Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022

TIẾT 55: MÉT VUÔNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Giúp HS:

- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích m2.

- Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo m2.

- Biết 1m2 = 100dm2 và ngược lại. Bước đầu biết giải 1 số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2.

2. Năng lực

- Làm các bài tập 1, 2, 3.

3. Phẩm chất

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động mở đầu

- 1 HS đọc 15dm2, 5cm2.

- HS làm bảng con, 2 HS lên bảng làm:

 15dm2 = ___cm2

 10 200cm2 = ___dm2.

- Nhận xét.

* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm được cách đổi đơn vị.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- GV: cùng với cm2, dm2 để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị m2.

- GV chỉ HV và nói: Mét vuông là diện tích của HV có cạnh 1m.

- Mét vuông viết là: m2.

- HS quan sát HV, đếm số ô để có 1m2 = 100dm2 và ngược lại.

- HS đọc: 15m2, 132m2.

 

docx 47 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 173Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 : 
Thời gian thực hiện: Ngày 18/ 10 / 2021 đến ngày 23/10 / 2021
Thứ 2 ngày 18/10/2021
Toán
TIẾT 55: MÉT VUÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
Giúp HS:
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích m2.
- Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo m2.
- Biết 1m2 = 100dm2 và ngược lại. Bước đầu biết giải 1 số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2.
2. Năng lực
- Làm các bài tập 1, 2, 3.
3. Phẩm chất 
- Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu	
- 1 HS đọc 15dm2, 5cm2.
- HS làm bảng con, 2 HS lên bảng làm:
 15dm2 = ___cm2
 10 200cm2 = ___dm2.
- Nhận xét.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm được cách đổi đơn vị. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- GV: cùng với cm2, dm2 để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị m2.
- GV chỉ HV và nói: Mét vuông là diện tích của HV có cạnh 1m.
- Mét vuông viết là: m2.
- HS quan sát HV, đếm số ô để có 1m2 = 100dm2 và ngược lại.
- HS đọc: 15m2, 132m2.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm được cách đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đo m2.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1:
- HS làm bài cá nhân vào PBT.
- GV gọi mỗi HS đọc một số.
- Nhận xét.
Bài 2:
- HS đọc đề. 
- HS suy nghĩ và làm vở - 2 HS làm bảng phụ.
- GV chấm nhanh một số bài làm xong đầu tiên.
- Nhận xét bài làm trên bảng phụ.
Bài 3:
- HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề.
- HS giải vào vở.
- 1 HS giải vào bảng phụ. ÐS: 18m2.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm vững cách đổi đơn vị để vận dụng vào bài tập đọc, viết, so sánh, giải toán có lời văn một cách chính xác. 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- GV đưa ra một bài tập tương tự trong vở bài tập.
- HS giải quyết các bài tập.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS giải quyết tốt các bài tập thêm trong vở bài tập.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	Tập đọc
TIẾT 17: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Ðọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Ðọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông, thưa, kiếm sống, đầy tớ.
- Nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng tình với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
2. Năng lực
- Rèn kĩ năng đọc trôi chảy.
3. Phẩm chất
- HS yêu thích môn học, biết quý trọng công việc của từng người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài “Ðôi giày ba ta màu xanh”.
- 1 HS Nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Đọc lưu loát, hiểu rõ nội dung và tính cách nhân vật.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
- 1 HS đọc bài – lớp đọc thầm
- HS chia đoạn: 
Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ họckiếm sống.
Đoạn 2: Mẹ Cươngđốt cây bông.
Đoạn 3: Còn lại.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng
- HS phát hiện và luyện đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 2 kết hợp giải nghĩa từ khó.
- GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm – tuyên dương.
- GV đọc cả bài, chú ý giọng đọc 
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Đọc rõ rang theo đoạn, theo nhân vật.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
- GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu đọc bài để thảo luận nhóm:
VÒNG 1: NHÓM CHUYÊN GIA
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Nhóm 1: Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn để làm gì?(Cương thương mẹ vất vả, Cương muốn tự mình kiếm sống để giúp đỡ mẹ).
+ Nhóm 2: Mẹ Cương nêu lý do phản đối như thế nào? (Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang, Bố của Cương cũng sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình.)
