bổ sung cho câu chuyện của bạn. GV nhận xét, tuyên dương
-GV tổng kết bài học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2021_2022.docx