+ Nhóm 3: Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? (Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ và nói với mẹ những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.)
+Nhóm 4: Nhận xét cách xưng hô của hai mẹ con? (Xưng hô đúng bậc trên dưới trong gia đình. Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng, mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết.)
+Nhóm 5: Nhận xét cử chỉ trong lúc trò chuyện của hai mẹ con? (Thân mật, tình cảm, mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ, Cương nắm lấy tay mẹ nói lời thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối.)
VÒNG 2: NHÓM CÁC MẢNH GHÉP
- Chia nhóm mới theo số thứ tự ghi trên phiếu bài tập. 
- Câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất.
- HS trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm.
- Nhận xét.
- HS đọc thầm nhanh toàn bài, nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét
- HS nêu ý nghĩa của câu chuyện? (Nghề nghiệp nào cũng đáng quý.)
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động:Cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- 3 HS đọc toàn truyện theo cách phân vai.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn “Cương thấy...cây bông”
-1 HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện của Cương.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động:Đọc diễn cảm bài tập đọc theo lời nhân vật thu hút người nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 * HS năng khiếu đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút).
3. Năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
4. Phẩm chất.
- GD HS biết mơ ước và chia sẻ những ước mơ của mình
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Khởi động: (3p)
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
- GV dẫn vào bài mới
Hoạt động 2: Thực hành ( 30’)
Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng (1/3 lớp)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS. 
Bài 2: Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là . . . 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
+ Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân (nói rõ số trang). 
- Yêu cầu HS làm nhóm ghi vào bảng các nội dung theo yêu cầu.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Dế mèn bênh vực kẻ yếu 
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực. 
Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện. 
Người ăn xin
Tuốc-giê-nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin. 
Tôi (chú bé), ông lão ăm xin. 
Bài 3: Trong các bài tập . . . 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
GV giao việc, cho HS làm bài theo nhóm 2. HS trình bày. Lớp nhận xét. 
GVNX + chốt lại lời giải đúng.
a/Đoạn văn có giọng thiết tha,trìu mến là đoạn cuối truyện Người ăn xin từ “Tôi chẳng biết làm cách nàocủa ông lão”.
b/Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết là đoạn Nhà Trò kể nỗi thống khổ của mình (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu,phần 1) từ “Năm trước gặp khi trời làm đói kémăn thịt em”.
c/Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ,răn đe là đoạn Dế Mèn đe doạ bạn nhện (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 2) từ “Tôi thétđi không?”
Cho HS thi đọc diễn cảm.
-GV tổng kết bài học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)
Thứ 3 ngày 19/10/2021
Toán
TIẾT 57: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp HS: 
- Biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số.
- Áp dụng nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số để tính nhẩm, tính nhanh.
2. Năng lực 
- Làm các bài tập 1, 3, 4.
3. Phẩm chất
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động và yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- 1 học sinh lên bảng sửa câu a bài 4 - lớp làm bảng con.
- 1 HS nêu lại cách thực hiện khi nhân một số với một tổng.
- GV nhận xét và tuyên dương. 
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS thực hành tốt bài tập về nhân một số với một tổng.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
+ Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
	 3 x (7 - 5) và 3 x 7 - 3 x 5
- Y/c HS tính giá trị của hai biểu thức trên , 1 HS lên bảng làm bài
- Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau?
 3 x (7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5
+ Quy tắc một số nhân với một hiệu
- GV chỉ vào biểu thức 3 x (7 - 5) và nêu 3 là một số (7 - 5) là một hiệu. 
Vậy biểu thức 3 x (7 - 5) có dạng tích của một số nhân với một hiệu.
- GV nêu: Vậy khi thực hiện nhân một số với một hiệu, chúng ta có thể làm thế nào?
- GV nêu: Vậy ta có :a x (b – c) = a x b – a x c
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một hiệu.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm vững quy tắc nhân một số với một hiệu để vận dụng làm các bài tập tốt
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1:
a
B
c
a x (b – c)
a x b – a x c
3
7
3
6
9
5
8
5
2
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng.
- GV hỏi: Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào?
- HS tự làm bài vào PBT, sau đó trao đổi bài làm với bạn cùng bàn.
- 2 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét bài làm trên bảng phụ.
- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một hiệu.
Bài 3:
- HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề:
+ Bài toán này có thể giải mấy cách?
+ Nêu rõ từng cách giải
- 2 HS làm bảng phụ, mỗi bạn giải 1 cách, lớp làm vào vở.
Số quả trứng có lúc đầu là:
175 x 40 = 7 000 (quả)
Số quả trứng đã bán là:
175 x 10 = 1 750 (quả)
Số quả trứng còn lại là
7 000 - 1750 = 5 250 (quả)
Ðáp số: 5 250 quả
Số giá để trứng còn lại sau khi bán
40 – 10 = 30 (giá)
Số quả còn lại là
175 x 30 = 5 250 (quả)
Ðáp số: 5250 quả
- Nhận xét bài làm.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS vận  ... ghi nhớ kiến thức đã học
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
- GV nhắc lại về kiến thức về kỹ năng nghe , nói, đọc, viết, kiến thức tiếng việt và văn học 
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS khắc sâu kiến thức
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- GV cho HS làm các đề 
A. TIẾNG VIỆT ĐỌC
Dựa vào nội dung bài đọc SGK trang 45, 46 - Tiếng việt 4 (tập 1). Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng (hoặc nối, viết câu trả lời) các câu hỏi sau:
Câu 1: Bài “Những hạt thóc giống” thuộc loại truyện nào?
A. Truyện dân gian Khmer.	C. Truyện dân gian Cam-pu-chia.
B. Truyện dân gian Lào. 	D. Truyện dân gian H’mông.
Câu 2: Nhà vua làm cách nào để chọn người truyền ngôi?
A. Phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng.
B. Ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.
Câu 3: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
A. Nhà vua chọn người dũng cảm, trung thực để truyền ngôi.
B. Nhà vua chọn người làm cho thóc nảy mầm được để truyền ngôi.
C. Nhà vua chọn người không có thóc nộp để truyền ngôi
D. Nhà vua chọn người gian dối để truyền ngôi.
Câu 4: Bài tập đọc “Những hạt thóc giống” có mấy danh từ riêng?
A. 1 	B. 2 	C. 3 	D. 4
Câu 5: Dòng gồm những từ cùng nghĩa với trung thực là:
A. Thật thà, gian xảo, ngay thẳng.
B. Thật thà, thật lòng, ngay thẳng.
C. Gian xảo, lừa lọc, gian manh.
D. Chính trực, thật tâm, bịp bợm.
Câu 6: Dòng nào sau đây gồm những từ láy?
A. Dõng dạc, ôn tồn, sững sờ, nô nức
B. Nô nức, thong thả, thúng thóc, sững sờ
C. Ôn tồn, thúng thóc, lo lắng, dõng dạc
D. Lo lắng, thong thả, trừng phạt, trung thực
Câu 7: “Rồi vua dõng dạc nói tiếp”
Tiếng nào trong câu trên là động từ?
A. Vua 	B. Dõng dạc 	C. Trên 	D. Nói
Câu 8: Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho đúng nghĩa với mỗi từ.
A. Trung thực.	 1. Có tính ngay thẳng.
B. Trung nghĩa.	 2. Có tính thẳng thắn hay nói thẳng.
C. Chính trực.	 3. Ngay thẳng, thật thà.
D. Thẳng tính.	 4. Hết mực trung thành, một lòng vì việc nghĩa.
Câu 9: Có bao nhiêu danh từ chỉ người trong câu văn sau: “Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.”
A. 1 	B. 2 	C. 3	 D. 4
Câu 10: Em hãy tìm 3 danh từ nói về nghề nghiệp:
B. TIẾNG VIỆT VIẾT
I. CHÍNH TẢ (2 điểm) (Giám thị coi thi đọc cho HS viết).
Chiều trên quê hương
	Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen.
Theo Đỗ Chu
C. TẬP LÀM VĂN (8 điểm)
Đề bài: Em hãy viết thư cho một người thân (Ông bà, thầy cô giáo cũ, bạn cũ,) để thăm hỏi và kể về tình hình học tập ở lớp và trường em hiện nay.
*Sản phẩm mong đợi từ hoạt động:Ôn tập lại các dạng kiểu câu và cách viết văn trong tập làm văn cho phù hợp.
3. Hoạt động mở rộng
- GV giới thiệu một số bài văn hay cho học sinh xem
*Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS biết học hỏi và rút kinh nghiệm trong làm văn
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	LỊCH SỬ
TIẾT 7: CHIẾN THẮNG BẠCH ÐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ÐẠO (938)
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu và nêu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc: Chiến thắng Bạch Đằng là việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
2. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
3. Phẩm chất 
- HS yêu thích môn lịch sử.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu
III/CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu
Cá nhân:
- HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
+ Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
- GV nhận xét – Tuyên dương.
Tập thể:
Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:
A
B
1. Đền Hát Môn
a. Ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
2. Đền Đồng Nhân
b. Ở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.
3. Đền Hạ Lôi
c. Ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đáp án: 1-b; 2-a; 3-c
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
- GV yêu cầu HS điền dấu x và o 	những thông tin đúng về Ngô Quyền	
+ Ngô Quyền là người làng Đường Lâm( Hà Tây)
+ Ông là con rể của Dương Đình Nghệ
+ Ông chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán
+ Trước trận Bạch Đằng Ngô Quyền lên ngôi vua
- Nhận xét.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành:Trận Bạch Ðằng 
- HS đọc SGK đoạn “Sang đánh ... thất bại” thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao có trận Bạch Đằng.?
+ Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu, khi nào?
+ Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
+ Trận đánh diễn ra ntn?
+ Kết quả trận đánh ra sao?
- HS thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa.
4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Ðằng 
 - Làm việc cả lớp:
+ Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì?
+ Theo em, chiến thắng Bạch Ðằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào?
- HS đọc ghi nhớ SGK
- GV nhận xét , 
 - Dặn dò: Học thuộc lòng ghi nhớ, về chuẩn bị bài sau. 
IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:
Thứ 7 ngày 23/10/2021
TOÁN
 Tiết 62: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
Giúp HS:
- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
- Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có ba chữ số.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- GV chữa bài nhận xét HS.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- GV viết lên bảng, HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
 164 x 123 = ?
164 x 123 = 164 x (100 + 20 + 3)
 = 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3
 = 16400 + 3280 + 492
 = 20172 
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính và thực hiện tính nhân.
x
 164	
492
Tích riêng thứ 1
 123
328
Tích riêng thứ 2
164
Tích riêng thứ 3
 20172
- GV giới thiệu từng tích riêng.
- HS đặt tính và tính 
- HS nêu lại từng bước.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- HS đọc đề toán.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phép tính, HS cả lớp làm vào bảng con, mỗi dãy 1 phép tính.
- Nhận xét.
- HS làm bài vào vở - GV chấm một số bài.
Bài 2: Viết giá trị biểu thức vào ô trống
- GV treo bảng số.
A
262
262
263
B
130
131
131
a x b
- HS thảo luận nhóm 3 làm bài vào phiếu bài tập – 1 nhóm làm vào bảng phụ.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa. 
Bài 3:
- 1 HS đọc đề toán.
- HS nêu cách giải bài toán.
- 1 HS làm bài giải vào bảng phụ, HS cả lớp làm vở.
Bài giải
Diện tích của mảnh vườn là:
125 x 125 = 15 625 (m2)
Ðáp số: 15 625m2
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
	Bài làm thêm:
a) Đặt tính rồi tính: 156 x 387	;	387 x 156
b) Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Từng cặp tích riêng thứ nhất, thứ hai, thứ ba trong hai phép nhân trên bằng nhau.
Từng cặp tích riêng thứ nhất, thứ hai, thứ ba trong hai phép nhân trên không bằng nhau.
Các kết quả của hai phép nhân trên bằng nhau.
Các kết quả của hai phép nhân trên không bằng nhau.
- Nhận xét.
* Mở rộng:
- Chia HS thành các nhóm.
- Mỗi nhóm ra đề (đặt tính rồi tính, toán giải,...) liên quan đến bài học. Sau đó đổi đề với các nhóm khác.
- Các nhóm sau khi nhận đề mới thì hoàn thành vào bảng nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	TOÁN
Tiết 63: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
(tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
Giúp HS 
- HS biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- Giúp HS có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
- 4 HS lên bảng làm 4 phép tính nhân, HS dưới lớp làm vào bảng con.
- GV chữa bài, nhận xét .
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- GV viết lên bảng phép nhân 258 x 203 
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và tính 
- Lớp làm vào bảng con.
- HS nhận xét tích riêng thứ hai của phép nhân.
- GV hướng dẫn HS rút ra cách viết ngắn gọn hơn (Như SGK).
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Đặt tính, rồi tính: 
 523 x 305	563 x 308	1309 x 202
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bản con.
- GV nhận xét.
- HS làm bài vào vở - GV chấm một số bài nhanh nhất.
Bài 2: Đúng ghi Đ sai ghi S: 
X
X
X
 456 	456	 456
 203	203	203
 1368	 1368	 1368
 912	 912	 912
 2280	 10488	 92568
- HS đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm 6 theo kĩ thuật Khăn trải bàn để hoàn thành bài toán: 
+ Mỗi HS làm bài cá nhân trong vòng vài phút, trình bày bài làm vào ô số của mình.
+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất cách làm và ghi vào ô ý kiến chung bài làm của cả nhóm.
- HS trình bày bài làm, giải thích nguyên nhân sai - Nêu cách sửa.
- GV nhận xét, chốt.
Bài 3:
- 1 HS đọc đề bài.
- HS phân tích đề toán, nêu cách giải.
1 HS làm bài giải vào bảng phụ, cả lớp làm vở.
- GV nhận xét bài làm trên bảng phụ và bài làm trong vở của HS. 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
	Bài làm thêm:
- Đề bài: Tính diện tích của khu đất hình chữ nhật có chiều dài là 138m, chiều rộng 109m.
- HS đọc đề bài và phân tích đề toán.
- 1 HS lên bảng làm, HS còn lại làm bài vào vở .
- Nhận xét.
*Bài làm thêm: Viết chữ số thích hợp vào ô trống:
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2021_2022.docx